Mối tình lãng mạn, trẻ trung, tươi mới của người lính hải quân và cô ca sĩ miền Kinh Bắc. Cũng có thể coi đây là "Tình yêu sét đánh" chăng? Nhưng có lẽ, chính cái "Duyên quan họ" với sự đồng điệu, đồng cảm từ tâm hồn đến lời ca tiếng hát đã gắn kết họ với nhau. (Đọc truyện đêm khuya-24/2/2015)
Câu chuyện nhỏ của nữ nhà văn Natalia Vlađimirốpna Nesterơva tưởng chừng chỉ vu vơ về một khu tập thể nhà máy nhưng lại đề cập một vấn đề lớn hơn: cách ứng xử của con người trong đời sống hiện đại, làm thế nào để học cách yêu chính đồng loại của mình giữa một cuộc sống quá nhiều bộn bề lo toan. Biết đâu bạn lại có nhã hứng trở thành một "Loa phát thanh mặc váy" khác thì sao? (Đọc truyện đêm khuya)
“Giang” là một truyện ngắn không có những tình tiết ly kỳ, dữ dội nhưng vẫn khiến bạn đọc, bạn nghe rung động và đồng cảm bởi tình người thấm đẫm trong từng câu chữ, đoạn văn.
Với nhiều người, cái kết của truyện ngắn "Gió chiều thôi xéo xắt" cổ tích quá so với đời thực, nhưng một chuyện tình có lẽ chỉ nên giản dị và nhân hậu như vậy. Giống như đàn ông, trải qua bao nhiêu cuộc tình, rốt cuộc chỉ cần lúc hoàng hôn tắt nắng, quay về nhà có người đợi sẵn để cùng ăn một bát cơm, một người đàn bà-khóc cười bao lần vì những đến đi không thể giữ, cuối cùng lại cảm động bởi một người lẳng lặng mở sẵn gác chân mỗi lần mình ngồi sau xe. Chỉ vậy thôi là đủ rồi, mà chỉ vậy thôi cũng khó… (Đọc truyện đêm khuya-14/02)
Với Chuyện tình người đẹp thành Tuyên, nhà văn Vũ Xuân Tửu tiếp tục khai thác đề tài truyền thống: số phận bảy nổi ba chìm của người con gái đẹp. Những bước đường long đong lận đận của Sương có nhiều nét gần gũi với thân phận nàng Kiều, cũng đã sớm phải dứt lìa mối tình sâu đậm với người yêu, sa chân vào chốn bùn lầy, rồi thành vật mua vui cho hết người này đến kẻ khác... (Đọc truyện đêm khuya13/02)
Mùa xuân mới đang về trên mỗi vùng quê với bao nét đẹp văn hóa và tình người ấm áp. Mùa xuân và Tết trong tình thơ chan chứa của các nhà thơ Đỗ Trung Lai, Tân Quảng, Phạm Đình Ân, Chu Ngọc Phan, Vũ Quần Phương và Bùi Ngọc Phúc. Ký ức của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm về hai người bạn thơ, hai đồng đội Vũ Đình Văn và Nguyễn Văn Thạc (Tiếng thơ 15+16/02)
Ba người-ba nhân vật nữ, ba hoàn cảnh, ba số phận éo le. Giữa họ có mối liên kết, ràng buộc nào đó. Đôi khi yếu tố ngẫu nhiên lại đem đến hạnh phúc bất ngờ.
Những giá trị của văn hóa và tình cảm cùng vẻ đẹp vùng cao miền núi đang lan tỏa trong thơ Vương Anh, Phạm Huyền Minh, Trần Anh Trang, Nguyễn Quang Hưng và Trần Hữu Tòng. Trò chuyện với nhà thơ Quang Hoài về cảm xúc thơ biển đảo (Tiếng thơ 8+9/2)
Từ cổ chí kim, tình yêu đôi lứa luôn chứa đựng những điều bí mật giúp con người ta vượt lên tất cả khó khăn, thử thách. Một câu chuyện tình yêu với sức mạnh bí ẩn của tình cảm qua thông điệp của tác giả Vi Thị Thu Đạm hiện đang sống và sáng tác ở Lạng Sơn.
Thông qua những biến cố trong cuộc đời nhân vật Hai Sen, truyện khắc họa bức tranh về cuộc sống của người nông dân miền Tây Nam bộ thời mở cửa với biết bao góc khuất, buồn vui và cả những trăn trở, xót xa, đau đáu cùng nhiều cung bậc tình cảm.
Tác phẩm không đơn thuần kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan hay sự an phận mà nhắn nhủ mỗi người về trách nhiệm, trước hết đối với bản thân mình và sau nữa là với người thân và xã hội.(Đọc truyện đêm khuya 04/02/2015)
Sinh tử là lẽ thường của đời người. Mọi thứ rồi sẽ qua đi chỉ có tình yêu thương là còn ở lại mãi mãi
Thế giới truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là thế giới của những “điệu buồn phương Nam”: “Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi – Thương những đời như lục bình trôi”. Truyện ngắn "Ơi hỡi diêu bông" và "Cải ơi" cũng nằm trong điệu buồn man mác ấy...(Đọc truyện đêm khuya 31/1/2015)
"Đảng là lúa chín mùa no,
Đồng quê bay bổng cánh cò ca dao.
Đảng là điện sáng vùng cao
Mái trường ngói đỏ, vuông ao quanh nhà"
Hình tượng Đảng trong thơ hiện đại. Tình yêu biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc qua thơ Trịnh Công Lộc, Huệ Triệu, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Ngọc Hưng và Quang Hoài. (Tiếng thơ 01+02/02/2015).