“Xóm Bãi Ngọc": Chuyện tình vùng hồ Thác Bà21/11/2018

Một truyện ngắn hấp dẫn, một phần vì cốt truyện khá li kỳ kết hợp nhuần nhuyễn câu chuyện tình rất trần thế trên bối cảnh làng mạc, sông nước, thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Đó là cuộc đời nhân vật “lái Thỏa”, một lái buôn gỗ nức tiếng khắp 3 vùng sông nước: sông Hồng, sông Lô, sông Chảy. Mặc dù đã có hai người vợ xinh đẹp, đảm đang nhưng “lái Thỏa” vẫn khao khát cưới được một sơn nữ thuần hậu cho đủ bộ “mỹ nữ tam giang”...(Đọc chuyện đêm khuya)

Cảm tác của Hồ Biểu Chánh

Cảm tác của Hồ Biểu Chánh 21/11/2018

Trong hồi ký của mình, nhà văn Hồ Biểu Chánh từng “tự thú” về những tác phẩm ra đời từ sự cảm tác khi đọc văn học Pháp và Nga. Nhưng điều lạ lùng là không có một sự “kết án” nào sau những lời “tự thú” chân thật ấy, bởi từ cảm tác, ông đã phôi thai một đời sống mới cho sáng tạo của mình, trên bối cảnh vùng Nam Kỳ lục tỉnh quê nhà (Tìm trong kho báu phát 22/11/2018)

Thi tài đoản mệnh: Tài năng vượt lên số phận

Thi tài đoản mệnh: Tài năng vượt lên số phận 21/11/2018

Hàn Mặc Tử, Nguyễn Nhược Pháp, Thâm Tâm, Hoàng Hữu, Lãng Thanh... những cái tên mà khi nhắc tới bạn yêu thơ không khỏi luyến nhớ về cuộc đời ngắn ngủi và tài năng thi ca của họ (Tiếng thơ phát 21/11/2018)

Lòng vị tha của người Thầy trong truyện ngắn

Lòng vị tha của người Thầy trong truyện ngắn "Thầy giáo dạy Sử" 20/11/2018

Thầy giáo dạy lịch sử truyền đạt kiến thức, nhân vật, sự kiện lịch sử cùng những câu chuyện hay đối với học sinh để thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước không quên nguồn cội, quá khứ, lịch sử của dân tộc. Còn trong cuộc sống đời thực, những đạo lý, cách đối nhân xử thế của người xưa đã thấm nhuần trong con người và tư cách của người thầy giáo dạy sử. Đó là điều mà truyện ngắn “Thầy giáo dạy Sử” của tác giả Lê Ngọc Minh muốn nhắn nhủ với chúng ta.

Tập thơ

Tập thơ "Vừng ơi mở cửa": Nhớ một thời hoa niên 16/11/2018

“Vừng ơi mở cửa” là nhan đề tập thơ của Câu lạc bộ thơ Đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành nội bộ năm 1991, với sự góp mặt của 37 sinh viên khoa Ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Mới đây, nhà xuất bản Văn học đã tiếp sức để tập thơ được chính thức xuất bản, phát hành rộng rãi. “Vừng ơi mở cửa” không chỉ là một tập thơ có diện mạo riêng biệt, mà còn là chứng nhân của một thời kỳ, gắn với thương hiệu “Văn Tổng hợp” từng là địa chỉ đỏ trong nhiều năm của giáo dục đại học, gắn với phong trào thơ sinh viên sôi nổi mộng mơ, và đặc biệt, gắn với một thời kỳ trong trẻo khi văn chương còn nhiều chỗ đứng trong xã hội (Tiếng thơ 17/11/2018)

Bi kịch gia đình trong

Bi kịch gia đình trong "Lời thề đá" 15/11/2018

Đi nhiều, lắng nghe nhiều, nhà văn Võ Diệu Thanh thẩm thấu nỗi đau của những thân phận và chị thể hiện sự đồng cảm chia sẻ với nỗi đau đớn của họ qua từng trang văn giàu cảm xúc. Các tác phẩm của Võ Diệu Thanh thường chạm vào số phận những con người nhỏ bé đời thường, và đi đến tận cùng của nỗi đau thương. “Lời thề đá” phát 15/11/2018 là một trong những truyện ngắn như thế

Truyện thơ Hồ Biểu Chánh: Thể loại khởi đầu văn nghiệp

Truyện thơ Hồ Biểu Chánh: Thể loại khởi đầu văn nghiệp 14/11/2018

Trước khi nổi tiếng với hàng loạt tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh đã cho ra mắt hai tác phẩm truyện thơ "U Tình Lục” và “Vậy mới phải". Nhà văn ký thác nỗi đời qua thể thơ lục bát truyền thống. Dù sau này ông chọn gắn bó lâu dài và bền chặt với văn xuôi nhưng những truyện thơ sáng tác vào giai đoạn đầu vẫn là một phần không thể quên trong văn nghiệp Hồ Biểu Chánh...(Tìm trong kho báu phát 15/11/2018)

Nhịp đời buồn vui trong chùm truyện của Nguyễn Đặng Mừng

Nhịp đời buồn vui trong chùm truyện của Nguyễn Đặng Mừng 12/11/2018

Trong "Chuyện vắn, chuyện dài" và "Trời đất!", thấp thoáng những bi kịch của nhân vật: sự tàn phá của chiến tranh, kiếp người lưu lạc, tình yêu lỡ dở… nhưng sau tất cả, điều còn lại vẫn là những tấm chân tình, những tin yêu đơn sơ, giản dị đến ngỡ ngàng...(Đọc truyện đêm khuya phát 12/11/2018)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Giận và thương": Giận thì giận mà thương thì thương 8/11/2018

Đời người không tránh khỏi những lúc cơ hàn. Miễn sao không vì cảm giác nhỏ nhoi, bé mọn mà con người ta đánh mất tình thương và niềm tin. Truyện ngắn “Giận và thương” của tác giả Trâm Oanh phát 8/11/2018 kể một câu chuyện giản dị về một gia đình nhỏ với những yêu thương không lời khuất sau bẽ bàng thân phận.

Đời sống Nam bộ trong văn xuôi Hồ Biểu Chánh

Đời sống Nam bộ trong văn xuôi Hồ Biểu Chánh 7/11/2018

Vốn sinh trưởng và gắn bó với vùng đất Nam bộ, thật dễ hiểu khi văn chương của Hồ Biểu Chánh thấm đẫm những đường nét, đặc trưng đời sống và văn hóa “miệt vườn”...(Tìm trong kho báu phát 08/11/2018)

Những người mẹ Nga

Những người mẹ Nga 7/11/2018

Mẹ là cội nguồn văn hoá, cội nguồn sức mạnh của mỗi con người, mỗi gia đình. Thơ viết về mẹ của các nhà thơ Nga mang vẻ đẹp lấp lánh, sáng trong và tràn đầy hy vọng. Nếu Puskin viết "Mẹ thân thiết trong những ngày cơ cực/ nguồn mến thương nâng bước đời con", thì Ê xe nhin viết "Mẹ có còn sống chăng thưa mẹ/ con vẫn còn sống đây xin chào mẹ của con"...(Tiếng thơ phát 07/11/2018)

Truyện ngắn “Không thể cất lời

Truyện ngắn “Không thể cất lời": Kiếp người ám ảnh 5/11/2018

Nữ nhà văn Phong Điệp có nhiều truyện ngắn về thân phận người đàn bà. Những truyện ngắn hay của Phong Điệp như “Người phía bên kia đường”, “Vườn hoang”, “Kẻ dự phần”... đem đến cho người đọc, người nghe những cảm xúc chân thực về đời sống và con người được bao trùm bởi trái tim ấm nóng và yêu thương. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 05/11/2018, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Không thể cất lời”, một truyện ngắn khá buồn đầy thân phận

Đồng Chuông Tử: Thi sĩ của đồng cỏ hoa

Đồng Chuông Tử: Thi sĩ của đồng cỏ hoa 2/11/2018

Tác giả Đồng Chuông Tử tên khai sinh là Nguyễn Quốc Huy, sinh năm 1980, tại làng Chăm Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Anh đã xuất bản một số tập thơ như “Thèm ăn”, “Đã”, “Thuốc”. “Những câu thơ mọc trên cây quê hương/ thơm như trái sầu riêng chín/ Mùi hương chảy đầy linh hồn đất đai/ tôi tắm linh hồn tôi miệt mài/ một mai nằm ngủ giấc dài thơm tho”… Một vẻ ngoài giản dị, phong trần, một tình cảm sâu sắc dành cho gia đình, quê hương, yêu phong tục yêu tiếng nói dân tộc mình, mong muốn làm những việc thiết thực để đóng góp cho cộng đồng người Chăm (Tiếng thơ phát 04/11/2018)

Sắc sắc không không trong “Ngàn lau gió cuốn”

Sắc sắc không không trong “Ngàn lau gió cuốn” 31/10/2018

Chiến tranh và những câu chuyện tình là một đề tài hấp dẫn, được văn học nghệ thuật khai thác ở nhiều góc độ. Truyện ngắn “Ngàn lau gió cuốn” phát 01/11/2018 của tác giả Hà Phương là một ví dụ.

Hồ Biểu Chánh-

Hồ Biểu Chánh- "Ông lớn" của làng Văn nghệ Nam Bộ 31/10/2018

Khoảng năm 1910, về cơ bản, văn xuôi hư cấu bằng chữ quốc ngữ đã gây dựng được cảm tình với độc giả. Phong trào sáng tác lên cao, các tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hành văn một cách thuần thục, nắm bắt được thị hiếu thưởng thức của công chúng thời bấy giờ. Trong bối cảnh ấy, Hồ Biểu Chánh cho ra mắt hàng loạt các tác phẩm với một lối viết hấp dẫn. Ông nhanh chóng trở thành một hiện tượng của làng văn nghệ Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung (Tìm trong kho báu phát 01/11/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ