Truyện ngắn "Má đào": Thân phận người phụ nữ trong sóng cả lịch sử12/3/2018

Những trang văn dìu dặt, trĩu nặng như cung tơ lúc bổng lúc trầm. Ta nghe trong đó phận má đào rối như tơ vò bên tình bên hiếu, nhắm mắt đưa chân theo cuộc đẩy đưa, ai oán nỗi lòng riêng tư chốn khuê phòng, u hoài, nặng nợ ân tình nguồn cội. Tác giả Vũ Thanh Lịch đã chạm vào những nỗi niềm sâu kín của công chúa Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là nỗi niềm chung của người phụ nữ xưa trong cung vàng điện ngọc...(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/3/2018)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Binh nhì Hồng Phúc": Câu chuyện về người lính trẻ trong thời bình 8/3/2018

Hồng Phúc tuy thuộc quân số của đội quân “Lê Anh Nuôi” - như tên một bài hát về các chiến sĩ nuôi quân, nhưng có nhiều tài, nhất là vẽ tranh và điêu khắc. Cũng dễ hiểu vì chàng binh nhì nguyên là sinh viên năm thứ ba của một trường cao đẳng mỹ thuật. Bên cạnh việc đảm bảo “cơm dẻo canh ngọt” cho đơn vị thì đam mê lớn nhất của anh lính binh nhì là được sáng tạo nghệ thuật, thả hồn vào ý tưởng và thể hiện tác phẩm. Tác phẩm là cái nhìn tươi tắn, mới mẻ về người lính trẻ hôm nay. (Đọc truyện đêm khuya 19/02/2018)

Khát vọng người phụ nữ xưa trong thơ nay

Khát vọng người phụ nữ xưa trong thơ nay 7/3/2018

Lấy ví dụ trong vở chèo Thị Kính. Hai nhân vật nữ chín và nữ lệch nổi tiếng là Thị Kính và Thị Màu đại diện cho hai tính cách khác nhau. Thị Kính tiêu biểu cho phẩm chất người phụ nữ truyền thống, lấy chữ Nhẫn để đối nhân xử thế, đối lập với Thị Màu hành động mang tính bản năng, cá nhân. Theo thời gian, khi những quy định về đạo đức, luật tục xã hội không còn trói buộc con người ta ngặt nghèo như trước, những phân tích về hai nhân vật này lại đầy thêm chi tiết mới. (Tiếng thơ 08/3/2018)

Ngày thơ Việt Nam có còn hấp dẫn?

Ngày thơ Việt Nam có còn hấp dẫn? 7/3/2018

Nguyên tiêu năm nay, thời tiết mùa xuân khá dễ chịu, phù hợp cho một ngày thơ, một ngày hội. Dẫu có nhiều cố gắng, thay đổi trong cách thức tổ chức, lựa chọn nội dung thể hiện, nhưng ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 này không tránh khỏi đơn điệu, đơn giản, mà màn thả thơ diễn ra sớm hơn mọi năm gần tiếng đồng hồ là dẫn chứng cụ thể. Để tạo nên một ngày thơ sống động, giàu sức thu hút hơn, có lẽ cần một kịch bản đầy đặn, dụng công, lôi kéo người yêu thơ nhập cuộc. (VOV6 Tiếng thơ 04/03/2018)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Phấn mùa ở phía Hội An": Tấm gương hi sinh dũng cảm của nữ chiến sĩ Cách mạng 1/3/2018

Truyện viết về tấm gương hi sinh anh dũng, quả cảm của một người nữ du kích trong kháng chiến chống Mỹ. Chị Sáu là hình ảnh đại diện của biết bao cô gái hi sinh thầm lặng vì sự nghiệp cao cả của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị là cô gái tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống sát cánh cùng người yêu, người đồng chí của mình chiến đấu với quân giặc. Ngay từ khi còn nhỏ, tinh thần yêu nước và niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam đã được hun đúc trong cô bé Sáu qua câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu. Khi bị địch bắt, dù bị chúng tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn không hề khuất phục. Sự hi sinh của chị tiếp thêm sức mạnh chiến đấu chống quân thù của đồng đội và người thân.Truyện xúc động khiến người đọc, người nghe nhất là bạn trẻ ghi nhớ công ơn những người con ưu tú ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 27/02/2017)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những mùa xuân dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những mùa xuân dân tộc 22/2/2018

Có một điều dễ nhận thấy trong những vần thơ xuân thơ Tết, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới nhân dân. Thơ chúc Tết của Người cũng là lời đối thoại, trò chuyện cùng nhân dân về định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của một năm lao động, chiến đấu và dựng xây đất nước. Tổ quốc độc lập và nhân dân được tự do hạnh phúc – đó là khát vọng một đời Bác Hồ theo đuổi. (VOV6 Tiếng thơ giao thừa xuân Mậu Tuất)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Vườn quê yêu dấu": Những kỷ niệm thiêng liêng 21/2/2018

Hai thế hệ cách xa nhau về tuổi tác. Hai con người đó tưởng như không ăn nhập nhau: một già một trẻ, một cũ một mới, đại diện cho quá khứ và tương lai. Song họ có mối ràng buộc bền chặt đó là tình ruột thịt, cùng chung mảnh vườn xưa và ký ức thiêng liêng. Nhân vật cô gái được tác giả khắc họa mang tính điển hình của lớp trẻ hôm nay: sống thanh thản, lạc quan yêu đời với nhiều khát vọng cống hiến. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 12/02/2018)

Khoảnh khắc đầu năm

Khoảnh khắc đầu năm 21/2/2018

Trong cuộc đời tha hương, lui cui với miếng cơm manh áo, với sức ép lợi danh, thì những lần được trở về quê là được trở lại với chính mình, chân thật nhất, bình dị nhất. Miếng ăn ở quê dường như ngon hơn cao lương mỹ vị xứ người. Ngày Tết ngày giỗ ở quê cũng ấm áp hơn, nghĩa tình hơn. Đó là lý do vì sao trong tâm thức Việt, khoảng thời gian gắn với Tết nguyên đán có một ý nghĩa riêng, một không gian cảm xúc riêng... (VOV6 Tiếng thơ 10/02/2018)

Những bí ẩn tình yêu

Những bí ẩn tình yêu 21/2/2018

Nếu trong suốt cuộc đời không thầm thương trộm nhớ ai, hẳn cũng là điều thiệt thòi, bởi chúng ta sẽ không khám phá được hết con người mình, không mở hết những biên độ cảm xúc và nhận ra mình có những khả năng tuyệt vời như thế nào khi đón nhận hạnh phúc, nỗi đau, sự thăng hoa và niềm tuyệt vọng. Vì thế, tình yêu luôn là đề tài vĩnh cửu của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi người viết, qua mỗi cuộc tình, lại góp vào thơ muôn vàn cảm xúc. (VOV6 Tiếng thơ 14/02/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Con chó biết nói": Sự cô đơn trong đời sống hiện đại 9/2/2018

Truyện được viết với phong cách giả tưởng khi nhân vật chính nói chuyện được với chú chó của mình. Anh rơi vào tình cảnh cô đơn thời hiện đại. Dường như anh biết mình đang sống, nhưng một phần nào đó bên trong anh đang chết dần chết mòn. Điều đang bị mài mòn của nhân vật danh xưng là “anh” đó chính là cảm xúc cuộc sống. Sống trong một thành phố đông đúc ồn ào nhưng với anh các hình ảnh bỗng dưng trở nên xa rời. Nhân vật chính mơ ước một mối tình đẹp với cô gái làng chơi bí ẩn. Nhưng đến khi gặp mặt cô gái làng chơi anh lại thấy thất vọng vì cô bình thường không như anh tưởng tượng...Câu chuyện khiến người đọc, người nghe suy nghĩ về mối quan hệ gia đình và sự quan tâm, chia sẻ giữa người với người trong xã hội bận rộn hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/02/2018)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Vé vớt": Chuyện Nghị Quế thời nay 8/2/2018

Ở tiểu thuyết “Tắt đèn”, ông Nghị bà Nghị kẻ nâng lên người hạ xuống, cốt để mua rẻ bầy chó con và cái Tí – con gái đầu lòng của chị Dậu. Còn trong truyện ngắn “Vé vớt” của nhà văn Nguyễn Quang Thân, vợ chồng ông Hải cũng hùa nhau đóng kịch, kẻ đấm người xoa, cốt để ăn chặn số tiền công hai năm đi làm giúp việc của chị Hà Tĩnh. Bản thân chị giúp việc trong truyện ngắn này, từ cái tên đã mang tính tạm bợ, chung chung, cho thấy thân phận bèo bọt của những người nghèo trong xã hội, tương lai thì mờ mịt, mà hiện tại thì bấp bênh. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/02/2018)

Đảng là nơi nhịp tim tôi đập

Đảng là nơi nhịp tim tôi đập 5/2/2018

Kỉ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2 hàng năm cũng là thời khắc đất trời chuyển tiết xuân. Sự trùng hợp này góp phần lý giải vì sao những vần thơ viết về Đảng luôn có hình ảnh mùa xuân gắn với sức sống sức đi lên của dân tộc. Bên cạnh đó, có không ít băn khoăn suy ngẫm về niềm tin, về lý tưởng và những giá trị sống bị ảnh hưởng bởi tư lợi cá nhân. Bài thơ “Đảng là nơi nhịp tim tôi đập” nhà thơ Nguyễn Sỹ Đại được viết bằng trái tim yêu Đảng, yêu quê hương đất nước và tinh thần phản biện của người trí thức giàu trách nhiệm. (VOV6 Tiếng thơ 31/01/2018)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Con ma trong hội xô xe": Nỗi ám ảnh thực - hư cõi người 2/2/2018

Câu chuyện mở đầu bằng tình tiết chỉ một tích tắc thôi là cả cái xe khách bị lao xuống vực thẳm, nhưng lại do một hội vong hồn xô xuống. Rất may, có một vong hồn tử tế ngăn lại. Trong đám người được cứu sống, có cả người tốt lẫn kẻ xấu. Hội vong hồn muốn trả thù bởi quá nhiều bức xúc với thế giới con người. Thông điệp của truyện khá rõ khi bảo rằng hãy tử tế khi còn sống trên dương gian. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 01/02/2018)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Họa sĩ làng": Nét đẹp của người thương binh 1/2/2018

Truyện viết về nhân vật Trần Khỉ - thương binh từ chiến trường Campuchia trở về quê hương. Hai năm chiến đấu với quân Pôn Pốt tại nước bạn đã rèn luyện chàng thanh niên nghịch ngợm nhất vùng trở thành một người lính điềm tĩnh, chững chạc. Thấy một số đồng đội cũ của mình tại chiến trường khi trở lại quê gặp nhiều khó khăn, Trần Khỉ đã tập hợp anh em lại. Anh mở xưởng vẽ để dạy nghề và giúp những người thương binh có thể sống tốt bằng sức lực của mình. Một câu chuyện xúc động về phẩm chất cao đẹp của người thương binh trong cuộc sống đời thường. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 29/01/2018)

Nam Trân - Người thơ

Nam Trân - Người thơ "ba trong một" 30/1/2018

Từ lâu, tên tuổi của nhà thơ Nam Trân gắn với phong trào Thơ mới 1930 – 1945. Là người Quảng Nam có nhiều năm học tập và làm quan ở Huế, tập thơ “Huế, đẹp và thơ” xuất bản năm 1939 cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với mảnh đất này. Có lẽ, từ tên gọi tập thơ đó nên đến bây giờ xứ Huế vẫn được định danh ‘đẹp và thơ”. Bản thân Nam Trân không chỉ là nhà thơ mà ông còn là một dịch giả uyên bác, một thầy giáo truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò. Nhân kỉ niệm 110 năm sinh và 40 năm mất của ông, Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức tọa đàm “Nam Trân – cuộc đời và sự nghiệp”. (VOV6 Tiếng thơ 27/01/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ