Nỗi ám ảnh dữ dội trong truyện ngắn "Phiêu linh trắng"21/9/2017

Ám ảnh, dữ dội và tận cùng đau đớn... Đó là những tính từ trong số nhiều tính từ khác có thể bật lên ngay khi nghe xong truyện ngắn “Phiêu linh trắng” của nhà văn Nguyễn Thu Phương. Những bức tranh ấn tượng thêu bằng tóc trinh nữ là có thực. Có thực một Phi Yến mỏng manh tội nghiệp, ẩn mình trong ngôi biệt thự cũ kỹ nhạt nhòa ánh sáng, thêu như lên đồng, như thoát xác, như thể ngày mai không còn tồn tại trên đời. Phần còn lại là giả dối: người chị gái ở bên Phi Yến cùng những nhân vật quay quanh trục lợi nhuận từ các bức tranh đem lại, họ mải mê chạy theo đồng tiền, danh vọng, hào quang, chạy theo thứ tình yêu hư ảo. (Đọc truyện đêm khuya 22/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Chõe bò": Quyết không để nhân cách, tâm hồn bị vẩn đục 17/9/2017

Truyện không nhiều nhân vật. Ngoài nhân vật chính: lão Chõe (biệt danh Chõe “bò”) còn có nhân vật Binh (cháu họ của lão Chõe) là cai thầu xây dựng và nhân vật Diễm (vợ một quan chức địa phương). Lão Chõe, một người chăn bò được Binh gọi là “ông trẻ” thuê làm bảo vệ buộc phải chứng kiến mọi việc chướng tai gai mắt. Điều đáng quí và trân trọng ở một người nông dân chân lấm tay bùn tuy chỉ biết có đàn bò nhưng đã có suy nghĩ chín chắn mà không phải ai cũng hiểu ra: “Chậm nhưng mà sạch”. (Đọc truyện đêm khuya 15/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Những dòng anh chưa viết": Sự hy sinh cao cả, bi tráng của những nhà văn - chiến sĩ 17/9/2017

Tác phẩm kể theo trình tự thời gian trong bối cảnh chiến tranh. Không khí chuẩn bị cho một trận đánh lớn và có những nhà báo - chiến sĩ luôn sát cánh cùng người lính trên mặt trận. Những dòng chữ ghi lại ngay bên chiến hào còn vương thuốc súng chính là tư liệu chân thực nhất, hào hùng nhất về một thời đạn bom. Nhân vật Hồ Thừa chỉ băn khoăn vì mình chưa kịp hoàn thành ký sự, bởi càng gần gũi đồng đội anh càng thấm thía “Mặt trận này như một chiếc sàng lớn. Mỗi một con người ở đây là một thỏi vàng có linh hồn”. (Đọc truyện đêm khuya 14/9/2017)

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa cứ vẫy hồn người trở lại

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa cứ vẫy hồn người trở lại 15/9/2017

"Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao / Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng / Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh / Chẳng chịu cho lòng ta yên...". Tác giả của những câu thơ say đắm này là nhà thơ Thanh Tùng (tên khai sinh là Doãn Tùng). Ông sinh năm 1935 tại Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, gắn bó với Hải Phòng, là một phần của Hải Phòng nhọc nhằn nhưng kiên cường trong chiến tranh, trong lao động dựng xây. Do bệnh nặng, tuổi cao, nhà thơ Thanh Tùng đã qua đời tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. “Hoa cứ vẫy hồn người ở lại” là nhan đề bài viết của tác giả Đỗ Anh Vũ gửi cho chương trình Tiếng thơ. Bài viết ghi lại những cảm xúc trong sáng, say mê của một người yêu “Thời hoa đỏ”, yêu thơ Thanh Tùng và không khỏi bất ngờ khi hay tin ông ra đi. Chúng ta cùng chia sẻ với tác giả Đỗ Anh Vũ những dòng viết còn tươi nguyên này. (Tiếng thơ 16/09/2017)

Nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc: Thơ đi theo nhịp rơi trái tim mình

Nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc: Thơ đi theo nhịp rơi trái tim mình 14/9/2017

Miệt mài với công việc của một nhà báo và không ngừng nuôi dưỡng những cảm xúc cho thơ – đó là một phần chân dung tinh thần của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc (Chủ tịch Hội nhà văn Thừa Thiên-Huế; Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương). Anh có một quan niệm về thơ khá cởi mở, tôn trọng mọi tìm tòi khác biệt trong thơ, mong muốn được đón nhận nhiều hơn những sắc hương phong phú của vườn thi ca. Từ suy nghĩ này, anh đến với thơ Tân hình thức, dùng thơ Tân hình thức để diễn đạt những trạng thái khác mà theo anh sẽ không phù hợp lắm nếu biểu đạt bằng thể thơ truyền thống. (Tiếng thơ 13/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Hai nhà sát nhau": Bài học nhớ đời cho kẻ tham quyền cố vị 12/9/2017

Qua hình ảnh nhân vật Bí thư huyện ủy Hoàng Bỉ, tác giả phê phán tư tưởng tham quyền, cố vị của một bộ phận cán bộ công chức. Vì thói hư tật xấu và tư tưởng công thần của mình mà Hoàng Bỉ đã bị bài học nhớ đời. Ông bực tức vì mình mới nghỉ hưu được ít ngày mà không có ai đến chúc tết, ít người đến dự cưới con trai út. Nhưng được vợ và con trai cả phân tích thấu tình đạt lý nên Hoàng Bỉ cũng tỉnh ngộ và buông bỏ nhiều suy nghĩ tiêu cực. (Đọc truyện đêm khuya 11/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Phận lá vàng": Phận đời cô gái La Hủ 11/9/2017

Với giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhưng chất phác và thật mộc như núi rừng, nhà văn Nguyễn Xuân Hải đã dẫn dắt người đọc, người nghe khám phá ngóc ngách tâm hồn của Mùa - cô gái đang đứng giữa bờ chênh vênh của hiện tại, quá khứ và tương lai. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, vậy mà ta có cảm giác, chính Mùa đang tự sự về cuộc đời của mình. Và câu chuyện ấy không chỉ riêng "Phận Mùa" mà còn là bao "Phận đời La Hủ". (Đọc truyện đêm khuya 07/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Mất phương hướng": Nỗi cô đơn giấu kín 11/9/2017

Nhân vật "tôi" và Nhân là hai người đàn ông làm việc cùng một cơ quan. Họ làm việc không có chủ đích, không hi vọng, không niềm vui. Họ tìm đến rượu, thuốc lá để tiêu sầu, để trốn chạy với thực tại. Nhân vật "tôi" đã hình dung số phận mình nhạt nhòa, vô vị, đến cái tên mình cũng bị nhòa lẫn với bao nhiêu người khác. Và rồi Nhân (bạn anh) một ngày biến mất, như một cách thoát khỏi cuộc sống này. (Đọc truyện đêm khuya 08/9/2017)

Nhà thơ Võ Thanh An: Một giọng thơ Xứ Nghệ

Nhà thơ Võ Thanh An: Một giọng thơ Xứ Nghệ 8/9/2017

Nhà thơ Võ Thanh An (tên khai sinh là Trần Quang Vinh) sinh năm 1942. Bút danh Võ Thanh An ghép từ ba chữ của quê ông: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông viết không nhiều, luôn khắt khe với ngòi bút của mình và thường được nhắc đến với những nét tính cách đặc trưng Xứ Nghệ. Do tuổi cao bệnh nặng, nhà thơ Võ Thanh An đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Để nhớ đến ông, mục "Thơ tác giả tự đọc” gửi tới các bạn một chùm thơ qua giọng đọc của chính tác giả (Băng lưu trữ trong kho tư liệu Đài Tiếng Nói Việt Nam). (Tiếng thơ 09/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Đi tìm cà vạt tím": Cuộc kiếm tìm giấc mơ 5/9/2017

Nhân vật K - một cái tên phiếm chỉ, là gương mặt đại diện cho bao người có chung một nỗi niềm: Đi tìm giấc mơ để được sống là mình, nhận ra khuôn mặt thật của mình, của người. K đã sống trong sự ám ảnh, hoang hoải về kiếp người, càng hi vọng đổi thay thì gã lại rơi vào bi kịch của đời sống lắm bon chen và mỏi mệt. (Đọc truyện đêm khuya 04/9/2017)

Trang thơ về mùa thu đất nước

Trang thơ về mùa thu đất nước 1/9/2017

Trong bốn mùa của xứ Bắc, mùa thu luôn để lại những xúc cảm dịu dàng tinh tế. Mùa thu cũng là mùa bão. Vì thế, đó là mùa bình yên và cũng không bình yên, mùa đặc biệt mang gió heo may xoay vần lịch sử, để từ đó bao thế hệ người Việt Nam lại bắt đầu những hành trình mới, ngược xuôi theo chiều dài Tổ quốc, thực hiện sứ mạng mà lịch sử giao phó. Đứng trước mùa thu, cảm xúc thơ cứ ngân lên, mỗi cá nhân lại cảm nhận sâu sắc hơn mối dây liên hệ giữa mình và đất nước. (Tiếng thơ 02/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Trầm hương": Câu chuyện xúc động về tình phụ tử 1/9/2017

Sau nhiều năm xa nhà, người con trai trở lại thăm mái nhà xưa cũ của mình. Hình ảnh mái nhà thân thương hòa quyện với kí ức tuổi thơ khiến anh hối hận khi mình không biết trân trọng người cha già đã mất. Khi dọn dẹp ban thờ, anh tìm được cuốn sổ nhật kí của ông và một sự thật đã được sáng tỏ. Anh là con ruột của đại đội trưởng Khiết, đồng đội của ông đã hi sinh trong chiến tranh. Hiểu được sự thật, anh càng yêu quý người thương binh đã hi sinh cả cuộc đời nuôi mình khôn lớn. (Đọc truyện đêm khuya 31/8/2017)

Nhà thơ Trúc Phương và trường ca

Nhà thơ Trúc Phương và trường ca "Mẹ, đất nước và lưu dân" 1/9/2017

Trường ca “Mẹ, đất nước và lưu dân” của nhà thơ Trúc Phương được hoàn thành sau một quá trình lao động chữ nghĩa nhọc nhằn và cũng đầy hứng thú. Tác phẩm được nhận Giải ba Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công, nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ. Trường ca mang âm hưởng sử thi, là sự kết hợp hài hòa cảm hứng của cái tôi công dân với cái tôi cá nhân, khi nghĩ về những bước đi của đất nước, của dân tộc, những bước đi của chính cuộc đời mình. (Tiếng thơ 30/8/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Ong chúa": Không gục ngã trước số phận nghiệt ngã 30/8/2017

Khai thác đề tài dân tộc thiểu số - miền núi, tác phẩm nói đến những thay đổi rõ rệt ở một bản vùng cao. Những đổi thay từ chính sự nhận thức của Seo Mỷ - một thiếu phụ từ chỗ cam chịu đã biết vượt lên số phận và những trắc trở riêng tư, mong ước xây dựng quê hương ngày một ấm no. (Đọc truyện đêm khuya 29/8/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Xăm mình": Hành trình kiếm tìm cái đẹp 29/8/2017

Tanazaki Junichiro là một trong những tên tuổi nổi tiếng của văn học hiện đại Nhật Bản. Là người sùng bái phụ nữ, tôn thờ nhan sắc, say sưa trong tính dục, văn chương của Tanazaki cũng mang đậm nét dấu ấn con người ông. Giữa trang văn của Tanazaki, người ta dễ dàng bắt gặp các “ác nữ”, những người đàn bà xinh đẹp, ma mị và tàn nhẫn. Người ta cũng tìm thấy ở đấy những chuyện tình tay ba, tay tư nhiều uẩn khúc. Khác với nhà văn Kawabata – người đi tìm cái đẹp nhẹ nhàng, sâu lắng, giản dị, Tanazaki đi tìm “cái đẹp có vấn đề”, "cái đẹp trong niềm hoan lạc vật chất, trong ẩm thực và trong tính dục". "Xăm mình" là một tác phẩm như vậy. (Đọc truyện đêm khuya 28/8/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30

Hành trình sáng tạo (đang phát)

08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ