Truyện ngắn "Tiếng khóc"17/4/2017

Trong khung cảnh ngổn ngang chết chóc, hình ảnh Thắm nằm gục trong vũng máu trên nền nhà tắm là lát cứa sắc lẹm vào trái tim trẻ trung của An vốn đang đập rộn rã vì tình yêu. Rất nhiều cảm xúc dồn nén trong trường đoạn giàu chất điện ảnh này, đặc biệt, cảnh An quỳ xuống bế Thắm lên, từng bước từng bước đi qua đổ nát, tiến về phía bờ sông, từ từ thả Thắm xuống dòng sông thơ ấu đầy kỉ niệm, lặng lẽ và trang trọng tắm rửa cho Thắm, máu từ cơ thể Thắm tan loãng hòa vào dòng nước – ở đây ngôn ngữ của nhà văn giống như ống kính camera thu nhận rõ nét, đặc tả từng khuôn hình một cách chậm rãi, đằng sau đó là tận cùng đớn đau. (Đọc truyện đêm khuya 17/4/2017)

Tiếng Việt trong ngôn ngữ thi ca

Tiếng Việt trong ngôn ngữ thi ca 12/4/2017

Tiếng Việt yêu thương, tiếng Việt ân tình. Tiếng Việt chính là mối dây liên hệ gần gũi nhất để những thế hệ người Việt Nam dù sống ở trong hay bên ngoài Tổ Quốc thấm thía nghĩa đồng bào cùng chung tiếng nói, chung nguồn cội. Từ Tiếng Việt đến với Tiếng thơ là cả một niềm đam mê, theo đuổi của biết bao người viết mong muốn khắc họa vẻ đẹp cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu rung cảm. (Tiếng thơ 12/4/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Làm đẹp lúc nửa đêm" 12/4/2017

Từ những công việc phức tạp đến những việc làm giản dị, bình thường nhất đều có một câu chuyện khiến chúng ta suy ngẫm về cuộc đời. Truyện ngắn "Làm đẹp lúc nửa đêm" của nhà văn Du An viết về cuộc đời của cô gái tên là Nương làm nghề cắt tóc, trang điểm. Cô gặp không ít vị khách đặc biệt, bất ngờ khiến công việc bình dị của mình nhiều cảm xúc. Đó là cô gái trẻ cưới chạy mượn Nương chiếc váy để làm váy cưới. Đáng nhớ nhất là lần Nương phải trang điểm cho người thanh niên chết vì căn bệnh thế kỉ. Nương làm đẹp cho người khác và cũng chính là làm đẹp cho cuộc đời của mình. Câu chuyện giúp người đọc, người nghe hiểu được giá trị của những công việc bình dị trong cuộc sống. (Đọc truyện đêm khuya 10/4/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Cánh chim bạt gió" 10/4/2017

Nhân vật Linh và Mụ - hai con người lẻ loi cô độc trước nỗi đau mất mát. Một người mất cha, một người mất con bởi dòng lũ cuốn. Nỗi đau khiến họ nhiều lúc hóa dại. Nỗi ám ảnh đớn đau chưa nguôi ngoai thì hiểm họa lại tiếp tục rình rập. Lần này kẻ gieo nỗi đau không phải là thiên tai mà chính là con người cùng những dự án. Những thân phận bé mọn từ trước tới giờ chỉ biết sống dựa vào núi rừng. Mất làng, mất rừng, mất sông họ trở nên bần cùng, như con thú hoang lạc đường, không biết bám víu vào đâu. (Đọc truyện đêm khuya 06/4/2017)

Từ làng mình đến cao nguyên đá

Từ làng mình đến cao nguyên đá 10/4/2017

Chùm thơ về các miền quê đất nước: Với cao nguyên đá (Bình Nguyên), Chợ vạn chài (Nguyễn Đình Minh), Làng mình (Ngô Kim Đỉnh), Chiều Chu Đậu (Nguyễn Trác). Góc nhìn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về "hiện tượng vè hóa thơ". Suy nghĩ về sáng tạo của nhà thơ Thạch Quỳ qua tác phẩm tự đọc: "Đợi em ngày giáp Tết" và "Ông già nghễnh ngãng". (Tiếng thơ 08/4/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Mùa mộng mơ": Nỗi niềm hoang hoải của phận người 5/4/2017

Ngỡ rằng chuyện tình yêu tuổi hoa niên là đắm say mơ mộng, là lãng mạn hẹn hò nhưng đằng sau chuyện ba người ấy, sâu thẳm bên trong là nỗi đắng cay xa xót về phận người, thân phận của những người đàn bà bất hạnh. Điểm sáng của truyện là lòng bao dung độ lượng, tình thương và lòng nhân ái vô bờ,hướng về ánh sáng và niềm tin để cuộc sống này tươi đẹp và ý nghĩa. (Đọc truyện đêm khuya 03/4/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Cắn chỉ": Búp bê không tình yêu 3/4/2017

Luân lý xưa nay vẫn răn dạy: con người hơn nhau ở chữ “nhẫn”. Nhưng luân lý không thể đưa ra lời răn xác đáng nào cho việc phải làm sao để không lãnh cảm, không trơ lỳ về mặt cảm xúc khi phải nín nhịn, phải dìm sâu, dìm chặt những bản năng và ngoảnh mặt làm ngơ với những khổ đau, ngang trái trong cuộc đời. Dù con người ta có buông thả hay giữ mình thì nỗi đau và lụy phiền trong đời sống này cũng đâu có nể chừa một ai. (Đọc truyện đêm khuya 30/3/2017).

Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng và tập thơ song ngữ

Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng và tập thơ song ngữ "Nhớ - Remember" 30/3/2017

Nhiều năm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và dịch thuật tiếng Anh, mới đây, nhà giáo – dịch giả Nguyễn Quốc Hùng đã bổ sung thêm vào danh sách những tác phẩm đã xuất bản của mình một tập thơ song ngữ có tựa đề rất dễ chịu: "Nhớ - Remember". Tập thơ gồm 20 sáng tác của 12 nhà thơ nổi tiếng làm nên chủ nghĩa lãng mạn trong thơ Anh, khởi nguồn từ cuối thế kỉ 18. (Tiếng thơ 29/3/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Người đẹp thành Tuyên": Hồng nhan bạc mệnh 28/3/2017

Tác phẩm viết về cuộc đời truân chuyên của cô gái đẹp tên là Sương. Sương có mối tình lãng mạn với chàng thi sĩ Đình tài hoa nhưng bị ép gả cho tên đồn trưởng núi Dùm. Nàng trở thành món quà đánh cược giữa tên đồn trưởng và viên đội người Pháp. Khi phát xít Nhật chiếm đóng nước ta, Sương lại trở thành trò tiêu khiển của viên võ quan Nhật. Việt Minh giành chính quyền, đất nước độc lập, Sương vui mừng gặp lại người yêu. Nhưng mặc cảm khiến nàng không dám đón nhận tình yêu của Đình...(Đọc truyện đêm khuya 27/3/2017)

Khau Vai và kí ức tình yêu

Khau Vai và kí ức tình yêu 24/3/2017

Chùm thơ về ký ức và tình yêu: "Khau Vai" (Nguyễn Thế Kỷ), "Đôi mắt" (Minh Giang), "Gió bụi chông chênh" (Đinh Thị Thu Vân), "Tôi có bao nhiêu đêm trắng" (Lâm Thị Mỹ Dạ), "Tình khúc" (Hồng Thanh Quang). Bên cạnh đó, hộp thư Tiếng thơ cũng trò chuyện về một số sáng tác gửi về chương trình thời gian qua. (Tiếng thơ 26/3/2017)

Con người tha hóa trong truyện ngắn

Con người tha hóa trong truyện ngắn "Bóng Kơnia đổ dài" 23/3/2017

Các chi tiết nối tiếp nhau, đầy dần đầy dần lên, và giọt nước cuối cùng làm tràn cốc nước chính là chi tiết Tấn chứng kiến cảnh cô em gái 15 tuổi bị Thơng lấy đi đời con gái. Chi tiết không có tính riêng biệt, cá biệt, không phải là phát hiện mới mẻ của người viết nhưng vẫn có sức ám ảnh và đau đớn. Thời gian gần đây, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện, một mặt cho thấy những khía cạnh của đạo đức xã hội đang bị chà đạp, phẩm tính con người đang bị tha hóa, và mặt khác cũng cho thấy những biến chuyển tích cực trong tâm lý nhận thức: cần gay gắt lên án, cần thanh lọc loại bỏ những ung nhọt, vì sự bình yên văn minh của một đất nước đang tích cực chuyển mình vượt thoát những khó khăn, những cản trở và không ít nhiễu loạn buổi giao thời. (Đọc truyện đêm khuya 23/3/2017)

Truyện ngắn:

Truyện ngắn: "Đợi mùa nắng ấm": Đong đầy cảm hứng nhân văn 22/3/2017

Chờ ngày nắng lên, chờ mùa nắng ấm để xua tan những ngày đông giá rét, mong ngày mai cuộc sống sẽ đổi thay, có cơm no và áo ấm, số phận những con người ấy sẽ sáng sủa hơn, tươi đẹp hơn. (Đọc truyện đêm khuya 20/3/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Một chuyện ngoại tình" 17/3/2017

Thiên truyện ra đời vào những năm 30 của thế kỷ trước nhưng chúng ta vẫn thấy tinh thần và cách thể hiện đầy mới mẻ, hấp dẫn. Đó là vì bút lực tầm cỡ của Thế Lữ đã chạm vào cõi thẳm sâu trong mỗi người theo một cách cổ điển rất riêng. Cho nên dù nhiều người có thấy bình thường, dửng dưng trước chuyện ngoại tình nhan nhản trong xã hội hôm nay, lòng vẫn chùng xuống bởi “Một chuyện ngoại tình” cách đây gần một thế kỷ của nhà văn tự coi mình như “quán trọ đời người”. (Đọc truyện đêm khuya 16/3/2017).

Nhà thơ Nguyễn Trác - kẻ lữ hành cô đơn

Nhà thơ Nguyễn Trác - kẻ lữ hành cô đơn 15/3/2017

“Chàng thư sinh lớn lên giữa lòng Hà Nội, đi qua chiến tranh và nhận ra trong mình một nhà thơ… Chất thơ của Nguyễn Trác là tiếng vang giữa những tương hợp nhẹ và tưởng như nhẹ của sự vật, thanh âm, sắc màu”…Gần 30 năm đã trôi qua, kể từ khi nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc viết lời giới thiệu này trên báo Nhân dân cuối tuần, đến nay thơ Nguyễn Trác vẫn giữ nét vẻ ban đầu ấy, và nếu có khác đi, thì là sự đằm chín hơn trong chiêm nghiệm, thoải mái hơn trong giọng điệu, rộng mở hơn trong trường liên tưởng. (Tiếng thơ 15/3/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Hoa vàng ở lại": Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng 14/3/2017

Ấn tượng đầu tiên khi đọc truyện ngắn này là cái tên rất gợi. “Hoa vàng ở lại”, nghe qua đã thấy lãng mạn, rực rỡ, đã thấy phảng phất phong vị của kí ức, như thể tác phẩm sẽ là một câu chuyện “đưa em tìm động hoa vàng”, đưa em vào cõi Thiên Thai, vào xứ mộng, xứ mơ… nhưng tác phẩm lại là một sắc thái hoàn toàn khác. Không có lãng đãng mộng mơ, không có bảng lảng yêu đương. Truyện ngắn này, nếu có mộng, thì hẳn là… “vỡ mộng”. Truyện viết về Tân, một sinh viên tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại Khá, không xin được việc ở bất cứ cơ quan nào, đành bám trụ thủ đô bằng công việc phục vụ trong cửa hàng photocopy. Thất vọng, hi vọng, vui buồn, đau khổ… cũng từ đó mà sinh ra. (Đọc truyện đêm khuya 13/3/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30

Trang Văn nghệ Chủ nhật (đang phát)

10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ