“Nhớ mẹ mùa Vu Lan” là chủ đề mà Tiếng thơ muốn chia sẻ cùng các bạn trong tiết Ngâu tháng bảy, qua sáng tác của các tác giả: Công Phương Diệp, Hoàng Trọng Muôn, Nguyễn Duy, Trương Nam Hương, Đồng Đức Bốn... (Tiếng thơ 13/8/2016)
Thơ viết trong mùa bão của các tác giả: Đỗ Vinh, Nguyễn Bích Phụng, Nguyễn Bùi Vợi, Trần Hữu Dũng Nhà thơ xứ Huế Hồ Đăng Thanh Ngọc chia sẻ về những trải nghiệm đối với thơ tân hình thức Chùm thơ nước ngoài qua bản dịch của nhà thơ Bằng Việt. (Tiếng thơ 10/8/2016)
Có người từng nói rằng, trong gia đình, nếu mẹ tượng trưng cho tình yêu thì cha tượng trưng cho “pháp luật”. Không có tình yêu thì cuộc sống tẻ nhạt nhưng không có “pháp luật”, cuộc sống sẽ...lộn xộn. Cha thường không thể hiện tình thương yêu ngọt ngào giống mẹ. Cha đối với con nghiêm khắc, có lúc tưởng như lạnh lùng nhưng lại thâm trầm, sâu thẳm, nếu không có cái nhìn tinh tế và cảm nhận sâu sắc thì không dễ gì thấy được tấm lòng cha. (Đọc truyện đêm khuya 11/08/2016)
Cuộc đời Giang là những nỗi buồn xô đẩy. Thứ duy nhất để cô nắm chặt vào, vượt qua lớp lớp sóng xô chính là tình yêu với Tài, thứ tình yêu mà cô tôn thờ, được khắc được tạc thành hình thành nét. Hẳn khi miệt mài bên bức chân dung tình yêu đó, Giang không hề nghĩ nó sẽ được đặt lên bàn thờ, cạnh di ảnh cô. (Đọc truyện đêm khuya 04/8/2015)
Hai truyện ngắn có cùng một phong cách kể. Đó là sự cô đọng súc tích trong những khoảnh khắc chớp nhoáng của đời sống mà bộc lộ tính cách, đạo đức của từng cá nhân. Giọng kể cố tình lạnh lùng giễu nhại, các tình tiết khá ly kỳ, chứa đựng ý nghĩa triết lý sâu sắc. (Đọc truyện đêm khuya 01/8/2016)
Chiến tranh không chỉ có mưa bom, lửa đạn. Với một truyện ngắn có thời gian kéo dài từ chiến tranh đến hòa bình với rất nhiều sự kiện, sự việc…, tác giả đã cho người đọc, người nghe một góc nhìn khác đầy nhân văn về cuộc chiến tranh và cuộc đời người lính. (Đọc truyện đêm khuya 28/07/2016)
Chiến tranh đã qua đi, biết bao gia đình được đoàn tụ, cũng không ít gia đình vẫn lặn lội tìm kiếm, hy vọng gặp được một phần thân thể, hoặc chỉ là một nắm đất nơi con em mình hy sinh. Trong số những gia đình ấy có gia đình nhà thơ Dương Kỳ Anh. Bản thân ông đã thực hiện nhiều chuyến đi tìm mộ em trai. Những chuyến đi có thực và cả những chuyến đi trong tâm tưởng này được ông tâm sự trong bài thơ “Người đi tìm phần mộ em trai mình”. (Tiếng thơ 27/7/2016)
Tagore là bậc thầy trong phân tích sự vận động của thế giới nội tâm nhân vật. Nhân vật chính của truyện ngắn "Cậu chủ nhỏ" có môt trái tim thánh thiện trong sáng đến vô ngần trong xã hội phân tầng sâu sắc. Chính ý thức hệ, nhận thức về thân phận một cách mù quáng đã đưa bi kịch đến cuộc đời Raicharan. Truyện có giá trị nhân văn sâu sắc và có sức ám ảnh về số phận con người. (Đọc truyện đêm khuya 25/7/2016)
Những vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc ta luôn gợi nên tình cảm sâu sắc tận đáy lòng của mỗi người dân Việt Nam. Với mỗi nhà thơ, cảm xúc về biển trời Tổ quốc chạm đến trái tim nhạy cảm, nồng nàn của họ để viết nên những bài thơ hay nhất. Hình ảnh những người lính hải quân, những ngư dân luôn bám biển để khẳng định chủ quyền thiêng của Tổ quốc là những hình tượng đẹp trong thơ. Các bạn đến với xúc cảm thơ về vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc qua sáng tác của các nhà thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Thy Hoàng, Huệ Triệu và Đỗ Phú Nhuận. Sau đó là chân dung nhà thơ Triệu Từ Truyền gắn bó với thơ ca.(Tiếng thơ 24/7/2016)
Truyện ngắn "Tiếng sáo người lính" là câu chuyện về những tâm tư, tình cảm của người lính trẻ tại chiến trường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước. Sự trẻ trung, yêu đời, lạc quan của người lính đã vượt qua những khó khăn, gian khổ của chiến tranh. Truyện ngắn "Anh không có lỗi" là đấu tranh nội tâm của người phụ nữ có chồng bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường. Để anh không đau khổ, chị giấu việc cậu con trai hai người đang nuôi không phải là con đẻ. Một câu chuyện xúc động về nỗi đau thời hậu chiến của người phụ nữ. (Đọc truyện đêm khuya 21/7/2016)
Cuộc gặp gỡ và câu chuyện tình yêu lãng mạn của Hạnh Thu và Dũng khiến ta nghĩ ngay đến cô bé Lọ Lem và hoàng tử trong truyện cổ tích. Một chuyện cổ tích giữa đời thường với một cái kết thật ấm áp làm hài lòng người đọc, người nghe mà chẳng ai thắc mắc đến những chi tiết tưởng chừng như vô lý. (Đọc truyện đêm khuya 18/07/2016)
Út Đẹt là con gái út trong một gia đình nông dân ở Nam Bộ. Với tính cách hồn nhiên, trong sáng, cô lớn lên yên bình trong sự yêu thương của gia đình. Lấy chồng khi còn rất trẻ, Út Đẹt hạnh phúc khi gặp được một gia đình tử tế,người chồng tên là Quốc hiền lành tốt bụng và sinh được cậu con trai kháu khỉnh. Nhưng một tai nạn thương tâm đã xẩy ra, chồng của cô khi sang nhà hàng xóm mua cá đã bị chết vì điện giật. Bao khó khăn, mất mát, đau thương mà cô sẽ phải vượt qua... (Đọc truyện đêm khuya 14/7/2016)
Dẫu biết mình chỉ có nửa vầng trăng, song thi sỹ ấy luôn khát khao về một vầng trăng tròn đầy, viên mãn. Trăng cũng là hình tượng trở đi trở lại trong thế giới thơ ca của Hoàng Hữu. Hiểu như thế sẽ nhận ra “Hai nửa vầng trăng” không chỉ là một bài thơ tình mà còn chứa đựng trăn trở nghệ thuật của một nhà thơ khao khát tới được “Bến bờ anh tim dội sóng đến vô cùng”. (Tiếng thơ 13/7/2016)
Là cây bút nữ nhanh nhạy với các đề tài nóng của xã hội, nhà văn Phong Điệp dồn nén nhiều chi tiết đời thường qua giọng văn nhạy cảm, gần gũi trong cách kết cấu xâu chuỗi từng mảng đời, từng lát cắt cuộc sống gắn với thằng bé để tạo nên các xung đột đỉnh điểm, căng thẳng. Chất liệu đời sống ngồn ngộn, sinh động được đan cài dày đặc trong tính cách, tâm lý và hành động để tạo nên chân dung thực sự sống động của từng nhân vật. Hai mẹ con bà Sẳng – Thiên Ân như hai điểm sáng – tối của bức tranh đậm chất đời bổ sung, xuyên thấm vào nhau. Dù bị tổn thương đến đâu chăng nữa nhưng người mẹ vẫn tha thứ bởi tình thương vô bờ bến bà mẹ đã dành cho con. Tác phẩm mang bài học sâu sắc về tình cảm con người với lòng vị tha, nhân hậu có lẽ sẽ cứu rỗi cuộc đời. (Đọc truyện đêm khuya 11/7/2016)
BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6
Địa chỉ: 37 Bà triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Trưởng ban: TRẦN NHẬT MINH Phó trưởng ban: NGÔ MỸ HẰNG, TRẦN XUÂN THÂN
để nhận các tin tức nóng hổi từ VOV6.VOV.VN
Điện thoại: (04)3826 5064/ Fax: 84-4-3826 5064