Sau mấy chục năm xa quê hương, bà Thung trở về quê để sang cát cho chị dâu. Bà nhớ lại những kỉ niệm vui, buồn trong cuộc đời mình. Bố mẹ mất sớm, anh chị lấy nhau khi bà Thung còn nhỏ nên chị dâu như là người mẹ, người chị chăm sóc,cưu mang cho bà. Hai người phụ nữ cùng nhau vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Tác phẩm là câu chuyện xúc động về tình cảm gắn bó của những người thân trong gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. (Đọc truyện đêm khuya 22/9/2016)
Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật là giải thưởng cao quý, khẳng định giá trị của các tác phẩm cùng đóng góp của văn nghệ sỹ gắn bó với từng chặng đường đất nước. Trong những tác giả được tôn vinh ở lần trao giải thứ V này, nhiều người đã qua đời, song sáng tác của họ vẫn còn đó, tươi xanh. (Tiếng thơ 21/9/2016)
Chiến tranh qua lâu rồi. Việt Nam và Mỹ đã gác lại đau thương, bình thường mối quan hệ để cùng hướng tới tương lai. Nhưng trên thực tế trong mỗi người dân thường chịu tác động trực tiếp bởi chiến tranh thì sự “bình thường hóa mối quan hệ” không hề dễ dàng chút nào mà là cả quá trình diễn biến lâu dài và khắc nghiệt giống như một hội chứng. Người viết đã chọn một góc nhìn khá công bằng và khách quan: chiến tranh với thân phận của những người dân lành. (Đọc truyện đêm khuya 15/9/2016)
Biển đảo Tổ quốc là một phần máu thịt thiêng liêng, nối với đất liền bằng dằng dặc sóng nước. Có hòn đào từ đất liền nhìn ra như một chấm mờ xa, cũng có những hòn đảo vời vợi trùng khơi, nhưng khoảng cách càng xa thì lòng người càng muốn gần lại, dõi theo với nhiều cung bậc cảm xúc: tự hào, yêu thương, trăn trở. (Tiếng thơ 18/9/2016)
Chị Chiêm, anh Tường: hai nhân vật chính trong truyện trải qua nhiều mất mát: hết nghịch cảnh chiến tranh lại đến những thay đổi của xã hội, của cuộc sống sau hòa bình. Nhưng dư âm đọng lại của truyện ngắn này không phải là những nghịch cảnh cuộc đời mà là tình yêu, tình người, tình đời (Đọc truyện đêm khuya 12/09/2016)
Gắn bó với những chương trình như "Đọc truyện đêm khuya", "Tiếng thơ", "Văn nghệ", để lại nhiều dấu ấn đối với đồng nghiệp thế hệ sau nhưng lại rất kiệm lời khi nói về mình – đó dường như là đặc điểm chung của các nhà thơ từng làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng với sự lặng lẽ và kiên nhẫn ấy, họ làm thơ, dùng thơ để bộc lộ nỗi niềm riêng tư với cuộc đời, dùng thơ để thỏa mãn cá tính sáng tạo. (Tiếng thơ 07/9/2016)
Người con trai và người con gái đương tuổi thanh xuân, lại có quá nhiều điều kiện thời gian ở bên nhau, ban ngày và thậm chí cả lúc đêm khuya, nếu có xảy ra chuyện gì đi quá giới hạn thì cũng là điều bình thường, dễ hiểu. Nhưng họ đã vượt qua những ham muốn cá nhân một cách nhẹ nhàng. Theo thời gian, họ cùng già đi, từng trải thêm,nhưng lời hứa năm xưa vẫn giữ nguyên ánh sáng pha lê trong trẻo, thuần khiết, vẫn là thứ ánh trăng lóng lánh giúp họ thấu hiểu và trân trọng nhau. (Đọc truyện đêm khuya 05/9/2016)
Lùi lại quãng thời gian cách đây hàng chục năm, với cuộc đời của nhân vật chính trong truyện ngắn "Lạc quê" của nhà văn Hiệu Constant, hẳn không cần nói nhiều, người đọc, người nghe cũng hình dung ra được cảm giác cô độc và nỗi khốn khó của nhân vật khi đó. Khó khăn chồng chất khó khăn, như một người vừa vượt qua một ngọn núi, thì lại thấy ngọn núi khác cao hơn, khó đi hơn. Tuy vậy, với bất cứ ai từng trải qua cảnh đất khách quê người, số phận hay cảm xúc của nhân vật “tôi” lại rất quen thuộc. (Đọc truyện đêm khuya 01/9/2016)
Trên bản đồ địa lý, nước ta mang hình chữ S, trải dài từ Bắc xuống Nam, lưng tựa núi, hướng nhìn ra biển Đông. Dáng hình đất nước đi vào thơ ca với nhiều cách gọi khác nhau: “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu” (Tạ Hữu Yên), “Tổ quốc tôi như một con tầu” (Xuân Diệu), “Đất nước hình chim câu” (Trần Quang Đạo), "Đất nước những cánh cung" (Chung Tiến Lực)… Mỗi hình dung đều gửi gắm tình cảm và khát vọng của người viết nghĩ suy về đất nước. (Tiếng thơ 03/9/2016)
Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc từ đâu mà có? Hạnh phúc có phải có được từ tiền bạc, từ sự giàu sang? Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn, và bất cứ ai trong đời này cũng đáng được hưởng, nhưng để có được hạnh phúc, nhiều khi người ta cũng phải vật lộn, phải đấu tranh và có khi phải chịu những hy sinh mất mát mới có được. (Đọc truyện đêm khuya 29/8/2016)
Dấu ấn của thiên nhiên thời tiết không tách rời tâm trạng - cảm xúc của con người, dự phần cả vào lịch sử của dân tộc. Như những ngày tháng này, khi mùa thu đang chiếm lĩnh không gian, thì những hình ảnh của mùa thu năm xưa lại trở về, trong sắc vàng của nắng, sắc xanh của bầu trời - cây cỏ. (Tiếng thơ 24/8/2016)
Tác phẩm đan xen giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật chính. Anh là con út trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Qua cuộc đời của nhân vật chính, tác giả nhắc tới những vần đề nóng bỏng của đất nước. "Cha và con" là câu chuyện xúc động giáo dục thế hệ trẻ ngày hôm nay về truyền thống cách mạng, ý thức trách nhiệm của công dân với quê hương đất nước. (Đọc truyện đêm khuya 25/8/2016)
Tác phẩm viết về cuộc đời người phụ nữ có chồng là chiến sĩ tình báo. Vì để bảo vệ bí mật của anh mà chị phải chịu nhiều thiệt thòi. Suốt mấy chục năm chiến tranh, chị cô đơn, mất mát về tình cảm khó chia xẻ cùng ai. Khi đất nước hòa bình, thống nhất thì người chồng tưởng như đã hi sinh trở về và sự thật sáng tỏ. (Đọc truyện đêm khuya 18/8/2016)
không gian của truyện vừa hiện thực và vừa mang đậm chất tâm linh. Nét đặc biệt về không gian sống cùng những thân phận phụ nữ bé mọn đã tạo cho bức tranh nông thôn trong truyện ngắn này nửa tối nửa sáng, nửa cũ nửa mới. Tất cả tạo nên diện mạo thực của đời sống nông thôn những năm chiến tranh - một thời chưa quên và khó quên. (Đọc truyện đêm khuya 15/8/2016)