Những bài thơ vui của người nông dân Nga13/10/2017

Nước Nga tuy xa mà gần, lạ mà quen – Đó là cảm nhận của nhiều người ít nhất có một lần đặt chân đến đất nước thân thiện này, hoặc chỉ biết về xứ sở bạch dương qua tiểu thuyết Lep Tonxtoi, thơ Puskin, Exênhin… Thiên nhiên Nga, văn học Nga, thơ ca Nga thực sự là một miền nhớ, một không gian văn hóa tinh thần vô cùng ý nghĩa. (Tiếng thơ 11/10/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Cô dâu bé con": Khao khát tự do và tình thương yêu 13/10/2017

Nghi lễ đón dâu, cướp dâu diễn ra vô cùng thô lỗ như một sự bạo hành. Đêm tân hôn chỉ là ngang nhiên dùng bạo lực tướt đoạt trinh tiết của một bé gái mà thôi và “chung qui chỉ là đứa bé mười tuổi” nhưng đã phải lo đến việc uống thuốc để không phải có con. Bên cạnh nhân vật chính Kukha, chúng ta còn thấy thấp thoáng nhân vật “tôi” - người kể chuyện. Nhà văn đã không ngại ngùng bày tỏ thái độ yêu ghét, sững sờ, phẫn nộ cũng như sự khát khao tự do, tình yêu thương, bênh vực kẻ yếu, với tấm chân tình, đồng cảm. (Đọc truyện đêm khuya 12/10/2017)

Hai truyện ngắn nước ngoài:

Hai truyện ngắn nước ngoài: "Ước nguyện đêm giáng sinh" và "Tiếng chuông khai giảng" 10/10/2017

Truyện ngắn "Ước nguyện đêm Giáng sinh" của nhà văn Nhật Bản Hoshi Shinichi mang phong cách giả tưởng kể về việc ông già Noel đi tặng quà trong đêm Giáng sinh. Ông già Noel gặp 3 người đàn ông cô đơn và họ đều nhường món quà Noel của mình cho người khác. Một câu chuyện giúp người đọc, người nghe hiểu hơn ý nghĩa của ngày lễ giáng sinh và món quà Noel. Truyện ngắn "Tiếng chuông khai giảng" của tác giả Hàn Quốc Kim Yong Ik nhắc đến ước mơ hạnh phúc, hòa bình của con người. Hai cậu học trò Sang-Chun và Ko đã đổi 20 gánh củi lấy một chiếc chuông cũ. Tiếng chuông ngân vang báo hiệu một năm học mới và gửi gắm trong đó ước mơ hòa bình, hạnh phúc của thầy trò trường Songwari. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều người vẫn phải chịu cảnh bom đạn chiến tranh. Tác phẩm khiến chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống hòa bình. (Đọc truyện đêm khuya 09/10/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Năng Tuệ": Làm sao thoát khỏi nỗi buồn đeo đẳng? 6/10/2017

Năng Tuệ là tên truyện, cũng là tên nhân vật chính. Năng Tuệ và cô gái xưng “tôi” có nhiều điểm tương đồng. Cuộc đời họ có những khoảng trống khó đắp bù. Một người đã từng ở chùa nay làm nghề tiếp thị, còn một người là thợ may. Điểm nút của tác phẩm là khi cô gái biết mình đã mang giọt máu của Năng Tuệ. Nhưng cũng đúng vào thời điểm nhạy cảm và quan trọng đó thì Năng Tuệ cũng biết tin tức về cha mẹ - những người đã từng bỏ rơi anh từ khi mới lọt lòng... (Đọc truyện đêm khuya 06/10/2017)

Nhà thơ Bùi Kim Anh:

Nhà thơ Bùi Kim Anh: "Bỏ phố mình biết đi đâu" 6/10/2017

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, suốt mấy chục năm, nhà thơ Bùi Kim Anh gắn bó với sự nghiệp trồng người. Nghỉ hưu, bà có thời gian sống với thơ nhiều hơn, trăn trở cùng con chữ bao niềm vui nỗi buồn. Trong thơ bà, luôn thấp thoáng không gian Hà Nội với từng góc nhỏ thân yêu gắn với kỉ niệm của bản thân và gia đình. Còn khi đối diện với Hà Nội tập nập hiện giờ, bà lại muốn thu mình lại, muốn trở về, muốn quay lưng lại phố phường. Đó là tâm lý khá phổ biến của những ai đã gắn bó với Hà Nội từ thế kỷ trước, yêu thích miền không gian tĩnh lặng thanh bình. (Tiếng thơ 07/10/2017)

Truyện ngắn “Con Mốc”: Nhân tình thế thái nơi làng quê

Truyện ngắn “Con Mốc”: Nhân tình thế thái nơi làng quê 6/10/2017

Xem ra, con Mốc (con chó già trung thành tận tụy của lão kép cải lương) chỉ là cái cớ để nhà văn dẫn dắt câu chuyện khá ly kỳ. Từ chuyện của Mốc đến chuyện làng, chuyện xã, chuyện mâu thuẫn giữa anh em Nhất - Nhì, cái chết oan uổng của cụ Cậy - mẹ đẻ anh em Chủ tịch xã v.v...Tác phẩm đậm chất hiện thực - một hiện thực vừa xót xa vừa cay đắng với bối cảnh làng quê và những người nông dân trong sự thay đổi chóng mặt thời kinh tế thị trường. (Đọc truyện đêm khuya 05/10/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Gì cũng có số": Mong manh kiếp người 3/10/2017

Vài Nàm Sàng - người đàn ông có cái tên kỳ lạ và một số phận kỳ lạ. Sàng là người dân tộc thiểu số, thất học và lại theo lính cộng hòa. Sàng đã bao lần suýt chết, đi tù... nhưng số phận run rủi thế nào mà anh không phải gánh. Nhưng, sống không có mục đích, nhàn nhạt và vô nghĩa đã khiến Sàng không tìm lối thoát cho đời mình. Hòa bình lập lại, Sàng về quê, sống dật dờ. May mắn cho Sàng là lấy được vợ. Nỗi ám ảnh về cuộc chiến và cái chết của bố Sàng - một người lính cộng hòa, đeo bám cuộc sống vốn quá nhiều ghềnh thác của anh. (Đọc truyện đêm khuya 02/10/2017)

Tập thơ

Tập thơ "Trong hố cầu thang" và nỗ lực của người viết trẻ 2/10/2017

“Trong hố cầu thang” là nhan đề tập thơ mới xuất bản của tác giả Đặng Thiên Sơn, cho thấy nỗ lực của một người trẻ từ quê lên thành phố mưu sinh, đối diện với nhiều vấn đề phức tạp của lợi danh cơm áo nhưng vẫn bền lòng và chung thủy với thơ, coi thơ như một điểm tựa, nơi tâm hồn được trở về, được thanh lọc, được khao khát. Phần lớn sáng tác trong tập là những lát cắt, những mảnh tâm trạng: khi chán nản, lo âu, bức bối, khi thất vọng lúc lại nhen niềm hy vọng, khi bất lực lúc lại tự vấn mình… Nhưng hơn hết vẫn là khát khao vươn lên để được sống, được yêu thương chân thật. (Tiếng thơ 30/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Một chút Tân Lang": Cổ tích và hiện thực 2/10/2017

Câu chuyện dựa trên mô típ truyện "Sự tích Trầu Cau" kể về mối tình ngang trái giữa hai anh em sinh đôi Tân, Lang và cô gái trẻ tên là Nương. Trong không khí trong trẻo của làng quê thuần Việt, những chàng trai cô gái tuổi trăng tròn sống hồn nhiên, ngây ngô và đôi chút bản năng. Do nhà nghèo nên người chú chỉ cưới được vợ cho người anh trai tên là Tân. Nhiều lý do ngẫu nhiên đã đưa đẩy Lang và chị dâu đến với nhau. Tân uất ức bỏ đi, Lang hổ thẹn cũng bỏ làng ra đi để lại Nương với cái thai trong bụng. Thế nhưng không ai trong ba người Tân, Lang, Nương chết như trong truyện cổ tích mà họ đều có gia đình riêng của mình. Phiên bản mới của câu chuyện “Sự tích Trầu Cau” được tác giả thể hiện với góc độ đời thực hơn, con người hơn, nhiều màu sắc cảm xúc hơn. (Đọc truyện đêm khuya 29/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Mưa đến": Tình yêu và sự hi sinh 29/9/2017

Câu chuyện kể về vùng đất xa xôi tại châu Phi nơi vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Bộ tộc của tù trưởng Labong'o đã từ lâu không có mưa, đất đai khô cằn, gia súc chết khát. Để cầu thần linh, tổ tiên ban mưa xuống thì phải hiến tế một cô gái trẻ. Cô gái được thày mo yêu cầu phải làm việc đó chính là Ôganđa, con gái tù trưởng Labong'o. Tuy đau buồn nhưng Ôganđa vẫn đồng ý hi sinh vì cuộc sống của cộng đồng. May mắn, trên đường Ôganđa đến vùng đất thiêng để hiến tế thì chàng trai Ôsinđa đã cứu thoát cô. Mưa xuống nhưng Ôganđa không phải chết, cô đã tìm được hạnh phúc của mình. (Đọc truyện đêm khuya 28/9/2017)

Nhớ một thời nước Nga

Nhớ một thời nước Nga 28/9/2017

Tuy cách xa về địa lý, nhưng đất nước Nga, tâm hồn Nga luôn hiện diện trong trái tim của nhiều người Việt Nam, từ những người lao động phổ thông đến nhà khoa học, văn nghệ sỹ. Với tác giả Hoàng Xuân Tuyền, khoảng thời gian sinh sống và học tập ở Nga để lại trong anh nỗi nhớ khôn nguôi, song hành cùng bao ước mơ tuổi trẻ. Chúng ta cùng chia sẻ với anh tình cảm, nỗi nhớ về nước Nga trong những ngày mùa thu này. (Tiếng thơ 27/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Hoàng tử xinh đẹp" 27/9/2017

Nhân vật Xutkha là một cô gái có tâm hồn trong sáng, thánh thiện, có trí tưởng tượng bay bổng và khao khát yêu thương mãnh liệt. Nhưng trái tim cô đã bị tổn thương ghê gớm khi tình yêu không được đáp lại. Truyện phê phán một xã hội chú trọng môn đăng hộ đối, nhìn nhận giá trị phẩm chất con người qua vật chất và hình thức bề ngoài mà không thấy được vẻ đẹp bên trong tâm hồn. (Đọc truyện đêm khuya 25/9/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Chuyện thằng Lai": Không quên nguồn cội 22/9/2017

Chẳng ai được chọn cha mẹ cũng như được chọn nơi mình sinh ra.“Con không chê cha mẹ khó….”- Đó là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật Lai. Chân dung nhân vật Lai được khắc hoa có sự kết hợp hài hòa giữa chất phương Tây và phương Đông, giữa hiện đại và truyền thống: vừa năng động , nhanh nhậy, tự lập cao, tác phong cung cách làm ăn công nghiệp vừa chăm chỉ, căn cơ, siêng năng. Tính toán làm giàu nhưng không quên nguồn cội. Ít chữ nhưng lại biết lễ nghĩa. (Đọc truyện đêm khuya 18/9/2017)

Không bao giờ là cuối

Không bao giờ là cuối 22/9/2017

Thế giới mở ra vô biên, sau chân trời lại tiếp nối chân trời. Khi không ngừng tư duy chất vấn chính mình cũng có nghĩa những khả năng tiềm ẩn của con người được đánh thức, từng bước khám phá tiếp những bí ẩn còn lại của thế giới. Khát vọng sống, khát vọng yêu là nguồn năng lượng trẻ trung và tươi mới, luôn cuộn chảy trong tâm hồn, thôi thúc sáng tạo, giúp chúng ta mở cánh cửa vô biên ấy. “Hết sông là biển mênh mang / Chân trời phía sau biển cả / Có khi nào đi tới đó / Sau chân trời là vô biên” – Trích bài thơ “Không bao giờ là cuối” của nhà thơ Xuân Quỳnh. (Tiếng thơ 24/9/2017)

Nỗi ám ảnh dữ dội trong truyện ngắn

Nỗi ám ảnh dữ dội trong truyện ngắn "Phiêu linh trắng" 21/9/2017

Ám ảnh, dữ dội và tận cùng đau đớn... Đó là những tính từ trong số nhiều tính từ khác có thể bật lên ngay khi nghe xong truyện ngắn “Phiêu linh trắng” của nhà văn Nguyễn Thu Phương. Những bức tranh ấn tượng thêu bằng tóc trinh nữ là có thực. Có thực một Phi Yến mỏng manh tội nghiệp, ẩn mình trong ngôi biệt thự cũ kỹ nhạt nhòa ánh sáng, thêu như lên đồng, như thoát xác, như thể ngày mai không còn tồn tại trên đời. Phần còn lại là giả dối: người chị gái ở bên Phi Yến cùng những nhân vật quay quanh trục lợi nhuận từ các bức tranh đem lại, họ mải mê chạy theo đồng tiền, danh vọng, hào quang, chạy theo thứ tình yêu hư ảo. (Đọc truyện đêm khuya 22/9/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ