Câu chuyện của lời hứa trong truyện ngắn "Hương hoa gạo"17/11/2017

Hiện thực chiến tranh khắc nghiệt và hậu quả của nó còn đeo bám dữ dội, gây sang chấn tâm lý nhiều năm sau nữa. Quế đã vụt biến vào không gian, trong nắng trưa dữ dội, hằn sắc đỏ của những bông hoa gạo rơi từng đợt từng đợt. Đây là một cái kết giàu ám ảnh, mang màu sắc "Hiện thực huyền ảo". Quế là hương thơm, là cái đẹp của cuộc đời. Cái đẹp ấy không thể chịu nổi hiện thực quá phũ phàng tàn nhẫn, hay nói cách khác, hiện thực ấy không có chỗ cho cái đẹp neo đậu sinh sôi. (Đọc truyện đêm khuya 16/11/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Bản nhạc vẫn còn xanh": Lòng nhân ái của những "người chở đò" 17/11/2017

Học trò đâu chỉ cần học kiến thức văn hóa mà còn cần được nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách, chắp cánh những ước mơ. Và những buổi học nhạc của thầy Đoàn đã làm được điều đó. Mỗi em là một nốt nhạc – những nốt nhạc lấm láp. Cả lớp tạo nên một dàn hợp xướng. Cuộc sống là những bản nhạc giao hưởng vĩ đại. Nhờ thầy mà mỗi buổi lên lớp của đám học trò nhà quê không còn nhạt nhẽo vô vị. Tác phẩm của nhà văn Đỗ Tiến Thụy toát lên tình nhân văn nhân ái của những người thầy vì sự nghiệp ươm mầm. (Đọc truyện đêm khuya 13/11/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Đêm đầu năm": Ký ức về những năm tháng bom đạn ác liệt 10/11/2017

Chiến trường đạn bom là nơi thử thách lòng người. Có bao người gan dạ, can đảm vào sinh ra tử như Tấn, như Thoa. Họ đã sống, chiến đấu như bao người chiến sĩ, thanh niên xung phong cùng thời. Tại chiến trường cũng xuất hiện những con người bị tha hóa về đạo đức lối sống, chạy theo bản năng tầm thường như nhân vật ông trạm trưởng trạm xá. Liên tiếp Thoa gặp phải những tai ương. Vừa thoát khỏi nanh vuốt và sự bủa vây của ông trạm trưởng thì Thoa lại gặp tai họa ...(Đọc truyện đêm khuya 09/11/2017)

Thơ viết sau cơn bão

Thơ viết sau cơn bão 9/11/2017

Mùa mưa năm nay kéo dài, mưa trên diện rộng cùng sự tấn công bất ngờ của nhiều cơn bão đã gây ra thiệt hại lớn trên nhiều địa phương từ miền núi đến đồng bằng, từ Bắc vào Nam. Mưa bão là nỗi lo không của riêng ai, đặc biệt với những gia đình sống ở vùng lũ, công việc làm ăn phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Ca dao xưa đã bộc lộ thật tha thiết ước mong của người lao động: "Trông trời, trông đất, trông mây / Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm / Trông cho chân cứng đá mềm / Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng". Trong một sáng tác “Viết sau cơn bão”, nhà thơ Đỗ Vinh cũng dùng làn điệu dân ca để ru cho cơn bão yên lòng người: “Ngủ đi cấp chín cấp mười/ Giật bao nhiêu cấp để người tay không/ Ngủ đi sức vóc biển đông/ Rung cành rung lá đừng rung cội nguồn...". (Tiếng thơ 08/11/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn"Ám thanh": Nỗi ám ảnh về đời sống 8/11/2017

Ám thanh là một trạng thái tinh thần mà nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Ý Nhi gặp phải. Mặc dù đôi tai của nhân vật xưng "anh" không bị bất cứ thứ bệnh lí nào, nhưng anh luôn nghe thấy những tiếng nổ lớn, trong khi thực ra mọi thứ xung quanh anh đều "tuyệt đối yên tĩnh". Đây là sự ám ảnh về một đời sống đầy bất an rình rập. Con người phải đối mặt với vô số áp lực của đời sống này. (Đọc truyện đêm khuya 06/11/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Hồi ức chiến tranh": Góc nhìn về người lính bên kia chiến tuyến 7/11/2017

Bạn đọc hiện nay nhất là những người trẻ quan tâm tới đề tài chiến tranh không phải là những chiến dịch, trận đánh mà là số phận người lính, tâm tư tình cảm của người lính cả hai bên trong cuộc chiến như thế nào. Tác phẩm là cái nhìn khách quan và nhân văn về người lính bên kia chiến tuyến. Bác sĩ Long là sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa bị lạc đường tại chiến trường Trường Sơn. Khi Long sắp chết vì kiệt sực thì gặp được An Nhàn và được cô cứu giúp. Từ lòng biết ơn, Long yêu An Nhàn nhưng vì nhiều lý do Long phải ra đi. Chiến tranh kết thúc mấy chục năm, bác sĩ Long vẫn đi tìm người con gái năm xưa. (Đọc truyện đêm khuya 02/11/2017)

Có một lòng thương nhớ miền Trung

Có một lòng thương nhớ miền Trung 6/11/2017

Trong số 50 bài thơ của tập “Về lại triền sông” thì có tới hơn 20 bài viết về quê hương, cha mẹ, nhắn nhủ các con không được phép lãng quên gốc rễ cội nguồn. Những bài thơ này có khi được sắp xếp bên nhau với tần suất dày đặc, tạo nên độ đặc quánh trong suy tư, nghẹn ngào trong cảm xúc. Với nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, ông không cố gắng để làm mới những hình ảnh, những chi tiết đã từng có và có nhiều trong thơ. Đơn giản, ông chỉ kể về một miền Trung của riêng ông, ở trong ông, một miền Trung - xứ Nghệ mà ông luôn có cảm giác còn “mắc nợ”, “có lỗi”, một miền Trung “cực khổ như định mệnh – chỉ những tim yêu mãi xuân thì"... (Tiếng thơ 05/11/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn"Vô vi": Những góc nhìn sâu thẳm về cõi sống 31/10/2017

Chuyện bắt đầu từ cái tên của gã "Mã Gíám Sinh" trong "Truyện Kiều" đến một "Mã Giám Sinh" xuất thân là một gã nông dân hiền lành chất phác, chuyện người ta thu hồi đất canh tác, chuyện các gia đình ở nông thôn phải sống điêu đứng với một bọc tiền được đền bù sau khi mất đất ... là những chuyện không vô vi. Đó là nỗi đau của người dân phải chịu sau những hệ lụy tày trời đang xảy ra ở nông thôn trong những ngày xáo trộn. (Đọc truyện đêm khuya 30/10/2017)

 Hai truyện ngắn: “Mối tình đầu’’ và

Hai truyện ngắn: “Mối tình đầu’’ và "Thời tiết mùa thu” 30/10/2017

Trong cả hai truyện không thấy có tiếng súng nổ, tiếng bom đạn song đều là những câu chuyện về chiến tranh, mang dư âm của chiến tranh. Chỉ qua những lát cắt mỏng, những chớp ảnh đó thôi chúng ta đã cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh, những mất mát đau thương mà con người phải gánh chịu và vượt qua, những qui luật của sự sống. Và hơn thế chúng ta còn bắt kịp cả những đốm sáng. (Đọc truyện đêm khuya 26/10/2017)

Thơ miền Nam trước 1975: Cái tôi hòa hoãn với cuộc đời

Thơ miền Nam trước 1975: Cái tôi hòa hoãn với cuộc đời 26/10/2017

Theo nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (hiện đang sống và làm việc tại Úc), thì chủ nghĩa cá nhân trong thơ mới đầy tự tin và tự hào, còn chủ nghĩa cá nhân trong sáng tác của các nhà thơ miền Nam giai đoạn 1954-1975 “phải chăng” hơn, "cái tôi" cá thể được hiểu như một cái riêng chứ không phải một cái khác, càng không phải là một cái gì lớn lao tuyệt đối. Nhà thơ không còn là “con chim đến từ núi lạ” (như trong thơ Xuân Diệu) mà chỉ là “Một con chim bói cá / Lặn tìm vuông đời mình” ( trong thơ Du Tử Lê), không còn đi những bước đi đặc dị: “Chân mình vẫn lạc dấu nghìn chân” (thơ Trần Huyền Trân) mà chỉ muốn hòa hoãn với cuộc đời: “Tôi bây giờ sống thu thân / Sống cam phận nhỏ chia phần an vui” (thơ Nhã Ca). (Tiếng thơ 25/10/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Những cơn bão": Nỗi đau chiến tranh 25/10/2017

Câu chuyện về gia đình nhiều biến động của người thương bình tên là Trọng. Chiến tranh kết thúc, ông Trọng trở về từ chiến trường với những di chứng chiến tranh. Đó là di chứng chất độc da cam có thể nhìn thấy qua hình hài, số phận những người con. Nhưng có cả những chấn thương về tâm lý khó bày tỏ cùng ai. Gia đình người cựu chiến binh luôn sống trong những cơn bão. Đó không phải cơn bão thiên nhiên mà là cơn bão tâm lý khi họ lo lắng cho số phận những người con, người em không biết có lành lặn hay không. Chiến tranh đã rời xa mấy chục năm nhưng nỗi đau không gì xóa nhòa. Chính điều này khiến chúng ta càng quý trọng những ngày hòa bình hôm nay. (Đọc truyện đêm khuya 23/10/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Suối Miền Xía": Hạnh phúc trọn vẹn, đủ đầy 23/10/2017

Công việc chiếu bóng làm nền cho mối tình thơ mộng, lãng mạn của nhân vật kể chuyện xưng "tôi” (có tên thân mật là “Anh quay làm”) với Mùi Say, một cô gái xinh đẹp người dân tộc thiểu số. Họ đã bén duyên từ những lần đội chiếu bóng lưu động vượt qua suối Miền Xía lên với đồng bào miền núi. Một kết thúc có hậu với “Anh quay làm” và Mùi Say. Họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn và đủ đầy. (Đọc truyện đêm khuya 20/10/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Đứa con lạc loài": Dao sắc không gọt được chuôi 19/10/2017

Câu thành ngữ “Dao sắc không gọt được chuôi” có lẽ phù hợp để nói về sự bất lực của người cha trong truyện ngắn này. Ông là tiến sỹ tâm lý học, đã lập luận và giải quyết hoàn chỉnh nhiều vấn đề giáo dục trong giới vị thành niên, đã xuất bản nhiều cuốn sách, là thầy của những học trò xuất sắc trong giới nghiên cứu khoa học. Nhưng với cô con gái bỏ nhà đi bụi thì sao? Dù đã rất kiên nhẫn, tìm mọi cách lôi kéo con ra khỏi con đường lầm lạc, thậm chí phải đóng vai cả khách làng chơi để thâm nhập thực tế, nhưng ông vẫn không gặp được con, vẫn không thuyết phục được con trở về. Và trớ trêu thay, nghiệt ngã thay, cuộc đời ông đã khép lại bởi lưỡi dao oan nghiệt, trong một lần tìm con ở vũ trường. (Đọc truyện đêm khuya 19/10/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Nhà trong ngõ hẻm": Góc khuất những phận người 17/10/2017

Không gian truyện là ngõ hẻm, là góc phố và chứa đựng những phận người mong manh, cay cực, đắng chát. Góc nhìn của nhà văn Ma Văn Kháng về những phận người rất nhân văn. Đó là những phát hiện sâu sắc về tâm tính và sự đổi thay đằng sau góc khuất bụi bặm và cay đắng. (Đọc truyện đêm khuya 16/10/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Gặp lại": Khát vọng sống 16/10/2017

Sức hấp dẫn lôi cuốn của những đối thoại vừa tình tứ vừa rất đời. Cũng qua những đối thoại chúng ta hình dung chân dung tính cách hai nhân vật. Nicolai tha thiết , nồng nhiệt, cháy bỏng mang đậm tính cách Nga. Anna thì khá chân thành và sắc sảo. Văn phong nhẹ nhàng, khung cảnh lãng mạn tình tứ truyền đến trong mỗi chúng ta khát vọng sống, khát vọng được yêu thương. (Đọc truyện đêm khuya 13/10/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30

Hành trình sáng tạo (đang phát)

08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ