Bà Lu hốt hoảng khi nhìn thấy những vết thương trên lưng của Eliott. Bà thấy mình cần phải giải thích để cậu hiểu hơn về mộng giới Orinia. Bà kể cho Eliott nghe về Amastan, đệ tử của Vua Cát, người bạn giúp bà đi đến mộng giới. Chiếc đồng hồ cát chính là chìa khóa giúp con người đi vào giấc mộng. Bà còn giải thích cho cậu nghe như thế nào là Mộng Khách, Mộng Chủ và lý do tại sao Eliott lại bị con báo cào bị thương... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ mười)
Vết thương trên lưng cậu do con báo gây ra chứng minh rằng mộng giới là hoàn toàn có thật. Nhờ chiếc dây truyền kì lạ của bà Lu, Eliott đã đi đến mộng giới Oniria. Giờ đây, cậu rất muốn nói chuyện với bà nội nhưng lại không thể liên lạc được... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ chín)
Dù chưa tin tưởng những gì bà Lu tiết lộ về mộng giới Oniria nhưng Eliott quyết định mình sẽ làm tất cả để cứu người cha đang bệnh tật. Đêm hôm đó, khi Eliott đang suy nghĩ về những gì vừa xảy ra với gia đình mình thì cậu rơi vào một cơn ác mộng. Khi tỉnh lại, Eliott giật mình thấy trên lưng có những vết thương đúng như con báo đã cào cậu trong giấc mơ... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ tám)
“Mùa đi trên những mái rêu”, “Phố nằm bên sông Hoài”, “Phố cổ về đêm” - Đó là những tản văn, bài viết và thơ có mặt trong chương trình, khắc họa vẻ đẹp bình dị mà lắng sâu niềm hoài niệm của Hội An, miền di sản vô giá trên đất nước chúng ta... (Trang văn học tuổi mới lớn 26/02/2019)
Buổi trò chuyện “Văn học fantasy ở Việt Nam” do công ty cổ phần văn hóa truyền thông “Sống” tổ chức tại nhà sách Cá Chép đồng thời cho ra mắt tiểu thuyết "Bãi săn" của nhà văn Nguyễn Đình Tú thu hút sự chú ý của nhiều độc giả yêu thích dòng văn học kỳ ảo. Cùng theo dõi những thông tin về buổi trò chuyện trong chương trình này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2019)
Tò he là sản phẩm làm bằng bột thuở xưa dùng để cúng nên thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá. Ngoài ra người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi, màu sắc và hình dáng rất đẹp. Ngày nay, tò he trở thành đồ chơi dân gian rất phổ biến cả ở nông thôn và thành phố. Trong chương trình này, chúng ta cùng chị Hương Giang trải nghiệm một buổi nặn tò he nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 20/02/2019)
Nếu như tản văn “Tâm sự đầu năm” của cây bút Đào Mạnh Long là những dòng cảm xúc trong veo về tuổi thần tiên thì “Điều kỳ diệu khi ta biết yêu thương” của bạn Nguyễn Mai Anh truyền cảm hứng cho chúng ta khi nhận ra giá trị đích thực của hai chữ “yêu thương", bài thơ “Mùa Xuân” của tác giả Lê Phước Trịnh đem đến khoảnh khắc ấm áp của ngày xuân. Đó là những tác phẩm có mặt trong trang văn học tuổi mới lớn này... (Trang văn học tuổi mới lớn 19/02/2019)
Trong khi dì Christine ra sức thuyết phục ba đứa trẻ chấp thuận chuyến đi đến Paris thì vẫn còn một người nữa chưa đưa ra ý kiến. Đó chính là bà Lu. Khác với sự dịu dàng thường ngày, trên gương mặt bà hằn rõ sự phẫn nộ. Bà bình tĩnh nói rằng mình sẽ không bao giờ bỏ mặc con trai một mình và sẽ ở lại Paris. Bà Lu đã đưa cho Eliott chiếc đồng hồ cát quý giá và để lại trong lòng cậu một mối ngờ vực (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy)
Cha của Eliott bệnh tình rất nguy kịch. Dì Christine quyết định đưa cả gia đình sang London sinh sống vì mới nhận được một cơ hội việc làm ở đó. Eliott và hai đứa em sinh đôi sẽ nhập học ở một ngôi trường Pháp. Eilott phản đối kịch liệt quyết định này, cậu không muốn bỏ mặc ba ở lại Paris một mình, trong căn phòng bệnh lạnh lẽo không có người thân nào bên cạnh... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ sáu)
Dì Christine, mẹ kế của Eliott là một người phụ nữ khó tính, không bao giờ tỏ ra hài lòng hay yêu mến Eliott. Ngược lại, dì thường xuyên trách mắng cậu. Dì cũng không quan tâm đến chồng dì, tức là bố của Eliott... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ năm)
Bài thơ "Tây Tiến" có vị trí rất quan trọng trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, đậm đặc những địa danh của vùng núi Tây Bắc trong bài thơ đã tô đậm và tôn vinh sự hi sinh anh dũng của người lính. Tìm hiểu về thiên nhiên trong bài thơ này là một trong những nội dung của chương trình... (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2019)
Các bạn ơi, năm nay là năm Kỷ Hợi, năm con lợn hay trong miền Nam thường quen gọi là năm con Heo. Con lợn là vật nuôi quen thuộc trong cuộc sống của con người. Trong văn hóa dân gian thì con Heo thường thể hiện ước muốn no đủ, sung túc. Trong những ngày hội xuân đầu năm cũng có một trò chơi mang đến nhiều tiếng cười liên quan tới chú Heo. Đó là trò chơi gì, các bạn sẽ biết sau khi nghe tiểu phẩm “Heo Nhỡ vui xuân” của anh Hoàng Hiệp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 14/02/2019)
Lợn đất rỗng ruột và có một khe nhỏ để nhét tiền vào. Khi nào tiết kiệm đến mức phù hợp hoặc có việc cần dùng thì chúng ta đập vỡ nó lấy tiền. Tết năm nay bạn Tèo cũng có một chú lợn đất. Không biết Tèo sẽ dùng số tiền tiết kiệm của mình làm gì. Chúng ta cùng nghe tiểu phẩm “Mốt thời thượng” của anh Hoàng Hiệp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/02/2019)
Vào mùa Xuân, nếu chúng mình có dịp lên vùng cao Tây Bắc thì sẽ được hòa mình vào sắc thắm của hoa đào, màu trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận. Chính vì thế mà trong một lần đến với cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tác giả Bùi Đức Dương đã xúc động viết nên "Mộc Châu ngày tôi đến", một tản văn trong trẻo vang ngân kỉ niệm. Bên cạnh sáng tác nhỏ nhắn này, chúng ta còn nghe "Điều kì diệu của mùa xuân" của tác giả Quyền Văn, "Khúc khích nắng cười" của tác giả Ngọc Diệp... (Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2019)