Ngoại khóa môn ngữ văn - hoạt động hè bổ ích9/7/2018

Những hoạt động hè hết sức thú vị và bổ ích của giáo viên, học sinh trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng của các bạn và phụ huynh các trường học ở Hà Nội. Đó là những hoạt động trải nghiệm bổ ích như đi thăm làng cốm, thi làm thơ lục bát, xem kịch, xem chèo... rất phù hợp với những tác phẩm văn học mà các bạn đã học trong năm. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 9/7/2018)

Truyện Bác sĩ Ai-bô-lit: Bác sĩ và muông thú chiến đấu với tên cướp biển Bê-na-lit (Buổi 12)

Truyện Bác sĩ Ai-bô-lit: Bác sĩ và muông thú chiến đấu với tên cướp biển Bê-na-lit (Buổi 12) 9/7/2018

Sau khi trở về nhà, Bác sĩ Ai-bô-lit lại tất bật với việc cứu chữa muông thú. Bệnh nhân lần này của bác là một chú Gấu, một chú Hải Âu và một chú Hươu con. Sau khi các con vật đã ổn định sức khỏe, bác sĩ Ai-bô-lit đến gặp bác Giam-bô - người làm nhiệm vụ gác đèn biển. Bác sĩ nhờ bác Giam-bô thắp sáng các ngọn đèn biển vào ban đêm để con tàu của thủy thủ Rô-bin-xơn không gặp nạn khi cập bến, bởi những mỏm đá ven biển rất sắc nhọn. Bác Giam-bô vui lòng nhận lời giúp bác sĩ Ai-bô-lit. Buổi tối, khi đang chập chờn trong giấc ngủ, bác sĩ Ai-bô-lit được phen hoảng hốt khi Hải Âu tới báo tin rằng: tất cả các ngọn đèn biển không được thắp sáng. Bác sĩ Ai-Bô-lit lo lắng, tức tốc chèo thuyền vượt sóng to gió lớn về phía ngọn đèn biển. Trong lúc đó, Hải Âu nhìn thấy phía xa, con tàu của thủy thủ Rô-bin-xơn đang lao nhanh về phía đất liền. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 01/07/2018)

Truyện dài

Truyện dài "Bác sĩ Ai-bô-lít": Chiến thắng bọn cướp biển, trở về thành phố Pin-đe-môn-te (Buổi 9) 2/7/2018

Cuộc đuổi bắt đang diễn ra vô cùng căng thẳng. Bọn cướp biển đe dọa sẽ quay vịt Ki-ca và lợn Ủn Ỉn, vứt bác sĩ Ai bô lít cho cá mập ăn thịt nếu bọn chúng bắt được họ. Thế nhưng tàu của bọn cướp đã bị chìm vì thủng đáy. Chỉ trong chốc lát bọn cướp đã nằm trong bụng cá mập. Bác sĩ và muông thú trở về thành phố Pin-đe-môn-te trong sự đón chào của mọi người. Mọi người treo đèn kết hoa, ăn mặc những bộ quần áo ngày hội nhảy múa vui mừng vì bọn cướp biển đã bị bác sĩ Ai bô lít quét sạch. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 24/6/2018)

Truyện dài

Truyện dài "Bác sĩ Ai-bô-lít": Trên đường trở về gặp bọn cướp biển (Buổi 8) 2/7/2018

Ba ngày sau khi rời bến, con tàu chở bác sĩ Ai bô lít và muông thú gặp bọn cướp biển. Đó là con tàu màu đen của tên cướp biển Bác-ma-lây hung ác. Bác sĩ Ai bô lít nhờ chim én biển bay đi gọi đàn sếu giúp đỡ. Đàn sếu đã kéo tàu của họ trốn thoát bọn cướp biển. Thế nhưng tai họa nối tiếp nhau đến khi tàu của họ bị thủng và con Kéo Đẩy bị trúng đạn của bọn cướp biển. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 23/6/2018)

Truyện dài

Truyện dài "Bác sĩ Ai-bô-lít": Nhờ cái mũi của Gâu Gâu, bác sĩ Ai-bô-lít tìm thấy cha của cậu bé Pen-ta (Buổi 7) 2/7/2018

Bác sĩ Ai-bô-lít mượn tàu của thủy thủ Rô-bin-xơn ra biển đi tìm cha của cậu bé Pen-ta. Nhờ cái mũi thính của chú chó Gâu Gâu, bác sĩ đã tìm thấy bác đánh cá trên đảo hoang. Hóa ra, cha của Pen-ta đã bị bọn cướp biển vứt xuống một cái hố. Pen-ta rất hạnh phúc khi tìm thấy cha của mình. Chó Gâu Gâu đã được tặng thưởng một chiếc vòng cổ cho chiến công của mình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 22/6/2018)

Nghệ thuật thiết kế trang phục cung đình

Nghệ thuật thiết kế trang phục cung đình 27/6/2018

Nét đặc sắc trong văn hóa của cố đô Huế không chỉ được thể hiện ở các giá trị phi vật thể như nếp sống của con người nơi đây, giọng nói Huế, khúc ca Huế, mà còn được lưu giữ trong các giá trị vật thể như kiến trúc hay trang phục cung đình. Những bộ trang phục cung đình Huế không chỉ mang giá trị bảo tồn văn hóa, lịch sử mà còn tạo ấn tượng bởi sự đặc trưng, độ tinh xảo. Nhằm mang đến cho chúng mình thêm những hiểu biết về văn hóa truyền thống, chị Thúy Quỳnh trò chuyện cùng nghệ nhân Nguyễn Thị Đoan Trang, giúp chúng mình tìm hiểu về nét đặc sắc trong thiết kế trang phục cung đình Huế. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 27/06/2018)

Đề thi tuyển sinh quốc gia lớp 10: Những trăn trở của thầy và trò

Đề thi tuyển sinh quốc gia lớp 10: Những trăn trở của thầy và trò 25/6/2018

Các bạn học sinh lớp 9 vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào lớp 10 THPT, riêng với môn Văn, đề thi năm nay đa dạng hơn, dài hơn so với các năm trước. Phóng viên chương trình trao đổi với cô giáo Lê Thanh Tâm, giáo viên Ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội để có sự so sánh mức độ đề thi giữa các vùng miền trong cả nước. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/6/2018)

Nghệ nhân Mai Hạnh: Người thổi hồn cho mỗi cánh hoa

Nghệ nhân Mai Hạnh: Người thổi hồn cho mỗi cánh hoa 21/6/2018

Những bông hoa lụa mềm mại luôn làm đắm say bao ánh nhìn và ẩn sau vẻ đẹp đắm say ấy là cả những tâm huyết và sự tài hoa của những nghệ nhân. Theo sự phát triển của đời sống tinh thần, ngày càng có nhiều thương hiệu hoa lụa ra đời. Thế nhưng không phải thương hiệu hoa lụa nào cũng được người tiêu dùng ưa chuộng và nhất là trở thành nét văn hóa như thương hiệu hoa lụa Mai Hạnh. Phóng viên Thúy Quỳnh đã gặp gỡ nghệ nhân Mai Hạnh để giúp chúng mình hiểu hơn về con đường đến với nghệ thuật hoa lụa của bà và tìm hiểu về nét đặc sắc của thương hiệu hoa lụa Mai Hạnh. Mời các bạn cùng nghe! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 20/06/2018)

Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng màu nước

Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng màu nước 21/6/2018

Một tác phẩm hội họa đẹp được làm nên bởi rất nhiều yếu tố như là tài năng của người cầm cọ, ý tưởng tác phẩm, bố cục, đường nét và không thể thiếu được những ấn tượng về màu sắc. Các bạn thích thú với chất liệu màu nào khi vẽ? Màu sáp, màu Acrylic, màu bột hay sơn dầu? Hẳn là mỗi bạn sẽ có một lựa chọn cho sáng tạo của mình. Trang nghệ thuật hôm nay, chị Thúy Quỳnh có cuộc trò chuyện với họa sĩ Nguyễn Thị Hải Yến- Giảng viên trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, giúp các bạn hiểu hơn về chất liệu màu nước. Mong rằng các bạn sẽ khám phá được nhiều điều hay về chất liệu màu này. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 13/06/2018)

Truyện

Truyện "Đất rừng phương Nam": Tía và má nuôi chia tay An (Buổi 35) 19/6/2018

Toàn thể chiến sĩ du kích của Trung đội địa phương đã tập hợp dưới những cây đước cổ thụ bên bờ sông vào lúc trời sắp rạng. Anh em chia thành từng tổ ba người xuống thuyền do các cụ già và thợ đốn củi xung phong chèo lái. Tía nuôi có ý định chèo thuyền đưa An tới vùng hoạt động. Nhưng khi ra đến bờ sông, Tía nhìn sâu vào mắt An, tay vỗ mạnh vào vai cùng lời nhắc nhở cần phải cố gắng. Tía là người mạnh mẽ, đã từng vào sinh ra tử, trải qua nhiều cung bậc của hỉ nộ ái ố mà ông cũng không thể cầm lòng được trong giờ phút chia tay lưu luyến này. Ông sợ nước mắt sẽ làm An chùn bước trước nhiệm vụ mới. Vì vậy ông đã chia tay An khi còn làm chủ được cảm xúc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 27/5/2018)

Truyện

Truyện "Đất rừng phương Nam": An trở thành đồng chí du kích (buổi 34) 19/6/2018

Lễ ra mắt Trung đội du kích Năm Căn diễn ra thật nghiêm trang. Đứng dưới lá cờ, mắt hướng về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cả Trung đội đồng lòng quyết tâm đánh đuổi bọn xâm lược xa khỏi đất nước. Trong niềm tự hào khôn tả ấy, An đã bật khóc vì có phần tủi thân. Nhưng cậu đã được Tía nuôi kịp thời động viên khích lệ bằng những lời nói giản dị chân thành. Tuy là con nuôi nhưng Tía và má đã luôn yêu thương An hết mực. Cậu nhiều lần cùng với Tía xách nỏ đi báo thù cho người thân và đồng bào. Vì An là cậu bé thông minh gan dạ nên Tía đã đồng ý để cậu làm du kích. Vật dụng duy nhất ông trao cho An trước khi lên đường nhận nhiệm vụ là một con dao nhỏ. Con dao ấy đã luôn được Tía mang theo mình. Nay ông trao lại cho An như trao lại vật báu sinh tử. Tía muốn An luôn được an toàn trong những lúc hiểm nguy. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 26/05/2018)

Truyện

Truyện "Đất rừng phương Nam": Đội du kích khu Năm Căn (Buổi 33) 19/6/2018

Chúng ta đang theo dõi đến những trang truyện kể về Tía nuôi và An được gặp gỡ với các đồng chí du kích, đó là chú Huỳnh Tài, anh Sáu, thầy giáo Bảy… trong căn lều bí mật được dựng ở giữa rừng U Minh trong cuốn truyện dài Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Niềm vui này đã lan tỏa tới cả má nuôi và bà con trong ấp, khiến họ luôn hi vọng quê hương sẽ nhanh chóng được giải phóng trong nay mai. Tình thế cấp bách đòi hỏi khu Năm Căn cần thành lập một Trung đội du kích địa phương. Đó là những người có tinh thần yêu nước, gan dạ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. An đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ du kích địa phương. Đây là niềm tự hào cho An và gia đình Tía nuôi vì cậu còn nhỏ mà đã được cấp trên tin tưởng, giao nhiệm vụ. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/05/2018)

Truyện

Truyện "Bác sĩ Ai-bô-lít": Cứu giúp cậu bé bị lạc (Buổi 6) 19/6/2018

Bác sĩ Ai-bô- lít và muông thú sống vui vẻ bên nhau. Kéo Đẩy rất vui khi được sống cùng bác sĩ và các bạn. Một hôm, bác sĩ và muông thú di vào rừng, bỗng gặp một cửa hang rất sâu, mọi người cùng đi vào thì phát hiện ra tiếng khóc và đó là cậu bé bị lạc. Bác sĩ hỏi han cậu bé và biết cha cậu là người đánh cá, bị bọn cướp đánh và cướp thuyền. Hai cha con bị lạc nhau. Bác sĩ động viên cậu bé và đón cậu về nhà. (V0V6 - Văn nghệ thiếu nhi 17/6/2018)

Truyện

Truyện "Bác sĩ Ai-bô-lít": Kéo Đẩy ngoan ngoãn và trung thành (Buổi 5) 19/6/2018

Bầy khỉ bày tỏ lòng biết ơn đối với bác sĩ Ai-bô- lít bằng cách chúng bắt được một con Kéo Đẩy để tặng bác sĩ. Kéo Đẩy ngoan ngoãn đi theo bác sĩ đến một nơi xa lạ, tiếp tục công việc cứu chữa cho muôn thú. Dọc đường đi, bác sĩ và Kéo Đẩy gặp nguy hiểm, nhờ sự nhanh nhẹn và lòng quả cảm, Kéo Đẩy đã cõng bác sĩ trên lưng, chạy băng băng xuyên qua rừng, đến nơi an toàn. (V0V6 - Văn nghệ thiếu nhi 16/6/2018)

Truyện

Truyện "Bác sĩ Ai-bô-lít": Cứu giúp đàn khỉ (Buổi 4) 19/6/2018

Sau khi trốn khỏi ngục, bác sĩ Ai-bô-lít đi vào rừng, nơi loài khỉ sinh sống và đang bị dịch bệnh. Ông phải đến đó nhanh chóng để cứu chữa cho bầy khỉ đáng thương. Bác sĩ đến nơi, cả khu rừng muông thú reo vui, bầy khỉ mừng rỡ, quấn quýt lấy bác sĩ. Ông tận tình hỏi han bệnh tình và bắt đầu chữa bệnh cho chúng. Bằng tài năng và trách nhiệm, sau một thời gian, bầy khỉ khỏe mạnh trở lại. (VOV6 - văn nghệ thiếu nhi 15/6/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya