Sau chuyến khám khá ngôi nhà chú Người Rừng thì nhóm bạn Hưng, Điều, Cường, Thế và Hường đều bị bố mẹ nhắc nhở. Nhưng các bạn đều quên ngay khi Cường lên một kế hoạch khác. Đó là các bạn sẽ khám phá khu nhà ở của chuyên gia Liên Xô làm việc ở lâm trường Núi Sam. Theo lời kể của người lớn thì các “ông tây” này có nhiều điều đặc biệt. Họ không ăn cơm như chúng ta. Họ có nhiều thiết bị máy móc hiện đại có thể làm nóng thức ăn ngay lập tức... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ chín)
Trong cái lạnh giá ngày đông, con người càng dễ xúc động bởi sự ấm áp của gia đình. Chính vì vậy, khi mùa đông về cũng là thời điểm khiến những người xa gia đình, xa quê hương càng day dứt nhớ về mẹ, về người thân. Cùng trải nghiệm những cung bậc cảm xúc này qua các tác phẩm trong chương trình văn nghệ thiếu nhi này các em nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 06/12/2018)
Đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, sáo... là những nhạc cụ dân tộc thường gặp trong các buổi biểu diễn văn nghệ, trên sân khấu tuồng, chèo, ca kịch. Những nhạc cụ này không thể thiếu trong vở diễn, trong lời ca điệu hát của các nghệ sỹ. Tiếp tục câu chuyện về nghệ thuật tuồng, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò, nét riêng của các nhạc cụ này trên sâu khấu tuồng nhé...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 05/12/2018)
Giản dị, ý nghĩa, đó là truyện ngắn “Có một tình bạn như thế” của Lê Trần Khôi Nguyên (lớp 12A4 trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng- Thành phố Hà Nội). Tình bạn, những chia sẻ, sự vấp ngã và trưởng thành được chia sẻ nhẹ nhàng, thấm thía. Cuộc sống của chúng ta sẽ thiếu đi một mảnh ghép đẹp với những sắc màu ấm áp khi thiếu vắng bạn bè... (Trang văn học tuổi mới lớn 04/12/2018)
"Học để làm gì?" - Chủ đề bài nghị luận xã hội này vốn rất quen thuộc, nhưng mỗi bạn lại có cách lập luận, lý giải khác nhau. Ở đây, chúng ta cùng nghe bài văn của bạn Nguyễn Phương Lan, lớp 10 trường THPT Nguyễn Gia Thiều, thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là những tranh luận giữa bạn Hương Giang và bạn Trà My, học sinh lớp 11D6, trường THPH Vinschool. Các bạn ấy có suy nghĩ gì giống và khác chúng ta... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 03/12/2018)
Cả nhóm đi mãi và phát hiện một ngôi nhà khuất sau chân núi, thằng Hưng mạnh dạn đi vào trong khi các bạn rón rén, thăm dò và có phần sợ hãi. Bỗng, Hưng hét toáng lên vì một con chó trong căn nhà ấy lao ra. Ngay lúc đó, Người Rừng xuất hiện, một tay quắp Hưng vào một bên nách, tay kia gỡ chiếc thòng lọng thắt ở cổ chân trái của Hưng. Rồi Người Rừng cứ thế quắp thằng Hưng đi vào phía ngôi nhà gỗ... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ tám)
Sau khi giải cứu thành công chú dê con, câu chuyện về Người Rừng lại thu hút sự tò mò của Hưng và các bạn. Cả nhóm quyết định sẽ thực hiện một chuyến thám hiểm để tìm nơi Người Rừng trú ngụ. Không khí chuẩn bị đầy khẩn trương, sôi nổi và hồi hộp. Mỗi bạn lại góp nhặt một hình dung về Người Rừng theo cách khác nhau... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ bảy)
Lên đến đồi Sơn Nhân, Hưng và các bạn rất đỗi tò mò vì có nhiều thứ bí ẩn, thôi thúc khám phá. Ví như không biết vì sao lại có tiếng trẻ con khóc từ trong hang vọng ra. Cả nhóm rất ngạc nhiên, băn khoăn và quyết định chui vào trong hang. Hang tối om, ẩm ướt, lạnh lẽo... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ sáu)
Nếu có ai hỏi rằng trên đời này đôi bàn tay nào đẹp nhất, đáng trân trọng nhất thì câu trả lời nhận được nhiều nhất đó chính là "bàn tay mẹ". Từ đôi bàn tay ấy mở ra biết bao điều kỳ diệu. Nhưng chúng ta đã một lần cầm lấy nó hay chưa... (Văn nghệ thiếu nhi 29/11/2018)
Trung tâm nghệ thuật Hoa Tâm ở Hà Nội đã triển khai một lớp học với chủ đề “Giới thiệu họa sĩ Bùi Xuân Phái” cho các học viên nhí của mình. Qua đây, các bạn nhỏ biết đến một danh họa - niềm tự hào của nền mỹ thuật nước ta, đồng thời có thêm những hiểu biết thú vị về bộ môn nghệ thuật này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 28/11/2018)
Thơ nằm ở chiều sâu con chữ với những hình ảnh, liên tưởng, cảm xúc. Để hình dung dễ dàng hơn về cách làm bài cảm nhận và phân tích một bài thơ, chúng mình cùng nghe cô giáo Thu Uyên, giáo viên Ngữ văn trường THCS Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 26/11/2018)
“Nơi cao thẳm đất đai Tổ quốc/ Dễ mấy ai hạnh phúc một lần/ Để ngây ngất trước thiên nhiên Lũng Cú/ Càng tự hào tầm vóc núi sông" - Đó là những câu thơ trong bài “Trong ta Lũng Cú” của tác giả Cao Xuân Thái. Nếu chúng ta có dịp tới tham quan cột cờ Quốc gia Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng ở độ cao hơn 1.470m so với mực nước biển, và khi đứng trước thiên nhiên vô cùng khoáng đạt hùng vĩ này, chúng ta sẽ rất tự hào, cảm thấy yêu quê hương đất nước mình hơn... (Trang văn học tuổi mới lớn 27/11/2018)
Vào buổi học cuối cùng chia tay lớp năm để nghỉ hè, Hưng quyết định hẹn cả nhóm lên đồi Sơn Nhân để trả lời câu hỏi “Mẹ nó là ai?”. Đứa trẻ nào ở thị trấn Thạch Biên cũng có ít nhất một lần khám phá đồi Sơn Nhân. Vậy chuyến đi của nhóm bạn năm người lên đồi Sơn Nhân lần này có gì khác biệt... (Đọc truyện dài kỳ "Chú bé đeo ba lô màu đỏ" - Buổi thứ năm - Đồi Sơn Nhân)
Năm năm học cùng nhau đã để lại nhiều kỉ niệm khó quên với cả hai nhân vật chính của câu chuyện. Hôm cả lớp chia tay trước kỳ nghỉ hè, có một việc quan trọng đã diễn ra. Hưng phải chứng minh cho mấy đứa bạn là mình cũng có mẹ. Bởi vì từ hồi học lớp hai, trong khi các bạn khác đi học đều được bố mẹ đưa đón thì Hưng chỉ có bố mà thôi... (Đọc truyện dài kỳ " Chú bé đeo ba lô màu đỏ" - Buổi thứ tư - Một quyết định quan trọng)