Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện "Cha tôi, nhà văn Kim Lân" (Phần 1)13/2/2017

Luôn giản dị trong cuộc sống và trong văn chương, nhà văn Kim Lân còn là một diễn viên trên sân khấu và trên màn ảnh với những vai diễn đầy ấn tượng, có năng khiếu và niềm đam mê hội họa sâu sắc. Trong số 7 người con của ông thì 5 người con đi theo con đường nghệ thuật, có người trở thành họa sỹ nổi tiếng như họa sỹ Nguyễn Thị Hiền và họa sỹ Thành Chương – trưởng nữ và trưởng nam của nhà văn. Cuộc trò chuyện giữa BTV trang văn học nhà trường với họa sỹ Nguyễn Thị Hiền giúp chúng mình hiểu hơn về nhà văn Kim Lân – một người cha, một nghệ sỹ, một nhân cách văn hóa. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/02/2017)

Quê hương mỗi người chỉ một...

Quê hương mỗi người chỉ một... 13/2/2017

Bài học đầu tiên của mỗi người là bài học về quê hương. Những khi vấp ngã, quê hương cũng là nơi chúng ta muốn tìm về để được xoa dịu. Quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên là nơi lưu giữ thật nhiều những kỷ niệm và đong đầy nhớ nhung của mỗi người. Yêu quê hương, đất nước, tâm hồn chúng ta sẽ trong sáng và vô tư hơn. (Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2017)

Sáng tạo hình ảnh trong truyện tranh

Sáng tạo hình ảnh trong truyện tranh 10/2/2017

Khi đọc truyện, điều chúng mình chú ý nhất là cốt truyện có đúng không nào? Nhưng truyện tranh lại đặc biệt ở chỗ, ngoài việc đọc để khám phá những câu chuyện hấp dẫn, chúng mình còn được theo dõi cốt truyện qua những hình vẽ minh họa vui nhộn. Không biết hình ảnh trong truyện tranh được sáng tạo như thế nào và có khác biệt gì so với những hình vẽ thông thường nhỉ? Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thúy Quỳnh và họa sĩ Nguyễn Thành Phong để khám phá những điều thú vị quanh những hình ảnh minh họa trong truyện tranh. (Văn nghệ thiếu nhi 08/02/2017)

Niềm vui mùa xuân

Niềm vui mùa xuân 7/2/2017

Không khí đầy sức sống, vui tươi của mùa xuân được thể hiện sinh động qua bài thơ "Xuân về" của tác giả Lãng Du Khách và bài thơ "Nụ cười xuân" của Huỳnh Diệu. Năm mới đến, dòng thời gian không ngừng nghỉ. Tình cảm của con người dường như một phép màu kì diệu trước thời gian. Tản văn “Phép màu” của tác giả Thanh Huệ khiến nhiều người nhớ tới bạn bè của mình. Phần cuối chương trình là câu chuyện vui "Nụ cười của gió" viết về những cung bậc tình cảm của tình bạn khác giới tuổi mới lớn. (Văn nghệ thiếu nhi 03/02/2017)

Chuyện con voi trong tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng

Chuyện con voi trong tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng 7/2/2017

Vốn sống ở đại ngàn, chuyện về loài voi cũng gắn với bao bí mật kỳ thú của núi rừng. Qua từng trang sách của nhà văn Vũ Hùng, những tập tính, thói quen của bầy voi hiện lên. Người đọc có dịp được đắm chìm trong những cuộc hành trình của bầy voi để cảm nhận được tình yêu thương, sự đoàn kết mà chúng dành cho nhau, cũng như sự gắn bó của bầy voi với con người. (Văn nghệ thiếu nhi 05/02/2017).

Tiếng gọi tuổi thơ

Tiếng gọi tuổi thơ 30/1/2017

Đầu năm mới, mời các thính giả cùng biên tập viên Vũ Hà, Võ Hà và nhà văn Võ Thị Xuân Hà gọi tuổi thơ qua hình ảnh những con gà trong các sáng tác văn học đầy tươi mới và đáng yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2017).

Mâm ngũ quả của bà

Mâm ngũ quả của bà 25/1/2017

Tình cảm đối với cha mẹ, với gia đình quê hương là đề tài quen thuộc và sâu nặng của văn học. Trong ngày tết đến xuân về, tình cảm ấy thêm một lần nhắc nhớ ta sống có trách nhiệm hơn, gắn bó hơn với những người ruột thịt. Tản văn “Mâm ngũ quả của bà” của tác giả Vũ Anh chia sẻ cùng chúng ta điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 31/01/2017

Truyện tranh được sản xuất như thế nào?

Truyện tranh được sản xuất như thế nào? 25/1/2017

Truyện tranh không những mang đến những câu chuyện hấp dẫn, bổ ích, mà còn thu hút chúng mình bởi hình ảnh sinh động, đẹp mắt. Khi cầm trên tay những cuốn truyện tranh thú vị, các bạn có tò mò chúng được ra đời như thế nào không? Phóng viên Thúy Quỳnh đã có cuộc trò chuyện với anh Nguyễn Khánh Dương (Người sáng lập cộng đồng truyện tranh Comicola) về quy trình sản xuất truyện tranh. (Văn nghệ thiếu nhi 01/02/2017)

Vẽ hoa đào cùng họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa

Vẽ hoa đào cùng họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa 25/1/2017

Hoa đào là loài hoa thân thuộc giữa tiết trời Miền Bắc mỗi độ Tết đến xuân về. Hoa đào xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhạc họa, nhưng đến những ngày cận Tết nguyên đán Đinh Dậu, công chúng yêu hội họa thực sự ấn tượng với các tác phẩm vẽ đào xuất sắc của họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa. Đặc biệt, những kỷ niệm gắn bó với hoa đào từ thời thơ ấu chính là nguồn cảm hứng thôi thúc họa sĩ đắm mình trong thế giới của đào xuân. Không biết hoa đào của làng Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội- quê hương của tác giả khi được họa lên tranh độc đáo như thế nào nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2017)

Những cảm xúc của tuổi thơ khi năm mới đến

Những cảm xúc của tuổi thơ khi năm mới đến 24/1/2017

Trong không khí những ngày đông cuối năm, không ít người nghĩ đến gia đình thương mến của mình. Hình ảnh cây bàng trong bài thơ "Cây bàng mùa đông" của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng khiến nhiều người nhớ tới người mẹ kính yêu. Những ngày cuối năm cũng là dịp để nhiều người nhớ lại những điều mình đã làm được và chưa làm được trong một năm, qua tản văn “Chào nhé năm cũ, chào nỗi buồn, niềm vui …” của tác giả Ngọc Cường. Phần cuối chương trình là những cung bậc tình cảm của tình bạn tuổi học trò trong truyện ngắn “Bạn thân” của tác giả Nguyễn Hiền. (Văn nghệ thiếu nhi 20/01/2017)

Khám phá năng lực cảm thụ văn học

Khám phá năng lực cảm thụ văn học 23/1/2017

Có một năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ giúp chúng mình khám phá bao điều thú vị, bao điều đáng yêu trong thiên nhiên và cuộc sống, ví như nhìn hàng cây trụi lá trong mùa đông ta nghĩ đến những chồi non sẽ bật nở vào sớm mai nào đó, nhìn giọt sương trong nghĩ đến bí ẩn của màn đêm, nhìn cánh đồng lúa chín vàng nghĩ đến bao điều ân nghĩa, thảo thơm. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 23/01/2017)

Vẽ tranh dân gian bằng kỹ thuật đồ họa

Vẽ tranh dân gian bằng kỹ thuật đồ họa 19/1/2017

Những dòng tranh dân gian như: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng hay Làng Sình…là tài sản vô giá của nghệ thuật nước nhà. Thế nhưng theo thời gian, những dòng tranh này đang dần bị mai một. Có thể một số bạn đã được tìm hiểu kỹ thuật vẽ tranh dân gian qua bộ môn mỹ thuật trong nhà trường, hay trong “Trang nghệ thuật” của chương trình Văn nghệ thiếu nhi cách đây không lâu. Khi ấy chúng mình thấy kỹ thuật cơ bản để vẽ tranh dân gian truyền thống là dùng ván khắc gỗ và hoàn thiện bằng các màu sắc chế tạo từ thiên nhiên có đúng không nào? Vừa qua, có một họa sĩ trẻ đã kết hợp giữa truyền thống và hiện đại khi sáng tạo những bức tranh dân gian bằng kỹ thuật đồ họa. Anh ấy là họa sĩ Nguyễn Xuân Lam đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 20/01/2017)

Thiếu nhi với biển đảo quê hương

Thiếu nhi với biển đảo quê hương 17/1/2017

Bài thơ "Chú ở Trường Sa","Đường ở đảo" viết về biển đảo quê hương. Nhà thơ Hoài Khánh nói về tập thơ "Dắt biển lên trời". Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Những bài viết tìm hiểu về biển đảo, thể hiện tình cảm với người lính hải quân, với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được phát động thường xuyên trong sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh. Phần cuối chương trình là bài viết “Em kể chuyện biển đảo quê hương” của bạn Hoàng Mai, học sinh trường THPT Hoài Đức A, thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2017)

Nhà văn Vũ Hùng với chuyện đường rừng

Nhà văn Vũ Hùng với chuyện đường rừng 16/1/2017

Vừa qua, bộ sách tái bản viết về thiên nhiên muông thú của nhà văn Vũ Hùng đã đoạt giải Vàng sách hay với số phiếu tuyệt đối. Nhiều độc giả rất thích thú khi được đọc lại những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Hùng như “Mùa săn trên núi”, “Sống giữa bầy voi”, “Chú ngựa đồng cỏ”… Nhà văn Vũ Hùng đã có những chia sẻ về những tác phẩm chuyện đường rừng lấy cảm hứng từ cuộc sống quân ngũ của ông. (Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2017).

Nếu không có ca dao

Nếu không có ca dao 15/1/2017

Ca dao dân ca là mạch nguồn văn hóa chúng ta đã tiếp xúc ngay từ thời tuổi nhỏ, trong lời ca điệu hát của bà của mẹ, làm giàu có thêm tâm hồn, ngôn ngữ. Bàn về điều này, cộng tác viên Thảo Nhi có bài viết “Nếu không có ca dao”. Bài viết thể hiện tình cảm, sự tri ân của thế hệ trẻ hôm nay đối với những giá trị văn hóa cha ông xưa để lại. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 16/01/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya