Triển lãm "Chạm" của trẻ em tự kỷ9/3/2017

Cũng như tất cả chúng mình, các bạn tự kỷ có cảm xúc, có sở trường riêng và một số ít người có tài năng. Nhưng các bạn ấy khó khăn hơn chúng ta rất nhiều trong việc đi đến thành công. Chứng tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và học tập của các bạn ấy. Phải trải qua những chặng đường rất dài và gian nan, các bạn ấy mới có thể CHẠM tay vào nghệ thuật đấy! Bây giờ, chúng mình cùng phóng viên Vũ Hà đến triển lãm "Chạm", diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ, số 36, phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội, để trò chuyện cùng các bạn nhé!(Văn nghệ Thiếu nhi 08/3/2017)

Tình cảm của người con với mẹ

Tình cảm của người con với mẹ 8/3/2017

Mẹ chính là người bạn đầu tiên của chúng ta. Mẹ cũng là người thầy giáo, cô giáo dạy chúng ta bước đi chập chững đầu tiên trên chặng đường đời. Dù chúng ta có trưởng thành thì những lời dạy bảo của mẹ luôn có ý nghĩa sâu sắc. Phần đầu chương trình là bài thơ “Lời răn của mẹ” của tác giả Bùi Quang Luyện. Tiếp đó là những tình cảm xúc động của con gái với người mẹ kính yêu trong bài viết "Mẹ và tôi" của bạn Hà Thị Phương Linh. Phần cuối chương trình, tiểu phẩm vui "Hội nghị nhà Cóc" mang đến không khí mùa xuân cho người nghe. (Văn nghệ thiếu nhi 05/3/2017)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 2)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 2) 7/3/2017

Ở trang Văn học nhà trường tuần trước, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ mối quan tâm đối với việc đọc thơ, những yếu tố đặc trưng của nhạc điệu trong câu thơ Tiếng Việt. Tại sao cần phải đọc thơ hay, việc đọc thơ ảnh hưởng như thế nào tới tiếp nhận, bình giảng thơ? Chúng ta cùng tiếp tục câu chuyện thú vị này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 06/03/2017)

Đuôi ngắn, tai dài

Đuôi ngắn, tai dài 7/3/2017

Mỗi loài vật đều có những đặc điểm riêng của mình. Loài thì có sừng nhọn, loài thì chạy rất nhanh, loài thì mắt tinh, tai thính. Những đặc điểm đó phát triển từ sự thích nghi với môi trường sống của mỗi. Vậy mà có một chú thỏ con lại thích tai mình ngắn như sóc, đuôi lại dài và đẹp như chim công. Vì trò ngịch ngợm của mình mà thỏ con chút nữa đã bị con hổ bắt được. Qua truyện "Đuôi ngắn, tài dài" của nhà văn Phong Thu, chúng ta hiểu được mỗi loài vật đều có những đặc điểm hữu ích cho cuộc sống của mình. (Kể truyện và hát ru 04/3/2017)

Rắc rối sao tên gọi ở nhà

Rắc rối sao tên gọi ở nhà 6/3/2017

Là một thầy giáo, tác giả Trần Tùng Chinh đã lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của tuổi mới lớn và cho ra đời những truyện ngắn thú vị nhưng cũng không kém phần tinh tế. Truyện ngắn "Chuyện của Tí" viết về rắc rối của một cô bé có cái tên gọi ở nhà ngộ nghĩnh. (Văn nghệ thiếu nhi 03/03/2017).

Vẽ tranh tĩnh vật như thế nào?

Vẽ tranh tĩnh vật như thế nào? 2/3/2017

Có lẽ, những bức tranh sinh động như tranh phong cảnh với thật nhiều chi tiết sẽ thu hút chúng mình mỗi khi cầm cọ nhỉ? Nhưng nếu chúng mình vẽ một bức tranh “tĩnh” thì sao? Có lẽ với dạng tranh “tĩnh” thì chúng mình hay vẽ tranh chân dung nhất. Vẽ tranh tĩnh tưởng như ít đường nét, màu sắc, bố cục cũng hẹp hơn tranh phong cảnh mà xem chừng khi vẽ lại không đơn giản chút nào. Các bạn đừng lo lắng nhé! Ngay sau đây các bạn có thể cầm cọ lên và vẽ tranh tĩnh vật cùng họa sĩ Nguyễn Cẩm Vân- Chủ nhiệm CLB Nghệ thuật Sky Art, số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội (Hotline:0944866266. (Văn nghệ thiếu nhi 01/3/2017)

Sách - người bạn thân thiết của thiếu nhi

Sách - người bạn thân thiết của thiếu nhi 27/2/2017

Việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện mọi mặt của con người. Phần đầu chương trình, BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh, giảng viên Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), chủ nhiệm dự án “Sách ơi mở ra". Đây là dự án bổ ích giúp nhiều em có thói quen và niềm yêu thích đọc sách. Tuổi học trò có biết bao kỉ niệm đáng nhớ với bạn bè, thầy cô. Và chắc chắn những dịp sinh hoạt ngoại khóa như thi đấu thể thao hoặc cắm trại, đi thăm quan là lúc các em thể hiện tình cảm của mình với bạn bè. Truyện ngắn "Đội bóng" của tác giả Nguyễn Thùy Dung viết về những kỉ nhiệm tuổi học trò. (Văn nghệ thiếu nhi 26/02/2017)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 1)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 1) 27/2/2017

Đọc thơ thế nào cho truyền cảm rung động, đọc thơ thế nào để khi câu chữ vang lên, chúng mình nhận thêm được vẻ đẹp, chiều sâu của ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu... Đây là điều rất thú vị mà đôi khi ta dễ bỏ qua. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc về nội dung này các em nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/02/2017)

Mùa hè chỉ có hai ngày

Mùa hè chỉ có hai ngày 24/2/2017

Truyện ngắn "Mùa hè chỉ có hai ngày" của nhà văn Nguyên Hương và bài thơ "Mừng" của tác giả Nguyễn Đức Phú Thọ sẽ mang tới những cảm xúc đẹp của tuổi chớm nụ, chớm hoa. (Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2017).

Tiểu phẩm hài

Tiểu phẩm hài "Phần thưởng" 23/2/2017

Bố của bạn Tèo sẽ "lì xì" nếu như bạn Tèo được điểm tốt đấy các bạn ạ! Không biết bạn ấy có chăm chỉ học tập để lĩnh thưởng, hay sẽ có chuyện gì xảy ra nhỉ? Các bạn cùng theo dõi tiểu phẩm hài "Phần thưởng" nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 22/02/2017)

Không gian văn học thiếu nhi trong ngày thơ Việt Nam

Không gian văn học thiếu nhi trong ngày thơ Việt Nam 21/2/2017

Ngày Thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, là dịp để bạn đọc được nghe thơ, được giao lưu với tác giả, gặp gỡ với những người có niềm yêu thích văn thơ. Ngày Thơ năm nay cũng dành một khoảng không gian cho thơ thiếu nhi. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết “Sân chơi nào cho thơ thiếu nhi trong Ngày Thơ Việt Nam?". Tiếp đó là tiểu phẩm "Gà Trống Tía" mang đến cho các em không khí đầu xuân với những bài học nhẹ nhàng. (Văn nghệ thiếu nhi 19/02/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Sâm banh của bố": Chuyện về ba cha con hài hước 20/2/2017

"Sâm-banh của bố", truyện ngắn trong tập "Con tim mùa phượng vỹ" của tác giả Lê Đức Dương là một câu chuyện thú vị xoay quanh một ông bố có tính cách vô cùng vui vẻ và hai cô con gái xinh xắn nhưng cũng không kém phần lém lỉnh. Câu chuyện hứa hẹn mang tới cho thính giả những nụ cười sảng khoái. (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2017).

Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện

Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện "Cha tôi - nhà văn Kim Lân" (phần 2) 20/2/2017

Ở trang văn học nhà trường tuần trước, chúng mình đã nghe họa sỹ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ kỉ niệm và ảnh hưởng nhận được từ cha – nhà văn Kim Lân. Trong những ngày giáp Tết nguyên đán lạnh và mưa, họa sỹ cùng gia đình đã chuyển các di vật trong nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân ở phố Trần Khát Chân (Hà Nội) để đưa về khu nhà lưu niệm mới xây tại quê nhà (làng Phù Lưu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Mỗi bức tranh, bức ảnh, một trang sách của cha lại gợi cho họa sỹ Nguyễn Thị Hiền nhớ về bao kỉ niệm...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 20/02/2017)

Trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian "Pháo đất" 17/2/2017

Những ngày đầu năm thế này, các bạn có được đi du xuân nhiều nơi không? Ở giữa thành phố đông đúc, chật chội tớ thấy các bạn được bố mẹ đưa đi chơi công viên hay là bảo tàng nhiều lắm! Không biết những bạn nhỏ ở thôn quê thì sao nhỉ? Vừa rồi, tớ cùng anh Vũ Hà du xuân về miền quê làng Tiền Hải - huyện Vĩnh Bảo- Thành phố Hải Phòng và thấy rằng các bạn nhỏ nơi đây có cách “khai xuân” vô cùng thú vị qua trò chơi dân gian “Pháo đất" đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 16/02/2017)

Sắc màu ngày xuân

Sắc màu ngày xuân 14/2/2017

Khi nói tới mùa xuân là chúng ta nghĩ tới tuổi trẻ, nghĩ tới những điều mới mẻ của cuộc sống. Những ngày đầu xuân năm mới cũng là thời gian gợi nhiều cảm xúc cho những người yêu văn thơ. Bài thơ "Tình khúc tháng Giêng" của tác giả có bút danh Bằng Lăng Tím đậm đà sắc màu mùa xuân. Các bạn cảm nhận cảnh đẹp thiên nhiên, đất trời qua tản văn “Mưa xuân” của bạn Phạm Thị Đài Trang. Truyện ngắn “Anh trai, em gái và trái bóng tròn” của tác giả Vũ Thị Thanh Tâm là câu chuyện giản dị thể hiện cảm xúc ngọt ngào của tình anh em và những kỉ niệm khó quên của tuổi thơ. (Văn nghệ thiếu nhi 10/02/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya