Sau khi xa dời sân khấu, khép lại cuộc đời biểu diễn, người diễn viên khi bước vào tuổi xế chiều mang theo nhiều tâm trạng, đặc biệt là với diễn viên chuyên ngành nghệ thuật xiếc. Không còn được đứng trên sân khấu, không còn giao lưu thường xuyên với công chúng, liệu khán giả có lãng quên họ? Thế và có một người nghệ sĩ đã bứt phá khỏi giới hạn của sự lãng quên – Đó là NSND Tâm Chính. Vì sao NSND Tâm Chính lại nối dài được “Một thời để nhớ”?
Thiếu kịch bản hay là một trong những nguyên nhân khiến sân khấu nước ta rơi vào tình trạng trầm lắng và mất dần khán giả. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là từ đâu, những người trong nghề đã lý giải như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa PV Vũ Nga với tác giả kịch bản, nhà văn Nguyễn Hiếu lý giải phần nào vấn đề trên
Đội ngũ các tác giả viết cho sân khấu kịch hát vẫn còn khá hiếm hoi và một trong những giải pháp tình thế là cần tới những tác giả chuyển thể từ những kịch bản kịch nói sang kịch hát. Tác giả Lê Thế Song chia sẻ
Kịch hát dân ca ví dặm cũng như loại hình nghệ thuật truyền thống khác đang đứng trước nhiều yêu cầu và thách thức mới. Những người làm nghệ thuật truyền thống nói chung, các nghệ sĩ của kịch hát dân ca ví dặm nói riêng phải làm gì để khẳng định vị thế của mình? Đó là nội dung cuộc trò chuyện giữa PV chương trình với NSUT Minh Tuệ - Trung tâm bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân ca xứ Nghệ
Hăng say làm việc, kín tiếng trong chuyện riêng tư nên NSUT Quế Trân đang là người sở hữu bộ sưu tập giải thưởng, danh hiệu đáng nể mà có thể nói chưa nghệ sĩ trẻ nào hiện nay có được. Dẫu là thế hệ thứ tư của một đại gia đình cải lương nổi tiếng, cha là NSND Thanh Tòng nhưng khán giả và đồng nghiệp luôn biết đến Quế Trân với hình ảnh một nghệ sỹ giản dị, gần gũi và đáng yêu.
NSUT Thanh Ngoan là cô "đào hát" có tài năng thiên bẩm và sự khổ luyện miệt mài. Hiện chị đang là Giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam. Đứng đầu một đơn vị nghệ thuật, chị đã và đang chèo lái để đơn vị mình ổn định và phát triển, thông qua đó để gìn giữ và phát huy nghệ thuật chèo. Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa PV Vũ Nga với NSUT Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam:
Là một nghệ sĩ triển vọng của Nhà hát Tuổi Trẻ, NS Bảo Thanh đã có sự ra mắt ấn tượng bằng hàng loạt vai diễn như Diệp trong vở kịch Ai là thủ phạm của cố tác giả Lưu Quang Vũ, Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong vở diễn Công lý không gục ngã của tác giả Lê Trí Trung.
Hoạt động biểu diễn nhất là đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương đang gặp khó khăn. Trước thực trạng này, nhiều nhà hát công lập cũng đã bắt đầu tiến hành công tác xã hội hóa để có thể tồn tại. Với riêng nghệ thuật Tuồng - hoạt động theo xu hướng xã hội hóa sẽ gặp trở ngại gì? GS Hoàng Chương - GĐ TT Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam chia sẻ quan điểm của mình qua cuộc trò chuyện cùng PV Vũ Nga.
Đầu tháng 12 năm 2015, Cuộc thi Tài năng Xiếc trẻ 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp cùng Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ trẻ, học sinh tài năng của ngành Xiếc có dịp giao lưu, gặp gỡ, bộc lộ kỹ năng có được trên một sân chơi khu vực
Ngoài 27 đơn vị chuyên nghiệp đến với Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc vừa qua, chỉ có CLB Dạ cổ hoài lang thuộc Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Bạc Liêu là nhóm nghệ sĩ tập hợp chứ không phải Đoàn chuyên nghiệp. Với những cố gắng của mình, vở cải lương “Đào Duy Từ” của CLB do đạo diễn Quốc Khánh dàn dựng, đã giành được Huy chương Bạc.
Vở rối của Nhà hát múa rối Thăng Long "Bay lên từ mặt nước - Cất cánh từ cội nguồn văn hóa". Tác phẩm thể hiện rõ bản sắc trong giao lưu, hội nhập văn hóa quốc tế
Sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong nhà trường là hoạt động sáng tạo, giúp học văn hiệu quả thông qua việc dàn dựng và biểu diễn các tiểu phẩm sân khấu của học sinh. Trường PTTH Chuyên ngoại ngữ thuộc Đại học ngoại ngữ Hà Nội đã duy trì những giờ học thú vị này trong nhiều năm.
Tác giả sân khấu Phạm Văn Quý là người viết kịch đạt được nhiều thành công trong mảng đề tài lịch sử, dã sử thời gian gần đây. Sau một số vở diễn thành công trên sân khấu cải lương, chèo, mới đây ông tiếp tục cùng các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt người xem vở diễn Phật hoàng Trần Nhân Tông
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống gắn bó với nghệ thuật rối nước tại một vùng quê nổi tiếng ở Nam Định, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm đã sớm hình thành niềm đam mê nghệ thuật ngay từ nhỏ. Tiếp nối truyền thống gia đình, anh đã tạo ra một mô hình biểu diễn rối nước độc đáo chỉ có một người biểu diễn. Cuộc trò chuyện giữa PV Vũ Nga với nghệ sĩ Phan Thanh Liên sau đây sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu thêm về điều này.