Sinh ra trong một gia đình có truyền thống gắn bó với nghệ thuật rối nước tại một vùng quê nổi tiếng ở Nam Định, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm đã sớm hình thành niềm đam mê nghệ thuật ngay từ nhỏ. Tiếp nối truyền thống gia đình, anh đã tạo ra một mô hình biểu diễn rối nước độc đáo chỉ có một người biểu diễn. Cuộc trò chuyện giữa PV Vũ Nga với nghệ sĩ Phan Thanh Liên sau đây sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu thêm về điều này.
Trước sự thiếu vắng các tác giả trẻ kế cận nghiệp biên kịch, Hội NSSKVN đã tổ chức Trại sáng tác kịch bản ưu tiên tạo điều kiện cho các biên kịch trẻ đến với nghề. Điều đáng mừng là trại sáng tác năm nay đã thu hút được nhiều gương mặt trẻ dám dấn thân với nghề. Vậy tâm huyết và tình cảm của họ đối với nghề ra sao? Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thanh Hoa với tác giả trẻ Phạm Công.
Từng biết đến với những vai diễn, vở diễn ấn tượng trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ, gần đây, NSUT Anh Tú lại được giới chuyên môn đánh giá cao khi anh chuyển công tác sang Nhà hát kịch VN. Nhân dịp vở kịch kinh điển Ham-let của Đại thi hào Sêcxpia được NH Kịch Việt Nam ra mắt công chúng vào cuối tháng 10 vừa qua, do NSUT Anh Tú làm đạo diễn, PV chương trình đã có cuộc trò chuyện với anh về vở kịch kinh điển Hamlet, mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Vừa qua, Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo VOV2- Đài Tiếng nói VN tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các cộng tác viên thân thiết - những người có nhiều gắn bó, góp phần tạo nên những chương trình phát thanh hấp dẫn, chất lượng trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sân khấu là một trong số CTV được trao tặng dịp này.
Là một trong số những nghệ sỹ nổi bật của sân khấu kịch Hồng Vân, NS Kim Huyền đã trở thành một gương mặt nghệ sỹ quen thuộc với khán giả phía Nam qua nhiều vở kịch. Những vai diễn của chị bao giờ cũng đong đầy cảm xúc và chạm đến trái tim người xem. Vậy làm thế nào để Kim Huyền đạt được điều đó?
Sự đổi mới, cách tân luôn là mục tiêu đặt ra trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Vì thế Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đang mở những sân chơi thử nghiệm để các nghệ sĩ tâm huyết với nghề có "thêm đất" phô diễn tài năng, đồng thời cũng là cách thu hút khán giả.
Từ khi ra đời, Đài TNVN là phương tiện truyền thông không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam. Rất nhiều chương trình đã nằm sâu trong tâm trí thính giả, trong đó có chương trình Sân khấu truyền thanh. Ra đời năm 1956, phát sóng vào tối Thứ Bảy hàng tuần, SKTT đã trở thành người bạn tâm tình của rất nhiều thế hệ thính giả. Chặng đường 70 năm với người làm báo phát thanh, gần 60 năm với người làm chương trình Sân khấu truyền thanh-một loại hình báo chí nghệ thuật, để lại trong những thế hệ biên tập viên, đạo diễn sân khấu truyền thanh bao suy ngẫm, trăn trở.
Chuyện những nghệ sĩ hay nhóm nghệ sĩ tự đứng lên thành lập sân khấu riêng, hoạt động theo phương thức xã hội hóa không phải là hiếm nhưng dường như những sân khấu thành lập sau thì càng có phần khó khăn hơn trong việc tìm ra phong các riêng cũng như tạo dựng dấu ấn và thu hút khán giả. Chẳng nề hà bởi điều kiện khó khăn ấy, bằng tình yêu nghề và nỗ lực dấn thân không ít nghệ sĩ trẻ đã thành công. Một trông số ấy có thể kể tới Nghệ sĩ Minh Béo - người gắn niềm đam mê sân khấu với hoạt động từ thiện.
Hai năm trở lại đây, với nhiều thay đổi trong cách lựa chọn kịch bản, dàn dựng, tổ chức biểu diễn, các vở diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam đã đến với công chúng đều đặn hơn...
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, một trong số ít cơ sở đào tạo nghệ thuật, nghệ sĩ sân khấu lớn của cả nước. Tại Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an năm 2015, các giảng viên và sinh viên của trường ra mắt khán giả thủ đô vở diễn Bông hồng vàng
Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sỹ Công an Nhân dân có thể coi là một sân chơi mới và thú vị đối với các nghệ sỹ sân khấu. Vì đây là cuộc thi duy nhất ở nước ta có sự chuyên biệt về đề tài gắn với những người chiến sỹ Công an Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh là cơ hội tốt để thử sức, liên hoan cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người làm nghề!
Trước mỗi đợt liên hoan, hội diễn, cùng với việc tìm kiếm kịch bản, lo liệu kinh phí, không ít đơn vị nghệ thuật còn ngược xuôi mời "thầy, thợ", đạo diễn "gạo cội", ekip sáng tạo "mát tay" để trảo gửi bao kỳ vọng về giải thưởng, thành tích...
Với các đơn vị nghệ thuật biểu diễn tại địa phương, nơi hoạt động sân khấu đang đối diện trước bao khó khăn, chật vật cùng những thách thức về "chất lượng" thưởng thức thì những cuộc "chạy đua" càng vất vả bội phần
Nhắc đến NSUT Đàm Loan của sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh là khán giả nhớ ngay đến hàng loạt vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc suốt hai thập kỷ qua. Có thể kể đến vai Diễm trong vở "Thời con gái đã xa", vai Dậu trong vở "Bước qua lời nguyền", vai Băng Tâm trong "Bão không mùa"...v.v... Và gần đây nhất với vai Dì Hai trong vở “Cõng mẹ đi chơi”, một lần nữa NSUT Đàm Loan lại khẳng định tài năng diễn xuất của mình bằng tấm Huy chương Vàng tại Cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015…
19 đơn vị nghệ thuật với 29 tác phẩm tham dự đã đem lại nhiều cảm xúc vì sự đa dạng trong đề tài, trong phong cách dàn dựng. Cuộc thi để lại dư vị có phần ấn tượng từ đề tài phản ánh đến kịch bản và kỹ thuật biểu diễn… Nhưng qua cuộc thi, những người hoạt động sân khấu nhận thấy vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm, trong đó có vai trò của đội ngũ đạo diễn trẻ.