Hệ thống tìm thấy 16 kết quả
Ngày phát hành 10:26 | 30/7/2024
Lượt nghe: 3920
Cuộc sống hối hả, nhiều giá trị truyền thống dường như đã có phần bị lỏng lẻo. Chính vì thế mỗi chúng ta nên dành thời gian sống chậm để nhìn lại những gì đã qua, đặc biệt là về giá trị của gia đình, về mỗi quan hệ giữa con cái và cha mẹ, mà đôi khi chúng ta vì nhiều lý do đã vô tình lướt qua. Và để neo giữ kỷ niệm thân thương về gia đình đặc biệt là về cha, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức Cuộc thi viết “Cha và con gái”. Giải nhất cuộc thi viết năm nay thuộc về tác phẩm "Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian" của PGS. TS Lưu Khánh Thơ (Hà Nội). (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 11:13 | 29/9/2021
Lượt nghe: 989
Với giọng văn hóm hỉnh, châm biếm tác giả đã xây dựng lên một vị công tử có tính cách khá đặc biệt. Phúc là con một trong gia đình giàu có, ăn học tử tế, tốt nghiệp đại học và được vào làm trong một ngân hàng. Đó là điều kiện sống trong mơ của biết bao con người và đáng lẽ cuộc đời công tử Phúc phải đặc sắc lắm. Thế nhưng Phúc lại thấy đời thật tẻ nhạt vô vị. Nhân vật Phúc mà tác giả châm biếm đặt danh xưng là Y không buồn, không vui, không ham muốn gì, không phấn đấu mà cũng chả ăn chơi hư hỏng. Nói một câu xanh rờn là ở đời công tử nhạt hơn nước ốc. Với tâm lý, suy nghĩ sống thế nào cũng được khi mà mọi việc đã quá đủ đầy, cái gì cũng không phải lo nên Phúc nhìn mọi sự việc nhạt nhòa, thiếu cảm xúc. Để đời đỡ vô vị, Phúc nghỉ việc ở ngân hàng đi làm xe ôm. Được mấy năm làm xe ôm có chút sắc màu thì Phúc nhận được cú vấp đầu đời khi cô gái mình thích ở khu trọ cưới một chàng công tử. Từ đó Phúc quay trở lại cuộc sống ăn chơi khét tiếng của một công tử đất Hà Thành. Nhưng thực ra công tử Phúc vẫn đứng ngoài lề cuộc đời, không có gì khiến Y phải bận tâm. Từ việc người yêu là Miên không chiu nổi sự tẻ nhạt mà bỏ đi hay tin ông bố tự sát để trốn tội thì Phúc đón nhận với tâm thái dửng dưng, bình thản. Ngay cả việc từ một công tử giầu có trở thành kẻ trắng tay cũng không khiến Phúc bận tâm. Chỉ đến khi không một xu trong túi, ba ngày đói ăn thì bản năng xúc cảm của con người mới trỗi dậy. Đó là sự cay đắng, chua chát, xấu hổ khi nhân vật phải ăn xin sống qua ngày. Nhìn thấy chiếc vòng trên tay người phụ nữ tốt bụng, Phúc tưởng gặp lại người yêu cũ là Miến nên xấu hổ bỏ chạy. Cuộc đời, số phận công tử Phúc sẽ ra sao là một ẩn số với người đọc, người nghe nhưng dù sao nó không còn tẻ nhạt như xưa nữa. Đây là một truyện ngắn mang đến cho người đọc, người nghe nhiều suy ngẫm về hạnh phúc, về cảm xúc vui buồn, khát vọng, ý chí phấn đấu của con người...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 12:27 | 30/8/2024
Lượt nghe: 2745
Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; nguyên Bí thư Trung ương Đảng; nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh năm 1922 tại Hưng Yên. Ông tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi. Trên con đường hoạt động cách mạng, ông đã có đóng góp to lớn cùng nhân dân Thủ Đô giành chính quyền trong mùa thu lịch sử. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, đại tướng Nguyễn Quyết luôn hội tụ đầy đủ những phẩm chất, đức tính cao đẹp của người Cộng sản kiên trung, luôn hết lòng vì dân, vì nước. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông đã được ghi lại trong hồi ký “Đại tướng Nguyễn Quyết – Con đường đã chọn” do NXB Quân đội Nhân Dân ấn hành. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018
Lượt nghe: 713
Do dòng đời xô đẩy, có những số phận lạc lối tới nơi chốn tưởng như chẳng còn có chỗ cho niềm tin, hi vọng, cho tình người. Họ đã buông xuôi cho bản năng chế ngự, cho thỏa khao khát nổi loạn, thách thức tất thảy. Thế nhưng, khi những biến cố không ngờ ập đến, trái tim tưởng đã chai sạn bỗng lại mềm yếu, rưng rưng. Đó cũng là điều ẩn chứa trong truyện ngắn “Khoảnh khắc sống” của tác giả Vũ Thanh Lịch. (Cùng nghe và cảm nhận trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 01/10/2018)
Ngày phát hành 9:1 | 18/10/2022
Lượt nghe: 803
Phải nói rằng đây là một truyện ngắn quá đẹp, đẹp về văn, về chuyện, về khả năng lay động tâm thức người đọc. Trần Thị Tú Ngọc viết một câu chuyện tình nhưng không phải chuyện tình. Mượn câu chuyện hành trình đi tìm “bông súng đỏ” của một người lính để tác giả lồng ghép về những ám ảnh hậu chiến, những mất mát chiến tranh vùi lấp ẩn trong tâm khảm người đang sống, những định kiến, những thổn thức trong không gian man mác miền sông nước “Giữa dằng dặc chiến tranh tơi bời đạn lửa, những nỗi niềm nho nhỏ bị vùi lấp đi tuyệt mù vô tăm tích". Cái đặc sắc của truyện còn ở chỗ Trần Thị Tú Ngọc đã nhập vai hoàn chỉnh cho tác phẩm mang đậm hơi hướng Nam Bộ, thổi hồn cốt sông nước miền Tây vào câu chuyện rất tự nhiên, uyển chuyển, tài tình. Tác giả không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất sông nước này nhưng tình cảm phải nồng hậu đến thế nào, am hiểu đến nhường nào mới có được mạch văn đậm chất miệt vườn như thế “Những bờ sông lở lói nhìn tôi giễu cợt. Tàu hút cát chạy ầm ầm. Những con mương trơ lòng rác rến. Đám trẻ con lem luốc quệt nước mũi lòng thòng. Bà lão bán bánh bò ở Châu Đốc nhọc nhằn chèo xuồng đưa tôi qua đầm nước sắp cạn khô. Thở dài não ruột: thật hết biết tụi trẻ bọn bây, chẳng nhớ gì ráo trọi. Muốn tìm hoa súng phải đợi đến tháng chín tháng mười, về đây khi mùa nước nổi nghen con”. Phải có một xúc cảm mãnh liệt và một ngòi bút vô cùng tinh tế tác giả mới có thể làm được điều đó.
Truyện có hai giọng kể đều xưng “tôi”, “tôi” trong vai người lính và “tôi” cũng là Nguyên – người con gái mang hai dòng máu Việt - Mỹ, cả hai đều dành cho nhau tình cảm quyến luyến, mến thương. Hình ảnh bông súng đỏ cuối truyện thật đẹp, thật gợi, nó mở ra một sự hứa hẹn, chờ đợi dẫu Nguyên đi, đi rồi sẽ quay trở về. Là cây bút trẻ, Trần Thị Tú Ngọc còn cả một chặng đường dài phía trước để từng bước trau dồi ngòi bút của mình và chúng ta có thể nhận thấy những tín hiệu lấp lánh đáng để mong chờ và hy vọng (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 9:38 | 7/2/2023
Lượt nghe: 800
Truyện ngắn “Tái sinh” bắt đầu từ một cuộc trốn chạy thực tại của nhân vật chính – Hân. Cô đã quá chán nản, mỏi mệt, thất vọng và cảm thấy vô nghĩa khi sống với chuỗi tháng ngày phụ thuộc và vô bổ với người yêu cô, để rồi cô muốn tìm đến cái chết. Thật may, khi đang rơi vào hoàn cảnh trở trêu đó, Hân đã tìm đến vùng đất Tây Nguyên đúng mùa lễ hội, cô muốn tìm hiểu về thổ cẩm ở vùng đất này. Nhưng thật không may cho Hân một lần nữa, cô bị bắt cóc. Đây là tình huống mở ra nhiều tình tiết hấp dẫn và gay cấn cho câu chuyện. Hân bị nhóm tội phạm chuyên buôn bán ma túy, buôn bán người bắt giam trong một căn hầm bỏ hoang cùng với những người phụ nữ khác đến vùng đất này du lịch. Khi rơi vào trạng thái tuyệt vọng bởi cái chết đang cận kề, bị bủa vây bởi bóng tối, nỗi sợ hãi, hoảng loạn, Hân gào khóc và nhận ra cô muốn được sống. May mắn đến với cô khi ban chuyên án CA 230 đã vào cuộc và Phi Vũ – đội trưởng ban chuyên án là người đã cứu cô nhưng anh đã bị thương rất nặng. Khi Hân tỉnh dậy ở bệnh viện thì ban chuyên án đã rút lui và tất cả phải giữ bí mật, kể cả cái tên người đã cứu mình, Hân cũng không được biết. Chi tiết chiếc áo của người chiến sĩ cứu cô, Hân giữ làm kỷ niệm là hình ảnh đẹp, nó gợi cho Hân hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa của sự sống, của ranh giới sự sống và cái chết, của sự hy sinh và dũng cảm. Hân đã tìm thấy chính ở mảnh đất này, cô được tái sinh, được sống một cách ý nghĩa và tốt đẹp, khác với những gì mà trước đó, cô đã trải qua. Câu chuyện nói với chúng ta về ý nghĩa của sự sống và cái chết và hơn hết là sự chọn lựa, hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa đích thực, biết cho và nhận, biết nâng niu những giá trị tốt đẹp trong đời bằng sự biết ơn và trân trọng (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 22:34 | 29/10/2021
Lượt nghe: 513
Bài thơ “Từ ấy” đánh dấu một khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa của nhà thơ Tố Hữu - khoảnh khắc người thanh niên với lý tưởng cách mạng được đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam. Cảm giác hạnh phúc tự hào như ùa vỡ, rưng rưng niềm xúc động cùng khao khát được cống hiến cho Tổ quốc cho Nhân dân... (Văn nghệ thiếu nhi 25/10/2021)
Ngày phát hành 10:37 | 13/6/2024
Lượt nghe: 2402
Ngôn ngữ ca dao, tục ngữ có hình ảnh con trâu thể hiện đầy đủ các khía cạnh của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Nói đến trâu là nói đến nền sản xuất nông nghiệp và văn hoá làng xã. Bên cạnh ý nghĩa hiển ngôn, PGS.TS Lê Đức Luận – Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng còn chỉ ra ý nghĩa hành ngôn của những bài ca dao nói về hình ảnh con trâu, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người, việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh.
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 786
“Trung thu miền ban trắng” là chủ đề của chương trình “Đêm hội trăng rằm 2019”, diễn ra tại Nhà thiếu nhi tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La, do Ban Âm nhạc (VOV3) và Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà thiếu nhi tỉnh Sơn La đã tổ chức. Cùng với những thanh âm sắc màu rộn rã, trong chương trình, Ban tổ chức còn trao 80 suất học bổng cho thiếu nhi dân tộc các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã đã vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống... (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 943
Côn Đảo được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp thiên nhiên hoàn bích. Người dân Côn Đảo cho rằng, đây chính là sự bù đắp mà Thượng đế đã dành cho mảnh đất chịu nhiều hi sinh mất mát trong những năm tháng kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Ngày nay nếu các em có dịp ra thăm Côn Đảo ngoài được ngắm nhìn những dãy núi trùng điệp, biển xanh bao la thì còn là dịp về nguồn ý nghĩa bởi các em sẽ được tới tham quan khu Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo, tới viếng nơi an nghỉ cuối cùng của các anh hùng liệt sĩ, trong đó có phần mộ của chị Võ Thị Sáu.(Văn nghệ thiếu nhi 24/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2018
Lượt nghe: 693
Nhằm lan toả thông điệp về sự trân quý thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong con trẻ, VTV 24- Vì tầm vóc Việt tổ chức cuộc thi "Họa sĩ xanh", tại Trường TH School. Đây không chỉ là sân chơi giúp các bạn thoả sức sáng tạo mà còn là nơi các bạn nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề của cộng đồng. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020
Lượt nghe: 542
Me-ry vô cùng vui thích khi về nhà Ma-tha chơi. Cô bé được thưởng thức những món ăn nóng hổi do mẹ của Ma-tha chế biến, được chơi đùa với các em của Ma-tha. Me-ry cũng kể cho gia đình Ma-tha nghe về cuộc sống của cô khi còn ở Ấn Độ - một cuộc sống rất sung sướng đầy đủ nhưng Mery luôn cảm thấy thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ. Chính Ma-tha cũng không ngờ được rằng món quà nhỏ cô tặng Me-ry lại khiến cô bé ấy vui và hạnh phúc đến thế... (Văn nghệ thiếu nhi 18/07/2020)
Ngày phát hành 10:41 | 10/5/2022
Lượt nghe: 539
Trái với lo lắng của Vôn-ca và Giê-nia là ông Khốt-ta-bít sẽ biến cô giáo thành một cái thớt hoặc con cóc xấu xí, vị thần già tặng cho cô bó hoa và nải chuối thơm lừng. Hóa ra sau những lần đọc trộm sách địa lý của Vôn-ka, suy nghĩ của ông Khốt-ta-bít với cô giáo đã hoàn toàn thay đổi... (Văn nghệ thiếu nhi 07/05/20220)
Ngày phát hành 13:40 | 11/4/2021
Lượt nghe: 493
Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2021), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức về nguồn thăm Khu Di tích Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; dâng hương tại Nhà Tưởng niệm Bác Hồ ở đèo De (xã Phú Đình, huyện Định Hóa); tham quan Nhà trưng bày Bảo tàng ATK, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang)…(Làn sóng nghệ thuật 02/4/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2018
Lượt nghe: 983
Một trong những chủ đề được nhiều cây bút khai thác: viết về gia đình và những người thân yêu. Điều này cũng là hợp lý bởi từ các mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, các anh chị em trong gia đình sẽ dần hình thành nên tính cách của mỗi người. Những tình cảm ấm áp của người thân yêu sẽ giúp chúng ta dần vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh. Truyện ngắn “Cõng em qua nỗi buồn” của Nguyễn Châu Anh (Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) viết về trường hợp đặc biệt của hai anh em khi người thân không còn. Truyện là một nốt nhạc trầm nhưng lại có tiếng ngân sâu lắng. Tiếng ngân ấy chính là sợi dây tình cảm gắn kết giữa các anh chị em trong một gia đình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018
Lượt nghe: 871
Truyện ngắn “Ngày xuân ấm áp” của bạn Nguyễn Hồng Ngọc, lớp 8A trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội viết về trường hợp của một bạn nhỏ gặp hoàn cảnh đáng thương, bị bỏ rơi ở giữa chợ. Cuộc sống của em sẽ ra sao nếu không có những tấm lòng nhân ái cưu mang giúp đỡ. Truyện viết trong sáng, nhân văn của một cô học trò biết sẻ chia yêu thương với những hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống... (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 06/03/2018)