Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 39 kết quả

"Mr.Nem người vận chuyển": Chuyên chở nét văn hóa truyền thống của dân tộc

Ngày phát hành 9:58 | 19/1/2023

Lượt nghe: 341

Bằng giọng văn dí dỏm, hài hước vốn có, tác giả đã kể một câu chuyện với những tình huống dở khóc dở cười xoay quanh nhân vật chính làm trong ngành ngoại giao, sắp đến Tết, ông nhận quyết định lên đường sang một quốc gia Nam Á giữ chức vụ bí thư thứ ba của đại sứ quán mà trong truyện tác giả gọi là “ông bí ba”. Đi công tác nhưng ông được giao thêm nhiệm vụ vận chuyển hàng Tết, mà đâu phải cao sang gì chỉ là ít nguyên liệu làm nem và gói bánh chưng. Tưởng đơn giản, nhưng nhân vật của chúng ta cũng bao phen mất ăn mất ngủ, tốn không ít công sức để giữ gìn, bao bọc thậm chí cố giấu kín mấy thùng hàng hóa đến mức có thể. Hơn chục ngày chờ quá cảnh ở Bangkok, cuối cùng ông bí ba cũng được lên máy bay để sang Nam Á. Ông thở phào nhẹ nhõm vì nhiệm vụ quan trọng sắp hoàn thành, hàng hóa sẽ đến được nơi nó cần đến. Nhưng hỡi ôi, ông trời lại cứ muốn trêu ngươi ông. Vì ngủ quên mà ông vô tình đi chuyến bay nối chuyến sang Tây Âu. May làm sao, lại vẫn do ông trời sắp đặt, mấy thùng hàng kia bị nhân viên ở sân bay Bangkok chuyển nhầm sang máy bay đi Tây Âu, thành thử ông lấy được mấy thùng báu vật này. Nhưng điều bất ngờ chưa dừng lại. Sau khi được viên cảnh sát giúp đỡ và lái xe tắc-xi đưa về Đại sứ quán ở Tây Âu, ông lại không kịp mang thùng hàng về đại sứ quán ở Nam Á đúng hẹn. Ông bị kỷ luật, nhưng bù lại Đại sứ quán ở Tây Âu lại được đón một cái Tết đủ đầy với những món ăn mang đậm nét truyền thống của ngày Tết cổ truyền. Từng là một nhà ngoại giao nên nhà văn Hồ Anh Thái rất hiểu đặc thù công việc của những người đại diện cho nước mình làm việc ở nước ngoài. Nhà văn không đi sâu phân tích tâm lý nhân vật mà diễn biến tâm lý nhân vật bộc lộ qua hành động, cử chỉ và tình tiết truyện. Truyện bày tỏ nỗi niềm, sự vất vả của những người làm công tác ngoại giao, qua đó gửi gắm những nét văn hóa độc đáo riêng có của dân tộc ta. Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa văn hóa, nhưng hội nhập chứ không hòa tan. Đi từ chung tới riêng, ta vẫn là ta, ta vẫn giữ được Tết cổ truyền dân tộc với những giá trị văn hóa trường tồn: tết đoàn viên, tết xum vầy…(Đọc truyện đêm khuya mùng 2 tết)

Á Nam - Trần Tuấn Khải và những áng phong dao mang hồn dân tộc

Á Nam - Trần Tuấn Khải và những áng phong dao mang hồn dân tộc

Ngày phát hành 15:12 | 21/8/2024

Lượt nghe: 2297

Thi sĩ Á Nam – Trần Tuấn Khải bước vào làng văn tương ứng với thời điểm xuất hiện phong trào Thơ Mới. Trong khi nhiều thi sĩ cùng thời ảnh hưởng văn chương phương Tây khá sâu đậm nhanh chóng nhập vào dòng thơ này mà nổi danh thì sáng tác của ông luôn giữ được hồn cốt dân tộc. Gần một thế kỷ sống và viết, Á Nam Trần Tuấn Khải đã để lại một sự nghiệp trước tác không nhỏ: khoảng 30 tác phẩm gồm nhiều thể loại từ thơ ca, văn xuôi, đến nghiên cứu, dịch thuật. Và song song với hành trình sáng tạo là một cuộc đời nhiều nỗi thăng trầm.

Bài thơ "Sáng mồng 2 tháng 9": Niềm tự hào dân tộc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018

Lượt nghe: 963

"Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9/ Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình/ Muôn triệu tim chờ tim cũng nín/ Bỗng vang lên tiếng hát ân tình"... Bài thơ ra đời đúng thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thời khắc đầy ý nghĩa. Bởi từ đây, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Bài thơ thể hiện niềm tự hào, một khúc ca hào sảng, ấm áp, tin yêu. ( VOV6 - Văn nghệ thiếu nhi 27/8/2018)

Bài thơ "Tiếng Việt": Tình yêu da diết đối với tiếng nói dân tộc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2018

Lượt nghe: 1375

"Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết / Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi / Như vị muối chung lòng biển mặn / Như dòng sông thương mến chảy muôn đời...". Những câu thơ sâu lắng, da diết ấy là mạch cảm xúc trào dâng và đầy ám ảnh của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Bài thơ "Tiếng Việt" đã trở thành một nốt nhạc đẹp, trong sáng và tinh khiết, gói trọn đủ đầy về vẻ đẹp của tiếng Việt. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2018)

Bảo tồn và phát triển múa dân gian dân tộc: Khó khăn và thử thách

Bảo tồn và phát triển múa dân gian dân tộc: Khó khăn và thử thách

Ngày phát hành 16:30 | 13/7/2023

Lượt nghe: 2339

Nước ta có 54 dân tộc anh em, với bản sắc văn hóa rất đa dạng và phong phú. Múa dân gian dân tộc được coi là tài sản quý báu của văn hóa dân tộc, mạch nguồn khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong nghệ thuật múa. Tuy nhiên, trong đời sống nghệ thuật sôi động hiện nay, bảo tồn và phát triển thể loại múa này đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Trưởng khoa Diễn viên múa, Học viện Múa Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 12/7/2023)

Biên đạo múa Hoài Anh - Người nặng lòng với nghệ thuật múa dân tộc

Biên đạo múa Hoài Anh - Người nặng lòng với nghệ thuật múa dân tộc

Ngày phát hành 11:45 | 7/11/2022

Lượt nghe: 1507

Biên đạo múa Hoài Anh, Nhà hát Chèo Hà Nội hiện là một trong những “biên đạo” hàng đầu được các đạo diễn lựa chọn cho các vở diễn sân khấu. Miệt mài cống hiến gần 30 năm qua, chị đã xây dựng nhiều tiết mục, tác phẩm múa từ sân khấu Nhà hát đến các sự kiện lớn. Dù ở vị trí nào chị cũng dành hết đam mê và có nhiều sáng tạo độc đáo. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) tuần này, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về con đường nghệ thuật của biên đạo múa Hoài Anh. (Hành trình Sáng tạo 06/11/2022)

Ca sĩ Tân Nhàn: Đam mê với âm nhạc dân tộc

Ca sĩ Tân Nhàn: Đam mê với âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019

Lượt nghe: 918

Tân Nhàn là ca sĩ luôn mới và đầy sáng tạo trong các sản phẩm âm nhạc của mình, dù dòng nhạc dân gian mà chị theo đuổi tưởng chừng như không có gì để... mới. (Hành trình Sáng tạo 10/02/2019)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những mùa xuân dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những mùa xuân dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018

Lượt nghe: 1518

Có một điều dễ nhận thấy trong những vần thơ xuân thơ Tết, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới nhân dân. Thơ chúc Tết của Người cũng là lời đối thoại, trò chuyện cùng nhân dân về định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của một năm lao động, chiến đấu và dựng xây đất nước. Tổ quốc độc lập và nhân dân được tự do hạnh phúc – đó là khát vọng một đời Bác Hồ theo đuổi. (VOV6 Tiếng thơ giao thừa xuân Mậu Tuất)

Đạo diễn sân khấu dân tộc: Người mang đến tính chuyên nghiệp cho nghệ thuật truyền thống

Đạo diễn sân khấu dân tộc: Người mang đến tính chuyên nghiệp cho nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2015

Lượt nghe: 1716

Cùng với diễn viên, đạo diễn là người đặt những viên gạch đầu tiên cho một vở diễn-tác phẩm sân khấu. Người ta nói rằng: "Không có đạo diễn, vở diễn không thể mở màn"

Diễn xướng dân gian: Nguồn cảm hứng cho sân khấu kịch hát dân tộc

Diễn xướng dân gian: Nguồn cảm hứng cho sân khấu kịch hát dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2017

Lượt nghe: 2612

Từ lâu các vấn hầu đồng trong thực tế tín ngưỡng dân gian đã mang đậm tính diễn xướng, tạo cảm hứng cho những người làm sân khấu kịch hát dân tộc khai thác, sân khấu hóa và đưa nó lên sàn diễn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghệ thuật, việc khai thác các hình thức diễn xướng tín ngưỡng dân gian này trong từng loại hình kịch hát lại có sự “đậm, nhạt” khác nhau. Nếu ở Tuồng và Cải lương, Hát văn chỉ được khai thác trong các tình huống nhất định của vở diễn thì ở Chèo lại xây dựng hẳn tiết mục riêng, khai thác cụ thể về các làn điệu và trình thức diễn xướng hầu đồng. Từ cách khai thác này, sân khấu kịch hát đã đem đến cho đông đảo khán giả biết tới các hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc của dân tộc.

Đoàn Ca nhạc dân tộc: Đồng hành cùng “Tiếng nói Việt Nam”

Đoàn Ca nhạc dân tộc: Đồng hành cùng “Tiếng nói Việt Nam”

Ngày phát hành 0:0 | 25/8/2020

Lượt nghe: 750

Trong thành quả của Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam luôn có sự đóng góp không nhỏ của các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công Đoàn Ca nhạc dân tộc. (Làn sóng nghệ thuật 18/8/2020)

Gắn bó cuộc đời với nghệ thuật dân tộc

Gắn bó cuộc đời với nghệ thuật dân tộc

Ngày phát hành 21:19 | 12/9/2021

Lượt nghe: 2124

Là nghệ nhân ca trù, đào nương cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên, NSND Kim Đức luôn trăn trở vì sự phát triển của loại hình nghệ thuật đặc biệt này trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. (Câu chuyện nghệ thuật 10/9/2021)

Họa sĩ Nguyễn Đức Hùng và hành trình lưu giữ vốn cổ của dân tộc

Họa sĩ Nguyễn Đức Hùng và hành trình lưu giữ vốn cổ của dân tộc

Ngày phát hành 10:29 | 31/5/2022

Lượt nghe: 1635

Các hoa văn, họa tiết cổ trong văn hóa truyền thống luôn là yếu tố khơi gợi ý tưởng sáng tạo phong phú, khác biệt cho những người làm nghệ thuật. Với họa sĩ Nguyễn Đức Hùng, gần 20 năm theo đuổi hội họa tức là chừng ấy thời gian anh mày mò tìm kiếm, sưu tầm các hoa văn cổ, các họa tiết trong văn hóa tâm linh phật giáo và thể hiện trong tác phẩm của mình với mong muốn tạo ra sợi dây kết nối giữa mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật hiện đại. (Hành trình Sáng tạo 29/5/2022)

Imadaddin Nasimi - Người nổi loạn vĩ đại của dân tộc Azerbaijan

Imadaddin Nasimi  - Người nổi loạn vĩ đại của dân tộc Azerbaijan

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2019

Lượt nghe: 658

Imadaddin Nasimi, nhà thơ lớn của đất nước Azerbaijan, sinh năm 1369, mất năm 1417. Ông có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của tư tưởng văn học và nghệ thuật Azerbaijan. Những di sản tinh thần ông để lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà nổi bật là tình yêu thương và tôn vinh con người với những giá trị cao cả, đẹp đẽ và nhân văn. Tại hội thảo kỉ niệm 650 năm sinh nhà thơ Nasami do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam tổ chức, chân dung nhà thơ từng được mệnh danh là “Người nổi loạn vĩ đại của dân tộc Azerbaijan” được hiện lên qua những nét phác thảo của các dịch giả, các nhà nghiên cứu… (Tiếng thơ 11/12/2019)

Kết nối giữa nghệ sỹ và học sinh dân tộc thiểu số

Kết nối giữa nghệ sỹ và học sinh dân tộc thiểu số

Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2018

Lượt nghe: 746

Triển lãm mỹ thuật “Trường ca” trưng bày hơn 40 tác phẩm của các họa sĩ sau những chuyến đi đến Tây Bắc và Tây Nguyên xa xôi. Ngoài ra triển lãm cũng giới thiệu hơn 100 tác phẩm (tranh in lá cây, tranh trên vải lanh và vẽ màu trên tấm gỗ…) của học sinh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. (Làn sóng nghệ thuật 14/12/2018)

Lan tỏa tiếng chèo mang hồn dân tộc

Lan tỏa tiếng chèo mang hồn dân tộc

Ngày phát hành 21:15 | 24/8/2022

Lượt nghe: 304

Bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc luôn là nỗi đau đáu của những người đứng tuổi đã và đang gắn bó với nghệ thuật truyền thống. Thì nay sự chia sẻ ấy hình thành trong thế hệ 2K với dự án cộng đồng "Chèo 48H - Tôi chèo về quê hương" thu hút nhiều bạn trẻ tìm hiểu, trải nghiệm, yêu chèo thông qua các hoạt động tương tác gần gũi... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 16/08/2022)

Múa đương đại trên nền múa dân gian dân tộc: Xu hướng sáng tạo mới hay chỉ là lắp ghép?

Múa đương đại trên nền múa dân gian dân tộc: Xu hướng sáng tạo mới hay chỉ là lắp ghép?

Ngày phát hành 16:5 | 25/5/2023

Lượt nghe: 2418

Những thành công của múa đương đại Việt Nam thời gian qua đều sử dụng tốt chất liệu múa dân gian, dân tộc để tạo thành ngôn ngữ múa dân tộc hiện đại, xây dựng được những hình tượng nghệ thuật múa đặc sắc, đầy cảm xúc. Nhưng cũng có không ít những tác phẩm múa chỉ là lắp ghép đơn thuần, thiếu tính thẩm mỹ, sáng tạo, rất chung chung và khó hiểu. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là NSND Ứng Duy Thịnh - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam bàn luận về chủ đề này. (Đối thoại mở 24/05/2023)

Múa rối nước: Nghệ thuật truyền thống của dân tộc

Múa rối nước: Nghệ thuật truyền thống của dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2017

Lượt nghe: 1195

Chúng mình đã cùng "Trang nghệ thuật" tìm hiểu bộ môn nghệ thuật "Múa rối tay", "Múa rối dây" rồi có đúng không nào? "Trang nghệ thuật" tuần này, các em cùng tìm hiểu nghệ thuật "Múa rối nước" cùng nghệ nhân Phạm Khắc Xoa (Chủ nhiệm Phường Rối nước Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) nhé! ( Văn nghệ thiếu nhi 11/10/2017)

Mùa thu của dân tộc

Mùa thu của dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2018

Lượt nghe: 628

"Tổ Quốc Việt Nam là dải đất nên thơ có đủ bốn mùa nhưng mùa thu là mùa tuyệt vời nhất, mùa thu không mưa phùn trầm mặc như mùa xuân, không nắng nồng như mùa hạ, không lạnh lẽo âm trầm như mùa đông. Mùa thu mát mẻ trong lành, sương bay bảng lảng, đi đến đâu cũng thấy đất nước quê hương đẹp như bức tranh thủy mặc...'' - những dòng tản văn là cảm xúc thật lắng đọng và dư vang về những mùa thu của dân tộc, gắn với những mốc son chói lọi, hào hùng. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 20/8/2018)

Mùa thu của dân tộc

Mùa thu của dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2018

Lượt nghe: 652

"Tổ Quốc Việt Nam là dải đất nên thơ có đủ bốn mùa nhưng mùa thu là mùa tuyệt vời nhất, mùa thu không mưa phùn trầm mặc như mùa xuân, không nắng nồng như mùa hạ, không lạnh lẽo âm trầm như mùa đông. Mùa thu mát mẻ trong lành, sương bay bảng lảng, đi đến đâu cũng thấy đất nước quê hương đẹp như bức tranh thủy mặc..." - những dòng tản văn là cảm xúc thật lắng đọng và dư vang về những mùa thu của dân tộc, gắn với những mốc son chói lọi, hào hùng. (VOV6 - Văn nghệ thiếu nhi 20/08/2018)

Nghệ sĩ trẻ và cảm hứng văn hóa dân tộc trong sáng tạo

Nghệ sĩ trẻ và cảm hứng văn hóa dân tộc trong sáng tạo

Ngày phát hành 16:11 | 22/3/2023

Lượt nghe: 1908

Văn hóa, nguồn cội dân tộc đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Vậy thế hệ trẻ đang góp sức gìn giữ, phát huy và lan tỏa văn hóa cội nguồn ra sao? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với nghệ sĩ trẻ Nguyễn Việt Nam - Nhà sáng lập Tiredcity về chủ đề này. (Đối thoại mở 22/03/2023)

Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Anh: Dành trọn tình yêu với âm nhạc dân tộc

Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Anh: Dành trọn tình yêu với âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 14:43 | 29/3/2022

Lượt nghe: 1720

Từ bỏ nghề xiếc đã theo học được 4 năm, nghệ sĩ ưu tú Ngọc Anh đến với âm nhạc dân tộc như duyên nghiệp để anh gắn bó và say mê theo đuổi trong sự nghiệp phát triển nghệ thuật của mình. (Hành trình Sáng tạo 27/03/2022)

Nhạc sĩ, nghệ sĩ Thúy My: Dành trọn tình yêu với âm nhạc dân tộc

Nhạc sĩ, nghệ sĩ Thúy My: Dành trọn tình yêu với âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 16:18 | 5/9/2022

Lượt nghe: 1443

Xuất phát điểm là một nhạc công, có thể chơi được 6 loại nhạc cụ truyền thống khác nhau, Thúy My hiện còn là một nhạc sĩ tài năng và tâm huyết với âm nhạc dân gian. Nữ nghệ sĩ trẻ này quan niệm, âm nhạc truyền thống là kết tinh vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc ẩn chứa vô vàn những điều độc đáo, thú vị. Bởi vậy, chị mong muốn được góp phần giới thiệu, lan tỏa vẻ đẹp đó đến với công chúng. (Hành trình Sáng tạo 04/9/2022)

Nhạc sỹ, NSƯT Trần Luận - Người truyền cảm hứng âm nhạc dân tộc

Nhạc sỹ, NSƯT Trần Luận - Người truyền cảm hứng âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2020

Lượt nghe: 1221

Nhạc sỹ, NSƯT Trần Luận là một trong những gương mặt tiêu biểu có nhiều đóng góp đối với âm nhạc dân tộc. Anh vừa sáng tác ca khúc, sáng tác khí nhạc, vừa biểu diễn, hòa âm, phối khí cho dòng nhạc dân gian, cộng tác với nhiều cơ sở đào tạo âm nhạc. Trong thành công của NSƯT Trần Luận ngày hôm nay là rất nhiều nỗ lực của ngày hôm qua. Vị ngọt của hạnh phúc được chuyển hóa từ chát mặn mồ hôi… (Hành trình sáng tạo 06/12/2020)

Nối dài tình yêu với âm nhạc dân tộc

Nối dài tình yêu với âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2019

Lượt nghe: 665

Ngoài việc chế tác thành công đàn tre lắc, NSUT Đồng Văn Minh còn là “Cha đẻ” của nhiều nhạc cụ truyền thống. (Làn sóng nghệ thuật 07/6/2019)

NSND Hoa Đăng lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc

NSND Hoa Đăng lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 15:54 | 29/7/2024

Lượt nghe: 1497

Với tình yêu dành cho âm nhạc truyền thống, cùng với cây đàn T’Rưng và Tam thập lục, NSND Hoa Đăng đã góp phần gìn giữ, phát huy, truyền dạy và quảng bá vẻ đẹp, giá trị văn hóa nghệ thuật của nhạc cụ dân tộc cho các bạn trẻ và bạn bè quốc tế. Trong hành trình 30 năm miệt mài hoạt động nghệ thuật, chị đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng âm nhạc tại các kỳ liên hoan, hội diễn toàn quốc như: Giải Nhất dàn dựng hòa tấu dàn nhạc dân tộc thiếu nhi tại “Liên hoan Thanh thiếu nhi hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc năm 2013”; Huy chương Vàng tiết mục độc tấu đàn tam thập lục tại “Liên hoan Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc năm 2017”… Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, xin mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ NSND Hoa Đăng. (Hành trình Sáng tạo 17/7/2024)

NSND Nguyễn Xuân Bắc: Người dành trọn tâm huyết cho âm nhạc dân tộc

NSND Nguyễn Xuân Bắc: Người dành trọn tâm huyết cho âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2019

Lượt nghe: 1169

Là một nhạc sĩ thuộc thế hệ 7X, thượng tá - NSND Nguyễn Xuân Bắc đã dành trọn sự nghiệp âm nhạc của mình để theo đuổi nền âm nhạc dân tộc. Hiện nay, anh là Chủ nhiệm Khoa nghệ thuật Dân tộc và Miền núi, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội. (Hành trình Sáng tạo 22/12/2019)

NSND Phạm Trà My - người chắp cánh cho thanh âm dân tộc bay xa

NSND Phạm Trà My - người chắp cánh cho thanh âm dân tộc bay xa

Ngày phát hành 14:46 | 23/4/2024

Lượt nghe: 1734

TS.NSND Phạm Trà My là Trưởng bộ môn đàn Tranh, Khoa Âm nhạc Truyền thống - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, thành viên Dàn nhạc Truyền thống Việt Nam, thành viên Dàn nhạc Châu Á. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, mấy chục năm qua, chị đã chinh phục trái tim khán giả trong nước và quốc tế bằng tiếng đàn tranh điêu luyện và dạt dào cảm xúc. Không những thế, chị còn đang miệt mài “thắp lửa” đam mê cho học trò của mình với nhạc cụ truyền thống. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ NSND Phạm Trà My - người chắp cánh cho thanh âm dân tộc bay xa. (Hành trình sáng tạo ngày 21/4/2024)

NSƯT Đức Liên: Người lan tỏa tiếng sáo hồn dân tộc

NSƯT Đức Liên: Người lan tỏa tiếng sáo hồn dân tộc

Ngày phát hành 11:22 | 28/2/2022

Lượt nghe: 1141

Nghệ sĩ ưu tú Đức Liên là một cây sáo tài năng trong “làng” nhạc cụ truyền thống nước ta, ông không chỉ thần thái khi biểu diễn và xuất sắc khi thể hiện nghệ thuật sáo trúc mà còn có khả năng sáng tác các ca khúc. Đặc biệt, nhiều người nhắc đến ông bằng tình cảm, sự tin yêu với một nghệ sĩ tâm huyết, trách nhiệm trong việc gìn giữ, quảng bá tiếng sáo trúc truyền thống. (Hành trình Sáng tạo 27/02/2022)

Phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh": Nền văn hóa cổ xưa của dân tộc Chăm

Phim tài liệu

Ngày phát hành 0:0 | 18/9/2017

Lượt nghe: 4127

Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên": Cảm nhận của nhà báo Tuyết Mai về triển lãm “Nét” của họa sĩ Lưu Công Nhân - người được xem là “Bậc thầy thuốc nước”. Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” là những giai điệu trữ tình sâu lắng của nhạc phẩm “Thư tình cuối mùa thu” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh. Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" giới thiệu bộ phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh" của đạo diễn Phùng Ngọc Tú. Nền văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 3000 năm nằm trên dải đất miền Trung. Cùng với hai nền văn hóa khác cùng thời kỳ là Đông Sơn ở Bắc bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam bộ, văn hóa Sa Huỳnh đã trở thành 1 trong 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 16/09/2017)

Sân khấu kịch hát dân tộc: Rộn ràng câu hát đón Xuân

Sân khấu kịch hát dân tộc: Rộn ràng câu hát đón Xuân

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015

Lượt nghe: 1112

Những thông tin về vở diễn mới của Nhà hát Chèo Quân đội, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Sân khấu kịch Hồng Vân (thành phố Hồ Chí Minh) sẽ giúp chúng ta thêm nhiều lựa chọn trong thưởng thức nghệ thuật (CLB Sân khấu-1/2/2015)

Sự dấn thân của các cây bút nữ dân tộc thiểu số với đề tài hậu chiến

Sự dấn thân của các cây bút nữ dân tộc thiểu số với đề tài hậu chiến

Ngày phát hành 8:49 | 15/5/2024

Lượt nghe: 1995

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc là nguồn cảm hứng lớn cho những sáng tác văn học nghệ thuật. Đối với văn học dân tộc thiểu số, những tác phẩm đã có tuy chưa thực sự tạo thành một dòng chảy mãnh liệt như văn học người Kinh nhưng cũng đã có những dấu ấn quan trọng, cả thơ, truyện ngắn, trường ca, tiểu thuyết… Các tác giả nữ người dân tộc thiểu số viết về chiến tranh và hậu chiến nhằm tri ân quá khứ, bởi đó là một món nợ, là trách nhiệm với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, qua đó nhằm nhận thức lại hiện thực một thời với những khai thác chưa đầy đủ, cả mặt xấu và mặt tốt. Quan trọng hơn hết là viết về những con người trong chiến tranh với những số phận cụ thể, đời thường, không phải chỉ anh hùng với ý chí quật cường, dũng cảm mà ở đó còn có những đấu tranh giằng xé, những mất mát và cả những khát vọng hóa giải hận thù sau cuộc chiến. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là tiến sĩ Đỗ Thu Huyền - Viện Văn học bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/5/2024)

Thơ dân tộc thiểu số hôm nay có “kén” độc giả?

Thơ dân tộc thiểu số hôm nay có “kén” độc giả?

Ngày phát hành 18:37 | 20/3/2024

Lượt nghe: 2803

Vẫn đang tồn tại và tiếp nối và có thể sẽ có thêm những phát hiện tác giả người dân tộc thiểu số, viết về vùng đất và con người ở những vùng rẻo cao. Căn cước văn hóa, gốc gác vùng miền còn được trân trọng không và có giúp ích gì cho người viết vùng cao hôm nay? Thơ dân tộc thiểu số hôm nay có "kén" độc giả? Đó là chủ đề Đối thoại mở giữa BTV Võ Hà với Lý Hữu Lương - Nhà thơ người Dao - Biên tập viên Ban thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Giải thưởng Tác giả trẻ lần đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2021). (Đối thoại mở 20/3/2024)

Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc cùng câu lạc bộ nghệ thuật Art Star

Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc cùng câu lạc bộ nghệ thuật Art Star

Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2019

Lượt nghe: 649

Buổi sinh hoạt “Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc” cùng các bạn trong câu lạc bộ nghệ thuật Art Star đã diễn ra cực kỳ thú vị và sôi nổi. Các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, sáo, đàn tranh, đàn đáy... là thành quả lao động nghệ thuật và kết tinh văn hóa qua bao thế kỷ của người Việt Nam. Cùng với những đặc sắc về thanh âm, các bạn còn được hiểu điều giá trị hơn thế nữa... (Văn nghệ thiếu nhi 31/07/2019)

Trải nghiệm trò chơi dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học: Niềm vui đầu xuân

Trải nghiệm trò chơi dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học: Niềm vui đầu xuân

Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018

Lượt nghe: 736

Đã thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp đón xuân mới, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội lại tổ chức một chương trình vui xuân đầy màu sắc. Đến với Bảo tàng dịp này, ngoài trải nghiệm thú vị với những di sản văn hóa của dân tộc, chúng mình còn được tham gia chơi nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc như: đánh đu, pháo đất, bịt mắt đập niêu (của người Việt);đánh cầu lông gà, đẩy gậy, ném pao(Mông); Đi cầu đôi (Cao Lan); lăn bưởi (Si La); kéo co (Thái); chơi quay (Dao); giấu khăn, ném khăn (Khơme); đánh cây (Mnông)...cũng như thỏa trí khám phá 12 con giáp qua việc tô vẽ tranh, in tranh dân gian hay tự tay nặn những con tò he ngộ nghĩnh… (Văn nghệ thiếu nhi 28/02/2018)

Triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy”: Ký ức hào hùng của dân tộc

Triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy”: Ký ức hào hùng của dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2019

Lượt nghe: 1013

Diễn ra từ 3/5 - 10/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Làn sóng nghệ thuật 07/5/2019)

Truyện cổ dân tộc Phù Lá: Sự tích loài người

Truyện cổ dân tộc Phù Lá: Sự tích loài người

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2016

Lượt nghe: 2559

Loài người xuất hiện trên trái đất từ khi nào? Những ngày đầu tiên con người sống ra sao khi phải chống lại thiên nhiên và muông thú. Mỗi dân tộc trên thế giới lại có một câu chuyện rất thú vị về nguồn gốc của loài người.Chúng ta cùng nghe truyện cổ tích "Sự tích loài người" của dân tộc Phù Lá, một dân tộc thiểu của nước ta. (Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 13+14.02.2016)

Truyện cổ tích dân tộc Chăm "Con dâu nhà trời" (Phần 1)

Truyện cổ tích dân tộc Chăm

Ngày phát hành 11:44 | 16/9/2021

Lượt nghe: 1328

“Con dâu nhà trời” là nhan đề truyện cổ tích của dân tộc Chăm. Nhân vật chính là một thiếu nữ hóa thân từ con cóc. Vì hiểu lầm, cô gái và cha mẹ mình bị nhà vua đàn áp. Số phận của họ sẽ đi về đâu? (Kể chuyện và hát ru 13/09/2021)

Văn hóa khơi dậy khát vọng dân tộc

Văn hóa khơi dậy khát vọng dân tộc

Ngày phát hành 17:6 | 10/12/2021

Lượt nghe: 2352

Tròn 75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, ngày 24/11/2021, chúng ta tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại Hội trường Diên Hồng - tòa nhà Quốc hội. Tại Hội nghị lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã phát biểu chia sẻ mong muốn công tác văn hóa sẽ có những bước chuyển biến mới, tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Văn hóa khơi dậy khát vọng dân tộc đó là mệnh lệnh của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là ý chí mong muốn của toàn dân. Sứ mệnh của những người làm văn hóa nghệ thuật là phải tìm giải pháp cụ thể hóa điều đó. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam để cùng chia sẻ, góp thêm tiếng nói về vấn đề này. (Đối thoại mở 08/12/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu