Sau khi chôn cất bà ngoại xong, Côn được cha dẫn đi thăm các bạn thân trước khi ông phải vào Huế nhận chức. Quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rất mừng vì sự hiểu biết, thông minh của con. Ông có thể nói chuyện thế sự với Côn, trao đổi về những trăn trở việc nước việc dân mà ông quan tâm... (Văn nghệ thiếu nhi 25/09/2021)
Cụ đồ An bị ốm. Ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lo lắng chạy chữa thuốc men để mẹ vợ chóng bình phục. Côn luôn tục trực bên bà. Nỗi đau mất mẹ, mất em vẫn luôn ám ảnh. Vì thế Côn rất sợ bà ngoại có mệnh hệ gì, luôn ở bên cạnh động viên, chăm sóc bà... (Văn nghệ thiếu nhi 24/09/2021)
Tranh Kim Hoàng thuộc dòng tranh dân gian nổi tiếng của nước ta. Thể loại tranh này phát triển mạnh mẽ từ khoảng thể kỷ 18 đến thế kỉ 19. Chủ đề của tranh rất gần gũi với đời thường, cụ thể đó là tranh lợn, gà, nông thôn… Tranh được vẽ trên nền giấy màu đỏ, nên còn có tên gọi là tranh đỏ. (Văn nghệ thiếu nhi 22/09/2021)
Quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khước từ việc vào Huế nhậm chức, ở lại quê nhà dạy học. Cô con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thanh đã 18 tuổi nên ông Nguyễn Sinh Sắc giao việc nhà cho cô trông nom, còn mình cùng hai con trai đi thăm bạn bè, thăm cảnh núi non sông nước. Đi đến đâu, ông cũng kể cho Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Côn những câu chuyện xưa để các con hiểu hơn về quê hương, đất nước... (Văn nghệ thiếu nhi 19/09/2021)
Tuy đỗ đạt cao nhưng quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rất khiêm tốn, mong bà con đối xử với mình như trước đây. Ông chỉ xin nhận một mẫu đất trong số đất rất lớn mà dân làng chia cho. Không những vậy, ông còn xin bán nửa mẫu đất lấy tiền chia cho dân nghèo. Từ ngày về ngôi nhà mới ở làng Sen, Côn nhớ bà ngoại cồn cào ruột gan... (Văn nghệ thiếu nhi 18/09/2021)
Trong lớp học, thầy đồ đang khen ngợi thiên tư vượt trội của trò Côn thì tin vui ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng đã bay về làng. Ông tiên chỉ cùng bà con làng xóm đến chúc mừng gia đình cụ đồ An. Bầu không khí xúc động lạ kỳ... (Văn nghệ thiếu nhi 17/09/2021)
Dòng tranh dân gian Hàng Trống có lịch sử phát triển lâu đời, chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hiện nay, dòng tranh này gần như đã bị mai một, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Không còn nhiều nghệ nhân gắn bó với di sản của cha ông... (Văn nghệ thiếu nhi 15/09/2021)
Sấu là loài cây tỏa bóng mát về mùa hạ, lá vàng rải rác vào mùa thu. Quả sấu xanh chua giòn, chín vàng lại có vị ngọt thơm. Với người Hà Nội, cây sấu, quả sấu, những món ăn nấu cùng sấu luôn là một miền thương nhớ... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 14/09/2021)
Người con trai cả của ông trời vì yêu mến và thương cảm cô gái mà hạ phàm để cứu giúp gia đình cô. Chàng xin cưới cô làm vợ. Mong muốn của chàng có được ông trời chấp nhận? Chàng và cô gái phải vượt qua những khó khăn nào? (Kể chuyện và hát ru 14/09/2021)
“Con dâu nhà trời” là nhan đề truyện cổ tích của dân tộc Chăm. Nhân vật chính là một thiếu nữ hóa thân từ con cóc. Vì hiểu lầm, cô gái và cha mẹ mình bị nhà vua đàn áp. Số phận của họ sẽ đi về đâu? (Kể chuyện và hát ru 13/09/2021)
“Bố em là bộ đội/ ở tận vùng đảo xa/ chưa lần nào về phép/ mà luôn luôn có quà” - Đó là những câu thơ trong bài "Quà của bố" của nhà thơ Phạm Đình Ân. Bố là bộ đội đảo xa, bố là kỹ sư bận bịu trên công trường, bố là công nhân miệt mài trong nhà máy... Mỗi người mỗi công việc, mỗi vất vả riêng, nhưng tấm lòng người cha luôn trìu mến, đong đầy yêu thương dành cho chúng ta. (Văn nghệ thiếu nhi 13/09/2021)
Chị cử Sắc qua đời. Bà con hàng xóm ngỏ ý muốn đón anh em Côn về ở với gia đình họ. Nhưng Côn đã không đến nhà ai vì sợ làm phiền họ khi ngày Tết đã cận kề. Những đêm đầu tiên không có mẹ, bé Nhuận gào khóc rất nhiều. Phần vì đói sữa, phần vì em đang bị tiêu chảy nên sức khỏe rất yếu... (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2021)
Mùa hè năm 1899, chị cử Sắc chuyển dạ sinh bé Nguyễn Sinh Nhuận, tự là Tất Danh. Anh cử Sắc và con trai cả cũng về kịp. Nhưng anh chỉ ở nhà được vài hôm thì nhận lệnh đi Thanh Hóa coi kỳ thi Hương. Sức khỏe của chị cử Sắc rất yếu. Hằng ngày bé Côn vừa chăm sóc mẹ, vừa phải bế em đi xin sữa. Côn không bao giờ nghĩ mình có thể mất mẹ mãi mãi... (Văn nghệ thiếu nhi 11/09/2021)
Chị cử Sắc sống thui thủi một mình trong thành nội. Nỗi nhớ chồng con, đặc biệt hình ảnh của bé Côn cứ cuộn tròn trong lòng chị suốt ngày đêm. Chị đành bàn với chồng đưa bé Côn trở về thành nội. Vậy là cậu bé Nguyễn Sinh Côn được sống bên cạnh mẹ trong những ngày tháng mẹ đau yếu và sắp sinh em bé... (Văn nghệ thiếu nhi 10/09/2021)