VOV6 và nhà thơ Anh Ngọc chọn bình 5 bài thơ hay thế kỷ 2031/1/2019

"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)

Trang thơ ngày cuối năm

Trang thơ ngày cuối năm 25/1/2019

Những ngày cuối năm, thời gian như vội vã hơn. Cảnh vật thiên nhiên dường cũng đi nốt chặng đường còn lại của mùa cũ để nhường chỗ cho mùa mới, với cỏ xanh ủ mầm dưới đất và lá non bật nở trên cành. Dốc cạn tâm sự ngày cuối năm, dọn lòng mình tinh khôi để đón xuân về trong lộc biếc hoa vàng. Đó cũng là điều mà Tiếng thơ phát 26/1/2019 muốn chia sẻ cùng các bạn

Nhà văn Nguyễn Bá Học và những trang văn răn đời

Nhà văn Nguyễn Bá Học và những trang văn răn đời 23/1/2019

Trong làng văn xuôi tự sự viết đầu thế kỷ 20, nhà văn Nguyễn Bá Học được xếp cùng “chiếu” với những tên tuổi thời bấy giờ là các nhà văn Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh. Dưới ngòi bút của Nguyễn Bá Học, một phần bức tranh xã hội đương thời hiện lên sinh động. Ở đó, ta thấy được thói cờ bạc chơi bời ở người đàn ông, tính xa hoa, lười biếng, đến nỗi rơi vào cảnh trụy lạc bần cùng ở những người phụ nữ “con nhà”...(Tìm trong kho báu phát 24/1/2019)

"Tha hương": Nỗi lòng người con xa quê 23/1/2019

Câu chuyện là chuyến trở về thăm quê của nhân vật Mẫn sau bao năm xa cách. Cảnh cũ, người xưa nay còn đâu. tâm trạng Mẫn buồn vui lẫn lộn. Tha hương ở xứ người đã tủi nhục, xót xa nhưng tha hương ở ngay chính quê hương mình, nơi mình sinh ra lại càng khổ sở, xót xa hơn...(Đọc truyện đêm khuya phát 24/1/2019)

“Gong Ji-Young

“Gong Ji-Young" – Nhà văn của những bản tình ca không bi lụy 22/1/2019

Sinh năm 1963, tốt nghiệp khoa Anh Trường đại học tư lập Yonsei (Hàn Quốc), năm 1988 Gong Ji Young chính thức bước chân vào làng văn xứ kim chi bằng tuyển tập truyện ngắn mang tên "Ngày tan vỡ". Các tác phẩm của Gong Ji Young chưa bao giờ xuất bản thấp hơn 100.000 bản, hầu hết đều trở thành sách best-seller, đỉnh cao hiện nay là tiểu thuyết Bong Soon, chị tôi với 1,5 triệu bản in, ra mắt từ năm 1988 đến nay vẫn còn tái bản. Tác phẩm của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt như “Cá thu”, “Dù con sống thế nào mẹ cũng luôn ủng hộ”, “Yêu người tử tù”… Tác phẩm mới nhất của nữ nhà văn được giới thiệu ở nước ta là tiểu thuyết “Chiếc thang cao màu xanh”, do dịch giả Nghiêm Thị Thu Hương chuyển ngữ, NXB Phụ nữ ấn hành.

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Xin đừng gõ cửa': Câu chuyện về hậu chiến (P2) 21/1/2019

Người lính trinh sát an ninh tên Hảo trở về cuộc sống đời thường sau chiến tranh với căn bệnh ngơ ngơ , điên điên, luôn sống trong tâm trạng bất an lo lắng sợ hãi một tiếng gõ cửa. Cho đến một ngày có người phụ nữ Việt Kiều tìm đến nhà quỳ lạy anh cảm tạ ơn cứu mạng, và qua câu chuyện của hai người những ẩn ức trong người lính trinh sát tên Hảo mới được dịp hé mở. Và cũng từ đó tinh thần, sức khỏe của Hảo sáng lạn hơn. Hảo tỉnh táo nhớ lại buổi khai báo tường trình với lãnh đạo về việc tại sao anh đã tha tội chết cho cô gái tên Hường thay bằng lẽ ra phải giết vì bị kết tội làm gián điệp. Số phận Hảo ra sao, các bạn cùng theo dõi phần cuối truyện ngắn "Xin đừng gõ cửa" (Đọc truyện đêm khuya phát 22/1/2019)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Xin đường gõ cửa": Câu chuyện về hậu chiến (P1) 21/1/2019

Vậy là Hảo - người lính trinh sát đã phải về hưu sớm vì bị nghi ngờ có những khuất tất trong chiến tranh chưa điều tra làm rõ được. Cũng chính vì lý do này đưa đến những sang chấn tâm lý khiến anh dở dở điên điện. Để hiểu rõ ngọn ngành những oái oăm , trớ trêu trong chiến tranh cũng như giải mã sự oan ức của nhân vật Hảo , mời các bạn đón nghe tiếp vào buổi đọc truyện phát 22/1/2019

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Tóc xanh mấy mùa": 30 năm một chuyện tình 19/1/2019

Tình yêu là gì? Và tình yêu có thể kéo dài bao lâu? Những câu hỏi muôn đời đó khiến người ta trăn trở băn khoăn. Và hiển nhiên, nó trở thành đề tài quen thuộc trong văn chương nghệ thuật và như một khối ru bích muôn màu, ở mỗi một tác phẩm, mỗi một tác giả, tình yêu lại phô diễn một gương mặt khác nhau. Chương trình “Đọc truyện đêm khuya” 17/1/2019, mời các bạn cùng nghe một câu chuyện tình kéo dài gần 30 năm: truyện ngắn “Tóc xanh mấy mùa” của nhà văn Hữu Phương.

Truyện ngắn hiện thực Thế Lữ với hình ảnh Con người cô đơn

Truyện ngắn hiện thực Thế Lữ với hình ảnh Con người cô đơn 18/1/2019

Sở dĩ những truyện ngắn viết về các số phận hẩm hiu giữa đời thường của nhà thơ Thế Lữ lưu lại mãi trong tâm trí người đọc vì đã làm dấy lên niềm thương cảm, xót xa rất con người. Không thương cảm sao được trước những cảnh đời bị phụ bạc mà thành nghiện ngập, thất tình mà tìm đến cái chết, người phụ nữ thiệt thòi phận bạc hay người mẹ mất con đến điên loạn...(Tìm trong kho báu phát 17/1/2019)

Duyên bình thơ Nguyễn Trọng Tạo

Duyên bình thơ Nguyễn Trọng Tạo 16/1/2019

Khi nhìn điểm đầu và điểm cuối một đời người, ngẫm lại như một giấc chiêm bao. Mỗi người, trong hành trình sống, để lại những dấu chân riêng tùy theo tài năng, tính cách, thân phận. Với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông đã lại dấn ấn sâu đậm trong giới nghệ thuật, một tài năng âm nhạc, hội họa, thơ ca, một con người ấm áp, nhiệt thành và hiểu biết. Tiếng thơ phát 16/1/2019, chúng ta cùng dành một phần thời gian để nhớ về ông, không chỉ với tư cách nhà thơ - nhạc sỹ - họa sỹ, mà còn là một người bình thơ đầy tinh tế

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Trung du tím biếc": Tím biếc tình quân dân 14/1/2019

Tác giả Nguyễn Kiên Cường được phát hiện từ một cuộc thi truyện ngắn của Quán Chiêu Văn, một group với hàng ngàn người tham gia trên mạng xã hội. Anh đạt giải nhất với chùm truyện ngắn khá đặc sắc, với một giọng văn mới mẻ, hấp dẫn, chuyển tải những nội dung giản dị, đời thường, gần gũi. Anh viết về hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân, những đồng đội của mình nơi anh đang công tác với tình cảm chân thực, hồn hậu...(Đọc truyện đêm khuya phát 14/1/2019)

"Sông Mê Kông bốn mặt": Trường ca viết về đất nước, con người Campuchia 11/1/2019

Cùng với những sáng tác của các nhà thơ như: Thu Bồn, Nguyễn Trọng Tạo, Xuân Tùng, Hải Như, Xuân Hoàng được viết trong và sau chiến tranh biên giới Tây Nam, Tiếng thơ phát 12/1/2019 còn có cuộc trò chuyện với nhà thơ Anh Ngọc về quá trình thực hiện trường ca “Sông Mê Kong bốn mặt”...

Những thiên thần vùng cao trong truyện ngắn

Những thiên thần vùng cao trong truyện ngắn "Seo ly" 11/1/2019

Cuộc sống luôn chứa đựng những câu chuyện mang tính tiểu thuyết mà nhà văn bằng tay nghề của mình có thể gọt giũa, tưởng tượng và hư cấu thêm là tạo thành một tác phẩm hay. Truyện ngắn “Seo ly” của nhà văn Chu Văn Nghiêm cũng là thành quả từ sự chưng cất gọt giũa ấy (Đọc truyện đêm khuya phát 10/1/2019)

Nhà thơ Thế Lữ viết truyện trinh thám

Nhà thơ Thế Lữ viết truyện trinh thám 10/1/2019

Thế Lữ là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, nổi tiếng với bài thơ “Nhớ rừng”. Ông còn là một cây bút văn xuôi xông xáo. Tổng cộng đời văn Thế Lữ có khoảng 40 truyện, cả truyện dài và truyện ngắn. Ông viết bốn thể tài chính bao gồm truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện thường ngày và truyện lãng mạn đường rừng. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến truyện trinh thám hay khởi nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là văn học cảnh sát (Tìm trong kho báu 10/1/2019)

Chuyện ở bến Bà Lụa

Chuyện ở bến Bà Lụa 7/1/2019

Trên đất nước ta có biết bao con đò đưa người qua sông. Mỗi con đò, mỗi dòng sông đều có thể là một câu chuyện lưu truyền qua thời gian. Bến đò Bà Lụa là sợi chỉ xuyên suốt câu chuyện, là nhân chứng cho biết bao hợp tan, tội ác và cả sự tốt đẹp trong chiến tranh...(Đọc truyện đêm khuya phát 7/1/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ