Khắc khoải nỗi đời trong truyện ngắn của cây bút trẻ Phát Dương5/1/2019

Tựa đề truyện ngắn “Như một trời sao” nghe có vẻ chất chứa nhiều tâm sự nhưng dường như từ đầu tới cuối, lời kể tưng tửng, mọi diễn biến cứ nhẹ tênh. Câu chuyện “oan gia ngõ hẹp” của một cô gái với nhân vật “tôi” qua các tình tiết đầy hấp dẫn nhiều lúc như muốn “đùa bỡn” cảm xúc của người đọc, người nghe. Đang vui đấy, lại chùng xuống, đang xúc động lại tỉnh khô, chuyện thật, chuyện đùa xen kẽ nhau không biết đâu mà lần. Chắp nối lại những câu chuyện không biết thật hay đùa của cô gái hay chuyện, ta bắt gặp đâu đó các góc khuất trong tâm hồn: nỗi ám ảnh về cái chết, về sự nghèo khó, về đời con gái lỡ làng, ngọn nguồn của những thân phận nổi trôi giữa đời thường...(Đọc truyện đêm khuya phát 4/1/2018)

Trang thơ người lính Tây Nam

Trang thơ người lính Tây Nam 3/1/2019

Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và tình nguyện làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng. Những người lính tình nguyện năm xưa, có người đã được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, có người mới rời ghế nhà trường, còn trẻ măng, nhập cuộc với bao ngỡ ngàng. Nhưng rồi, họ đã vượt qua thời khắc vô cùng khắc nghiệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổ quốc đã trao cho thế hệ mình. Không ít người mang trong mình phẩm chất thi sỹ, nhiều người sau này trở thành thi sỹ, viết tiếp bài thơ tuổi trẻ của mình và đồng đội… (Tiếng thơ phát 2/1/2019)

Nhà văn Phú Đức: Tiểu thuyết gia trinh thám võ hiệp hàng đầu Việt Nam

Nhà văn Phú Đức: Tiểu thuyết gia trinh thám võ hiệp hàng đầu Việt Nam 2/1/2019

Hai phần ba cuộc đời, sống với công việc viết tiểu thuyết, Phú Đức là cái tên bảo chứng cho lượng độc giả văn chương trong khoảng chục năm, từ năm 1925 đến năm 1935. Đây cũng là giai đoạn huy hoàng trong sự nghiệp của cây bút trinh thám hàng đầu Nam bộ. Những tác phẩm của ông sau này được tái bản lại vẫn rất “ăn khách”. Rõ ràng, tiểu thuyết trinh thám Phú Đức có vị trí lớn trong dòng chảy văn chương trinh thám Việt Nam đầu thế kỷ 20 (Tìm trong kho báu phát 3/1/2019)

Phác thảo bức tranh thơ năm 2018

Phác thảo bức tranh thơ năm 2018 2/1/2019

Ngày thơ cùng hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ đương đại”, tổng kết cuộc thi thơ của tạp chí Nhà văn và tác phẩm, kỉ niệm 100 năm sinh Nguyễn Bính, 30 năm ngày mất Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ… Đó là những dấu ấn đậm nét trong đời sống thơ năm 2018. Hàng nghìn tập thơ được ấn hành trong năm với bao lời khen ngợi, nhưng thật khó khăn để nhận diện một tập thơ vào giải thưởng. Đã đến lúc chúng ta đặt câu hỏi một cách nghiêm túc, rằng tâm thế con người hôm nay có dành nhiều mối quan tâm cho văn học. Bóng đá, thể thao, những cuộc thi nhan sắc dễ dàng kéo khán giả nhập cuộc. Văn chương ở đâu, có đi vào những góc tối, những ngõ nghèo, những thân phận đang tha hóa, bon chen… (Tiếng thơ 30/12/2018)

Điểm nhấn Văn học - Nghệ thuật 2018

Điểm nhấn Văn học - Nghệ thuật 2018 29/12/2018

Năm 2018 quả là một năm sôi động của giới văn học nghệ thuật nước nhà. Nhiều sự kiện tiêu biểu, nổi bật của các lĩnh vực văn học nghệ thuật đã diễn ra. Cùng nhìn lại 10 điểm nhấn VHNT 2018 do Ban VHNT (VOV6) bình chọn

Xuân khởi nghiệp

Xuân khởi nghiệp 28/12/2018

Xuân 2019 là mùa xuân khởi nghiệp. Mà khởi nghiệp luôn gắn với canh tân. Cuộc canh tân nào cũng là sự sửa sang, đổi mới một cách toàn diện: Từ chính trị đến kinh tế, từ nghĩ suy đến hành động, từ mỗi cá nhân đến cả dân tộc. Dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc canh tân, có thành công nhưng cũng không ít thất bại. Tùy bút “Xuân khởi nghiệp” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại gợi lại những bài học lịch sử để khẳng định đổi mới là điều không thể khác; là điều không bao giờ ngừng nghỉ. Và thành công của khởi nghiệp không chỉ là thành công về tài chính mà mục tiêu và động lực của khởi nghiệp chính là tạo ra những giá trị văn hóa, giá trị nhân văn (Văn nghệ phát 1/1/2019)

Hành trình trở về trong truyện ngắn “Năm tháng nhớ thương”

Hành trình trở về trong truyện ngắn “Năm tháng nhớ thương” 28/12/2018

Từ một chi tiết có thực trong cuộc sống, nhà văn Thiên Sơn đã xây dựng thành một truyện ngắn đầy xúc động và ám ảnh. Ở đó, nhân vật dù đã đi khắp bốn phương trời nhưng vẫn cảm thấy bình an nhất trong ngôi nhà của mẹ, day dứt với những kỉ niệm đầy thương khó mà ở khoảnh khắc nào đó ta đã để vụt qua… (Đọc truyện đêm khuya phát 31/12/2018)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Thành phố thấp thoáng": Chuyện của những người không thuộc về nhau (P2) 28/12/2018

Trong buổi đọc truyện đêm qua, chúng ta đã cùng cảm nhận nỗi niềm của nhân vật thiếu tá Bích, một người lính trong truyện ngắn “Thành phố thấp thoáng” của nhà văn Xuân Thiều. Hòa bình trở về, hạnh phúc gia đình không trọn vẹn, trong dịp đi an dưỡng ở Đà Lạt, nhân vật Bích tìm tới gặp người thiếu phụ tên Trinh, mối tình anh đã để vuột mất nhiều năm về trước. Sau nhiều năm bặt tin, Bích cùng gia đình chồng di cư vào Nam. Giờ đây, khi người chồng, vốn là thiếu tá Ngụy đã chết, Trinh sống cùng ba con ở Đà Lạt. Khoảnh khắc hội ngộ, những ký ức về mối tình dang dở thời tuổi trẻ ùa về, xao động lòng người. Mời các bạn cùng ngược thời gian, trở về với bối cảnh nảy nở tình yêu của người lính dân vận và cô gái xứ đạo (Đọc truyện đêm khuya phát 28/12/2018)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Thành phố thấp thoáng": Chuyện của những người không thuộc về nhau (P1) 28/12/2018

Văn là đời. Thật dễ hiểu khi thấp thoáng trong những trang văn bóng dáng của tâm thế hay một quãng đời của tác giả. Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay, mời các bạn nghe phần đầu truyện ngắn của nhà văn quân đội Xuân Thiều: “Thành phố thấp thoáng” với nhân vật chính là người lính giữa bối cảnh “Thành phố ngàn thông” (Đọc truyện đêm khuya phát 27/12/2018)

Oan tình Sex trong văn chương Lê Hoằng Mưu

Oan tình Sex trong văn chương Lê Hoằng Mưu 27/12/2018

Trong số những cây bút sáng tác văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ 20, Lê Hoằng Mưu là một trường hợp đặc biệt. Điều đặc biệt đầu tiên, vì là tác giả có tiểu thuyết bán chạy nhất Sài Gòn thời bấy giờ, ông được chọn làm chủ bút và là chủ bút được trả lương cao nhất của những tờ báo nổi tiếng như Lục Tỉnh Tân văn, Nông Cổ Mín Đàm. Điều đặc biệt thứ hai, cuốn “Hà Hương phong nguyệt” của Lê Hoằng Mưu là tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên bị nhà cầm quyền thời bấy giờ thu hồi và tiêu hủy vì dính nghi án Sex.

Từ

Từ "Giấc mơ" đến "Tin nhắn" là hành trình mưu sinh và tình yêu của những cô gái trẻ 25/12/2018

Từ nhân vật Huyền trong truyện “Giấc mơ” đến nhân vật Nga trong truyện “Tin nhắn” của nhà văn Trần Thanh Cảnh là hành trình của những cô gái trẻ thời 9X bước vào cuộc sống mưu sinh và tình yêu...(Đọc truyện đêm khuya phát 24/12/2018)

Lẽ sống ở đời trong chùm truyện ngắn của nhà văn Hoàng Việt Hằng

Lẽ sống ở đời trong chùm truyện ngắn của nhà văn Hoàng Việt Hằng 24/12/2018

Từ những cảnh đời trong hai truyện "Người viết thuê bằng khen" và "Sóng vỗ trên bờ", nhà văn đưa ra quan điểm, lẽ sống: sống lạc quan, vô tư. Một thái độ sống tích cực như bà Minh Mẫn, cô giáo Thụy Ý, dẫu hoàn cảnh sống cô đơn, bệnh tật nhưng họ biết vượt qua, biết nuôi dưỡng niềm vui khát sống, hướng đến sự thanh thản, yêu thương và lòng bao dung, sống không phải là sự hành hạ, đầy đọa lẫn nhau...(Đọc truyện đêm khuya phát 20/12/2018)

Anh hùng LLVT nhân dân Phan Văn Quý: Hát mãi khúc quân hành

Anh hùng LLVT nhân dân Phan Văn Quý: Hát mãi khúc quân hành 21/12/2018

23 tuổi khi đang là chiến sỹ lái xe Trường Sơn ông được phong tặng Anh hùng LLVT nhân dân. 45 tuổi ông chính thức bước vào thương trường sau khi đã nghỉ hưu với quân hàm trung tá. 57 tuổi ông tự ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội. Tập đoàn Thái Bình Dương do ông làm Chủ tịch đã và đang đồng hành cùng nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới với những dự án tỷ đô. Đó là đôi dòng phác thảo về ông Phan Văn Quý, người mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn qua bút ký “Người chiến sỹ ấy…” của tác giả Xuân Bách. “Người chiến sỹ ấy…” luôn giữ vững phẩm chất bộ đội cụ Hồ, thể hiện rõ “chất lính” trên mọi mặt trận: từ chiến trường cho đến nghị trường và thương trường.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đánh cược cuộc đời vào chữ

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đánh cược cuộc đời vào chữ 20/12/2018

Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Trần Nhuận Minh vẫn song hành cùng thơ với niềm nhiệt huyết mà không phải ai cũng giữ được trước sự hủy hoại của thời gian. Ông vẫn viết những bài thơ giàu chất thế sự, một thế sự không ít ngổn ngang, ngẫm ngợi, song được ghìm giữ bằng cái nhìn trải nghiệm, dồn nén, đa chiều. "Đánh cược cuộc đời mình vào chữ" là tâm thế sáng tạo của ông (Tiếng thơ phát 19/12/2018)

Trần Chánh Chiếu:

Trần Chánh Chiếu: "Ông lớn" của văn nghệ Nam bộ đầu thế kỷ 20 20/12/2018

Đầu thế kỷ 20, có nhiều tác giả vừa viết văn, làm báo vừa là nhà yêu nước. Một trong số đó là nhà văn Trần Chánh Chiếu. Cùng với những tên tuổi như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, nhà văn Trần Chánh Chiếu là người đặt nền móng cho nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ