Hệ thống tìm thấy 571 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2017
Lượt nghe: 6167
Qua hình ảnh nhân vật Bí thư huyện ủy Hoàng Bỉ, tác giả phê phán tư tưởng tham quyền, cố vị của một bộ phận cán bộ công chức. Vì thói hư tật xấu và tư tưởng công thần của mình mà Hoàng Bỉ đã bị bài học nhớ đời. Ông bực tức vì mình mới nghỉ hưu được ít ngày mà không có ai đến chúc tết, ít người đến dự cưới con trai út. Nhưng được vợ và con trai cả phân tích thấu tình đạt lý nên Hoàng Bỉ cũng tỉnh ngộ và buông bỏ nhiều suy nghĩ tiêu cực. (Đọc truyện đêm khuya 11/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2017
Lượt nghe: 6262
Nhà văn Mit Tơ Khồ có một cô người yêu ngoại quốc, quen qua mạng Internet. Cô nàng này là một kẻ lừa tình xuyên quốc gia, nhằm đến những đối tượng có tiền và khù khờ. Lão nhà văn đã rơi vào bẫy cô gái này mà không hay biết gì. Lão trở nên thay đổi, phủ nhận sạch trơn tất cả những thành quả lão gây dựng từ gia đình đến sự nghiệp. Khi vỡ lẽ ra mọi chuyện, chân tướng cô nàng lừa đảo lộ diện thì nhà văn rơi vào một tình huống dở khóc dở cười. (Đọc truyện đêm khuya 10/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2017
Lượt nghe: 6624
Tác phẩm kể theo trình tự thời gian trong bối cảnh chiến tranh. Không khí chuẩn bị cho một trận đánh lớn và có những nhà báo - chiến sĩ luôn sát cánh cùng người lính trên mặt trận. Những dòng chữ ghi lại ngay bên chiến hào còn vương thuốc súng chính là tư liệu chân thực nhất, hào hùng nhất về một thời đạn bom. Nhân vật Hồ Thừa chỉ băn khoăn vì mình chưa kịp hoàn thành ký sự, bởi càng gần gũi đồng đội anh càng thấm thía “Mặt trận này như một chiếc sàng lớn. Mỗi một con người ở đây là một thỏi vàng có linh hồn”. (Đọc truyện đêm khuya 14/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2017
Lượt nghe: 8474
Không gian truyện là ngõ hẻm, là góc phố và chứa đựng những phận người mong manh, cay cực, đắng chát. Góc nhìn của nhà văn Ma Văn Kháng về những phận người rất nhân văn. Đó là những phát hiện sâu sắc về tâm tính và sự đổi thay đằng sau góc khuất bụi bặm và cay đắng. (Đọc truyện đêm khuya 16/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018
Lượt nghe: 1736
Truyện ngắn “Ngôi nhà màu hồng” của nữ nhà văn Ola Awonubi kể về cuộc đời chịu nhiều bất công của người phụ nữ tại đất nước Nigeria, Châu Phi. Dù xuất thân khác nhau, ngoại hình, tính cách khác nhau nhưng những cô gái ở ngôi nhà màu hồng có một điểm chung đáng buồn. Họ chỉ là món đồ chơi, giải trí cho cánh đàn ông mà thôi. Họ không được đàn ông coi trọng và mọi người khinh bỉ xa lánh. Trong con người những cô gái đó ẩn chứa niềm khát khao hạnh phúc mà một sự nổi loạn tuổi trẻ.Tác giả để một cái kết mở khi chúng ta không biết số phận các cô gái ra sao. Để người đọc, người nghe tự nhủ sẽ làm sao cho cuộc sống ít đi những hoàn cảnh buồn như vậy. Truyện ngắn "Tình yêu vô điều kiện" của tác giả người Trung Quốc là câu chuyện xúc động về tình yêu thầm lặng của người mẹ với cậu con trai. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2018
Lượt nghe: 1638
Truyện ngắn này được nhà văn Phan Cung Việt viết bằng tất cả nỗi niềm, day dứt về thân phận một người con gái gặp nhiều trắc trở, bất hạnh. Cô gái ấy từng có tình yêu, nhưng chiến tranh đã cướp đi người yêu của cô. Cô đau khổ, mất hết niềm tin và cuối cùng cô tựa nương vào cửa Phật. Cô trở thành một vị sư thầy chân tu được mọi người tin yêu, nể trọng. Song dường như cõi lòng trần thế vẫn chưa nguôi ngoai. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 24/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1826
Truyện không có nhiều gai góc chỉ là một câu chuyện bình dị, nhẹ nhàng qua lời kể của nhân vật vợ nhà thơ. Người vợ không biết làm thơ, không hiểu thơ nhưng yêu nhà thơ chỉ vì ông giỏi sản xuất xe đạp. Vì cuộc sống cơm áo, nhà thơ phải gác bút nghiên chuyên tâm cho công việc sản xuất xe đạp của mình. Công việc tuy không khiến ông giàu có nhưng cũng giúp gia đình có một cuộc sống bình thường. Tuy vậy, niềm yêu thích văn thơ vẫn luôn có trong ông. Và rồi đến lúc tài năng của ông được người ta biết đến, vợ nhà thơ tự hào vì chồng mình được nổi tiếng. Con người luôn kiếm tìm hạnh phúc, nhưng quan niệm thế nào mới là hạnh phúc thì mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau. Nếu biết trân trọng và quý mến những điều mình có thì bạn sẽ thấy đó chính là hạnh phúc của mình. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 16/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2018
Lượt nghe: 1624
Một câu chuyện giàu cảm xúc của đôi trai gái vùng cao. Chúng ta tiếc cho một mối duyên tình không thành giữa hai nhân vật Nhảng và Mỏn. Hai con người lỡ dở trong cuộc sống hôn nhân, có tình cảm nhưng rồi lại không đến được với nhau. Mỏn đẹp là thế, đàn ông cả bản phải mê thì làm sao Nhảng không mê được. Nhất là khi Nhảng lại sống cô đơn sau khi vợ là Mến chết. Người đàn ông thiếu bàn tay chăm sóc của người phụ nữ như ngôi nhà không có vách. Còn Mỏn cũng cần một bờ vai đàn ông như Nhảng để nương tựa, để có giấc ngủ bình yên. Đáng lẽ ra hai con người cần nhau, mến thương nhau như Nhảng và Mỏn phải đến được với nhau. Thế nhưng sự rụt rè thậm chí là hèn yếu đã khiến Nhảng đánh mất hạnh phúc của đời mình. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 07/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 1582
Vẫn là câu chuyện gái lớn gả chồng vốn nhiều nỗi niềm nhưng ta không cảm thấy hơi hướng nặng nề, bí bách trong truyện ngắn này. Mạch chuyện tiếp diễn một cách tự nhiên, rõ nét, thể hiện sự tâm lý, hồn hậu của người viết, gieo vào lòng người đọc, người nghe những cảm xúc thật nhẹ nhõm. Từ hai định đề: sinh con một bề và gái lớn gả chồng, tác giả Huỳnh Thị Thu Trang đã biến tấu cho câu chuyện muôn đời trở nên gần gũi và khẳng định: là con gái và có con gái đều thật tuyệt. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 13/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2018
Lượt nghe: 912
Từ những cảnh đời trong hai truyện "Người viết thuê bằng khen" và "Sóng vỗ trên bờ", nhà văn đưa ra quan điểm, lẽ sống: sống lạc quan, vô tư. Một thái độ sống tích cực như bà Minh Mẫn, cô giáo Thụy Ý, dẫu hoàn cảnh sống cô đơn, bệnh tật nhưng họ biết vượt qua, biết nuôi dưỡng niềm vui khát sống, hướng đến sự thanh thản, yêu thương và lòng bao dung, sống không phải là sự hành hạ, đầy đọa lẫn nhau...(Đọc truyện đêm khuya phát 20/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2015
Lượt nghe: 2792
Một trang đời đi qua cùng tình yêu day dứt mãi trong lòng Kyoko. Nàng sẽ mãi kiếm tìm, đau khổ nếu một ngày kia không trở lại ngôi nhà cũ...Cảnh xưa đã thay đổi, chỉ một mình Kyoko biết những gì diễn ra trong trái tim mình. Và nàng nhận ra tình yêu mới với đứa con đang thành hình cũng có sức mạnh không kém. (Đọc truyện đêm khuya 18/03/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2015
Lượt nghe: 1820
Vẫn khai thác đề tài tình yêu nhưng ở truyện ngắn “Người cùng nhà”, bạn đọc, bạn nghe lại hình dung được rõ hơn một khía cạnh khác khi người ta yêu và khía cạnh đó thật đáng nể trọng, đáng trân quý biết bao. Nhân vật chính trong truyện là Vụ - người con gái có trái tim nhân hậu, cháy bỏng và dám hy sinh hết mình cho người cô yêu. Thông thường phụ nữ trong tình yêu luon muốn chiếm hữu người đàn ông mà mình gửi gắm, trao trọn trái tim, song với Vụ, cô yêu bằng tất cả những gì mình có, tuy nhiên cô lại đặc biệt hơn khi biết nén chặt tình cảm khó kiểm soát ấy để người mình yêu hạnh phúc. Chứng kiến những biến cố trong cuộc đời và chuyện tình cảm trắc trở của Vụ, chúng ta càng thấy những con người như Vụ thật hiếm có trong cuộc sống hôm nay.
Ngày phát hành 0:0 | 17/8/2015
Lượt nghe: 2559
Cũng như “nhà nghỉ” ở ngoài đời ít khi được dùng để “nghỉ”, truyện "Nhà nghỉ" chưa bao giờ chỉ là chuyện về một chốn dừng chân, một nơi ngơi nghỉ. Nó giống một xã hội thu nhỏ, với đủ "hỉ, nộ, ái, ố": từ chuyện yêu đương, ghen tuông, phản bội, đến chuyện dối trá, lọc lừa… Nó khiến người ta nhìn thấy nhiều góc khuất của đời sống, khi con người ta sống phần nhiều với bản năng trần trụi hơn là với những chuẩn mực đạo đức. (Đọc truyện đêm khuya 15/08)
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2016
Lượt nghe: 3514
Chị bị đứa trẻ chối từ, người chồng xa cách, cảm giác bị bỏ rơi, thừa thãi trong ngôi nhà. Người mất đã mất rồi nhưng người sống vẫn tiếp tục phải sống. May mà người chồng đã kịp tỉnh ngộ,vượt thoát khỏi nỗi đau u mê để kịp níu giữ hạnh phúc sắp tuột khỏi vòng tay.(Đọc truyện đêm khuya 12/01/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 27/1/2016
Lượt nghe: 3364
"Công chúa ngủ trong rừng" và "Nàng tiên cá" đều khai thác cốt truyện cũ của cố tích. Chỉ cần nghe tên, hẳn người đọc, người nghe đều mường tượng ra được. Tuy nhiên, nhà văn Nguyên Hương đã tạo ra những bất ngờ nho nhỏ khi tạo ra các tình tiết mới toanh, và Việt hóa hoàn toàn câu chuyện cũ. Bởi vậy, các “nàng tiên cá” của chị không yêu hoàng tử. Nàng yêu các chàng trai làng biển chân thành, thật thà, tên Cảnh hay Linh gì đấy. “Công chúa” của nhà văn Nguyên Hương thì lại chẳng phải là nhân vật chính của câu chuyện. Nàng chỉ là cái cớ để anh chàng đào khoai xuất hiện, và khiến người đọc, người nghe mến ngay vì tính tình chất phác của chàng… (Đọc truyện đêm khuya 23/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016
Lượt nghe: 7244
Mỗi con người đều có khiếm khuyết. Nhưng khiếm khuyết của Thoa thì dường như thật khó chấp nhận, ngay cả với những người thân yêu nhất. Nhan sắc, sự chăm chỉ khéo léo, nết dịu dàng nhường nhịn đều không đủ để bù đắp lại. Đã vậy, người thiếu nữ ấy lại không thờ ơ với cuộc đời, cứ yêu nó, cứ lặng thầm chờ đợi một hạnh phúc của riêng mình. Rồi một ngày kia, như cái cây bị rút dần nhựa sống, Thoa tự xóa đi dấu tích lặng lẽ của mình trên mặt đất.(Đọc truyện đêm khuya 19/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2016
Lượt nghe: 5899
Mái ấm gia đình là nơi bình yên nhất của mỗi người. Nơi đó, dẫu ta có đi bao lâu, bao xa, vẫn có những người thân yêu đón đợi và yêu thương. Với nhân vật Thạnh cũng vậy, nơi bình yên của anh là người mẹ già luôn dõi theo con, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón đứa con lầm lỡ trở về bất cứ khi nào. Người mẹ ấy, đã rơi nhiều nước mắt, lặn lội tìm con bao nhiêu năm ròng. Với bà, đứa con trai đã gần bốn mươi tuổi vẫn còn là bé bỏng. (Đọc truyện đêm khuya 30/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 8067
Lùi lại quãng thời gian cách đây hàng chục năm, với cuộc đời của nhân vật chính trong truyện ngắn "Lạc quê" của nhà văn Hiệu Constant, hẳn không cần nói nhiều, người đọc, người nghe cũng hình dung ra được cảm giác cô độc và nỗi khốn khó của nhân vật khi đó. Khó khăn chồng chất khó khăn, như một người vừa vượt qua một ngọn núi, thì lại thấy ngọn núi khác cao hơn, khó đi hơn. Tuy vậy, với bất cứ ai từng trải qua cảnh đất khách quê người, số phận hay cảm xúc của nhân vật “tôi” lại rất quen thuộc. (Đọc truyện đêm khuya 01/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2019
Lượt nghe: 966
Nhà văn Hồng Nhu – thuộc vào hàng “cây đa, cây đề” trong làng văn Thừa Thiên Huế xưa nay vẫn được gọi là “nhà văn của đầm phá”. Không chỉ có giá trị tư liệu về những phong tục, nếp sống của người dân vạn chài ở đầm phá Tam Giang, nhiều truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu đã thực sự làm dậy hồn xưa sông nước. Trong số đó, có thể nói, truyện ngắn “Lễ hội ăn mày” là sáng tạo đỉnh cao của nhà văn Hồng Nhu khi viết về đề tài đầm phá...(Đọc truyện đêm khuya phát 08/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2019
Lượt nghe: 1332
Với những người lính chiến đấu xa nhà, quà nào quý hơn những lá thư từ hậu phương. Qua những trang hồi ký của nhà văn Đoàn Tuấn, chúng ta thấy hiển hiện lên một cách sống động cảm giác háo hức, hạnh phúc khi đọc thư nhà của lính. Hình ảnh bao tải thư bung ra, rơi xuống sông trôi nổi bập bềnh trong ánh mắt tiếc nuối của những người lính hay những lá thư thấm máu của người lính quân bưu gợi lên nhiều cảm xúc...(Đọc truyện dài kỳ phát 1/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/7/2019
Lượt nghe: 1836
Trong tâm hồn mỗi người thì quê nhà luôn có một hương vị đặc biệt khác nhau. Bởi quê nhà là nơi lưu giữ những kỉ niệm ấu thơ, nơi có tình thương gia đình và bè bạn. Năm tháng qua đi, con người càng trưởng thành thì càng cảm nhận sâu sắc hơn hồn quê, hương quê. Hương quê ẩn chứa trong những điều bình dị nhất của cuộc sống như vị của bùn đất, món ăn hàng ngày mẹ nấu, mùi hương những đống rạ đốt sau vụ gặt...(Đọc truyện đêm khuya phát 4/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2019
Lượt nghe: 1721
Truyện ngắn có dung lượng khá cô đọng, chỉ khoảng hơn 3000 chữ, nhưng có lẽ nó đã mang đến cho nhiều độc giả, thính giả những ấn tượng thật khác biệt, thật sắc nét, thậm chí thật dữ dội về số phận một con người. Jang là một kẻ hèn trong mắt người đương thời, nhưng hèn ở việc này mà vĩ đại ở việc khác. Chấp nhận hèn trong một việc để đạt được thành tựu lớn lao, lưu danh thiên cổ, xưa nay có phải ai cũng làm được như vậy?!
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019
Lượt nghe: 1611
Qua lời kể của nhân vật người lính trẻ Hạnh, tác giả đưa người đọc, người nghe trở lại chiến trường Trường Sơn những năm bom đạn. Trong không khí căng thẳng, ác liệt của chiến tranh, mối tình giữa Hạnh và Liêm hiện lên đẹp như bông hoa lạ của núi rừng. Nhưng chưa kịp hưởng hết vị ngọt ngào của tình yêu thì nỗi đau mất mát đã chia xa 2 người. Cái chết của Liêm, mối tình mới chớm nở đã bị vùi dập thể hiện một phần nỗi mất mát người dân Việt Nam trải qua trong chiến tranh...
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019
Lượt nghe: 1713
Đối với những con người khốn cùng khổ sở nhất, ngay cả khi đang ở trong những giờ phút tuyệt vọng nhất, họ vẫn không nguôi mơ ước, không nguôi hướng về tương lai. Tuy quần áo bên ngoải rách rưới nhưng hai cha con người ăn mày mang những trái tim lương thiện, trong sạch, đầy ắp lòng tự trọng. Truyện khơi gợi trong mỗi người đọc, người nghe tình yêu thương, lòng trắc ẩn trước những mảnh đời khốn cùng vẫn còn không ít trong xã hội...
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020
Lượt nghe: 1467
Một câu chuyện về quá trình đô thị hóa-vấn đề nóng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Làng xã đua nhau lên phố. Người người đua nhau xây nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường. Còn đâu những ngôi làng yên ả, thanh bình. Còn đâu đường làng ngõ xóm phong quang…Chứng kiến những mai một ấy ở ngay làng mình, xã mình người nông dân Phạm Thuận Thành đã viết nên câu chuyện dở khóc dở cười, qua giọng văn giễu nhại, hóm hỉnh...
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 1717
Trần Đăng Khoa từ lâu không còn là một cái tên xa lạ trong đời sống văn nghệ của Việt Nam. Ông được biết đến trước tiên là một nhà thơ, nổi tiếng thần đồng từ thuở nhỏ với những ấn phẩm được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh thơ, ông còn viết tiểu thuyết và tiểu luận – phê bình. Văn xuôi của ông tạo ra một phong cách riêng, vừa dân dã mà sống động, hài hước mà gần gũi. "Lão Chộp" là một tác phẩm khá đặc biệt của Trần Đăng Khoa, được xây dựng như một sự đan xen giữa các thể loại: báo chí, tản văn, tùy bút, song tựu trung lại, có thể coi đây là một truyện ngắn đích thực...(Đọc truyện đêm khuya phát 3/2/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/3/2020
Lượt nghe: 1906
Tác giả Vũ Thanh Lịch là cái tên khá quen thuộc với đông đảo người yêu văn chương trong khoảng 10 năm trở lại đây, chị xuất hiện nhiều ở các cuộc thi truyện ngắn từ trung ương đến địa phương, được các nhà văn đánh giá là cây bút có nhiều triển vọng. Với giải nhất cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức năm 2019, truyện ngắn “ Nhà thánh” của tác giả Vũ Thah Lịch đã gây ấn tượng sâu đậm bởi tác phẩm đã thể hiện đậm nét không khí phương Đông, mang tính dân tộc cao và sự độc đáo ở nghệ thuật xây dựng biểu tượng, chủ đề mang tính thời sự nóng hổi và có sức ám ảnh, lay động tâm thức người Việt...(Đọc truyện đêm khuya phát 16/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020
Lượt nghe: 1409
Người đi xuyên tường có thể nói là truyện ngắn điển hình cho phong cách giả tưởng và trào phúng của Marcel Aymé. Nhân vật chính của truyện là Đuytiơn, một viên chức của nhà nước, bỗng một ngày phát hiện ra mình có khả năng đi xuyên qua những bức tường. Khả năng của Đuytiơn thật kỳ diệu nhưng những việc mà anh đã làm, dường như ngày càng bộc lộ sự thái quá về mức độ không chính đáng. Có lẽ chính vì thế mà anh ngày càng lún sâu để rồi cuối cùng phải chuốc lấy bi kịch, một bước sa cơ thành hận muôn đời. Xét cho cùng, tài năng của mỗi con người không thể rời xa đạo đức...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020
Lượt nghe: 1215
Truyện khép lại trong cảnh Út lao sang chốt 4 dưới làn mưa đạn để tìm bằng được người đội trưởng của mình. Một cái kết rất mở của tác phẩm đã gợi cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ. Người đọc nào cũng mong muốn Út sẽ gặp được đội trưởng và đưa tận tay bức thư báo tin vui cho anh. Nhưng rất có thể Út hoặc đội trưởng sẽ ngã xuống trên chiến trường như nhiều người lính khác, thì niềm vui này vẫn là một niềm vui có thật, một hạnh phúc lớn lao, mang trong đó biết bao tin yêu, hy vọng như chính cái tên mà đội trưởng đã dành cho đứa con của mình: Hòa Bình. Đó cũng là một ngợi ca về sự sống, về sức sống mãnh liệt của một dân tộc quật cường...
Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2020
Lượt nghe: 1196
"Mật rắn" được viết từ năm 1988, đến nay đã hơn 30 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn sắc thái tươi mới của đời sống, đủ gieo vào lòng người đọc người nghe những bâng khuâng về số phận, về sự lựa chọn của mỗi con người...
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1633
Dù chỉ viết theo dòng thời gian hồi tưởng tuần tự nhưng thiên truyện có gần 40 “tuổi đời” của nhà văn Vũ Tú Nam vẫn khơi dậy trong mỗi chúng ta những thoáng rung động với tình người, tình đời. “Mùa xuân – Tiếng chim”, theo BTV chương trình qua câu chuyện về mối tình chôn dấu trong quá khứ đã “khảm” nên những tâm hồn đẹp biết sống vì những điều cao cả
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020
Lượt nghe: 1333
Nói đến nhà thơ, nhà viết kịch, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nhiều người biết ông là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như “Chuyện tình Khau Vai”, “Mai Hắc Đế”, “Hừng đông”, “Thầy Ba Đợi”, “Ngàn năm mây trắng”…. và hai tập thơ “Về lại triền sông” và “Nhớ thương ở lại”. Ngoài ra, ông còn gánh trên vai nhiều trọng trách với tư cách là một vị lãnh đạo, là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Mặc dù bận rộn với công việc, ông vẫn luôn dành thời gian cho văn chương. Gần đây, ông còn xuất hiện với một vai trò mới – một tiểu thuyết gia với “Chuyện tình Khau Vai” (ra mắt vào năm ngoái) và mới nhất là tiểu thuyết “Hừng đông”, do NXB Văn học ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách này, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa nhà văn Nguyễn Thế Kỷ với phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 12:26 | 3/2/2021
Lượt nghe: 1146
Một truyện ngắn sở dĩ “đứng” được là nhờ vào việc tạo dựng tình huống. Tình huống của truyện ngắn “Nhà có hai đào” có cái khó mà chủ ý người viết muốn gắn vào là Cây đào – Tết – Mùa xuân - Tình yêu. Và người viết đã tạo dựng được tình huống (bốn trong một) đó một cách tự nhiên. Tình yêu của đôi trai gái Thắng – Đào bị cấm cản có mối quan hệ mật thiết với căn bệnh của cây đào nhà ông Hạng cần được chữa chạy. Một cốt truyện dung dị, không mấy phức tạp, gay cấn nhưng cũng đủ những thắt nút, mở nút. Xoay quanh việc chữa trị căn bệnh cho một cây đào mà bậc làm cha làm mẹ phải thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về giá trị một con người. Nếu như ở truyện “Nhà có hai đào” tác giả giỏi ở việc tạo tình huống truyện thì có lẽ với truyện ngắn thứ hai “Ra giêng thì cưới” sự hấp dẫn nằm ở chính cái không khí trẻ trung toát lên từ câu chuyện: từ cách kể, ngôn ngữ kể , tốc độ truyện. Qua đó chân dung người trẻ được phác họa khá rõ nét: người trẻ tự tin trong công việc, chủ động trong cuộc sống, khát vọng thành công trong sự nghiệp. Tình yêu nằm trong qui luật sống, là nhu cầu tất yếu của tuổi trẻ , là khát khao, ngọn lửa trong trái tim mỗi người trẻ. Đôi khi vì mải công việc họ cũng lúng túng, vụng về trong bày tỏ cảm xúc, song với bản tính hiện đại, họ đã khá là mạnh mẽ , quyết đoán. Và mùa xuân dường như là chất xúc tác để mầm yêu đâm chồi kết trái. Kết thúc của hai truyện đều chung âm hưởng. Tết đồng nghĩa với mùa cưới, mùa của đôi lứa uyên ương, mùa của an lành hạnh phúc. Đó là khát vọng và cũng là lời chúc phúc dành cho mỗi chúng ta khi Tết đến Xuân về. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 16:12 | 6/2/2021
Lượt nghe: 1265
Các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường đẩy nhân vật vào những hoàn cảnh éo le, trớ trêu, thậm chí là đẩy nhân vật vào đỉnh điểm của sức chịu đựng, để sau đó là sự vỡ òa của cảm xúc, lắng đọng mãi nơi tâm hồn mỗi độc giả những thông điệp của lòng yêu thương, tình yêu cuộc sống, số phận con người. Đồi ngựa trắng theo tôi là một truyện ngắn điển hình cho phong cách đó. Huy đã quay lại ngọn đồi lần thứ ba và định rằng đây sẽ là lần trở lại cuối cùng bởi thời gian của anh không còn nhiều nữa, khi chất độc da cam của những năm tháng chiến tranh đang ngày càng phát tác. Thời gian của câu chuyện trải dài trong nhiều năm, từ khi chiến tranh chưa kết thúc đến thời kỳ sau hòa bình. Con ngựa trắng vừa là chứng nhân, vừa là cảm hứng để nảy nở tình yêu giữa Huy và Mị. Một tình yêu trong trẻo, đẹp đẽ của thời chiến vừa mới nhóm lên thì hai người đã phải cách xa nhau, kéo theo một khát vọng dang dở về việc hoàn thành bức tranh về con ngựa trắng của Huy. Chiến tranh và sự khốc liệt của nó đã cuốn đi nhiều thứ, lấy đi nhiều thứ của con người, trong đó có tuổi trẻ và hạnh phúc của nhiều đôi lứa. Nhưng bi kịch của Đồi ngựa trắng ít nhiều nguôi vơi khi tác giả để cho Huy và Mị được gặp lại nhau trong những ngày tháng cuối cùng của Huy, khi mà cả Mỵ nữa, cũng đã đi sang nửa dốc bên kia của đời người. Chi tiết cuối cùng của truyện, khi con ngựa hí vang, rùng mình và tung vó giống như một phép màu, một điều kỳ diệu. Tuổi trẻ cùng tình yêu của Huy và Mị cũng như được tái sinh, và họ đã chạm tới một niềm hạnh phúc khác biệt, không phải ai cũng dễ dàng có được trong đời (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 16:11 | 14/6/2021
Lượt nghe: 782
Trong phần đầu truyện ngắn Về nhà của NSND Hoàng Cúc, nhân vật nữ chính của truyện, mà tác giả gọi bằng danh xưng “nó”, đang hồi tưởng về tất cả những ký ức đã qua. Mọi chi tiết như cuốn phim chậm từ từ quay lại. “Nó” sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, lúc sinh con may có mẹ đẻ kề bên hỗ trợ, động viên. Nhưng rồi mẹ đẻ cũng sớm qua đời, bố đi bước nữa, con gái giận bố đã bỏ lên thành phố sinh sống.
Ngày phát hành 16:27 | 14/6/2021
Lượt nghe: 789
Nhân vật nữ chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe có những bước đường số phận khá trắc trở, long đong, nhiều sóng gió. Phải làm thiếu phụ không chồng khi tuổi đời còn quá trẻ, sau đó mất mẹ, tính cách cũng ngang bướng, không thông cảm được với bố, quyết định bỏ nhà lên thành phố tự bươn trải. Cô gái đã phải làm đủ mọi nghề để sinh sống, nhưng vẫn có ý thức giữ gìn phẩm giá, có lòng tự trọng, luôn biết ơn và chu đáo với những người đã từng giúp đỡ mình. Cô gái ấy vẫn nuôi ý chí, nghị lực để vươn lên, hoàn thành tốt việc học tập và được nhận bằng giỏi khi tốt nghiệp đại học. Rồi những suy nghĩ, cảm xúc bồng bột của tuổi trẻ cũng qua đi, cô gái quyết định trở về bên bố, về quê hương. Những kiến thức của cô học được từ mái trường Đại học Nông nghiệp sẽ giúp được bao người nông dân, bao gia đình ở làng cô có một cuộc sống tốt hơn. Từ chỗ không mặn mà lắm với người mẹ kế - vợ thứ hai của bố, cô gái đã cảm động và kính trọng bà hơn khi được bà chăm sóc tận tình hàng tháng trời, khi cô vô tình bị ngã xuống hố sâu. Tình cảm từ quê hương và gia đình luôn ấm áp, yêu thương, khiến mỗi con người có ý thức sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân mình và với mọi người xung quanh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 9:43 | 25/6/2021
Lượt nghe: 1103
Nhà văn Al-béc-tô Mô-ra-vi-a thường cho rằng nghệ thuật của truyện ngắn “tinh khiết hơn, cơ bản hơn, trữ tình hơn, cô động hơn và tuyệt đối hơn, so với tiểu thuyết”. Điều này thể hiện rõ ràng qua hai truyện ngắn mà chúng ta vừa thưởng thức. Hiển nhiên, “Đứa bé” và “Ông già ngu xuẩn” là hai câu chuyện khác hẳn nhau, một xoay quanh quyết định bỏ con lại nhà thờ của cặp vợ chồng nghèo, một là hành trình tán tỉnh yêu đương của một người đàn ông trung niên. Tuy vậy, dường như nhân vật chính trong cả hai truyện ngắn này đều phải đối diện với một bi kịch: người thì không thể nuôi con, người thì vì mặc cảm tuổi tác chợt thấy tình yêu với gái trẻ đã ngoài tầm với. Điều đáng chú ý là ngay với một hoặc tình huống bi kịch, nhà văn Al-béc-tô Mô-ra-vi-a vẫn có cách viết hóm hỉnh, hài hước, nhất là trong các đoạn đối thoại, khiến truyện có được nét duyên riêng. Kết truyện cũng được người viết nâng đến tầm nghệ thuật khi đưa đến một ngã rẽ đầy bất ngờ, nhưng cũng hết sức hợp lí. Với truyện “Đứa bé”, đó là một cái kết đầy nhân văn. Còn với truyện “Ông già ngu xuẩn”, đấy lại là một cái kết lạc quan và cũng… rất đời, như một lời cổ vũ người ta đến với tình yêu ở bất cứ độ tuổi nào, hoàn cảnh nào. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 14:24 | 20/9/2021
Lượt nghe: 911
Với văn chương, ngay từ đầu, nhà văn Trần Nhã Thụy đã xác định lối đi không chiều lòng số đông, khi anh hướng đến những truyện không có chuyện, hay là chuyện đấy, nhưng không theo lối thông thường với rõ ràng mở đầu - kết thúc. Sẽ là khó cho ai đó muốn đọc rồi kể lại cho người khác nghe. Song, đọc văn của Trần Nhã Thụy rất thích. Đó là giọng văn được dụng công trong việc xây dựng không khí truyện. Truyện ngắn “Ký ức vui vẻ” mà các bạn vừa nghe cũng vậy. Không mâu thuẫn, xung đột. Truyện kể tự nhiên, cảm giác như mọi chuyện diễn ra như những gì vốn có ở mỗi buổi tụ tập, bù khú, nhậu nhẹt, tán gẫu. Cũng có món ăn ngon, rượu quý, cũng có những câu chuyện nổ như ngô rang. Nhưng giữa không khí ồn ã đó có một người vẻ như lạc lõng. Đó chính là nhân vật kể chuyện xưng Tôi-nhà văn (cũng có thể hiểu chính là tác giả). Không phải là nhà văn không có chuyện để kể mà anh ta thấy những chuyện bạn bè đã kể đều tầm phào, nhạt nhẽo. Hẳn là trong thâm tâm anh muốn kể những câu chuyện khác ý nghĩa hơn. Đó là ánh mắt ngây thơ, nụ cười của những em học trò miền núi; là niềm vui của người nông dân khi được tặng bò giống…Truyện ngắn này ra đời, theo như lời chia sẻ của tác giả là xuất phát từ những câu thơ trong bài “Có những lúc” của nhà thơ Lưu Quang Vũ: Có những lúc tâm hồn tôi rách nát/ Như một chiếc lá khô như một chồng gạch vụn/ Một tấm gương chẳng biết soi gì/ Một đáy giếng cạn không một hốc mắt đen sì/ Trời chật chội như chiếc lồng trống rỗng/ Thành phố đầy bụi bặm/ Những mặt người lì nhẵn chen nhau/ Có những lúc/ Tôi chán cả bạn bè/ Mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới/ Tôi bỏ ra đi, họ ngồi ở lại…
Ký ức vui vẻ, thực ra chẳng có gì vui vẻ, những chuyện tẻ nhạt, hay là nỗi cô độc của một nhà văn được mô tả bằng phong cách hài hước, giễu nhại. Tuy nhiên, như lời nhân vật Toàn nói: “Thực tế thì đời sống cũng ít chuyện vui, nói đúng hơn là ít chuyện thực sự vui. Chúng ta không có những niềm vui lớn. Chúng ta có rất nhiều nỗi buồn nhỏ. Buồn thì… các kiểu”. Vì thế, cũng phải cười, phải vui lên để mà sống phải không các bạn?! (Lời bình của BTV Nguyễn Vũ Hà)
Ngày phát hành 13:56 | 20/10/2021
Lượt nghe: 957
Nhiều vấn đề của nông thôn như đất đai, thói đời, sự tham lam ích kỷ... được đề cập trong truyện ngắn này nhưng nổi lên vẫn là thân phận người phụ nữ. Dường như đã ăn vào máu, người phụ nữ nông thôn bao đời nay vẫn luôn cam chịu. Với người phụ nữ ít học, nhà nghèo và hình thức xấu xí, sự mặc cảm cam chịu còn lớn hơn . Họ nhẫn nhịn, chịu thiệt thòi, tự cho mình không được hưởng một đặc ân gì. Và ở mỗi làng quê dường như vẫn luôn tồn tại vài ba số phận kiểu như nhân vật Nhàn trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe.
Có người đến cưới hỏi mình , Nhàn cho đó như một đặc ân vậy, mừng lắm rồi, còn đâu dám đòi hỏi, hay thắc mắc gì . Nghiễm nhiên Nhàn trở thành người hầu gái, người làm không công, trông nom bố mẹ già cho chồng hờ. Nỗi niềm nội tâm nhân vật Nhàn được tác giả tập trung thể hiện qua giọng điệu tự sự. Nhân vật Nhàn hiểu xấu xí là một sự yếm thế. Và nhan sắc với phụ nữ là một tài sản, một ưu thế . Song cái nết đánh chết cái đẹp. Ngoài vẻ hình thức không được bằng người, Nhàn là một phụ nữ phúc hậu nhân ái . Có thể thấy điều đó ở chi tiết bấy lâu biết chồng hờ hững lợi dụng nhưng Nhàn vẫn chăm sóc tử tế bố mẹ chồng , thời gian rảnh chạy sang nhà mẫu giáo phụ giúp, chơi với lũ trẻ. Già nửa đầu, truyện được kể một cách từ tốn theo dòng tự sự của nhân vật, bình lặng có phần buồn tẻ, kém gây ấn tượng nếu không có những biến cố ở cuối truyện. Đó là chi tiết chồng Nhàn cùng cô vợ bên trời Tây trở về giải quyết tài sản đất đai khi bố mẹ họ mất. Tới đây thói đời được phơi bày, bản chất xấu xa vô liêm xỉ của con người mới lộ diện. Chỉ có Nhàn – như bông sen giữa bùn lầy là ngờ nghệch, lạc lõng đứng ngoài. Dẫu sao chi tiết cuối với sự hiện diện của người chị chồng và việc làm ít nhiều còn mang tình người đã lấy lại công bằng cho Nhàn . Chi tiết này cũng làm truyện sáng hơn và mang tính “vấn đề của một nông thôn thời hiện đại”. Đó là việc tranh chấp đất đai, và nhân vật Nhàn đã không cam chịu. Sau những thua thiệt, cuối cùng Nhàn cũng biết hành động có ý nghĩa, nhận phần đất xứng đáng được hưởng để xây trường mẫu giáo cho trẻ em trong làng. Chi tiết này cũng nâng truyện lên. Tạo một cái kết giúp truyện đứng được (Lời bình của Lê Tuyết Mai)
Ngày phát hành 14:42 | 24/12/2021
Lượt nghe: 1314
Với cách viết bình thản, chậm rãi, truyện ngắn “Hai người cha” của nhà văn Lê Văn Thảo mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác đây là một câu chuyện với chất liệu có thực ở đời thường. Hoàn toàn có thể bởi trong chiến tranh không hiếm những hoàn cảnh thân phận con người như vậy. Nhưng ngòi bút nhà văn không nặng về kể lể nguyên cớ, nỗi niềm hay giăng mắc sự khó xử thường tình. Qua lời cậu bé tìm cha, thuật lại bao vất vả, khó nhọc cuộc ngóng đợi của người mẹ và cảnh đời tuổi thơ côi cút tội nghiệp. Nhà văn không chỉ gợi nỗi cảm thương về nông nỗi cảnh đời cậu bé mồ côi mẹ, thất lạc cha bơ vơ phiêu dạt mà còn khắc họa hình ảnh nỗi đau, nỗi cô độc của người lính cả đời trận mạc, vợ con đều đã mất trong chiến tranh. Cậu bé nhận nhầm cha. Người lính biết rõ điều đó nhưng ông tự nhủ cứ tạm nhận cậu làm con, cưu mang cậu cho đến ngày tìm được người cha thực sự. Hai mảnh đời khuyết thiếu đã nương tựa vào nhau, tình thân được chắt chiu vun đắp qua những năm tháng sau chiến tranh còn vô vàn khó nhọc, vất vả. Cho đến khi người lính tìm được người cha thật sự của cậu bé, nay đã trưởng thành. Từ tâm thế một người từng trải giang rộng vòng tay cưu mang nuôi nấng một mảnh đời côi cút, ông nhận ra chính người con nuôi cũng đã biết sự thật bao lâu nay. Anh đã thực sự coi ông như một người cha, tự nguyện lãnh trách nhiệm phụng dưỡng ông tuổi xế chiều. Một câu chuyện về tình người, về nghĩa cử lặng thầm mà cao đẹp, dưới ngòi bút kể chuyện trung hậu, giản dị, giọng văn bình thản và những “khoảng trống” để người đọc tự chiêm nghiệm, truyện ngắn “Hai người cha” của nhà văn Lê Văn Thảo đọng lại trong người đọc, người nghe những cảm xúc vừa ấm nóng vừa trong lành…(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 8:53 | 4/8/2022
Lượt nghe: 979
Câu chuyện nghệ thuật và nghệ sĩ vốn xuất hiện thường trực trong sáng tác của nhà văn Lê Anh Hoài. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi trong “Nỗi sợ” hay “Đục kén chui ra”, người đọc người nghe được tiếp cận với một thế giới nghệ thuật và nghệ sĩ một cách đậm đặc và cận cảnh. Thế giới ấy không hề hoa mĩ mà thực tế đến trần trụi. Đằng sau những lời có cánh là những toan tính bán mua, là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhân vật nghệ sĩ trong sáng tác của anh cũng không phải là những người chân không chạm đất. Họ cũng có những phút lóe sáng trời cho. Nhưng nhiều hơn vẫn là mồ hôi đổ xuống, là thất bại nhiều hơn thành công và những chua chát đôi khi không ai hay ai biết. Chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được. Và giữa bao nhiêu nỗi sợ, người nghệ sĩ chỉ có thể chọn không sợ gì. Vì khi sợ, người ta không thể làm được gì cả. Càng không thể “đục kén chui ra” để làm nghệ thuật.
Truyện của Lê Anh Hoài không dễ đọc, đọc phát thanh lại càng khó. Những trúc trắc trong câu từ hoặc sự miên man đắm chìm trong suy tưởng của nhân vật chính khiến truyện “không nệ vào sự kiện mà giống như một ý niệm”, “nghiêng về biểu đạt hơn là mô tả” (chữ dùng của nhà phê bình Phùng Gia Thế). Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên coi đây là một thử thách trong việc thưởng thức một thể nghiệm nghệ thuật ngôn từ của người nghệ sĩ đa tài này. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 10:52 | 26/7/2022
Lượt nghe: 997
Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi và em, người thương bệnh binh Vũ Văn Tuấn dần hiện ra góc cạnh và sinh động. Em và Tuấn tình cờ gặp nhau trên một chuyến xe về thăm nhà. Em chứng kiến cảnh Tuấn bị cơn co giật rồi phải vào viện cấp cứu. Định mệnh đã sắp đặt khiến hai người gặp lại nhau lần thứ 2 và em bước vào cuộc đời của Tuấn, bước vào ngôi nhà có những linh hồn người lính. Từ tâm lý tò mò của tuổi trẻ, em hiểu hơn về tính cách, tâm tư tình cảm trong con người Tuấn. Em là những chứng kiến nỗi đau đớn cả thể xác và tinh thần của người thương bệnh binh. Vết thương chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội đã hành hạ Tuấn biết bao năm. Có lẽ xuất phát từ tình thương và sự cảm mến tâm hồn, tính cách của Tuấn mà em đã nảy sinh tình cảm với anh. Nhưng vì di chứng chiến tranh trong cơ thể mà Tuấn đã từ chối em và bỏ đi. Sau 10 năm kiên trì tìm kiếm hai vợ chồng em mới tìm được thông tin của Tuấn. Nhân vật người thương binh Vũ Văn Tuấn không được nhà văn thể hiện trực tiếp mà thông qua lời kể của em. Đằng sau mỗi người thương binh trở về từ chiến trường đều có một câu chuyện xúc động về sự sống và cái chết, về tình cảm đồng đội. 9 người lính chiến đấu anh dũng chống lại quân thù gấp hàng chục lần và rồi chỉ 8 người lính đã mãi mãi ngã xuống. Người lính còn sống duy nhất trở về với nỗi đau trong lòng và vết thương chiến tranh hành hạ cơ thể. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy những nét cao đẹp trong con người Tuấn như tài năng làm vườn hay dũng cảm từ chối tình yêu của em. Những cảnh miêu tả người lính chiến đấu hi sinh anh dũng trên chiến trường hay người thương binh bị hành hạ vì vết thương thật xúc động. Ngôi nhà thật đẹp với cây và hoa trở thành nơi nghỉ ngơi của linh hồn những người lính đã khuất. Các anh hy sinh nhưng hình ảnh các anh vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:38 | 4/10/2022
Lượt nghe: 398
“Người làm súng ở Lủng Căm” của tác giả Triệu Hoàng Giang xoay quanh nhân vật chính là ông Tài Minh. Là một người thợ làm súng có tài, lẽ thường ông Tài Minh phải mong khách tới tìm mua thật đông, mong mình bán được thật nhiều súng. Tuy nhiên, ông dường như lại chẳng thiết tha với điều đó… Chính điều lạ lùng ấy, cùng với giọng kể mộc mạc đã khiến truyện “Người làm súng ở Lủng Căm” khá cuốn hút. Thông điệp bảo vệ rừng và lẽ sống giản dị: rừng “cho nhà mình được bằng nao thì dùng như thế, đừng lấy nhiều quá” cũng được truyền tải một cách chân thật, không lên gân. Tương tự, với truyện “Con trâu nhà họ Cầm” của tác giả Nông Văn Kim cũng ghi điểm ở sự giản dị. Nhân vật trung tâm của truyện là con Xoăn, một con trâu có kết cục bi thảm trước những toan tính của con người. Tác giả đã tạo ra sự tương phản giữa một bên là một con vật hiền lành và một bên là một đám người tham lam, độc ác với đủ những thủ đoạn hèn mọn. Truyện không quá xuất sắc về kĩ thuật viết nhưng cũng đủ sức để đưa ra một lời cảnh tỉnh về lòng tham – điều sẽ khiến con người hủy hoại tất cả và hủy hoại chính mình.
Ngày phát hành 14:39 | 9/12/2022
Lượt nghe: 289
Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh năm 1925 tại Nghệ An, mất năm 1993 tại Hà Nội. Ông còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm. Hoàng Trung Thông từng trải qua nhiều chức vụ trong giới Văn nghệ như Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn TW, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa 1 và 2. Xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà thơ Hoàng Trung Thông tiếp tục tạo dấu ấn trong sáng tác những năm kháng chiến chống Mỹ. Những tập thơ đáng nhắc tới của ông có Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Trong gió lửa, Như đi trong mơ, Chiến công tuổi thơ, Hương mùa thơ, Tiếng thơ không dứt, Mùa trăng, một số tập phê bình, tiểu luận, tác phẩm chuyển ngữ. Trong các thi sĩ Việt Nam thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông vì thế ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.
Ngày phát hành 10:50 | 15/12/2022
Lượt nghe: 293
Trong cuộc họp giao ban tháng tại Đài truyền hình Bắc Hà, Phó Giám đốc Đỗ Thiết tìm mọi cách “bới lông tìm vết” để hạ bệ Trưởng ban Thư kí biên tập – Phạm Quang Thiện. Nhưng ông ta không ngờ rằng Quang Thiện lại có thái độ thẳng thắn nêu quan điểm trước những chỉ trích phiến diện của vị Phó Giám đốc. Anh giải trình một cách rõ ràng những quy kết của Đỗ Thiết khiến những người dự phiên họp đều phải tâm phục khẩu phục. Nhân vật Đỗ Thiết với dã tâm của mình đã không ngờ được phản ứng của cấp dưới. Phạm Quang Thiện là một người có thái độ làm nghề và lương tâm trong sáng nhưng không đồng nghĩa với việc anh chịu nhún mình trước cái ác, cái xấu, trước sự xúc phạm danh dự người làm báo. Bởi điều đó không chỉ bôi nhọ một cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả tập thể đang ngày đêm góp sức cho sự phát triển của làn sóng. Nhưng chắc chắn các thế lực tham quyền cố vị sẽ còn tiếp tục không từ mọi thủ đoạn để loại trừ những cái gai trong mắt ra khỏi đường đua tranh chức tranh quyền. Sau đây, PTV Minh Nguyệt gửi tới các bạn những diễn biến tiếp theo tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái - Tác phẩm do NXB Hội Nhà văn ấn hành.
Ngày phát hành 9:14 | 24/8/2023
Lượt nghe: 769
“Ngôi nhà trên núi” của nhà văn Roman Ivanytchouk đúng như nhan đề, gây cho người đọc, người nghe một cảm giác miên man, diệu vợi. Số phận người cha và người con gái như những thước phim buồn. Khung cảnh hoang vu, xa vắng của núi rừng, của quy luật cuộc sống sinh tồn tự nhiên và khắc nghiệt – Tất cả khảm vào mỗi chúng ta những cảm xúc thường tình mà vẫn rất ngưng đọng. Dịch giả Nguyễn Hữu Vỹ đã chuyển tải cơ bản chất văn đặc trưng của một nhà văn Xô viết luôn đắm mình trong thiên nhiên Nga kỳ vĩ. Khuất sau những câu văn lý trí, đầy tỉnh táo là cả một sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận con người. Nhà văn không tham vọng biến câu chuyện của mình trở nên kịch tính, dữ dội. Ông chọn lọc vài chi tiết, phát triển và khiến chúng trở nên ám ảnh. Diễn biến truyện ngắn là đơn tuyến nhưng cảm xúc và thân phận con người lại không ngừng biến động. Tình yêu, sự gắn bó giữa đất với người ở đây lại đẩy chính con người vào cay đắng, bi kịch. Nhưng bi kịch không kết thúc tất cả mà như sự sống mới trên đống đổ nát, như núi non sau tiết lụi tàn lại hồi sinh. Cái kết của “Ngôi nhà trên núi”, như nhiều truyện ngắn của nhà văn Roman Ivanytchouk thực sự khiến chúng ta bất ngờ, và ấm lòng. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 15:49 | 22/9/2023
Lượt nghe: 1204
Vầng trăng – một biểu tượng thiên nhiên muôn đời cũng là một ám ảnh trong thơ Trần Quang Quý. Trong ba tập thơ mới ra mắt của thi sĩ quá cố, trăng trở đi trở lại, vừa là ký ức, vừa là soi rọi của hiện tại cuộc đời.
Ngày phát hành 9:14 | 7/7/2023
Lượt nghe: 1281
Các bạn thân mến! Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18-9-1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong sự nghiệp của mình bà không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng được công chúng yêu mến với các thi phẩm như “Khoảng trời - hố bom”, “Chuyện cổ nước mình”, “Tin ở bàn tay”, “Bài thơ không năm tháng”…mà bà còn là một phóng viên, biên tập viên giàu nhiệt huyết của tạp chí Sông Hương, tỉnh Thừa- Thiên Huế. Ngày 06/07 vừa qua, bà qua đời ở tuổi 74 để lại nhiều tiếc thương với gia đình, bè bạn và công chúng yêu thơ. “Tiếng thơ” đêm nay xin được tưởng nhớ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng bài thơ “Khoảng trời - hố bom”:
Ngày phát hành 11:48 | 23/10/2023
Lượt nghe: 1139
Nguyễn Anh Vũ sinh năm 1974, là kiến trúc sư, họa sĩ, thiết kế mỹ thuật, đồng thời là gương mặt quen thuộc của Sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam hằng năm. Nguyễn Anh Vũ có nhiều sáng tác in trên các báo, tạp chí văn học. Anh từng đoạt giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội trong hai năm 2008 - 2009 với chùm tác phẩm “Cửa Bắc”, “Ngủ giữa hoa sen”; giải thưởng Mỹ thuật xuất sắc nhất trong vở kịch Sang sông tại Liên hoan sân khấu thử nghiệm năm 2008. Một số bài thơ của Nguyễn Anh Vũ cũng để lại nhiều cảm xúc với bạn đọc, công chúng. Những cuộc chia ly hơn lúc nào hết gợi lại dấu ấn trăn trở của một đời người. Sự ra đi mới đây của nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ – Một nghệ sĩ tài hoa và cá tính để lại cho người ở lại bao nỗi luyến tiếc. Những bài thơ tuổi đôi mươi của anh vẫn đẹp mãi giữa đời.
Ngày phát hành 10:31 | 19/12/2023
Lượt nghe: 1282
Thuộc thế hệ những người sinh ra trong thời chiến, trưởng thành trong thời bình, sáng tác của nhà thơ Hồ Minh Tâm, quê ở Quảng Bình mang cảm thức gạch nối với nhiều cảm xúc quá khứ và thời đại. Nhà thơ Hồ Minh Tâm đã có những sáng tác xúc động viết về người lính.
Ngày phát hành 15:19 | 12/1/2024
Lượt nghe: 1037
Thơ, trước tiên là những giăng mắc nỗi đời. Có khi những nỗi đời ấy được hình tượng hóa, thấm thía, cô đọng trong cảm xúc thơ. Nhưng cũng có khi, tác giả giãi bày một cách trực diện, ám ảnh trên từng trang viết. Thơ của Thy Nguyên (Tên thật là Phạm Thúy Nga) ở Hải Phòng hòa quyện hai cách viết ấy, ở đó trội lên vẫn là những độc thoại đầy dằn vặt. Tập thơ mới nhất của nữ nhà thơ đất Cảng có nhan đề “Phố vợ cũ” ăm ắp nỗi niềm thân phận.
Ngày phát hành 11:7 | 18/3/2024
Lượt nghe: 906
Nhà thơ Lê Va sinh năm 1959, quê tại Phú Lương, Thanh Oai, Hà Tây, nay là TP Hà Nội. Ông từng được trao Giải B thơ Hoà Bình các năm 1991 – 2001, tặng thưởng Bài thơ hay báo Văn nghệ – Hội nhà văn Việt Nam năm 2001. Cũng cùng một miền thơ như các đồng nghiệp từ miền xuôi lên miền núi và gắn bó lâu năm với quê hương thứ hai, nhà thơ Lê Va (Hội VHNT Hòa Bình) viết nhiều và sâu sắc, lắng đọng về vùng đất – cái nôi của nền văn hóa Mường.
Ngày phát hành 11:5 | 27/5/2024
Lượt nghe: 1623
Là một người lính từng đi qua chiến tranh, trở về đời thường với công việc sáng tác văn chương, báo chí và xuất bản, cuộc đời nhà thơ Hoàng Đình Quang có biết bao vui buồn, kỷ niệm. Cách đây hơn 10 năm, trước ngưỡng tuổi 60, người bạn đời của ông không may mất đi, để lại một khoảng trống mênh mang và nỗi buồn, nỗi nhớ khôn nguôi.Nhiều năm sau khi mất người bạn đời, nhà thơ Hoàng Đình Quang vẫn rưng rưng xúc động khi đọc lại những sáng tác viết để tưởng nhớ bà.Trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con”, qua những trang thơ Hoàng Đình Quang, người đọc, người nghe cảm nhận được nhịp tim khắc khoải, tấm lòng trắc ẩn của người cha tự nhận mình “nông nổi, lại cỗi cằn yêu thương”
Ngày phát hành 9:0 | 19/8/2024
Lượt nghe: 979
Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim sinh năm 1981 tại Đô Lương (Nghệ An), hiện công tác tại Cục Truyền thông Công an nhân dân, ra mắt tập thơ đầu tay năm 20 tuổi. Chị từng được trao giải thưởng thơ Tiền phong, tạp chí Văn nghệ quân đội, giải thưởng Hồ Xuân Hương - Nghệ An... Ngoài sáng tác thơ, Trần Hoàng Thiên Kim còn là tác giả của nhiều tập ký chân dung và sách chuyên khảo. Tập thơ thứ 4 của chị vừa phát hành năm ngoái, vẫn là những ánh nhìn sâu thẳm và cảm xúc mê mải với quá khứ và nhịp sống hôm nay. Chị giãi bày cùng Tiếng thơ về những cảm hứng sáng tác, gần đây nhất thể hiện trong tập thơ “Mộng uyên ương”.
Ngày phát hành 8:19 | 12/8/2024
Lượt nghe: 1323
Trần Đức Tín còn có bút danh Khét, sinh năm 1989 tại Khánh Hội, U Minh, Cà Mau. Anh đã xuất bản 3 tập thơ riêng, nhận các giải thưởng văn học: Giải Khuyến khích cuộc thi thơ Lục bát trên tập san Áo Trắng, NXB Trẻ 2019; Giải Nhì cuộc thi Thơ Đồng bằng Sông Cửu Long lần VI năm 2020; Giải Khuyến khích cuộc thi Thơ báo Văn Nghệ 2019 – 2020; Giải Nhà văn Trẻ – Hội Nhà văn TPHCM 2021 với tập thơ Ở đậu trong nhau; Giải Tác giả Trẻ – Hội Nhà văn Việt Nam 2022 với tập thơ Chín nhánh da vàng. Năm 2023, biến cố ập tới với Trần Đức Tín khi anh không may bị tai nạn, phải điều trị một thời gian dài trong bệnh viện. May thay, sự chăm sóc của gia đình và tấm lòng của bè bạn văn chương đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để nhà thơ “tôi cà mau bốn bề nước mặn” hồi phục sức khỏe. Rất nhiều bài thơ đã được anh viết trên giường bệnh trong những ngày phải chống chọi với những cơn đau.
Ngày phát hành 14:18 | 30/8/2024
Lượt nghe: 1022
Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh sinh năm 1968, nổi tiếng trong giới sinh viên Hà Nội khi anh là gương mặt thơ nổi bật của phong trào thơ sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Nhiều bài thơ của Nguyễn Tiến Thanh viết trong khoảng thời gian này hiện vẫn có người thuộc nằm lòng. Hơn 20 năm làm công tác quản lý tại cơ quan báo chí, mới đây, nhà thơ chuyển qua sang mảng xuất bản sách. Nguyễn Tiến Thanh đã xuất bản hai tập thơ “Chiều không tên như vết mực giữa đời” và “Loạn bút hành” cùng với tiểu luận mang tên “Thời của tạp chí”. 39 bài thơ trong tập “Viễn ca” của Nguyễn Tiến Thanh thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống, tình yêu khi bước vào tuổi trung niên. Tập thơ này vẫn phảng phất chất lãng mạn, trữ tình trong thơ Nguyễn Tiến Thanh một thời, mặt khác, đầy ắp những suy tư, triết lý qua chiêm nghiệm và thẩm thấu được từ những chặng đời đã qua. BTV Tiếng thơ đã có những ghi nhận về tập thơ “Viễn ca” với nỗi niềm Nguyễn Tiến Thanh: “Ta năm mươi ngồi viết thơ buồn”:
Ngày phát hành 8:6 | 28/10/2024
Lượt nghe: 78
Hà Nội là một đề tài đã thu hút nhiều cây bút sáng tác; mà không chỉ người Hà Nội viết hay về mảnh đất này. Hà Nội, nơi tứ xứ hội tụ và những kỷ niệm về con người, về các địa danh của Thủ đô in đậm trong nhiều sáng tác thơ ca. Nhà thơ Phạm Đình Ân nguyên quán Nam Định, sinh tại quê ngoại Hà Nam, từng sống nhiều năm ở Thanh Hoá nhưng Hà Nội mới là vùng đất ông có quãng đời gắn bó lâu nhất với những dấu ấn trong sáng tác, trong cuộc sống. Nhà thơ ôn chuyện cũ Hà Nội cùng với Tiếng thơ những sáng tác viết về nơi đây.
Ngày phát hành 9:59 | 20/11/2024
Lượt nghe: 117
Nhìn vào dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại, trong đội ngũ sáng tác văn học của mọi thời kỳ đều có một bộ phận không nhỏ những người thày cô giáo, những người trực tiếp đứng lớp hoặc từng có những thời kỳ công tác trong ngành giáo dục. Điều thú vị hơn nữa là chính họ lại những có những tác phẩm viết về nghề dạy học, về môi trường giáo dục. Câu chuyện của người trong cuộc vì thế càng thấm đẫm những điều mà người khác không thể có được. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Nhà giáo viết về nghề giáo.
Ngày phát hành 11:31 | 19/12/2022
Lượt nghe: 971
Nhà thơ Thạch Qùy là một nhà thơ luôn sống hết lòng với cuộc đời và với sự nghiệp sáng tác văn chương. Ông được tôn trọng bởi tầm hiểu biết về các vấn đề nhân sinh, xã hội và tư tưởng tiến bộ đầy táo bạo của mình. Mới đây, ông đã rời cõi tạm ở tuổi 81, để lại nhiều niềm tiếc thương với gia đình, bạn bè văn nghệ và những người yêu thơ ông.
Ngày phát hành 11:19 | 28/11/2022
Lượt nghe: 977
Trời đã lập đông nhưng vẫn còn đó những dư vị của buổi tàn thu. Thời khắc dùng dằng giữa đôi mùa, khi ca khúc “Im lặng đêm Hà Nội” của nhạc sĩ Phú Quang, phổ thơ Phạm Thị Ngọc Liên ngân lên gợi nhớ trong nhiều người những cảm xúc lắng đọng. Và tác giả bài thơ – Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên trở về với hồi ức năm cũ.
Ngày phát hành 10:46 | 14/11/2022
Lượt nghe: 923
Ở tuổi 74, nhà thơ Bùi Kim Anh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt công chúng, bạn đọc tổng cộng 12 tập thơ. Ấy là một đam mê, nỗ lực không ngưng nghỉ. Nhà thơ Bùi Kim Anh vốn là một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội. Mấy chục năm đã trôi qua, tiếng thơ của một nhà giáo vẫn còn đó với ánh nhìn tha thiết với cuộc đời.
Ngày phát hành 11:13 | 19/9/2022
Lượt nghe: 1102
Bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư xưa nay vẫn được xem là một trong những thi phẩm viết về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn nước ta. Qua thời gian, “Tiếng thu” đã khẳng định được những vang động và cùng với những thi phẩm khác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đưa ông trở thành tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một tiếng thơ tài hoa, độc đáo. Thế nhưng, mấy chục năm về trước, đã có những điều tiếng xung quanh bài “Tiếng thu” cho rằng tác giả đã mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản. Gần đây, sự việc này “xôn xao” trở lại. Cùng với một số nhà thơ, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã có những nhận định riêng về vấn đề này
Ngày phát hành 11:26 | 11/9/2022
Lượt nghe: 1090
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, vừa mới đây, nhà thơ Trần Quang Quý đã rời bỏ cõi đời. Sự ra đi của ông gây bàng hoàng, xúc động với nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi với Trần Quang Quý, năng lượng sáng tạo hãy còn đong đầy. Sinh năm 1955 tại Thanh Thủy - Phú Thọ, gần 40 năm cầm bút, được công chúng biết đến kể từ sau khi đoạt Giải Nhì thơ tạp chí Văn Nghệ Quân đội năm 1984, tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, ông đã dành cả cuộc đời cho sáng tác, trong đó nổi bật là sáng tác thơ ca. Trần Quang Quý được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của thi đàn nước ta hai thập niên đầu thế kỷ 21.
Ngày phát hành 10:25 | 22/7/2022
Lượt nghe: 1584
Có những điều thời gian, tuổi tác không thể xóa nhòa. Với người lính, ký ức về chiến trường và đồng đội dường như mãi còn vẹn nguyên. Đã hơn 50 trôi qua từ ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, thế nhưng hoài niệm về vùng đất gió Lào cát trắng vẫn còn ở đó trong tâm trí nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Với người chiến sĩ thông tin năm nào, Quảng Trị mãi là miền ký ức không thể nào quên.
Ngày phát hành 16:46 | 7/5/2022
Lượt nghe: 1198
Nhà thơ Vân Long, sinh năm 1934, nguyên quán ở Khoái Châu (Hưng Yên), sinh trưởng và gắn bó với Hà Nội, từng được ghi nhận qua nhiều giải thưởng văn học thủ đô. Ông từng là nhạc công violon nhà hát Giao hưởng Hợp xướng – Ca múa kịch Việt Nam, có gần 10 năm làm Biên tập thơ NXB Hội Nhà văn và từng là Chủ tịch Hội đồng thơ - Hội Nhà văn Hà Nội. Trong một bài thơ, nhà thơ Vân Long viết: “Tôi loài cá ăn chìm/ Thơ và đời lặng lẽ”. Từ ý thơ đó, nhà thơ Đặng Huy Giang đã viết về một hành trình thơ với suy tưởng: “Nhà thơ Vân Long: Một loài cá ăn chìm”:
Ngày phát hành 10:41 | 8/7/2022
Lượt nghe: 1316
Tốc ký, viết trên điện thoại đang là xu thế của nhiều người sáng tác hiện nay. Vốn là người đi nhiều, ưa quan sát, thích ghi lại các thước ảnh và ngẫm nghĩ, nhà thơ Cao Xuân Sơn đã có trong tay nhiều bài thơ bất chợt. Và những tứ thơ tình cờ bắt gặp ấy đôi khi lại gây ấn tượng rất nhẹ nhõm, thú vị với người đọc, người nghe
Ngày phát hành 11:14 | 11/2/2022
Lượt nghe: 1141
Trên hành trình sáng tác thơ của nhiều người, có những ám ảnh nghệ thuật trở đi trở lại, có những nguồn cảm hứng tưởng đã vơi cạn vẫn lại đong đầy. Nhà phê bình – Nhà thơ Đỗ Ngọc Yên đã viết rất nhiều bài thơ về tháng Giêng và trong mỗi tứ thơ, ông đi tìm một hình ảnh, câu chuyện mới – Gần gũi, đời thường.
Ngày phát hành 16:36 | 18/3/2022
Lượt nghe: 1096
Những năm gần đây, nhà thơ Lữ Mai – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định sức viết, sức sáng tạo qua hàng loạt thể loại, tác phẩm, đặc biệt là sáng tác thơ. Chị thể hiện sự quan tâm, thích ứng, nhanh nhạy với những biến động của xã hội qua các trang viết của mình. Tập trường ca có nhan đề “Hồi sinh” gồm 8 chương mà Lữ Mai mới ra mắt công chúng, bạn đọc những ngày tháng Ba này được đánh giá đã lan tỏa tinh thần sống và hy vọng giữa đại dịch Covid 19.
Ngày phát hành 11:31 | 18/4/2022
Lượt nghe: 1254
Sáng tác thơ ca là vậy – Trước tiên phải là những tiếng nói về chuyển động của thời đoạn mà nhà thơ đang sống và viết. Bên cạnh nghệ thuật ngôn từ, cảm xúc phải thật gần gũi, chạm được vào nỗi niềm, tâm trạng của độc giả đương thời, những trang thơ mới thực sự ở lại. Mới đây, từ Hải Phòng, nhà thơ Trần Ngọc Mỹ gửi về Tiếng thơ tập thơ mới của chị - “Những ngày không quên”. Chắt chiu trong những cảm xúc tức thời của Trần Ngọc Mỹ, đã có những câu thơ đẹp và một tâm thế đáng quý.
Ngày phát hành 16:7 | 1/10/2021
Lượt nghe: 818
Sinh năm 1941 tại Thanh Miện (Hải Dương), được đào tạo rồi công tác trong ngành lâm nghiệp, nhà thơ Trần Trương sau đó đi vào con đường báo chí, sáng tác. Tập thơ “Nhặt lại tháng ngày rơi” của ông được đánh giá đằm thắm, giàu chất thế sự, từng được trao giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Giờ đây, nhà thơ Trần Trương đã không còn “nhặt lại tháng ngày rơi”. Nhưng vẫn còn đó tinh thần sống và sáng tác: “Đừng e ngại những dòng sông rộng lớn/ Rồi cuối cùng ra biển cũng hòa tan/ Hãy nồng nàn như ca dao giản dị/ Sẽ suốt đời sống mãi với nhân gian”.
Ngày phát hành 11:42 | 24/9/2021
Lượt nghe: 802
Giải thưởng văn học Asean trong hai năm 2019 và năm 2020 mới đây công bố các tác giả, tác phẩm được vinh danh. Cùng với nhà văn Võ Khắc Nghiêm với tiểu thuyết “Thị Lộ chính danh”, nhà thơ Trần Quang Đạo với tập thơ “Bay trong mơ” được chọn trao giải thưởng uy tín tầm cỡ khu vực này. Có thể nói tập “Bay trong mơ” – Tập thơ mang lại cho nhà thơ Trần Quang Đạo giải thưởng văn học Asean là kết quả của đằng đẵng 10 năm viết và chiêm nghiệm. Với số lượng lên tới 80 bài, tập thơ cho thấy Trần Quang Đạo vẫn đắm đuối với sáng tác và luôn tìm tòi vượt lên chính mình.
Ngày phát hành 18:13 | 3/11/2021
Lượt nghe: 659
Nhắc đến Thanh Tùng là nhắc đến một hồn thơ mang đậm khí chất của đất Cảng Hải Phòng, vừa cuồng nhiệt sôi nổi dữ dội vừa mê mải đắm say. Điều ấy cũng thật đúng với khí chất của thi sĩ, một người đàn ông với vóc dáng to khỏe, hào sảng, đã từng làm những công việc nặng nhọc nhất để kiếm sống nhưng lại cũng rất dễ rơi nước mắt vì những câu thơ. Nhà thơ Thanh Tùng đã đến với cuộc đời và tạm biệt cuộc đời đều trong những ngày mùa thu với 82 năm trần thế. Trong dịp thu này, chương trình Đôi bạn văn chương muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ của ông – thi sĩ Thanh Tùng.
Ngày phát hành 15:23 | 4/11/2021
Lượt nghe: 1035
Dường như ai mới cầm bút cũng viết về làng mình, quê mình, gia đình mình trước khi viết về những câu chuyện, vùng đất xa xôi. Từ thuở mới bước chân vào sáng tác, nhà văn Nguyễn Hiếu đã viết về những điều ông biết và cảm nhận về con người, đất đai của làng quê. Gần 40 năm cầm bút, trong số gần 30 tiểu thuyết, chục tập truyện ngắn, hơn 60 kịch bản sân khấu, gần 20 kịch bản điện ảnh, nhiều tác phẩm ghi đậm hình ảnh làng Chèm quê ngoại của nhà văn Nguyễn Hiếu. Với thơ cũng vậy. Bao năm ông vẫn miệt mài sáng tác và mới đây ra mắt bạn đọc tập thơ “Làng mình” – Vẫn một miền cảm xúc với người làng, đất làng.
Ngày phát hành 11:10 | 16/12/2021
Lượt nghe: 645
Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên sinh năm 1971 tại Yên Phong – Ý Yên – Nam Định, hiện sống và làm việc ở Hà Nội – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam – Hội viên Hội VHNT Nam Định. Anh là Giám đốc công ty Văn hóa Đất Việt, đơn vị đóng vai trò đỡ đầu cho nhiều ấn phẩm văn chương tạo dấu ấn tốt trong hơn chục năm qua. Nhiều năm gắn bó với sáng tác thơ lục bát, đã ra mắt bạn đọc công chúng hơn chục tập thơ, gắn bó với thể thơ truyền thống của dân tộc, mới đây nhà thơ Nguyễn Thế Kiên ra mắt tập Trường ca “68 nhánh cỏ thi”. Mượn hình ảnh cỏ thi (Tức thi thảo) loài cỏ họ cúc, vừa thiêng liêng vừa gần gũi, tác giả tự viết lời giới thiệu đầu cho tập sách. Ngoài 7 chương gồm 48 khúc với 772 câu thơ lục bát liền vần, liền mạch, tác phẩm còn có hai phụ bản gồm 20 bài thơ, nhà thơ Nguyễn Thế Kiên cũng dành 1/3 số trang in của “68 nhánh cỏ thi” ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bạn hữu văn chương về tập trường ca của anh
Ngày phát hành 8:33 | 10/6/2021
Lượt nghe: 1026
Nhà thơ Duy Thảo là một người bền bỉ và miệt mài với lao động nghệ thuật, với sáng tác thi ca. Những bài thơ đầu tiên được ông công bố từ các năm 1962 – 1963. Từ tập thơ đầu tiên Lời tin yêu (Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh 1976) đến tập gần đây nhất Lối về (NXB Văn học 2020), ông đã xuất bản tất cả 12 tập thơ. Hành trình thơ Duy Thảo có thể nói đã đi ngót nghét gần 60 năm, qua nhiều biến động của lịch sử xã hội, nhiều sự kiện lớn lao của đất nước và con người Việt Nam. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Duy Thảo với tên gọi: Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La.
Ngày phát hành 9:44 | 18/6/2021
Lượt nghe: 1119
Cuộc đời mỗi con người, còn lại cuối cùng là điều gì? Chúng ta mải miết kiếm tìm để rồi nhận ra thật đơn giản: đó là tình thân, một mái ấm, là gia đình. Tiếng thơ đêm nay dành trọn vẹn thời lượng để nhắc nhớ về giá trị ấy qua chùm thơ về ngôi nhà – tổ ấm của các nhà thơ Huy Cận, Lưu Quang Vũ, Lương Ngọc An...
Ngày phát hành 15:13 | 24/3/2021
Lượt nghe: 1173
Một nơi chốn nào, khi ta sống thật lâu và thật sâu, đủ để quen với những thân thương và cả khắc nghiệt, tự khắc những đổi thay của nơi ấy sẽ dội vào tâm hồn ta những nhịp - điệu. Hơn ba mươi năm gắn bó với Tây Nguyên, làm báo, sáng tác thơ của nhà thơ Đặng Bá Tiến in đậm ánh nhìn và cảm xúc với từng nơi ông đến, từng khúc quanh trong mỗi tuổi đời miền đất đỏ bazan
Ngày phát hành 10:15 | 19/5/2021
Lượt nghe: 1551
Nhà thơ Đồng Đức Bốn cho tới khi qua đời đã xuất bản 6 tập thơ. Nếu như ở tập đầu tay, Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992), thơ Đồng Đức Bốn còn chưa gây được nhiều sự chú ý thì ngay trong tập thơ xuất bản 1 năm sau đó, Chăn trâu đốt lửa (1993), ông đã chinh phục được đông đảo độc giả bằng giọng điệu rất riêng của mình, đồng thời xác lập sở trường của bản thân là thể thơ lục bát. Các tập thơ xuất bản trong những năm sau đó lần lượt là: Trở về với mẹ ta thôi (2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông (2000), Chuông chùa kêu trong mưa (2002) và tập thơ cuối cùng dày hơn nghìn trang như một hợp tuyển tổng kết cả đời thơ của Đồng Đức Bốn: Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006). Năm nay, vừa tròn 15 năm kể từ khi ông qua đời, Đôi bạn văn chương dành một chương trình trò chuyện để tưởng nhớ con người và tác phẩm của ông.
Ngày phát hành 15:35 | 15/7/2021
Lượt nghe: 991
Với tâm thế từng trải, là người lính, người trong cuộc, những trang thơ viết về đề tài thương binh, liệt sĩ đương nhiên sẽ có bề dày về mặt thông tin, cảm xúc. Vậy nhưng thế hệ cầm bút trẻ sinh trưởng sau chiến tranh vẫn có tác phẩm chất lượng lấy cảm hứng từ những người lính đã ngã xuống vì hòa bình Tổ quốc. Mới đây, Trường ca “Chư Tan Kra mây trắng” của nhà thơ trẻ Lữ Mai đã ra mắt và tạo hiệu ứng ấn tượng với độc giả. Trên nền câu chuyện về “Trung đoàn mũ sắt” 209 thuộc Sư đoàn 312 với những cựu chiến binh “dối già” đi tìm hài cốt đồng đội, tác phẩm của Lữ Mai thiết thực tri ân thế hệ cha anh một thời hào hùng cũng đầy hi sinh, mất mát.
Ngày phát hành 11:56 | 26/8/2021
Lượt nghe: 3876
Mỗi độ thu về sống lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc đẹp gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước. Cách đây 76 năm, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, từ Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời khắc đó mãi không thể nào quên với người đương thời – Và dư vang hãy còn tiếp nối đến các thế hệ sau. Gần như cả cuộc đời sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải trăn trở với những vần thơ viết về Bác, về những dấu ấn đáng nhớ của dân tộc. Liên tiếp ra mắt những tập thơ, được công chúng, bạn đọc quan tâm, yêu mến, đồng cảm, đó là niềm động viên giá trị với nhà thơ Nguyễn Hưng Hải
Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2020
Lượt nghe: 1165
Nhà thơ-liệt sỹ Vũ Đình Văn đang học năm thứ ba khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thì lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc và đã anh dũng hy sinh tại trận địa tên lửa xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Vũ Đình Văn là tác giả của những bài thơ nổi tiếng như: Nửa sau khoảng đời, Đêm hành quân qua phà Long Đại, Lạy mẹ con đi, Mười ba bậc cầu thang. Nhiều câu thơ của anh đã trở thành tuyên ngôn cho cả một thế hệ thanh niên lúc ấy, sẵn sàng băng mình lên tuyến đầu trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc:
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020
Lượt nghe: 985
Thơ trú ngụ nơi đâu khi người làm thơ im bặt một quãng dài, tưởng chừng như đã dứt bỏ trang viết? Một ngày nào đó, nếu còn duyên mà trở lại, còn chăng những tha thiết thuở ban đầu? Nhà thơ Cao Xuân Sơn, một người tưởng đã “nghỉ chơi” với thơ từ vài chục năm nay, gần đây bỗng nhiên trở lại với tập “Bấm chân qua tuổi dại khờ” với con số 101 bài thơ (Tiếng thơ 01/08)...
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2020
Lượt nghe: 1199
Nhà thơ-nhà báo Duy Thảo sinh năm 1938, quê quán tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Lấy sự rung động chân thành là điểm xuất phát của sáng tạo, các tập thơ của ông thường có tựa đề thật gần gũi: “Lối xanh”, “Sau mùa lá rụng”, “Bến mặn”, “Góc chiều”, “Nỗi xưa”… Tập thơ gần đây nhất mang tên “Lối về” dành riêng tặng mẹ và vợ - hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông, cũng là lời khẳng định sự trở về với nguồn cội quê hương, với tình nghĩa trước sau như một. Nhà thơ Duy Thảo sinh ra bên dòng sông La, và con người ông, lẽ sống mà ông theo đuổi cũng trong xanh hiền hòa như dòng sông ấy. Xin giới thiệu chân dung nhà thơ Duy Thảo – một dòng La xanh… (Tiếng thơ 06/06/2020
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020
Lượt nghe: 1078
Trong những ngày cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, các nhà thơ cũng nhập cuộc đầy hào hứng. Nhiều bài thơ, tứ thơ mới ra đời, vừa cho thấy tâm tư thời đại, vừa cổ vũ động viên nhân dân, đặc biệt những người ở tuyến đầu chống dịch… (Tiếng thơ 06/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2020
Lượt nghe: 1002
Vào dịp 19 tháng 5 năm 1968, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ấy là cậu bé hơn mười tuổi đã chép 20 bài thơ của mình và gửi ra Hà Nội để tặng sinh nhật Bác. Hiện nay kỉ vật này đang được được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Với nhà thơ Trần Đăng Khoa, dù chưa một lần được gặp Người, nhưng từng trang thơ trang văn về Người luôn được ông cất giữ trong sâu thẳm trái tim… (Tiếng thơ 20/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 894
Nhà thơ Trương Hữu Lợi sinh năm 1948, quê Bắc Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Ông thường lấy hai câu thơ: “Người thơ chân thành sám hối/ trước những thánh thần lầm lũi ngày đêm” để nhắc nhở bản thân trong suốt cuộc đời làm báo làm thơ. “Thánh thần” trong quan niệm của ông không phải đấng siêu nhiên mà chính là nhân dân bình dị bao đời. Ông sinh vào tháng năm, ra đi cũng vào tháng năm. Tháng năm này, tròn năm năm nhà thơ Trương Hữu Lợi đi xa… (Tiếng thơ 30/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020
Lượt nghe: 1077
Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934, nguyên quán ở Khoái Châu, Hưng Yên nhưng lại sinh ra lớn lên ở Hà Nội. Ông có thơ đăng báo từ năm 18 tuổi và có một hành trình thơ kéo dài nửa thế kỷ với nhiều tập thơ. Năm 2002, 154 bài thơ tiêu biểu được chính tác giả tự chọn để in thành tuyển tập Hành trình thơ Vân Long, NXB Hội nhà văn, cùng với lời giới thiệu của nhà thơ Ngô Quân Miện và phần bình luận của 12 tác giả như Nguyễn Viết Lãm, Trần Lê Văn, Tô Hà, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Hoàng Sơn, Hồ Anh Thái. Và một trong 12 tác giả ấy có cả nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cũng là khách mời bình luận trong chương trình Đôi bạn văn chương số đầu tiên hôm nay
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020
Lượt nghe: 961
Có những bài thơ chỉ đọc bằng mắt, có những bài thơ đọc thành tiếng, có bài được ngâm lên, hát lên. Ở những hình thức đọc hay ngâm ấy, thơ tích hợp thêm vẻ đẹp của thanh âm, của nhạc điệu. Đó cũng chính là đặc trưng thơ Tiếng Việt. Vốn tâm đắc với điều này, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ cùng Tiếng thơ nhiều điều thú vị và ý nghĩa… (Tiếng thơ 08/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 1367
Trong số 27 hội viên chuyên ngành thơ mới được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, có người đã nhiều năm gắn bó cùng thơ, có người thành công đến sớm, có người thành danh muộn, có người còn trẻ nhưng luôn ý thức về con đường sáng tác chuyên nghiệp. Nhà thơ Khúc Hồng Thiện thuộc những gương mặt thơ trẻ ấy. Anh sinh năm 1983 tại Hưng Yên, hiện công tác tại báo Nhân Dân, đã xuất bản hai tập thơ “Chênh chao tích chèo” và “Cùng nhau nhân từ”. Không quá vội vàng mà chắc chắn với từng bước đi trong đời cũng như trong thơ – đó là phong thái của Khúc Hồng Thiện, người vốn say mê lục bát và những điệu chèo thôn dã...(Tiếng thơ 29/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020
Lượt nghe: 1116
Trong cuộc sống nói chung, thơ ca nói riêng, có những người thành công thành danh, được nổi tiếng, được nhận về nhiều hoa trái ngọt ngào. Song cũng có người lặng lẽ, khuất nấp, lấy sự an yên làm niềm tri kỷ. Nhà thơ Minh Giang thuộc típ người đó. Ở tuổi hai mươi, ông xuất hiện như một cây bút trẻ đầy triển vọng, là một trong những hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam, nhưng ở tuổi gần 80, ông mới in tập thơ đầu tay, và náu mình trong những trang tiểu thuyết. Thơ và văn mang nỗi đau của những giằng co số phận, giữa bão táp lịch sử và thời đại… (Tiếng thơ 11/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019
Lượt nghe: 1159
Ở tập thơ “Nguồn” mới xuất bản, nhà thơ Trần Quang Quý có lời đề từ: "Nguồn cội là dòng chảy văn hóa của sông Đà - Núi Tản huyền ảo, uy linh luôn là nơi chốn đi về trong tâm thức tôi". Trong cuộc đời mỗi con người, quê hương là chặng đầu và chặng cuối hành trình. Trải qua những đốn ngộ, những cuộc kiếm tìm dữ dội, con người ta sẽ bằng an trở về nguồn. Thơ sẽ ra đời ở những khoảnh khắc tìm kiếm và đốn ngộ ấy… (Tiếng thơ 23/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2019
Lượt nghe: 1231
Quê Diễn Châu – Nghệ An, nhiều năm giảng dạy ở Đại học Đà Lạt, làm thơ và gắn bó với vùng đất cao nguyên xinh đẹp này. Đó là đôi nét về nhà thơ Phạm Quốc Ca. "Cơn mưa mạ vàng" (Tuyển thơ từ 1970 đến 2017) là tập thơ thứ 6, tập hợp những sáng tác chọn lọc cùng những bản dịch thơ của ông. Có thể coi “Cơn mưa mạ vàng” là một trạm nghỉ để nhìn lại quãng đường gắn bó với thơ của nhà thơ – nhà giáo Phạm Quốc Ca (Tiếng thơ 27/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2019
Lượt nghe: 1058
Gắn bó với nghề báo, say mê thơ ca hội họa, nhà thơ Trần Nhương có cơ hội được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều vùng đất. Song những gì thuộc về ký ức bên đồng đội những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn là khoảng thời gian – không gian vô cùng thiêng liêng máu thịt, đưa ông trở lại với thời thanh niên mộng mơ, sôi nổi, dẫu đầy gian khó mà cũng đầy khát vọng. BTV Tiếng thơ có cuộc trò chuyện cùng ông nhân dịp ông cũng đồng đội thăm lại chiến trường Lào...(Tiếng thơ 07/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2019
Lượt nghe: 906
“Hỏi Sen” là tập thơ mới nhất của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng (hiện sống và sáng tác ở thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An) do NXB Nghệ An ấn hành, ôm chứa nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay: môi trường ô nhiễm, tình người cạn kiệt, đạo đức suy vi, thói vô cảm… Những câu thơ được viết từ trải nghiệm, không màu mè hình ảnh mà chắt lọc, hướng nội, với lập luận chặt chẽ, thái độ điềm tĩnh mềm mỏng mà cương nghị. Tinh thần ấy, thái độ ấy thực đậm nét, vượt trội so với những tập thơ đã xuất bản trước đó của ông… (Tiếng thơ 03/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 1127
Nhà thơ Đinh Đăng Lượng hiện sống và viết ở Hòa Bình, tác giả của 6 tập thơ mang đậm hồn cốt xứ Mường. Bám vào nguồn cội, làm tươi mới những giá trị thuộc bản sắc dân tộc là ý thức thường trực trong nhà thơ Đinh Đăng Lượng, thể hiện trong cuộc sống và sáng tác… (Tiếng thơ 26/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2019
Lượt nghe: 699
Theo nhà thơ Vương Trọng, Tiếng Việt giàu thanh tạo nên âm điệu uyển chuyển, du dương cho thơ. Tuy nhiên trong một câu thơ truyền thống, hiếm khi chứa đủ sáu thanh của tiếng Việt. Ông đề xuất một lối làm thơ chú trọng về thanh, nâng số thanh lên tối đa. Theo nhà thơ, nếu làm được điều đó thì tính đa thanh của tiếng Việt càng được tận dụng triệt để và hiệu quả đem lại sẽ lớn hơn… (Tiếng thơ 17/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2019
Lượt nghe: 1268
Nhà thơ Nguyễn Phan Hách sinh năm 1944 tại Thuận Thành – Bắc Ninh, từng dạy học, làm nghiên cứu văn hóa dân gian ở quê nhà, sau đó chuyển công tác ra Hà Nội, chuyên tâm với công việc của một người làm văn học, làm báo và xuất bản. Ở tuổi ngoài bảy mươi, ông vẫn viết đều, sáng tác thơ, nhạc, truyện ngắn, và yêu đời tha thiết. Trọng bệnh đã khiến ông phải rời xa nhân thế sớm hơn, song không bất ngờ hay bi quan. Số lượng đầu sách văn xuôi của ông nhiều hơn số tập thơ, nhưng trước hết và sau cùng thơ vẫn rọi chiếu ánh sáng tinh thần tới người viết. Ánh sáng ấy mang màu sắc của hoài niệm, kỷ niệm, được ông nâng niu trên mọi bước đường sống và viết... (Tiếng thơ 24/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019
Lượt nghe: 1080
Nhà thơ nhà báo Trần Mạnh Thường – nguyên Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, từng gắn bó sâu sắc với chương trình Tiếng thơ. Ông đã đi về thế giới người hiền. Một bài thơ để lại dấu ấn trong cuộc đời sống và viết của ông, đó là bài “Chuyến xe cuối cùng”, sáng tác trước khi ông qua đời không bao lâu, giống như một dự cảm, đồng thời bộc lộ những nghĩ suy giàu nhân ái… (Tiếng thơ phát 16/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 28/3/2019
Lượt nghe: 985
“Liễu biếc” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Trác, NXB Hội nhà văn mới ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, mang vẻ đẹp thanh nhã của hồn thơ nhân hậu, đủ từng trải để chiêm nghiệm đời sống, chấp nhận những ngổn ngang song vẫn hướng lòng mình về phía ánh sáng, lặng lẽ quan sát bao buồn vui đang diễn ra hàng ngày và có thể mỉm cười bước qua hay ưu tư dừng lại. Lịch sử và văn hóa dân tộc là lớp trầm tích được nhà thơ quan tâm gợi mở, mong muốn gửi một thông điệp cho thế hệ sau...(Tiếng thơ phát 27/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2019
Lượt nghe: 904
Từng là một người lính thông tin trong kháng chiến chống Mỹ, khi rời quân ngũ, nhà thơ Phạm Đức gắn bó với nghề biên tập ở nhà xuất bản, và khi nghỉ hưu, ông lại bận bịu cùng phong trào thơ ở các câu lạc bộ. Bên trong người đàn ông có mái tóc bạc trắng ấy là một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu người. Tình yêu, với ông là sự cho đi mà không đòi hỏi phải nhận về, phải đắn đo, tính toán. Tâm thế ấy thể hiện qua nhiều bài thơ, tiêu biểu như “Đơn phương”, “Ví dầu”, “bên lề”, “Thì anh lại sợ”…(Tiếng thơ phát 20/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2019
Lượt nghe: 942
Nhà thơ Võ Văn Trực sinh năm 1936, quê làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An, từng công tác tại Bộ Ngoại giao, NXB Thanh Niên, báo Văn nghệ. Ông đã xuất bản hàng chục đầu sách với các thể loại: Thơ, tiểu thuyết, ký, phê bình, sưu tầm khảo cứu. Vì tuổi cao, bệnh trọng, nhà thơ Võ Văn Trực đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi. Chương trình Tiếng thơ xin được gửi lời chia buồn tới gia đình, bạn bè và người yêu thơ ông…(Tiếng thơ phát 06/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2019
Lượt nghe: 1688
Nhà thơ Lê Đình Cánh sinh ngày 21/9/1941, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá. Ông tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, sau đó học thêm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là giáo viên dạy văn hoá của lực lượng Thanh niên xung phong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau đó, ông chuyển về công tác ở Ban Văn học – Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu. Mối duyên với thơ ca, mối duyên với báo chí, với phát thanh Văn nghệ trên làn sóng Tiếng nói Việt Nam để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời nhà thơ Lê Đình Cánh (Tiếng thơ phát 6/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2019
Lượt nghe: 918
Trong những ngày diễn ra Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 4 và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3 ở Hà Nội và một số địa phương khác, nhà thơ Trần Quang Quý đóng vai trò một thành viên trong ban tổ chức. Nhưng lúc thì ông xuất hiện với vai trò dịch giả, lúc là một người dẫn chương trình, lúc lại là một hướng dẫn viên nhiệt tình. Nhà thơ Trần Quang Quý Từng tham gia một số liên hoan thơ quốc tế, có một tập thơ được in và phát hành ở Mỹ . Và nội dung ông trò chuyện với Tiếng thơ đêm nay liên quan tới việc dịch, quảng bá thơ ca, văn học Việt Nam ra nước ngoài...(Tiếng thơ phát 13/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018
Lượt nghe: 798
Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Trần Nhuận Minh vẫn song hành cùng thơ với niềm nhiệt huyết mà không phải ai cũng giữ được trước sự hủy hoại của thời gian. Ông vẫn viết những bài thơ giàu chất thế sự, một thế sự không ít ngổn ngang, ngẫm ngợi, song được ghìm giữ bằng cái nhìn trải nghiệm, dồn nén, đa chiều. "Đánh cược cuộc đời mình vào chữ" là tâm thế sáng tạo của ông (Tiếng thơ phát 19/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2016
Lượt nghe: 4843
Gắn bó với những chương trình như "Đọc truyện đêm khuya", "Tiếng thơ", "Văn nghệ", để lại nhiều dấu ấn đối với đồng nghiệp thế hệ sau nhưng lại rất kiệm lời khi nói về mình – đó dường như là đặc điểm chung của các nhà thơ từng làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng với sự lặng lẽ và kiên nhẫn ấy, họ làm thơ, dùng thơ để bộc lộ nỗi niềm riêng tư với cuộc đời, dùng thơ để thỏa mãn cá tính sáng tạo. (Tiếng thơ 07/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2016
Lượt nghe: 2057
Yêu thơ, gắn bó với thơ từ những năm tháng dạy học tại quê mẹ Hà Tĩnh, đến tận bây giờ, khi đã đi qua chặng đường tươi trẻ nhất, nhà thơ Trần Kim Anh vẫn luôn coi thơ như một người bạn, một người thân và cũng là người thầy của chính mình. Viết không chỉ là nhu cầu bộc lộ cá nhân mà viết còn là cách để bà trả ơn cuộc đời, trả ơn những người đã cưu mang mình, đã giúp bà nhận ra bao điều tốt đẹp ngầm ẩn trong dòng mưu sinh vội vã. Nhân dịp tập thơ “Chuyện của rêu” của nhà thơ Trần Kim Anh mới xuất bản, BTV Anh Thư đã có cuộc trò chuyện với bà về những chuyến đi và viết tại vùng than Quảng Ninh. (Tiếng thơ 19/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2016
Lượt nghe: 2095
Có duyên với nghề dạy học, nhiều thầy cô giáo cũng nhận được chữ duyên từ thơ, bởi thơ tiếp cho họ thêm động lực, cảm hứng, vừa nối dài những suy tư đôi khi khó tỏ bày. Chương trình tiếng thơ giới thiệu sáng tác của các nhà thơ - nhà giáo: Đặng Nguyệt Anh, Mai Văn Hoan, Trần Ngọc Hưởng, Lê Đức Đồng,Anh Tuyết, Trần Văn Lợi. (Tiếng thơ 20/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2016
Lượt nghe: 1819
Tiếng thơ mở đầu bằng chùm thơ của các tác giả: Đỗ Trung Lai, Đỗ Xuân Thu, Nguyễn Vũ Quỳnh, Nguyễn Khánh Toàn, Kai Hoàng, Hà Linh. Tiếp đó là ghi nhận về hội thảo “Tú Xương với thơ đường luật Việt Nam”. (Tiếng thơ 03/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2016
Lượt nghe: 976
Chiến tranh đã qua đi, biết bao gia đình được đoàn tụ, cũng không ít gia đình vẫn lặn lội tìm kiếm, hy vọng gặp được một phần thân thể, hoặc chỉ là một nắm đất nơi con em mình hy sinh. Trong số những gia đình ấy có gia đình nhà thơ Dương Kỳ Anh. Bản thân ông đã thực hiện nhiều chuyến đi tìm mộ em trai. Những chuyến đi có thực và cả những chuyến đi trong tâm tưởng này được ông tâm sự trong bài thơ “Người đi tìm phần mộ em trai mình”. (Tiếng thơ 27/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2017
Lượt nghe: 1923
Chùm thơ mới thu thanh của các tác giả: Trúc Thông, Minh Giang, Hương Sinh, Trần Kim Anh. Ghi chép "Dấu ấn Phạm Huy Thông" tổng hợp những tham luận nghiên cứu tại hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ. (Tiếng thơ 14/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2017
Lượt nghe: 1754
Nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2016 với hai tập thơ “Một ngọn đèn xanh” và “Ma-ra-tông” là tin vui rất có ý nghĩa đối với gia đình nhà thơ Trúc Thông cũng như với bạn bè đồng nghiệp yêu mến thơ ông, sự ghi nhận đối với cả hành trình miệt mài cùng thơ. Bài viết “Phút im lặng cùng người Ma-ra-tông với thơ” của nhà thơ, nhà báo Trần Vũ Long khắc họa phần nào chân dung tinh thần nhiều suy tư của ông... (Tiếng thơ 25/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2017
Lượt nghe: 2023
Chùm thơ mới thu thanh của các tác giả: Từ Quốc Hoài, Lê Đình Cánh, Ngô Thế Trường, Nguyễn Bảo Chân, Đỗ Nam Cao. Mỗi bài thơ một giọng điệu, tạo nên sự phong phú của sắc màu thanh âm. Bên cạnh đó, chương trình còn lắng lại với những chia sẻ về cuộc sống và sáng tác của các nhà thơ mới trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm nay. (Tiếng thơ 12/03/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2017
Lượt nghe: 1801
“Chàng thư sinh lớn lên giữa lòng Hà Nội, đi qua chiến tranh và nhận ra trong mình một nhà thơ… Chất thơ của Nguyễn Trác là tiếng vang giữa những tương hợp nhẹ và tưởng như nhẹ của sự vật, thanh âm, sắc màu”…Gần 30 năm đã trôi qua, kể từ khi nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc viết lời giới thiệu này trên báo Nhân dân cuối tuần, đến nay thơ Nguyễn Trác vẫn giữ nét vẻ ban đầu ấy, và nếu có khác đi, thì là sự đằm chín hơn trong chiêm nghiệm, thoải mái hơn trong giọng điệu, rộng mở hơn trong trường liên tưởng. (Tiếng thơ 15/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2017
Lượt nghe: 2226
Giải thưởng cao nhất của cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016 dành cho nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm ở Thanh Hóa. Chùm ba sáng tác của anh “Xin về nhận lại”, “Đối thoại ở rừng” và “Nhận hoa” thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với lịch sử với quá khứ đồng thời không quên nhắc nhở chính mình về lẽ sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao người đã ngã xuống, đã mất một phần xương máu cho quê hương đất nước. Thông điệp trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không mới nhưng chân thành và day dứt. (Tiếng thơ 22/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017
Lượt nghe: 1923
Khi nhắc đến Việt Nam, nhắc đến thơ Việt, nhiều nhà thơ, học giả nước ngoài thường nhắc đến một từ khóa là “chiến tranh”. Thơ về chiến tranh cũng là nội dung được đề cập khá nhiều tại buổi “Giao lưu quốc tế với Việt Nam - 2017", do Hội nhà thơ Nhật Bản tổ chức vào đầu tháng tư này trên đất nước của họ. Cùng với các nhà thơ xứ sở hoa anh đào thì khách mời duy nhất là một đại diện của Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Anh Ngọc. Đây là một dịp để thơ Việt mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. (Tiếng thơ 22/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2017
Lượt nghe: 1863
Nhà thơ nổi tiếng người Nga Evghenhi Aleksandrovich Evtushenko sinh năm 1933 tại thị trấn Zima vùng Siberia, qua đời ngày 1.4 vừa qua tại Mỹ. 16 tuổi, ông bắt đầu sáng tác thơ, cho ra đời hơn 30 tập thơ, hai tiểu thuyết và một số tập phê bình lý luận văn học. Ông còn là nhà viết kịch, diễn viên và đạo diễn điện ảnh, nhưng thơ vẫn là đóng góp quan trọng nhất của ông. Ở nước ta, thơ Evtushenko được giới thiệu qua bản dịch của nhiều dịch giả, người dịch nhiều nhất và có bản dịch đến được với người đọc nhiều nhất là nhà thơ Bằng Việt, bởi những điểm tương đồng trong quan niệm thơ ca và cuộc sống với người bạn vong niên này... (Tiếng thơ 26/04/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2016
Lượt nghe: 1904
Thế giới tình yêu đầy sắc thái của Xuân Diệu qua tâm sự của nhà giáo Vũ Nho.Tâm tình về cuộc sống, tình yêu và ký ức khắc khoải vừa nhẹ nhàng vừa da diết qua những vần thơ của Phạm Thị Ngọc Liên, Trần Thị HUyền Trang,Nguyễn Lập Em,Hoàng Việt Hằng,Lý Thái Phương và Vũ Thị Huyền.(Tiếng thơ 7/03)
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2016
Lượt nghe: 1660
Chương trình "Tiếng thơ" giới thiệu chùm thơ với chủ đề “Phù sa” của nhiều tác giả.Chuyên mục “Nhà thơ và tác phẩm”: chia sẻ của nhà thơ Đặng Hấn về thơ ca và nghề giáo qua sáng tác “Nghĩ về viên phấn”. Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ của nhà thơ Mỹ Henry Longfellow.(Tiếng thơ 13/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2015
Lượt nghe: 1157
Những vần thơ da diết lưu lại khoảnh khắc đặc biệt của một ngày cuối tháng tư. Nhà thơ Trần Quang Quý-người tự nhận mình "lớn lên từ đất" sẽ nói điều gì về những ám ảnh của đất trong thơ mình? Chùm thơ Tomas Transtromer giúp chúng ta hình dung phần nào về thế giới thơ của một nhà thơ Thụy Điển-chủ nhân giải thưởng Nobel văn chương danh giá năm 2011 (Tiếng thơ 9/4/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2015
Lượt nghe: 1484
Không gian tình yêu của các cặp đôi thi sỹ Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ, Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh.Quan niệm về sáng tạo thơ ca của nhà thơ Thạch Quỳ thể hiện qua thi phẩm "Ông già nghễnh ngãng". Chùm thơ dịch về tình yêu và tuổi trẻ... (Tiếng thơ 18 và 25/06/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2015
Lượt nghe: 1305
Những khúc ca đêm là tiếng lòng thao thức của các nhà thơ Huy Cận, Ngân Vịnh, Phù Sa Lộc và Thi Hoàng. Năm qua, thơ Việt có gì đáng chú ý? Câu chuyện của nhà thơ Trần Quang Quý sẽ góp phần lý giải điều này. Chùm thơ đậm chất suy tưởng của nhà thơ Đức Gunter Grass sẽ cùng chúng ta khám phá đời sống nội tâm của con người hiện đại hôm nay. (Tiếng thơ 22+ 29/01/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1695
"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2018
Lượt nghe: 1129
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn trong thơ hiện đại nói riêng, trong văn học nghệ thuật nói chung. Sinh nhật của Người cũng là dịp để nhiều cây bút thêm một lần ngẫm ngợi, trăn trở với những trang viết. Như những dòng tâm sự của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng trên face book cá nhân: “Viết về Bác, cái khó là làm sao cho có chất thơ, làm sao để bạn đọc cảm và nghĩ nhiều không chỉ về Bác, về ngày hôm qua, mà cảm và nghĩ nhiều về cái ngày hôm nay, về chính mình, về những cái chưa tốt chưa đẹp của mình, từ đó sống tốt hơn, đẹp hơn, có trách nhiệm hơn đối với bản thân, với cơ quan nơi mình làm việc, với gia đình, quê hương và đất nước...”.(VOV6 Tiếng thơ 19/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2017
Lượt nghe: 1636
Dạy học và làm thơ là hai công việc được tác giả Hoàng Xuân Tuyền vô cùng tâm đắc. Anh hiện là giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, đã xuất bản hai tập thơ “Bến thời gian” và “Tự do”. Khoảng cách thời gian giữa hai tập thơ này là 15 năm, khác biệt về lối viết, một bên “duy tình” và một bên nghiêng về “duy lý”. Thơ với thầy giáo, tác giả Hoàng Xuân Tuyền không chỉ để chia sẻ những rung động yêu thương mà còn là tiếng nói phản biện cần thiết của người trí thức về các vấn đề còn ngổn ngang trong xã hội. (Tiếng thơ 18/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2017
Lượt nghe: 1756
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, suốt mấy chục năm, nhà thơ Bùi Kim Anh gắn bó với sự nghiệp trồng người. Nghỉ hưu, bà có thời gian sống với thơ nhiều hơn, trăn trở cùng con chữ bao niềm vui nỗi buồn. Trong thơ bà, luôn thấp thoáng không gian Hà Nội với từng góc nhỏ thân yêu gắn với kỉ niệm của bản thân và gia đình. Còn khi đối diện với Hà Nội tập nập hiện giờ, bà lại muốn thu mình lại, muốn trở về, muốn quay lưng lại phố phường. Đó là tâm lý khá phổ biến của những ai đã gắn bó với Hà Nội từ thế kỷ trước, yêu thích miền không gian tĩnh lặng thanh bình. (Tiếng thơ 07/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017
Lượt nghe: 1307
Giải thưởng thường niên Hội Nhà văn Hà Nội năm nay được trao cho các tác phẩm thuộc hạng mục văn xuôi, phê bình, dịch thuật. Sự vắng bóng của thơ trong danh mục giải thưởng phần nào xới lên câu chuyện về thơ hôm nay, chất lượng sáng tác và tiêu chí xét giải của hội nhà văn Hà Nội. Nhà thơ Trần Quang Quý (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) chia sẻ góc nhìn của người trong cuộc về điều này. (Tiếng thơ 16/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2017
Lượt nghe: 1795
Đại hội lần thứ 12 Hội Nhà văn Hà Nội diễn ra trong những ngày hè thủ đô oi nóng. Đây cũng là dịp để các tác giả ở Hà Nội gặp gỡ, cùng trao đổi hoặc trò chuyện bên lề, cùng bộc lộ những mối quan tâm chung. BTV chương trình Tiếng thơ ghi lại được tâm tư của các nhà thơ về một số vấn đề của đời sống sáng tác. (Tiếng thơ 13/08/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2017
Lượt nghe: 2516
Trường ca “Mẹ, đất nước và lưu dân” của nhà thơ Trúc Phương được hoàn thành sau một quá trình lao động chữ nghĩa nhọc nhằn và cũng đầy hứng thú. Tác phẩm được nhận Giải ba Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công, nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ. Trường ca mang âm hưởng sử thi, là sự kết hợp hài hòa cảm hứng của cái tôi công dân với cái tôi cá nhân, khi nghĩ về những bước đi của đất nước, của dân tộc, những bước đi của chính cuộc đời mình. (Tiếng thơ 30/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2017
Lượt nghe: 2266
Nhà thơ Võ Thanh An (tên khai sinh là Trần Quang Vinh) sinh năm 1942. Bút danh Võ Thanh An ghép từ ba chữ của quê ông: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông viết không nhiều, luôn khắt khe với ngòi bút của mình và thường được nhắc đến với những nét tính cách đặc trưng Xứ Nghệ. Do tuổi cao bệnh nặng, nhà thơ Võ Thanh An đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Để nhớ đến ông, mục "Thơ tác giả tự đọc” gửi tới các bạn một chùm thơ qua giọng đọc của chính tác giả (Băng lưu trữ trong kho tư liệu Đài Tiếng Nói Việt Nam). (Tiếng thơ 09/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2017
Lượt nghe: 1484
Miệt mài với công việc của một nhà báo và không ngừng nuôi dưỡng những cảm xúc cho thơ – đó là một phần chân dung tinh thần của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc (Chủ tịch Hội nhà văn Thừa Thiên-Huế; Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương). Anh có một quan niệm về thơ khá cởi mở, tôn trọng mọi tìm tòi khác biệt trong thơ, mong muốn được đón nhận nhiều hơn những sắc hương phong phú của vườn thi ca. Từ suy nghĩ này, anh đến với thơ Tân hình thức, dùng thơ Tân hình thức để diễn đạt những trạng thái khác mà theo anh sẽ không phù hợp lắm nếu biểu đạt bằng thể thơ truyền thống. (Tiếng thơ 13/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 15/9/2017
Lượt nghe: 2348
"Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao / Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng / Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh / Chẳng chịu cho lòng ta yên...". Tác giả của những câu thơ say đắm này là nhà thơ Thanh Tùng (tên khai sinh là Doãn Tùng). Ông sinh năm 1935 tại Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, gắn bó với Hải Phòng, là một phần của Hải Phòng nhọc nhằn nhưng kiên cường trong chiến tranh, trong lao động dựng xây. Do bệnh nặng, tuổi cao, nhà thơ Thanh Tùng đã qua đời tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. “Hoa cứ vẫy hồn người ở lại” là nhan đề bài viết của tác giả Đỗ Anh Vũ gửi cho chương trình Tiếng thơ. Bài viết ghi lại những cảm xúc trong sáng, say mê của một người yêu “Thời hoa đỏ”, yêu thơ Thanh Tùng và không khỏi bất ngờ khi hay tin ông ra đi. Chúng ta cùng chia sẻ với tác giả Đỗ Anh Vũ những dòng viết còn tươi nguyên này. (Tiếng thơ 16/09/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2017
Lượt nghe: 2011
Ở góc độ một công chức nhà nước, nhà thơ Việt Phương nổi bật với vai trò thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong nhiều năm. Ở góc độ thơ ca, ông tạo một dấu mốc riêng cho mình và cho thơ hiện đại với tập “Cửa mở”, xuất bản lần đầu năm 1970, sau đó được tái bản với số lượng hàng chục nghìn bản in. “Cửa mở” là hiện tượng thơ, sự kiện văn học – xã hội ở thời điểm đó, thể hiện một tư duy khác, một lối nghĩ khác, trân trọng quá khứ nhưng phản biện để hướng tới những giá trị mới phù hợp với bước đi thời đại. Nhiều câu thơ trong tập “Cửa mở” đến nay vẫn được nhắc đến như bằng chứng sinh động về tư duy mới mẻ, đa chiều của nhà thơ Việt Phương, trong bối cảnh đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dồn sức cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. (Tiếng thơ 10/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2017
Lượt nghe: 2354
“Hình như mùa đã lỡ” là tập thơ thứ mười của nhà thơ Bùi Kim Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, tự nhiên trong thi tứ và giản dị, uyển chuyển trong lối viết. “Hình như mùa đã lỡ” là tiếng lòng của người phụ nữ coi thơ như một phần hơi thở, một phần của tồn tại cá nhân. Bà nhỏ nhẹ chia sẻ với chúng ta những câu chuyện, những nỗi niềm, những buông bỏ đời thường mà đa phần trong chúng ta đều nếm trải, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít.(Tiếng thơ 20/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2017
Lượt nghe: 1746
Trong hình dung về nghề báo không thể thiếu những chuyến đi giúp người làm báo thực hiện các công việc nhiệm vụ cụ thể. Mặt khác, những chuyến đi còn đem lại cho họ bao hiểu biết về đời sống xã hội, về sự dài rộng của đất nước, về chiều sâu lịch sử văn hóa dân tộc. Đó là những chuyến đi truyền cảm hứng, giúp cây bút cái nhìn của người làm báo thêm sâu sắc, rung động, mở rộng hồn mình với đất nước và nhân dân. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tiếng thơ gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các nhà báo, các thính giả trên mọi miền đất nước, và xin được giới thiệu tới quý vị những bài thơ xúc động, ấm áp tình cảm gia đình, tình quê hương đất nước của các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam. (Tiếng thơ 21/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2017
Lượt nghe: 1619
Nhà thơ Hải Như (tên khai sinh: Vũ Như Hải) sinh năm 1923 tại Nam Định, đã qua đời tại TP.Hồ Chí Minh, hưởng thọ 94 tuổi. Ông thuộc lớp nhà báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, từng làm phóng viên, biên tập viên các báo Vệ quốc quân, Cứu quốc, Giác ngộ. Ở góc độ thơ ca, ông nổi tiếng với nhiều bài thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà gây xúc động nhất là bài “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” viết khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời. Nhà thơ Hải Như quan niệm: “Đề tài của nhà thơ, nhà văn phải là đề tài có tính nhân loại, cái mà nhân loại quan tâm. Con người thuộc mọi dân tộc, mọi màu da, mọi thời đại đều yêu cái đẹp, cái thật và ghét cái xấu, cái ác, đều hướng về chân - thiện - mỹ". Bài viết “Nhà thơ Hải Như – chuyện đạo và đời” của tác giả Phan Huỳnh góp một hình dung rõ hơn về quan niệm sống và viết này. (Tiếng thơ 05/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2017
Lượt nghe: 2006
Sinh trưởng, học tập và làm việc ở Huế, nhà thơ Võ Quê có lẽ là người may mắn khi gắn bó với không gian văn hóa này trọn cuộc đời. Từ thời trai trẻ hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên đến những ngày tháng ở Côn Đảo hay trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau sau này, ông vẫn giữ nguyên vẹn một tấm tình nồng nhiệt đầy trách nhiệm với quê hương, mong muốn làm những điều thật ý nghĩa. Chính ông đã góp phần không nhỏ vào sự tồn tại của ca Huế, giữ cho ca Huế bản sắc riêng không pha trộn trong đời sống thị trường. Nhà thơ Võ Quê từng bộc bạch: "Cuộc sống và tác phẩm văn học là một. Nhà văn sống đẹp, sống tốt với đời, với người để mỗi trang văn, mỗi tứ thơ luôn lấp lánh hạnh phúc, ngợi ca sự hướng thiện”. (Tiếng thơ 02/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2017
Lượt nghe: 2326
Bác nông dân lặn lội tới kinh đô, mang theo con đại bàng tới gặp nhà vua những mong nhận một món tiền thưởng làm của hồi môn cho con gái lấy chồng. Bác đã phải chịu nhiều vất vả, thậm chí còn bị một viên quan lừa gạt và cướp công nữa kia. Nhưng rồi nhờ trí thông minh, bác nông dân đã vạch mặt và dạy cho viên quan tham lam kia một bài học đáng đời. (Kể chuyện và hát ru cho bé 09/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2017
Lượt nghe: 1718
Ngày trước loài trâu không phải do người nông dân chăm sóc và thuần dưỡng mà chúng sống tự do trong rừng sâu. Chúng tự sinh sôi và phát triển nhờ thân hình to khỏe, lực lưỡng của mình. Cuộc sống tự do ấy luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa khiến loài trâu phải tìm một chỗ dựa an toàn. Trong một lần gặp nạn trâu đầu đàn đã được người nông dân cứu giúp. Để trả ơn, trâu tình nguyện lao động để phụ giúp người nông dân trong công việc đồng áng.(Kể chuyện và hát ru 08/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2018
Lượt nghe: 1202
Gà trống Đen và đàn gà Chíp tranh cãi nhau về một ngôi nhà cao tít trên ngọn cây, đó là cây đa to ơi là to. Các bạn muốn có ngôi nhà trên cao ấy để chị mái mơ đẻ trứng. Câu chuyện thật là vui vì các bạn gà có những ý tưởng thật thú vị, các bé nhỉ! Và cuối cùng, ngôi nhà trên ngọn cây đã thành hiện thực.
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2018
Lượt nghe: 644
Áng mây rất nhớ mẹ mặt đất của mình. Nhờ chị gió giúp đỡ, áng mây đã hóa thành những hạt mưa nhỏ trở về mặt đất. Qua câu chuyện về lòng hiếu thảo của áng mây, nhà văn Trần Hoài Dương muốn cùng các bé lý giải vì sao có mây và mưa. Các bé hãy tìm hiểu thêm những hiện tượng thú vị trong tự nhiên nhé! ( Kể chuyện và hát ru 20/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018
Lượt nghe: 1138
Để tới được cánh rừng có nhiều loài hoa thì những chú Ong thợ phải bay qua nhiều đường đất, thậm chí còn gặp nguy hiểm trong quá trình tìm kiếm mật hoa. Vậy Ong thợ đã can đảm thế nào để thoát khỏi những cái bẫy vô hình mà các loài vật khác tạo ra... (Kể chuyện và hát ru 08/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2018
Lượt nghe: 870
Gà trống đen ban đầu thật ích kỉ, không muốn cho bọn gà chíp lên cây ngủ cùng mình. Cứ tưởng rằng khi ngôi nhà trên cây bị bão cuốn bay đi mất, bọn gà chip sẽ mặc kệ trống đen cho bõ ghét ấy thế mà chúng lại tận tình giúp đỡ! Trước sự tốt bụng của gà chip, trống đen đã rất xấu hổ (Kể chuyện và hát ru 26/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014
Lượt nghe: 1091
Khi còn nhỏ các bạn có thường mè nheo và đòi quà các anh chị trong gia đình không nhỉ? Chắc chắn là có. Nhưng những lúc như thế chỉ là làm nũng anh chị chút thôi, chứ thực ra chúng ta rất yêu quý các anh chị, và ngược lại anh chị cũng rất yêu quý chúng ta. Câu chuyện kể về hai cây thông, nhưng thực ra kể về tình cảm anh em trong gia đình
Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2015
Lượt nghe: 1310
Nước rất quan trọng với con người. Song, mấy bạn đã biết nước bắt nguồn từ đâu. Câu chuyện của nhà văn Phong Thu, qua giọng kể của NSUT Hương Dung sẽ giúp các bạn hiểu điều đó
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2015
Lượt nghe: 1054
Một ngôi nhà mà các con vật sống trong đó đều có thể nói chuyện được với nhau. Đặc biệt là chúng có thể hiểu được con người đang làm gì và đang suy nghĩ gì? (Kể chuyện và hát ru ngày 09+10/02)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 757
Xưa có hai vợ chồng người đánh cá nghèo. Họ có hai người con. Giống như bố mẹ mình, hai người con cũng rất chăm chỉ và tốt bụng. Họ đã không quản khó khăn, giúp đỡ con gái của Long vương khi gặp nạn... (Kể chuyện và hát ru 11/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 785
Công chúa con gái Long vương đã được gia đình người đánh cá cứu giúp. Long vương đã báo đáp họ như thế nào? Cuộc sống của họ sau đó ra sao? Cùng theo dõi tiếp chuyện cổ tích "Vợ chồng anh nhà nghèo và con cá bống" để trả lời những câu hỏi này các bé nhé... (Kể chuyện và hát ru 12/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019
Lượt nghe: 779
Thế giới bên ngoài rất rộng lớn và luôn có hàng trăm nghìn câu chuyện kỳ thú xảy ra mỗi ngày. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể biết hết được những chuyện lạ kỳ đó nhỉ? Nhà vua trong truyện cổ tích “Những lời nói dối” đã nghĩ ra một cách rất thú vị đấy... (Kể chuyện và hát ru 07/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2019
Lượt nghe: 569
“Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về” đã trở thành một trong những câu ca phổ biến nhất khi nói về vùng đất Gia Định - Đồng Nai. Vì sao sông có tên là "Nhà Bè". Liệu có một cái nhà trên bè hay không? Cùng nghe câu chuyện cổ tích này sẽ rõ nhé... (Kể chuyện và hát ru 09/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2019
Lượt nghe: 703
Từ một bạo quân khiến ai cũng phải khiếp sợ trở thành một nhà vua hiền lành, đức độ, được dân chúng yêu mến - Đó là đức vua trong câu chuyện cổ tích "Chiếc mặt nạ". Khi đất nước được trị vì bởi tình yêu thương, vua và dân đồng lòng thì sẽ thịnh trị. Còn nếu chỉ dùng sự tàn độc để cai quản vương quốc thì dân chúng sẽ lầm than khổ cực. Đó là ý nghĩa trong truyện cổ tích "Chiếc mặt nạ"... (Kể chuyện và hát ru 02/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019
Lượt nghe: 623
Có nhiều câu tục ngữ ca dao nói về tình cảm chị em, như "Chị ngã em nâng", "Chị em gái như trái cau non"... Cũng không ít truyện cổ tích có nhân vật chính là hai chị em. Trong chương trình kể chuyện và hát ru này, chúng ta nghe truyện "Người chị" của tác giả Ninh Đức Hậu nhé. Tình chị em của Nết và Na đã trải qua những thử thách nào, họ gắn bó với nhau nhiều hơn hay lại cãi vã xích mích nhau... (Kể chuyện và hát ru 09/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2020
Lượt nghe: 718
Bác tiều phu muốn các cô con gái vào rừng đưa cơm cho bác, nhưng thật không may cả ba người con của bác đều bị lạc. Họ sẽ trải qua những thử thách gì khi bị lạc, và liệu họ có vượt qua được không... (Kể chuyện và hát ru 21/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 1563
Ở một vương quốc nọ, nhà vua và hoàng hậu có mười hai hoàng tử vô cùng khôi ngô tuấn tú. Đến khi hoàng hậu chuẩn bị sinh người con thứ mười ba, nhà vua đưa ra lời phán truyền hết sức vô lý, rằng nếu người con thứ mười ba là công chúa thì mười hai chàng hoàng tử sẽ phải chết để công chúa được thừa hưởng ngai vàng. Số phận những người con sẽ ra sao từ lời phán truyền này, và người mẹ phải làm gì để cứu các con của mình? (Kể chuyện và hát ru 15/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2020
Lượt nghe: 1086
Mẹ con chim sẻ trú ngụ trên cành cây cao su trong khu rừng rậm. Cuộc sống đang yên lành thì cây cao su bắt mẹ con chim sẻ phải dời đi vì tiếng kêu của lũ chim con. Mẹ sẻ đành dời các con đi làm tổ mới ở cây bạch hoa. Nhưng cây bạch hoa cũng bắt mẹ con chim sẻ phải đi chỗ khác... (Kể chuyện và hát ru 22/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020
Lượt nghe: 841
Các con vật nhỏ bé như là nhái bén, chuồn chuồn, cào cào và chú dế than hiền lành hay hát đã cùng nhau dựng lên một ngôi nhà nho nhỏ giữa vùng cỏ xanh tươi, tràn ngập nắng gió. Trong ngôi nhà ấy, các bạn đầy ắp những trải nghiệm thú vị, vô cùng dễ thương... (Kể chuyện và hát ru 24/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 1431
Gia đình là mái ấm có cha mẹ và người thân yêu. Tình cảm gia đình sẽ giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Và chàng trai người dân tộc Mông tên là Nhà Lừ đã có cuộc phiêu lưu kỳ lạ để đi tìm cha mẹ của mình... (Kể chuyện và hát ru 02/11/2020)
Ngày phát hành 10:28 | 18/2/2021
Lượt nghe: 1087
Có một chú Thỏ rất đáng yêu. Chú ta muốn tạo dựng một ngôi nhà của riêng mình bằng cách tìm nhặt những tấm gỗ chắc chắn, rồi Thỏ tô tô vẽ vẽ màu sắc lên đó. Trong quá trình làm việc, Thỏ béo có nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè? (Kể chuyện và hát ru 19/02/2021)
Ngày phát hành 11:33 | 6/3/2021
Lượt nghe: 1350
Câu chuyện kể về tình cảm yêu thương của anh em Nhện Hoa và Nhện Xám trong hành trình tìm nơi xây tổ. Hình ảnh cây gạo với những bông hoa gạo nở đỏ, theo liên tưởng của tác giả giống như cây gạo đang cõng mặt trời. Câu chuyện có nội dung nhẹ nhàng, gieo vào tâm hồn các bé tình cảm ấm áp về gia đình và vẻ đẹp quê hương xứ sở... (Kể chuyện và hát ru 03/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020
Lượt nghe: 546
Hoa nhài bé nhỏ trắng ngần và hương thơm dịu mát. Mùi thơm của hoa nhài đặc biệt thanh khiết và sâu thẳm khi đêm xuống. Một loài hoa quý nhưng luôn khiêm nhường, tận tụy. Các bé đã biết nguồn gốc của hoa nhài chưa? (Kể chuyện và hát ru 16/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020
Lượt nghe: 1302
Hoa nhài bé nhỏ trắng ngần có hương dịu mát. Mùi thơm của hoa nhài đặc biệt thanh khiết và sâu thẳm khi đêm xuống. Một loài hoa quý nhưng luôn khiêm nhường, tận tụy. Các bé đã biết nguồn gốc của hoa nhài chưa? (Kể chuyện và hát ru 16/11/2020)
Ngày phát hành 11:44 | 16/9/2021
Lượt nghe: 1328
“Con dâu nhà trời” là nhan đề truyện cổ tích của dân tộc Chăm. Nhân vật chính là một thiếu nữ hóa thân từ con cóc. Vì hiểu lầm, cô gái và cha mẹ mình bị nhà vua đàn áp. Số phận của họ sẽ đi về đâu? (Kể chuyện và hát ru 13/09/2021)
Ngày phát hành 12:0 | 16/9/2021
Lượt nghe: 1261
Người con trai cả của ông trời vì yêu mến và thương cảm cô gái mà hạ phàm để cứu giúp gia đình cô. Chàng xin cưới cô làm vợ. Mong muốn của chàng có được ông trời chấp nhận? Chàng và cô gái phải vượt qua những khó khăn nào? (Kể chuyện và hát ru 14/09/2021)
Ngày phát hành 19:12 | 30/1/2022
Lượt nghe: 2235
Cậu bé mồ côi nghèo khổ tên Mây phải đi làm thuê cho chúa làng tham lam độc ác. Một ngày nọ hắn yêu cầu Mây dựng một cái nhà thật to ở giữa hồ nước vừa sâu vừa nhiều xoáy nước để cho gia đình hắn ở. Mây sẽ xoay sở thế nào khi chỉ có hai bàn tay trắng? (Kể chuyện và hát ru 19/01/2022)
Ngày phát hành 20:48 | 30/1/2022
Lượt nghe: 1765
Mây phải chấp nhận thử thách cất nhà giữa hồ cho tên chúa làng tham lam độc ác. Cậu vô cùng lo lắng. Trong giấc ngủ chập chờn, cậu mơ thấy chú cá sấu già muốn giúp đỡ mình. Giấc mơ ấy có ý nghĩa gì? Mây sẽ vượt qua được thử thách khó khăn này bằng cách nào? (Kể chuyện và hát ru 20/01/2022)
Ngày phát hành 11:19 | 28/7/2022
Lượt nghe: 1199
Chú ngựa láu táu luôn nghĩ rằng cái gì trên đời cũng có thể thay thế được, giống như cây cột mốc ven đường mà chú vẫn gặp. Nếu như không có cây cột ấy, thì ngựa ta vẫn có thể kéo xe bon bon trên đường mà không gặp trở ngại gì. Có đúng như vậy không nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 25/07/2022)
Ngày phát hành 11:32 | 1/3/2024
Lượt nghe: 1028
Những câu chuyện kể về các nàng tiên trên thiên đình thường xuống hồ nước đẹp dưới hạ giới để vui chơi, rồi một trong số các nàng tiên ấy bị thất lạc xiêm y không bay trở về trời được nữa … chúng mình được nghe bà và mẹ kể nhiều rồi phải không nào? Và khi nghe xong truyện thì không ít bé băn khoăn rằng nàng công chúa ấy có gặp khó khăn gì khi sống ở hạ giới? Câu chuyện “Nữ thần nhà trời” các bé nghe sau đây sẽ có câu trả lời cho những điều băn khoăn ấy nhé! (Kể chuyện và hát ru 23/02/2024)
Ngày phát hành 19:47 | 4/12/2023
Lượt nghe: 379
Nhà văn Văn Thành Lê sinh năm 1986 tại Thanh Hóa. Đến nay anh đã ra mắt 16 đầu sách, nhiều tác phẩm trong số đó được các độc giả nhí yêu thích như: “Ông mặt trời và mùi hương của mẹ”; “Nam, Nhi, Đại, Trượng, Phu”; “Trên đồi, mở mắt và mơ”; “Bên suối bịt tai nghe gió”. Tình yêu dành cho văn chương, cho những trang viết tuổi thơ đã được anh ấp ủ từ những hoài niệm tuổi thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2023)
Ngày phát hành 15:52 | 26/6/2024
Lượt nghe: 289
Tác phẩm kể về kì nghỉ
hè của gia đình Penderwichs tại vùng núi Berkshire thuộc bang
Masachusetts, với cuộc phiêu lưu kỳ thú của bốn chị em gái gồm Rosalind
cô chị cả có đầu óc rất thực tế, Skye mắt xanh, Jane giầu trí tưởng
tượng và cô em út Batty luôn đeo cánh bướm. Tác phẩm “Lũ trẻ nhà
Penderwichs ” đã nhận được nhiều giải thưởng sách hay tại Mỹ và được dịch ra 18
thứ tiếng trên thế giới... (Văn nghệ thiếu nhi 16/06/2024)
Ngày phát hành 21:29 | 27/6/2024
Lượt nghe: 257
Xe chạy lòng vòng gần 2 giờ
đồng hồ mà vẫn chưa tìm thấy phố Stafford. Lạc lối và kiệt sức, 4 chị em bắt đầu
cãi vã và đổ lỗi cho nhau. Chỉ còn ông Penderwicks giữ được bình tĩnh. Đúng lúc
đó thì gia đình gặp ông Harry- người nông bán cà chua vui tính và tốt bụng. Bác ấy
đã nhiệt tình chỉ dẫn để gia đình Penderwicks nhanh chóng tìm được đường tới khu nghỉ
dưỡng Arundel... (Văn nghệ thiếu nhi 21/6/2024)
Ngày phát hành 21:38 | 27/6/2024
Lượt nghe: 263
Nếu như chị cả Rosalink đảm đang tháo vát bao nhiêu, thì Skye lại đoảng
tính, thích học toán, học vẽ và ưa khám phá bấy nhiêu. Cô thứ ba là Jane lại thích
sáng tác. Jane dự định sau hai tuần ở đây, khi về cô sẽ sáng tác nên những câu
chuyện hấp dẫn. Em út Batty khá nhút nhát cả ngày thích chơi với cún nhỏ. Bốn cô
con gái này sẽ có kỳ nghỉ hè thú vị như thế nào ở khu nghỉ dưỡng nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 22/06/2024)
Ngày phát hành 21:43 | 27/6/2024
Lượt nghe: 507
Gần ngôi nhà gia đình ông Penderwicks
đang ở có một khu vườn được bà Tifton rất yêu thích. Bà đã giao cho anh Cagney
chăm sóc. Ngay từ ngày đầu tới đây, Skye đã nhận thấy khu vườn có điều
gì đó rất đặc biệt... (Văn nghệ thiếu nhi 23/06/2024)
Ngày phát hành 22:25 | 2/7/2024
Lượt nghe: 359
Nghe lời kể của Skye về cuộc va chạm với Jeffrey trong vườn của bà Tifton,
các chị em nhà Penderwicks khuyên Skye nên sang gặp Jeffrey để gửi lời xin lỗi.
Skye cảm thấy vừa sợ, vừa ngượng ngùng khi phải gặp lại con trai nhà bà Tifton.
Trong khi đó, Jane lại hăng hái sang xin lỗi thay chị... (Văn nghệ thiếu nhi 28/6/2024)
Ngày phát hành 22:30 | 2/7/2024
Lượt nghe: 547
Trong lúc Jane sang gặp Jeffrey, Rosalind ở nhà cùng Skye
làm bánh. Mấy chị em thống nhất rằng sau khi nói lời xin lỗi, Jane sẽ mời con trai bà
chủ sang nhà ăn bánh. Đang làm bánh cùng Skye, Rosalind nhìn thấy anh làm
vườn Cagney chuẩn bị di chuyển bụi hoa hồng nên chạy ra giúp... (Văn nghệ thiếu nhi 29/6/2024)
Ngày phát hành 22:35 | 2/7/2024
Lượt nghe: 497
Jane đã thay mặt chị gái Skye nói
lời xin lỗi tới Jeffrey.
Cậu bé vui vẻ nhận lời và coi như không có chuyện gì xảy ra, dù trên trán
vẫn còn vết bầm. Cậu cũng đồng ý sang nhà Penderwicks để ăn bánh. Thế nhưng ở
nhà, cô chị Rosalind mải đi trồng hoa hồng, cô em Skye thì đi làm bài tập. Vậy là
bánh trong lò đã cháy đen... (Văn nghệ thiếu nhi 30/6/2024)
Ngày phát hành 9:41 | 9/7/2024
Lượt nghe: 282
Vì
muốn theo các anh chị ra vườn chơi nên Batty đã lén lút đi theo sau. Lúc Batty đang chơi với
con bọ đốm màu tím và cam thì bỗng nhiên một con bò đen xuất hiện. Con bò này
đã từng gây thương tích cho một số người. Batty vô cùng
hoảng sợ vì con bò đang tiến dần về phía cô bé... (Văn nghệ thiếu nhi 5/7/2024)
Ngày phát hành 9:55 | 9/7/2024
Lượt nghe: 391
Chị Rosalind và em Batty được anh Cagney mời tới nhà
chơi. Nhà Cagney có nuôi hai chú thỏ. Sự thân thiện của hai con vật này đã nhanh
chóng kết nối ba người lại với nhau. Batty rất thích ôm ấp,
vuốt ve bộ lông mềm mượt của hai con thỏ. Giống như cún nhỏ ở nhà, Batty luôn
yêu chiều nó nhất... (Văn nghệ thiếu nhi 6/7/2024)
Ngày phát hành 10:5 | 9/7/2024
Lượt nghe: 654
Jane và Skye được Feffrey mời tới nhà chơi. Cả hai đều
rất thích cây đàn dương cầm đặt ở phòng khách.
Feffrey đã chơi tặng hai chị em bản nhạc của Tchaikovsky. Khi cả ba đang say
sưa trong âm nhạc thì mẹ của Feffrey về... (Văn nghệ thiếu nhi 7/7/2024)
Ngày phát hành 15:15 | 10/7/2024
Lượt nghe: 662
Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai hiện đang sinh sống
tại nước Đức. Thời gian vừa qua cô có dịp về thăm quê hương và là khách mời của trại viết văn Lumina do các bạn học sinh trường Quốc tế Anh BIS
Hà Nội tổ chức theo hình thức xã hội hóa. Tại đây, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai đã có những chia sẻ rất cảm động và bổ ích về quê hương nguồn cội trong nỗi nhớ và những trang viết của cô... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 9/7/2024)
Ngày phát hành 14:30 | 16/7/2024
Lượt nghe: 599
Chị em nhà Penderwicks choáng ngợp vì căn bếp rộng và đẹp của bà Chu-
chil. Các cô bé chưa bao giờ được ăn món bánh gừng ngon như vậy. Sau khi ăn bánh
gừng xong, các cô bé đi thăm quan lâu đài và nhìn đâu cũng thấy những điều tuyệt
vời... (Văn nghệ thiếu nhi 12/7/2024)
Ngày phát hành 15:28 | 16/7/2024
Lượt nghe: 650
Trong thời gian chờ bữa tiệc sinh nhật của câu bạn, chị em nhà Penderwicks
có một tuần thật tuyệt vời. Mấy chị em được dẫn đi tham quan khắp các khu đất xung quanh. Mấy chị em còn chuẩn bị quần áo đẹp và
chuẩn bị quà tặng để sẵn sàng đến dự tiệc... (Văn nghệ thiếu nhi 13/7/2024)
Ngày phát hành 15:36 | 16/7/2024
Lượt nghe: 650
Chị em nhà Penderwicks đã có một tuần lễ tuyệt vời trong lúc chờ tiệc sinh
nhật. Rép-pơ dẫn mấy chị em đi khám phá các khu đất xung quanh.
Mỗi người trong bốn chị em lại tìm thấy cho mình niềm vui riêng. Đêm nào Rosalind cũng viết một lá thư cho Anna... (Văn nghệ thiếu nhi 14/7/2024)
Ngày phát hành 10:28 | 19/8/2024
Lượt nghe: 170
Chuyện về bà Tifton khiến Rosalind cảm thấy rất buồn, nhưng cô không bận tâm quá
nhiều, bởi tâm trí của cô đang nghĩ đến Carney nhiều hơn. Có lẽ, cô gái mới lớn
cũng đang thấy có những suy nghĩ khác lạ và bỡ ngỡ với những rung động đầu đời... (Văn nghệ thiếu nhi 16/8/2024)
Ngày phát hành 10:43 | 19/8/2024
Lượt nghe: 166
Trong lúc ông Penderwick chăm sóc hỏi han Rosalind, Skye đã nói với ông
về việc chị em cô bị bà Tiffton nói những điều không hay. Jane vui mừng khoe với
cả nhà rằng cô đã viết xong tác phẩm của mình. Cô bé xin cha được dùng máy tính
để gõ lại truyện mình viết... (Văn nghệ thiếu nhi 17/8/2024)
Ngày phát hành 10:49 | 19/8/2024
Lượt nghe: 170
Skye thấy thật buồn chán khi nghĩ về chuyện của Jeffrey. Cô ra vườn chơi
bắn cung và ngồi cạnh con đường để có thể quan sát được người đi qua đi lại.
Skye hy vọng bà Tiffton sẽ
đưa Jeffrey trở về... (Văn nghệ thiếu nhi 18/8/2024)
Ngày phát hành 11:49 | 20/8/2024
Lượt nghe: 647
Hơn hai
mươi năm gắn bó với văn học thiếu nhi, nhà văn Phong Điệp có nhiều tác phẩm
được các em yêu thích như “Giấc mơ bay qua của sổ”, “Người của ngày hôm qua”,
“Nhật ký Sẻ Đồng”. Cuốn sách “Nhẩy lên và hét” là những tâm tư, tình cảm của
một cậu bé vì lý do đặc biệt mà không thể thực hiện niềm yêu thích bóng đá của
mình... (Văn nghệ thiếu nhi 15/8/2024)
Ngày phát hành 11:44 | 26/8/2024
Lượt nghe: 214
Khi thấy Jane không làm
chủ được cảm xúc, đôi tay không ngừng xé các trang bản thảo, ông
Penderwick vô cùng ngạc nhiên và bình tĩnh làm dịu cơn nóng giận của Jane. Ông động viên Jane rằng bản thảo cuốn truyện có sức hấp dẫn
riêng và sẽ có một nhà xuất bản uy tín đồng ý phát hành... (Văn nghệ thiếu nhi 23/8/2024)
Ngày phát hành 11:59 | 26/8/2024
Lượt nghe: 987
Jeffrey giận bố mẹ đã bắt cậu phải tới Pencey tham gia cuộc phỏng vấn để
vào ngôi trường mới. Jeffrey thì không muốn học ở ngôi trường này một chút
nào, bởi tính kỷ luật nghiêm khắc rất cao. Cậu muốn ở lại để hằng ngày được
vui chơi với chị em nhà Penderwick cùng chú cún nhỏ dễ thương... (Văn nghệ thiếu nhi 24/8/2024)
Ngày phát hành 12:5 | 26/8/2024
Lượt nghe: 1041
Skye và Jane lo lắng cho Jeffrey vì sợ cậu buồn khi tới Boston. Rosalind cũng băn khoăn không tài nào ngủ được. Cô bé luôn tự hỏi liệu
mình có đang bao che cho Jeffrey không? Ông Penderwick để ý thấy dạo
này bọn trẻ như đang giấu ông điều gì, nhất là cậu bé Jeffrey... (Văn nghệ thiếu nhi 25/8/2024)
Ngày phát hành 15:51 | 22/7/2024
Lượt nghe: 258
Rosalind tỏ ra khá lo lắng vì những đứa em bướng bỉnh không
nghe lời, sợ rằng khi đến nhà người lạ, chúng lại làm điều gì đó không vừa lòng
chủ nhà. Quả nhiên, chúng không được thoải mái và tự nhiên. Điều ấy khiến chúng
vừa buồn cười, vừa tội nghiệp... (Văn nghệ thiếu nhi 19/07/2024)
Ngày phát hành 16:0 | 22/7/2024
Lượt nghe: 515
Vẻ kiêu sa của mẹ Jeffrey khiến đám trẻ mất tự nhiên,
kể cả Jeffrey cảm thấy rất khó chịu. Cậu
muốn rời khỏi bàn ăn và được nô đùa cùng mấy chị em nhà Rosalind nhưng bà
mẹ vẫn ngồi đó, nghiêm nghị và khó hiểu khiến bọn trẻ không biết phải nói gì... (Văn nghệ thiếu nhi 20/07/2024)
Ngày phát hành 16:4 | 22/7/2024
Lượt nghe: 522
Jeffrey mệt mỏi và
cảm thấy không dễ chịu chút nào. Rosalind và mấy đứa em cũng cảm nhận điều
đó, cô bé khuyên bạn nên quên chuyện đó đi vì tương lai còn xa lắm. Jeffrey
được an ủi phần nào vì các bạn luôn hiểu cậu, muốn chơi với cậu mặc dù mẹ cậu
luôn khắt khe và không muốn cậu giao du... (Văn nghệ thiếu nhi 21/07/2024)
Ngày phát hành 20:46 | 1/8/2024
Lượt nghe: 623
Sắp diễn ra cuộc thi Câu lạc bộ làm vườn nên gần đây bà Tifton rất hay
ra vườn dạo bộ và kiểm tra vườn tược. Điều đó khiến các chị em nhà Penderwick
cảm thấy không được thoải mái. Vào một buổi nọ, Batty lẻn sang vườn nhà bà Tifton để thăm 2 chú thỏ và
cho chúng ăn. Thế nhưng, cô bé đã bị bà Tifton bắt gặp... (Văn nghệ thiếu nhi 26/7/2024)
Ngày phát hành 20:58 | 1/8/2024
Lượt nghe: 622
Rosalind chạy đến chuồng của hai chú thỏ Yar và Carla. Thế nhưng cô cất
tiếng gọi thì không thấy Yar đâu, cà rốt mà Batty để lại vẫn nguyên vẹn ở đó.
Trong khi Rosalind hoảng hốt vì không thấy thấy chú thỏ Yar đâu thì Jane, Skye và
Jeffrey vẫn đang say sưa chơi trò bắn cung ở bên ngoài... (Văn nghệ thiếu nhi 27/7/2024)
Ngày phát hành 21:10 | 1/8/2024
Lượt nghe: 625
Chỉ chớp mắt, con Cún đã ngoạm gọn chú thỏ trong miệng, mang về
đặt dưới chân đám trẻ. Đúng lúc ấy, bà Tifton đi qua. Bà lại tiếp tục giận giữ
khi nhìn thấy con Cún và đám cây hoa bị nát, nhưng không phát hiện ra thỏ Yar
nằm im dưới đất. Khi đó, đám trẻ dường như không thấy sợ bà Tifton nữa, bởi
chúng đang đau buồn vì nghĩ thỏ Yar đã chết... (Văn nghệ thiếu nhi 28/7/2024)
Ngày phát hành 10:50 | 5/8/2024
Lượt nghe: 690
Batty lạc
vào rừng và không tìm được đường ra. Điều kỳ diệu đã đến
khi cún con đánh hơi được Batty. Cô bé vui sướng ôm chầm lấy cún con. Cả
nhà được phen hú hồn nhưng không ai mắng Batty cả. Cô bé kể lại những gì đã
xẩy ra và sau đó chìm vào giấc ngủ... (Văn nghệ thiếu nhi 2/8/2024)
Ngày phát hành 10:55 | 5/8/2024
Lượt nghe: 692
Thái độ của bàTifton khiến ông Penderwicks lo lắng gọi các con tới nói chuyện.
Rosalind đã bảo vệ các em và cả con trai bà Tifton nữa. Cô bé cho rằng bà ấy
quá ích kỷ và khắt khe khi không muốn cho Jeffrey – con trai bà chơi với lũ trẻ.
Các em của Rosalind đều đồng tình với chị... (Văn nghệ thiếu nhi 3/8/2024)
Ngày phát hành 11:5 | 5/8/2024
Lượt nghe: 587
Rosalind rất cảm thông và yêu quý cậu bạnJeffrey. Khi đối diện với bà Tifton, Rosalind và các em đã chào hỏi rất đàng hoàng, tuy trong lòng không vui, không thoải mái... (Văn nghệ thiếu nhi 4/8/2024)
Ngày phát hành 15:23 | 21/9/2024
Lượt nghe: 901
Nhà văn Đào Bá Đoàn là tác giả của nhiều tập truyện ngắn và tiểu thuyết như: “Rượu của thời chưa
sinh”, “Chỉ để bay qua một bình minh”, “Mảnh vỡ”. Nếu đọc tác phẩm của nhà văn Đào Bá Đoàn, có thể nhận ra một phần tính cách của chú ấy, như sự nghiêm cẩn, cầu toàn, luôn muốn tìm kiếm những sáng tạo mới mẻ. Tính cách, tài năng và cả nghề nghiệp sau này của mỗi người một phần cũng được dệt nên từ tuổi thơ. Cùng nghe câu chuyện của chú ấy về một tuổi thơ đầy thương khó chưa xa... (Văn nghệ thiếu nhi 11/9/2024)
Ngày phát hành 16:9 | 4/9/2024
Lượt nghe: 981
Sau khi dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị rời đi, gia đình Penderwicks
chuẩn bị những món quà để tặng cho Jeffrey. Jane tặng cuốn
sách “Sabrina Starr giải cứu một cậu bé”, Batty tặng bức ảnh cún
con và một bức tranh vẽ hình con bò. Skye thì vẽ một bức chân dung ngộ nghĩnh... (Văn nghệ thiếu nhi 30/8/2024)
Ngày phát hành 16:30 | 4/9/2024
Lượt nghe: 1246
Sáng hôm sau, mấy chị em rất buồn
khi đồ đạc được chuyển lên xe rồi mà chưa được gặp mặt Jeffrey. Trái tim Rosalind
đập nhanh khác thường khi người bạn trai cô yêu mến tới chào từ biệt. Anh tặng cô
một chậu hoa hồng rất đẹp... (Văn nghệ thiếu nhi 31/8/2024)
Ngày phát hành 10:28 | 14/8/2024
Lượt nghe: 567
Trời mưa to khiến chị em nhà Penderwicks phải ở trong nhà. Họ rất
vui khi cậu bạn Jeffrey ghé thăm. Không có trò gì để chơi, Jeffrey quyết định sẽ
dạy Skye học đàn dương cầm. Trong lúc bọn trẻ đang chơi đùa vui vẻ trong
phòng Jeffrey thì bà Tifton bất ngờ xuất hiện... (Văn nghệ thiếu nhi 9/8/2024)
Ngày phát hành 10:56 | 14/8/2024
Lượt nghe: 699
Bà Tifton đuổi ngay mấy chị em nhà Penderwicks ra khỏi nhà của
mình. Thấy tủi thân vì bị đối xử tê bạc, cô bé Batty bật khóc nức nở.
Skye và Batty lén quay trở lại để xem bà Tifton có trừng phạt Jeffrey hay
không... (Văn nghệ thiếu nhi 10/8/2024)
Ngày phát hành 11:2 | 14/8/2024
Lượt nghe: 695
Bà Tifton không muốn con trai
chơi với mấy đứa trẻ mà bà cho là nghèo khó, hư hỏng. Khi Skye và Batty
lén quay trở lại để xem Jeffrey có bị mẹ trừng phạt hay không thì nghe thấy bà đang nói xấu mẹ mình... (Văn nghệ thiếu nhi 11/8/2024)
Ngày phát hành 22:11 | 19/1/2024
Lượt nghe: 497
Ông già phân tích cho Santiago nghe về những giấc mơ kỳ lạ của con người. Ông còn nói về quá khứ của Santiago, về gia đình cậu khiến cậu rất ngạc nhiên và thán phục. Ông ngỏ ý rằng, nếu cậu trả một phần mười số cừu thì ông ta sẽ nói cho Santiago biết kho tàng bí mật ấy ở đâu... (Văn nghệ thiếu nhi 12/01/2024)
Ngày phát hành 22:23 | 19/1/2024
Lượt nghe: 492
Ngày hôm sau, ông già lại xuất hiện, thúc giục Santiago thực hiện yêu cầu đã nói với cậu. Santiago đồng ý và muốn biết ngay lập tức kho tàng ấy ở đâu. Không đâu khác, vẫn là ở Kim Tự Tháp bên Ai Cập đúng như lời bà già xem bói trước đó từng nói. Ông già lại tiếp tục vạch ra con đường để đến đó, Santiago lắng nghe chăm chú... (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2024)
Ngày phát hành 22:38 | 19/1/2024
Lượt nghe: 728
Santiago quyết định lên đường đi sang Ai Cập. Trên đường đi cậu rẽ vào một quán ăn. Ở đó, Santiago gặp một người đàn ông và họ bắt đầu làm quen với nhau vì anh ta nói được tiếng Tây Ban Nha. Thật không may, chủ quán là một tên tham lam, hắn ta nhìn chằm vào túi đồ của Santiago (Văn nghệ thiếu nhi 14/01/2024)
Ngày phát hành 21:51 | 23/1/2024
Lượt nghe: 678
Gia tài của Santiago chỉ còn lại hai viên đá mà vị vua già đã tặng. Cầm hai viên đá trong tay, Santiago bớt tuyệt vọng khi mình rơi vào hoàn cảnh không một xu dính túi ở đất nước xa lạ. Sau khi ngủ một giấc, chàng trai thức dậy với tinh thần sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm mới... (Văn nghệ thiếu nhi 19/01/2024)
Ngày phát hành 22:1 | 23/1/2024
Lượt nghe: 615
Santiago bị người dẫn đường lừa hết tiền và phải kiếm sống bằng cách giúp việc cho một cửa hàng. Ông chủ cửa hàng khó tính nhưng trả tiền hoa hồng cho Santiago hậu hĩnh. Cậu cũng học được nhiều kiến thức về đất nước Ai Cập qua những lần trò chuyện với ông... (Văn nghệ thiếu nhi 20/01/2024)
Ngày phát hành 22:6 | 23/1/2024
Lượt nghe: 811
Sau gần một năm làm việc tại cửa hàng, Santiago đã có tiền quay về Tây Ban Nha để mua lại đàn cừu của mình. Trong lúc dọn đồ đạc, chàng trai bất ngờ nhìn thấy hai viên đá mà vị vua già đã tặng cho. Cầm hai viên đá kì diệu trên tay, Santiago nhớ lại cuộc trò chuyện với vị vua già cũng như ước mơ được đến xứ sở Kim tự tháp... (Văn nghệ thiếu nhi 21/01/2024)
Ngày phát hành 22:4 | 9/1/2024
Lượt nghe: 614
Cậu bé chăn cừu Santiago sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn, ít giao tiếp với thế giới bên ngoài. Hầu hết mọi người nơi cậu sống đều có suy nghĩ an phận, giống như những chú cừu, được đi chăn thả, được ăn no hay bụng đói meo đều phụ thuộc vào người chăn dắt. Santiago thì khác. Cậu có một tâm hồn giàu mơ mộng... (Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2024)
Ngày phát hành 22:12 | 9/1/2024
Lượt nghe: 829
Không rõ có phải những ý nghĩ về những miền đất mới đã khiến cậu bé chăn cừu mơ một giấc mơ lặp lại đến hai lần. Cậu mơ có một bạn nhỏ dẫn cậu đi tới chân Kim tự tháp ở Ai Cập - nơi xa xôi mà cậu chưa từng đặt chân đến, rồi nó báo với cậu rằng cậu sẽ tìm được một kho tàng chôn giấu bí mật... (Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2024)
Ngày phát hành 22:21 | 9/1/2024
Lượt nghe: 663
Vì tò mò về giấc mơ của mình nên Santiago đã đến nhà một thầy bói để nhờ giải mã giấc mơ. Chuyến đi đó có vẻ không giúp gì được cho cậu. Cậu đã phải hứa chia cho thầy bói một phần mười số kho báu nếu cậu tìm được nó ở Ai Cập. Trong lúc đang say sưa đọc sách ở ngoài chợ, Santiago gặp một ông lão có vẻ rất uyên thâm... (Văn nghệ thiếu nhi 07/01/2024)
Ngày phát hành 15:14 | 5/9/2023
Lượt nghe: 396
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ là một trong những gương mặt văn xuôi để lại dấu ấn với bạn đọc đương đại qua những truyện ngắn đậm chất đời thường, với văn phong sắc sảo, nhiều day dứt. Cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Quyên”của ông từng được chuyển thể thành phim truyện điện ảnh cùng tên. Thành công trong văn chương, được ghi nhận với Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, song văn chương lại không phải là đam mê từ thuở nhỏ của ông... (Văn nghệ thiếu nhi 30/08/2023)
Ngày phát hành 13:43 | 13/11/2023
Lượt nghe: 928
Các bạn thân mến. Tiếp tục đồng hành cùng chúng ta tìm hiểu và phân tích cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, cô Hà Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An) sẽ chia sẻ cùng các bạn truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân với những nét mới mẻ nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2023)
Ngày phát hành 22:9 | 29/1/2024
Lượt nghe: 854
Santiago đang say sưa đọc cuốn sách kể về cuộc đời của những nhà luyện kim nổi tiếng trên thế giới. Họ đã cống hiến cả đời mình cho việc tinh hóa kim loại trong phòng thí nghiệm. Sau khi kim loại được nung nóng thì chúng sẽ mất dần những tính chất nguyên thủy. Phần thu được là chất lỏng và chất rắn... (Văn nghệ thiếu nhi 26/01/2024)
Ngày phát hành 22:22 | 29/1/2024
Lượt nghe: 962
Trải qua nhiều ngày vượt sa mạc vô cùng khó khăn, bây giờ thì đoàn người A-rập đã đến ốc đảo El-Flayum. Cả người và lạc đà đều thấm mệt. Ấy vậy mà Santiago và anh chàng người Anh lại rất muốn đi tìm nhà luyện kim ngay... (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2024)
Ngày phát hành 14:46 | 7/2/2024
Lượt nghe: 563
Thời gian sống ở ốc đảo, Santiago đã làm quen với cô gái Fatima. Ánh mắt và nụ cười của cô ấy dường như đã chiếm trọn trái tim của Santiago khiến cậu có thêm động lực để đối diện với thử thách trên con đường tìm đến các nhà giả kim... (Văn nghệ thiếu nhi 02/02/2024)
Ngày phát hành 14:52 | 7/2/2024
Lượt nghe: 678
Fatima cũng rất cảm mến Santiago. Cô gái nhận lời làm bạn gái của cậu. Nhưng cô muốn Santiago phải thực hiện bằng được ước mơ mà cậu đang theo đuổi, không được dừng lại giữa đường. Cô khuyên cậu phải quyết tâm hơn nữa... (Văn nghệ thiếu nhi 03/02/2024)
Ngày phát hành 15:14 | 7/2/2024
Lượt nghe: 1260
Santiago đã nói chuyện rất thẳng thắn với các tộc trưởng về sứ mệnh của mình, về những điềm báo mà cậu được báo trước. Cuộc gặp kết thúc khi các tộc trưởng vẫn hết sức hồ nghi về những gì mà Santiago nói. Cậu rời đi và nghĩ lại những gì mà mình vừa làm xong, trong lòng bình thản và tâm trí rất thoải mái... (Văn nghệ thiếu nhi 04/02/2024)
Ngày phát hành 14:17 | 23/2/2024
Lượt nghe: 512
Satiago tâm sự với giả nhà kim rằng cậu rất yêu cô gái Fatima và cậu sẽ ở lại ốc đảo làm cố vấn. Nhà giả kim khuyên rằng nếu Satiago làm như vậy thì mấy năm sau cậu sẽ trở thành một thương nhân giầu có, nhưng Satiago sẽ lang thang cả cuộc đời trên sa mạc vì không tìm được ý nghĩa cuộc đời của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 16/02/2024)
Ngày phát hành 14:29 | 23/2/2024
Lượt nghe: 664
Satiago và nhà giả kim lặng lẽ đi trên sa mạc trong bảy ngày. Khi dừng lại nghỉ chân, Satiago thắc mắc hỏi giả nhà kim sao ông không dạy cậu điều gì. Ông trả lời rằng điều cậu cần học chính là thông qua hành động và những gì gặp trên đường đi... (Văn nghệ thiếu nhi 17/02/2024)
Ngày phát hành 14:32 | 23/2/2024
Lượt nghe: 898
Nhờ trái tim mách bảo mà nhiều lần Satiago đã vượt qua hiểm nguy. Nhà giả kim khuyên cậu không thể khinh thường khi đã hiểu được trái tim mà cần học hỏi thêm. Sau khi vượt qua vùng giao tranh, nhà gia kim cho biết sẽ đến được Kim Tự Tháp trong hai ngày tới... (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2024)
Ngày phát hành 22:58 | 31/1/2024
Lượt nghe: 877
Thời gian sống ở ốc đảo, Santiago đã làm quen với cô gái Fatima. Ánh mắt và nụ cười của cô ấy dường như đã chiếm trọn trái tim của Santiago khiến cậu có thêm động lực để đối diện với những thử thách trên đường... (Văn nghệ thiếu nhi 28/01/2024)
Ngày phát hành 9:46 | 29/2/2024
Lượt nghe: 1057
Sự linh hoạt trong cuộc sống là điều Santiago cần phải rút kinh nghiệm mỗi khi gặp khó khăn. Cũng vẫn là trái tim mách bảo, vẫn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà giả kim, nhưng có lẽ Santigo cần phải xử lý tình huống trên đường đi một cách linh hoạt và chủ động hơn. Việc cậu gặp phải toán người Ả Rập và bị mất hết tiền bạc là một bài học đắt giá về tính cẩn thận... (Văn nghệ thiếu nhi 23/02/2024)
Ngày phát hành 10:3 | 29/2/2024
Lượt nghe: 1008
Santiago đã trưởng thành lên rất nhiều trong quá trình tìm kiếm tri thức. Từ đó cậu hiểu hơn về cảm xúc của mình và những người xung quanh. Những lời giảng về thiên nhiên và vũ trụ của nhà giả kim, cho tới sự hung tàn của toán cướp vùng sa mạc hay sự rung động khi Santiago gặp gỡ Fatima… (Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2024)
Ngày phát hành 10:9 | 29/2/2024
Lượt nghe: 1003
Quyền năng tuyệt vời của thượng đế đã được biến hóa thông qua những gì xuất hiện trong tự nhiên như: mưa, nắng, sấm sét, gió, bão cát… đều để thử lòng can đảm và quyết tâm của con người, mà ở đây là Santigo. Quãng đường tới kho báu mà Santiago đang cất công tìm kiếm liệu còn bao xa? (Văn nghệ thiếu nhi 25/02/2024)
Ngày phát hành 16:27 | 10/7/2023
Lượt nghe: 320
Nhà thơ Lê Văn Lộc là tác giả của nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi như “Lòng phượng”, “Lích tích chim xanh”, “Bầu trời qua đôi cánh chuồn”. Ngôn từ trong thơ ông giản dị, tươi mới, hình ảnh liên tưởng thú vị. Thơ thiếu nhi của ông cũng chính là một phần tâm hồn ông, với những ký ức về tuổi thơ, về gia đình, đặc biệt về người mẹ thân yêu... (Văn nghệ thiếu nhi 28/06/2023)
Ngày phát hành 17:49 | 6/5/2023
Lượt nghe: 341
Nhà văn Lê Phương Liên sinh năm 1951 tại Hà Nội. Cả sự nghiệp gắn với những trang viết tuổi thơ, đến nay bà đã có hàng chục đầu sách dành cho thiếu nhi như: Bông hoa phấn trắng, Khúc hát hạnh phúc, Én nhỏ, Khi mùa xuân đến, Câu hỏi trẻ thơ, Bức tranh còn vẽ... Nhà văn Lê Phương Liên chia sẻ bà có nhiều cảm hứng viết cho thiếu nhi như vậy bởi trong bà có những dấu ấn tuổi thơ đặc biệt và những điều được vun đắp từ thời thơ ấu. (Văn nghệ thiếu nhi 26/04/2023)
Ngày phát hành 18:22 | 6/5/2023
Lượt nghe: 475
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê biển Diễn Châu - Nghệ An, nhà văn Thiên Sơn sớm vun đắp tình yêu với văn chương và có một tuổi thơ giàu ước vọng. Ông là một nhà văn nhà báo giàu năng lượng sáng tạo, được công chúng yêu mến qua các tập sách như: Bộ tiểu thuyết “Đại gia”, tiểu thuyết lịch sử “Gió bụi đầy trời”, tập truyện ngắn “Gửi lại tuổi thơ”… (Văn nghệ thiếu nhi 03/05/2023)
Ngày phát hành 16:26 | 12/5/2023
Lượt nghe: 411
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Ông có quê gốc ở Thừa Thiên Huế, nhưng lại được sinh ra và gắn liền tuổi thơ với xứ Thanh. Đó là những năm tháng đầy ắp kỷ niệm và những điều thú vị để góp phần hình thành con người và chất văn chương nơi ông. Đến nay ông đã có 16 đầu sách được xuất bản, đa dạng về thể loại từ truyện ngắn, thơ đến bút ký… (Văn nghệ thiếu nhi 10/05/2023)
Ngày phát hành 20:59 | 6/6/2023
Lượt nghe: 1154
Nhà báo nhà thơ Huỳnh Mai Liên đã có một số tập thơ, truyện tranh dành cho thiếu nhi như “Biển là trẻ con”, “Mẹ yêu ai nhất”, “Ngày xưa của con”. Trong dịp kỉ chào mừng Tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 và hướng tới ngày Gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức chương trình “Tiệc thơ 1/6” giới thiệu tập thơ thiếu nhi “Nhà mình vui nhất” của nhà thơ Huỳnh Mai Liên... (Văn nghệ thiếu nhi 01/06/2023)
Ngày phát hành 17:20 | 24/9/2023
Lượt nghe: 295
Tiến sĩ giáo dục, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh được nhiều bạn nhỏ yêu mến qua những tập thơ như: “Phù thủy sợ ma”; “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau”; “Vui cùng tiếng Việt”. Trong đó có các bài thơ ấn tượng dành cho tuổi mới như: “Bạn bè ơi”, “Ra trường”; “Tình bạn”… Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, nên nhà thơ Nguyễn Thụy Anh khá hiểu tâm lý lứa tuổi trẻ thơ, cùng nhiều thay đổi khi chúng mình bước vào tuổi mới lớn! (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 12/09/2023)
Ngày phát hành 9:9 | 14/9/2023
Lượt nghe: 773
Chương trình hôm nay, chúng mình sẽ cùng gặp nhà thơ Lữ Mai – người đang tham gia dạy viết văn cho các bạn học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Cô trao đổi về cách viết truyện, làm thơ, khơi gợi niềm cảm hứng yêu thích và đam mê viết văn cho chúng mình... (Văn nghệ thiếu nhi 11/09/2023)
Ngày phát hành 12:53 | 19/9/2023
Lượt nghe: 289
Trong làng có một cái ao nổi tiếng là ao nhà cô Sự. Không ít người như chị Thắng, chú Cảnh kể lại đã từng gặp chuyện kì dị ở cái ao này. Vậy mà nhân vật tôi, một cậu bé không biết bơi lại rơi xuống cái ao có ma này. Nỗi sợ ma khiến nhân vật tôi cuống cuồng vùng vẫy và cuối cùng lại biết bơi. Sau lần chết hụt đó, nó lại trở thành đứa bơi giỏi nhất trong đám trẻ con... (Văn nghệ thiếu nhi 15/09/2023)
Ngày phát hành 16:28 | 19/8/2023
Lượt nghe: 239
Nỗ lực hợp hai đàn sói của Julia đã thành công. Đàn sói bên kia do con sói có tên là Xương Thô đứng đầu đã chịu khuất phục để đi theo đàn của Kapu. Thành quả đầu tiên của đàn sói mới chính là con nai sừng tấm to béo. Chúng chung sống khá vui vẻ và nhường nhịn nhau. Điều đó khiến cô gái phần nào yên tâm. Julie quyết định sẽ trở về nhà để báo tin vui với bố... (Văn nghệ thiếu nhi 12/08/2023)
Ngày phát hành 16:34 | 19/8/2023
Lượt nghe: 289
Dì Ellen đã sinh hạ một bé trai. Bố của Julie quyết định đặt tên cậu bé là Amaroq, bởi ông mong muốn cậu con trai sẽ có những phẩm chất tốt như thủ lĩnh bầy sói. Hai bố con cô có đôi chút bất ngờ trước sự xuất hiện của ông David Braford – một nhà sinh vật học đang muốn nghiên cứu về nai sừng tấm.
Ngày phát hành 18:33 | 29/7/2023
Lượt nghe: 344
Nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988 tại Thanh Hóa. Thơ cô giàu nữ tính, chứa đựng những năng lượng tích cực và niềm biết ơn dành cho cuộc đời. Những câu chuyện và kỷ niệm tuổi thơ bên gia đình, quê hương chính là nơi chắp cánh để cô nuôi dưỡng, theo đuổi đam mê cùng thơ ca... (Văn nghệ thiếu nhi 19/07/2023)
Ngày phát hành 10:25 | 18/9/2022
Lượt nghe: 517
Vừa qua Khoa Viết văn - Báo chí trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn “Gặp gỡ các nhà văn có tác phẩm trong chương trình phổ thông”. Tại đây, các thầy cô giáo gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn, nhà thơ cùng những nhà nghiên cứu, phê bình văn học thông qua 11 chuyên đề như “Thơ thiếu nhi do thiếu nhi viết và thơ thiếu nhi của người lớn viết cho thiếu nhi”, “Một số vấn đề thời sự văn học”, “Đọc hiểu tác phẩm tự sự”, “Con đường thơ ca – con đường của cái đẹp”… (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2022)
Ngày phát hành 22:11 | 28/9/2022
Lượt nghe: 332
Từ ngôi nhà bà Hemuli, nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi. Mumi bố đã sống những tháng ngày thơ ấu. Căn phòng được xếp cả dãy giường tầng, cái nào cũng giống nhau. Ăn ngủ phải đúng giờ, cùng một điệu chào vẫy đuôi rất lạ lùng mỗi khi có khách. Mumi bố cảm thấy bức bối vì những quy định rập khuôn ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 23/09/2022)
Ngày phát hành 22:31 | 28/9/2022
Lượt nghe: 330
Trong khi cô nhím cho rằng Mumi bố là một kẻ hoang tưởng thì Mumi bố vẫn không ngừng nuôi ý tưởng tuyệt vời về ngôi nhà riêng của mình. Mumi bố lại sang nhà cô Nhím để mượn cái cưa lượn và xin một ít thức ăn, cảm thấy khá thoải mái với những ý tưởng và quyết định của mình khi dừng chân ở khu rừng này... (Văn nghệ thiếu nhi 25/09/2022)
Ngày phát hành 15:44 | 12/7/2022
Lượt nghe: 425
Với trí tưởng tượng vô cùng phong phú, giọng điệu hóm hỉnh gần gũi, nhà văn Roald Dahl đã đưa bạn đọc nhỏ tuổi tới một thế giới kì diệu và ngọt ngào. Chúng ta đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, thích thú với vô vàn điều bí mật, như thể được trải nghiệm một chuyến đi kỳ thú... (Văn nghệ thiếu nhi 08/07/2022)
Ngày phát hành 8:32 | 8/8/2022
Lượt nghe: 622
Mọi người phải xuống một con tàu nhỏ để di chuyển vào nhà giàn DK1/21. Các chiến sĩ phải liên tục căng dây, giữ thang để mọi người chuyển tàu an toàn. Cà Nóng rất sợ độ cao. Khi bước chân lên nhà giàn, cậu thấy mình như đang bay trên biển... (Văn nghệ thiếu nhi 07/08/2022)
Ngày phát hành 20:33 | 24/8/2022
Lượt nghe: 300
Bộ truyện “Gia đình Mumi” gồm 9 cuốn với các tên gọi khác nhau như: Gia đình Mumi ở biển, Mùa đông huyền bí, Chiếc mũ của phù thủy, Ngày hạ chí nguy hiểm, Tháng Mười một ở thung lũng Mumi… Từ một nhân vật tưởng tượng, Mumi đã mang tính cách cùng suy nghĩ của nhiều bạn nhỏ thông minh, hiếu động, có nhiều điểm khác biệt đáng yêu. Chúng ta cùng theo dõi buổi đầu tiên của "Mùa đông huyền bí" nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/08/2022)
Ngày phát hành 20:55 | 10/7/2022
Lượt nghe: 375
Charlie cùng ông nội Joe vẫn tiếp tục khám phá nhà máy sôcôla, kinh ngạc nhìn thấy một chiếc thang máy lớn bằng kính có thể đi lên, đi xuông, đi ngang, đi dọc, đi theo bất cứ chiều nào mà con người có thể nghĩ ra. Thang máy lao đi với tốc độ của một quả tên lửa khiến mọi người buồn nôn... (Văn nghệ thiếu nhi 01/07/2022)
Ngày phát hành 21:7 | 10/7/2022
Lượt nghe: 708
Thang máy chậm dần và những vị khách thăm quan bước vào phòng sôcôla ti vi. Ở một đầu căn phòng là chiếc máy quay phim to lớn. Còn đầu bên kia là một chiếc máy truyền hình cũng rất to lớn. Những người Umpa Umpa trong bộ đồ du hành vũ trụ đang điều khiển căn phòng sôcôla ti vi như thế nào? (Văn nghệ thiếu nhi 0/07/2022)
Ngày phát hành 21:15 | 10/7/2022
Lượt nghe: 496
Ông Wonka cho phóng những thanh sôcôla thành mảnh nhỏ li ti từ đầu này căn phòng bay qua không gian rồi lại ghép trở lại ở cuối căn phòng. Từ một thanh sôcôla khổng lồ sau chuyến đi thì biến nhỏ hơn nhiều. Mike bỗng có ý tưởng điên rồ là người đầu tiên phóng trong không gian qua vô tuyến truyền hình. Mẹ của Mike hốt hoảng khi thấy con trai trở thành tí hon... (Văn nghệ thiếu nhi 03/07/2022)
Ngày phát hành 17:36 | 8/5/2022
Lượt nghe: 495
Tuổi thơ của nhà văn Thạch Lam cũng như bao người, nhưng lại là những nét chấm phá hình thành tính cách khi trưởng thành và cũng là ngọn nguồn cho cảm hứng văn học của ông sau này. Nhận xét về văn chương của Thạch Lam, nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nói rằng: “Ngay trong tác phẩm đầu tay, người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy”... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2022)
Ngày phát hành 10:38 | 31/5/2022
Lượt nghe: 921
“Charlie và nhà máy sôcôla” là cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Roald Dahl, xuất bản năm 1964. Đến nay tác phẩm đã được dịch sang hơn 30 thứ tiếng. Một câu chuyện tuyệt vời, kỳ lạ, hấp dẫn, lôi cuốn ta từ đầu tới cuối... (Văn nghệ thiếu nhi 29/05/2022)
Ngày phát hành 10:50 | 31/5/2022
Lượt nghe: 961
Một năm học đã qua. Chúng mình vừa trải qua những bài kiểm tra các môn khá vất vả. Mong rằng năm học tới sẽ có nhiều hoạt động bổ ích hơn nữa. Trong chương trình hôm nay, cô giáo Hà Vinh Tâm sẽ chia sẻ với chúng mình về tủ sách “Sách và hành động” do cô và các bạn học sinh trường THPT Cửa Lò, Nghệ An xây dựng. (Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2022)
Ngày phát hành 12:56 | 7/6/2022
Lượt nghe: 646
Hơn 10 năm rồi, mọi người tò mò không biết ai làm việc trong nhà máy của ông Willy Wonka để sản xuất ra những chiếc kẹo tuyệt vời. Một hôm, báo chí đưa tin nhà máy sẽ mở cửa đón vài vị khách vào thăm quan. Chiếc vé vàng may mắn sẽ được giấu bên trong thanh sô cô la. Và em nhỏ nào tìm được chiếc vé vàng sẽ được ông đưa đi khám phá những bí ẩn trong nhà máy... (Văn nghệ thiếu nhi 04/06/2022)
Ngày phát hành 14:31 | 7/6/2022
Lượt nghe: 642
Năm chiếc vé vàng được giấu ngẫu nhiên bên trong bao bì hàng vạn thanh sô cô la được bán khắp cả nước. Một cậu bé suốt ngày ăn sô cô la và một cô bé con nhà giàu đã may mắn sở hữu hai chiếc vé vàng may mắn đầu tiên. Ai sẽ là chủ nhân của ba chiếc vé may mắn còn lại? (Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2022)
Ngày phát hành 14:38 | 7/6/2022
Lượt nghe: 947
Trong dịp sinh nhật của mình, Charlie được gia đình tặng cho một thanh sô cô la nhỏ và cậu đã cố ăn rất dè sẻn. Ngay cạnh nhà của Charlie có nhà máy sản xuất sô cô la nổi tiếng của ngài Willy Wonka. Ông nội, ông ngoại của Charlie hết lời khen ngợi nhà máy này nên cậu tò mò không biết người ta đã làm những thanh kẹo tuyệt vời như thế nào... (Văn nghệ thiếu nhi 03/06/2022)
Ngày phát hành 15:49 | 12/6/2022
Lượt nghe: 490
Charlie hồi hộp bóc thanh sô cô la được tặng. Không có chiếc vé vàng may mắn. Tối hôm ấy có thêm thông tin về chủ nhân 2 chiếc vé vàng tiếp theo của cô bé Violet và cậu bé Mike. Thời gian trôi qua mà chưa có tin tức về chiếc vé thứ 5... (Văn nghệ thiếu nhi 10/06/2022)
Ngày phát hành 16:3 | 12/6/2022
Lượt nghe: 454
Những ngày sau đó, trời bắt đầu chuyển rét, tuyết rơi dày đặc. Charlie đến trường rất vất vả. Những bữa ăn đạm bạc của gia đình khiến mọi người không còn tâm trí mơ tưởng đến chiếc vé may mắn. Charlie thèm những tô súp nóng hổi giữa thời tiết giá rét này... (Văn nghệ thiếu nhi 11/06/2022)
Ngày phát hành 16:10 | 12/6/2022
Lượt nghe: 566
Charlie thận trọng mở thanh sô cô la. Không thể tin được khi tấm vé vàng ẩn sau lớp giấy bạc. Charlie ngỡ ngàng, ông chủ quán vui không kém, ông reo lên thông báo cho mọi người biết chủ nhân của tấm vé cuối cùng. Charlie xúc động đến phát khóc, cậu chạy một mạch về nhà, hét toáng lên khoe với ông bà... (Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2022)
Ngày phát hành 22:25 | 21/6/2022
Lượt nghe: 685
Cuối cùng, ông Willy Wonka cũng xuất hiện với sự thân thiện, tiếp đón chủ nhân của tấm vé vàng may mắn tới tham quan nhà máy Sôcôla của mình. Những vị khách vừa mới bước qua cánh cổng nhà máy đã không thôi trầm trồ về độ hoành tráng và cảnh quan thần tiên mà họ vốn chưa từng được gặp... (Văn nghệ thiếu nhi 17/06/2022)
Ngày phát hành 22:37 | 21/6/2022
Lượt nghe: 749
Trong khi các vị khách đang say sưa theo dõi ông Willy Wonka giới thiệu về nhà máy thì cậu bé Augustus Gloop rướn người xuống dòng sông sôcôla uống lấy uống để, mặc cho mẹ cậu can ngăn. Ông Wonka không hài lòng về hành động đó nhưng vẫn lịch sự yêu cầu cậu trở lại để đảm bảo an toàn sản xuất cũng như an toàn cho chính cậu. Tuy nhiên Augustus bỏ ngoài tai. Cậu uống một bụng kễnh sôcôla rồi rơi tũm xuống sông... (Văn nghệ thiếu nhi 18/06/2022)
Ngày phát hành 22:49 | 21/6/2022
Lượt nghe: 856
Trong lúc mọi người đều rất lo lắng cho Augustus thì ông Wonka lại bình thản trấn an. Ông khẳng định cậu bé sẽ an toàn trong chiếc ống thủy tinh dẫn socola ấy. Ông sẽ cho người cứu cậu bé ra trước khi cậu đáp xuống nồi nấu kẹo. Trong lúc mẹ của Agustus đi theo người được cử đi cứu cậu bé thì mọi người cùng ông Wonka lên chiếc thuyền kẹo dập dềnh trên dòng sông socola (Văn nghệ thiếu nhi 19/06/2022)
Ngày phát hành 10:22 | 30/6/2022
Lượt nghe: 452
Đoàn người dừng lại ở phòng phát minh ra kẹo mút vĩnh cửu và kẹo tóc. Theo lời giới thiệu của ông Wonka thì đây là loại kẹo cứ ăn hoài ăn mãi mà kẹo không bao giờ bé lại. Còn nếu bạn nào ăn kẹo tóc thì sẽ có được mái tóc dày đẹp óng ả. Tuy nhiên ông Wonka lại chưa kịp thông báo mặt trái của những viên kẹo này... (Văn nghệ thiếu nhi 24/06/2022)
Ngày phát hành 10:59 | 30/6/2022
Lượt nghe: 404
Vì nhanh nhảu, lỡ nhai chiếc kẹo cao su chưa được ông Wonka chế biến hoàn chỉnh, cô bé Violet bị biến thành quả việt quất khổng lồ. Bố mẹ và mọi người xung quanh đều hết sức sợ hãi vì cơ thể không bình thường của cô. Violet có trở lại hình dáng ban đầu được không? (Văn nghệ thiếu nhi 25/06/2022)
Ngày phát hành 11:7 | 30/6/2022
Lượt nghe: 542
Ông Wonka tiếp tục dẫn Charlie cùng mọi người đi dọc hành lang, nơi ấy có nhiều căn phòng được ghi hàng chữ rõ rệt: Phòng Gối kẹo mềm ăn được; Phòng Giấy phủ tường liếm được dành cho các nhà trẻ; Phòng Kẹo nóng cho những ngày lạnh, Phòng Đồ uống sủi bong bóng bay… Rồi tất cả dừng lại ở Phòng Kẹo vuông xoay tròn ngoái nhìn. Tại đây chúng ta được thấy điều gì đặc biệt? (Văn nghệ thiếu nhi 26/06/2022)
Ngày phát hành 21:23 | 25/8/2022
Lượt nghe: 461
Nhà biên kịch Phạm Thanh Hà - Trưởng phòng Kịch bản - Hãng phim hoạt hình Việt Nam đã có hơn 20 năm gắn bó cùng những thước phim hoạt hình. Cô đã đoạt hàng chục giải thưởng trong đó có kịch bản bộ phim “Những mặt phẳng” viết cùng tác giả Phạm Đình Hải- đoạt giải biên kịch xuất sắc nhất LHPVN lần thứ 19 và phim “ Vầng sáng ấm áp” đoạt giải biên kịch xuất sắc nhất LHP Việt Nam lần thứ 21. Câu chuyện tuổi thơ và cái duyên gắn bó với phim hoạt hình của cô Phạm Thanh Hà thú vị như thế nào? (Văn nghệ thiếu nhi 24/08/2022)
Ngày phát hành 0:10 | 11/12/2022
Lượt nghe: 232
Ngòi bút của nhà văn Lê Minh Khuê thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt của con người về hạnh phúc và tình yêu. Điều này đã giúp nhiều tác phẩm của bà có được cái nhìn nhân bản, khám phá chiều sâu tâm hồn con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 06/12/2022)
Ngày phát hành 17:33 | 30/12/2022
Lượt nghe: 279
Bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà giáo, nhà thơ Đặng Hiển là bài thơ hay, từng được tuyển chọn vào sách giáo khoa lớp 4. Bài thơ xúc động bạn đọc bao thế hệ bởi tình cảm gia đình gắn bó, sự yêu thương, quan tâm và chia sẻ cùng nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 26/12/2022)
Ngày phát hành 11:4 | 9/1/2023
Lượt nghe: 235
Nhẹ nhàng trong trẻo nhưng không kém phần quyết liệt - đó là giọng điệu trong các tác phẩm của nhà văn Niê Thanh Mai. Nhớ về tuổi 17 đầy mơ mộng, có không ít ước mơ được chắp cánh từ hoài bão tuổi trẻ, nhà văn tự tin khẳng định rằng: “Để có được như ngày hôm nay tôi đã phải nỗ lực gấp 3 lần so với các bạn đồng trang lứa”... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/12/2022)
Ngày phát hành 11:14 | 9/1/2023
Lượt nghe: 255
Cơ duyên trực tiếp để nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết tác phẩm “Những người hàng xóm” là do một thời gian ông ở nước ngoài. Chính vẻ đẹp của con người và những vùng đất mới đã mang đến cho nhà văn xúc cảm mới, một sự thay đổi đề tài khi độc giả đã khá quen với những tác phẩm khai thác về tuổi thơ và dòng chảy cảm xúc tuổi mới lớn của ông... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 03/01/2022)
Ngày phát hành 10:49 | 10/1/2023
Lượt nghe: 360
Tiếp tục chương trình ngoại khoá môn ngữ văn lớp 10 đổi mới, có nhiều hình thức thể hiện sinh động hấp dẫn và thú vị. Hôm nay chúng mình cùng gặp lại cô giáo Hà Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An để nghe cô chia sẻ về sân khấu hoá các tác phẩm văn học, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại như thế nào các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 09/01/2023)
Ngày phát hành 11:41 | 19/1/2023
Lượt nghe: 291
Nhà văn Phan Đức Lộc vừa cho ra mắt sách mới “Tôi sẽ bay”. Tập sách do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành gồm gần 40 tản văn, ghi lại hồi ức kỷ niệm tuổi xanh bên mái trường, thầy cô, những rung động tinh khôi cùng xúc cảm khó quên về vẻ đẹp của quê hương, đồng nội... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 10/01/2023)
Ngày phát hành 14:58 | 30/3/2023
Lượt nghe: 186
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến sinh ra và lớn lên ở Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. Ông có sự nghiệp thơ ca phong phú với những tập thơ đã xuất bản như: “Mưa lúc 0 giờ”, “Ngọn sóng thời gian”, “Cỏ trên đất”… Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của ông được nhạc sĩ Phạm Minh Thuận phổ thành ca khúc cùng tên đầy xúc động. Từ nhỏ nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã có lòng say mê, yêu mến văn chương... (Văn nghệ thiếu nhi 08/03/2023)
Ngày phát hành 14:20 | 4/4/2023
Lượt nghe: 290
Không gian “Nhà Ký ức” tại Ngày thơ Việt Nam năm nay là nơi trưng bày những tư liệu, kỷ vật của nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ. Đặc biệt những bản thảo được viết tay tại chiến trường được nâng niu gìn giữ để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về chặng đường gian lao mà anh dũng của các nhà văn, nhà thơ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 27/03/2023)
Ngày phát hành 11:26 | 7/4/2023
Lượt nghe: 629
Hình ảnh người cha và con trai bước đi trên bờ biển trong một buổi sáng tươi hồng, với lời tâm tình thủ thỉ của người cha dành cho con đầy xúc động. Đó là bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Khi đọc và tìm hiểu tác phẩm này, hẳn là các bạn có nhiều cảm xúc đẹp về tình cha con, vẻ đẹp thiên nhiên và trên hết là ước mơ cháy bỏng, khao khát đổi thay và khám phá của người con được tác giả khắc họa trong bài thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 03/04/2023)
Ngày phát hành 12:23 | 4/2/2022
Lượt nghe: 478
Hai chú hổ nhỏ nằm trong hang nghe tiếng mùa xuân rộn ràng bên ngoài thì háo hức lắm. Không nghe lời dặn của mẹ, hai anh em ra khỏi hang để khám phá khu rừng. Mải đuổi theo những chú bướm, chú chuồn chuồn vui tính, hai anh em đã lạc đường lúc nào không biết. Hành trình tìm đường trở về nhà cũng là hành trình đem lại cho hai anh em rất nhiều điều ý nghĩa... (Văn nghệ thiếu nhi 02/02/2022)
Ngày phát hành 16:30 | 26/4/2022
Lượt nghe: 574
Nhà báo, nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988, hiện công tác tại báo Nhân Dân. Chị là một trong những cây bút trẻ sung sức, thâm nhập được vào nhiều mảng đề tài trong cuộc sống. Đọc thơ chị, chúng mình dễ nhận ra giọng điệu lạ, ấn tượng ngay từ những trang thơ đầu tiên. Nhớ về tuổi 17 nhiều ước mơ của mình, nhà thơ nhà báo Lữ Mai không khỏi xúc động vì có hoa hồng nhưng cũng không thiếu những lần nước mắt đã tuôn rơi... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 12/04/2022)
Ngày phát hành 15:31 | 30/3/2022
Lượt nghe: 379
Nhà thơ Phan Hoàng sinh năm 1967 tại Phú Yên. Thời anh còn học phổ thông, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn, anh và bạn bè cùng trang lứa nửa ngày đi học còn nửa ngày phụ giúp cha mẹ công việc đồng áng, thỉnh thoảng rủ nhau đi bắt cá dưới dòng sông Ba thơ mộng. Tiếng cười nói, hò hét làm xôn xao khúc sông quê yên vắng. Những tháng ngày tuy gian khó nhưng chan chứa tình yêu gia đình, tình bạn, tình yêu ruộng đồng quê hương... (Văn nghệ thiếu nhi 22/03/2022)
Ngày phát hành 12:11 | 23/2/2022
Lượt nghe: 950
Thời gian qua nhiều giáo viên, học sinh và bạn đọc yêu thơ cả nước bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của nhà thơ Y Phương - tác giả bài thơ “Nói với con” trong chương trình ngữ văn THCS nhiều năm nay. Nhà thơ Y Phương đã gửi vào tác phẩm tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở, với văn hóa dân tộc mình, nhắn nhủ con phải biết rõ cội nguồn, từ đó sống sao cho xứng đáng... (Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2022)
Ngày phát hành 10:36 | 23/11/2021
Lượt nghe: 587
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Cuộc chia tay đầy bịn rịn với những con người mà nhiều năm sau anh không thể nào gặp lại... (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2021)
Ngày phát hành 9:51 | 1/10/2021
Lượt nghe: 534
Trước ngày trở lại Huế, quan phó bảng Sắc thêm đăm chiêu, nghĩ ngợi. Ông nhìn cô con gái lớn, từ dáng dấp cho đến lời nói cử chỉ y hệt mẹ. Ông càng thương con, nhớ thương người vợ hiền không may mất sớm... (Văn nghệ thiếu nhi 26/09/2021)
Ngày phát hành 11:5 | 23/9/2021
Lượt nghe: 592
Tuy đỗ đạt cao nhưng quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rất khiêm tốn, mong bà con đối xử với mình như trước đây. Ông chỉ xin nhận một mẫu đất trong số đất rất lớn mà dân làng chia cho. Không những vậy, ông còn xin bán nửa mẫu đất lấy tiền chia cho dân nghèo. Từ ngày về ngôi nhà mới ở làng Sen, Côn nhớ bà ngoại cồn cào ruột gan... (Văn nghệ thiếu nhi 18/09/2021)
Ngày phát hành 16:54 | 26/8/2021
Lượt nghe: 756
Thềm nhà là một phần trong tổng thể kiến trúc của một ngôi nhà. Với chúng ta, thềm nhà là không gian sinh hoạt, vui chơi, chứa đựng bao kỉ niệm, từ thời ấu thơ đến lúc trưởng thành... (Văn nghệ thiếu nhi 23/08/2021)
Ngày phát hành 17:12 | 30/7/2021
Lượt nghe: 772
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ra và lớn lên ở làng Chùa (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội). Đó là một ngôi làng có truyền thống văn hóa lâu đời, với những người nông dân nhân hậu và yêu thơ ca yêu lao động. Viết về thời tuổi hoa, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có riêng một tập thơ “Ngôi nhà tuổi 17” với những sáng tác ẩn chứa bao xao động đầu đời... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/07/2021)
Ngày phát hành 15:53 | 3/8/2021
Lượt nghe: 577
Nils được bà lão kể cho nghe về năm tháng tuổi thơ của bà, tuy vất vả nhưng luôn tràn đầy tiếng cười bên cạnh những người thân yêu. Nils cảm thấy chuyện của bà sao giống với tuổi thơ của mình đến thế. Bất giác cậu nhớ đến cha mẹ và những con vật nuôi trong nhà. Nils sẽ phải làm gì để Thiện thần sớm hóa giải lời nguyền cho cậu? (Văn nghệ thiếu nhi 01/08/2021)
Ngày phát hành 17:28 | 5/8/2021
Lượt nghe: 633
Nhà văn Sơn Tùng là tác giả của nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết "Búp sen xanh" viết về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, ông đã qua đời, để lại niềm thương tiếc cho người thân và bạn đọc bạn viết... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 03/08/2021)
Ngày phát hành 12:57 | 3/6/2021
Lượt nghe: 394
Đang ở độ chín của sự nghiệp văn chương, là mẹ của hai cô con gái tuổi mới lớn, hằng ngày nhà văn Đỗ Bích Thúy được đồng hành cùng các con trong học tập, những buổi về quê hay đi dã ngoại. Chính sự vô tư trong trẻo cùng nhiều dự định mơ ước về tương lai đang chảy tràn trong suy nghĩ của các con khiến nhà văn không khỏi bâng khuâng nhớ về tuổi 17 của mình... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 25/05/2021)
Ngày phát hành 22:0 | 20/1/2021
Lượt nghe: 388
Tốt nghiệp phổ thông, như nhiều bạn bè cùng trang lứa, chàng trai Nguyễn Văn Thọ trở thành người lính bảo vệ Tổ quốc. Những tháng ngày gian khổ ác liệt nơi chiến trường cũng chính là khoảng thời gian tuyệt đẹp, tôi luyện ý chí và sự thử thách. Tuổi hoa niên trong sáng không bao giờ trở lại, nhưng luôn là miền nhớ ngọt ngào... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 12/01/2021)
Ngày phát hành 23:0 | 20/1/2021
Lượt nghe: 725
Những vị khách trọ trở về sau một ngày làm việc kéo theo âm thanh tiếng động huyên náo. Bao câu chuyện không ngừng thay đổi mang đến nhiều thông tin về khu xưởng mà Perrin sẽ làm việc. Họ sẽ còn mang đến những điều bất ngờ gì cho cô? (Văn nghệ thiếu nhi 16/01/2021)
Ngày phát hành 18:52 | 15/3/2021
Lượt nghe: 1079
"Con nhà người ta" - Cụm từ quen thuộc này thường được lặp lại trong những tình huống nào, hẳn chúng mình cũng đã hình dung ra. Có phần buồn phiền thậm chí khó chịu về điều này, bộ đôi Tí- Tèo đã quyết truy tìm bí kíp. Cuộc truy tìm ấy đã diễn ra thật hài hước, nhưng cũng thật bất ngờ. (Văn nghệ thiếu nhi 10/03/2021)
Ngày phát hành 20:35 | 4/3/2021
Lượt nghe: 556
Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Giang. Phong tục tập quán, văn hóa và vẻ đẹp của thiên nhiên con người vùng cao là nguồn cảm xúc mãnh liệt và lắng sâu, thôi thúc chị cầm bút viết nên những áng văn lay động về quê hương mình... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/02/2021)
Ngày phát hành 17:30 | 16/2/2021
Lượt nghe: 373
Nhà văn Thùy Dương sinh năm 1960 tại Hải Dương. Bà từng học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 4. Những va đập của nghề báo đã trở thành “vốn liếng” để nhà văn Thùy Dương tung tẩy trong văn chương. Tình yêu công việc yêu cuộc sống đã giúp những trang văn của bà luôn gần gũi, đồng hành và chia sẻ với nhiều phận người trong xã hội… (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 16/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2020
Lượt nghe: 925
Bận rộn với vai trò của một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sỹ, nhà quản lý văn hóa, nhưng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn dành thời gian và năng lượng để trở về làng Chùa (xã Sơn Công - huyện Ứng Hòa - tỉnh Hà Tây) nơi ông sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm đẹp, cũng là nơi tiếp sức cho ông trên mỗi chặng đường... (Văn nghệ thiếu nhi 16/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2020
Lượt nghe: 725
Nhiều sáng tác của nhà văn Vũ Tú Nam đã vinh dự được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, như tác phẩm “Cây gạo”, “Biển đẹp”… Vào một ngày mùa thu tháng 9, ông đã rời xa cõi tạm để về với miền cao xanh. Các thầy cô giáo và học sinh sẽ nhớ những áng văn đẹp, giàu cảm xúc đã được nhà văn viết nên từ chính tấm lòng yêu quý và trân trọng các em... (Văn nghệ thiếu nhi 15/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2020
Lượt nghe: 714
Là một trong số các nhà văn dành trọn vẹn tâm huyết sáng tác cho thiếu nhi, nhà văn Võ Quảng ý thức rất rõ tầm quan trọng của văn chương trong việc giáo dục thẩm mỹ, nhân cách cho các em. Chính vì thế, qua những sáng tác cụ thể, ông đều gửi gắm đến các em bài học nho nhỏ về đạo đức, lối sống một cách tự nhiên và gần gũi nhất... (Văn nghệ thiếu nhi 27/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020
Lượt nghe: 1181
Nhà văn Võ Thu Hương sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Hiện nay chị đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ luôn đong đầy trong tâm trí nhà văn, để rồi, qua trang viết, những kỷ niệm ấy lại được gọi về, lấp lánh, ấm áp yêu thương... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 18/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2020
Lượt nghe: 638
“Con đã về nhà” là tên gọi cuốn sách tranh ký họa của tác giả Tăng Quang, do NXB Phụ nữ ấn hành. Phần lớn các bức vẽ đã được anh Tăng Quang - một du học sinh ngành quản lý thiết kế ở Anh - thực hiện ngay tại khu cách ly tập trung... (Văn nghệ thiếu nhi 20/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2020
Lượt nghe: 903
Đây là bộ sách về hành trình tự lớn lên của 4 đứa trẻ nhà Melendy: Mona, Randy, Rush và Oliver. 4 đứa trẻ, 4 tính cách, 4 sở thích và rất nhiều ước mơ khác nhau, là 4 anh chị em ruột trong một ngôi nhà đặc biệt. Mẹ mất, bố đi làm xa, ở nhà với bác giúp việc, nghịch như quỷ sứ; ẩm ương, nhân hậu, trong sáng và và đầy cảm xúc... (Văn nghệ thiếu nhi 25/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2020
Lượt nghe: 1390
Chuyển thể truyện văn học trong nhà trường sang truyện tranh là ý tưởng thú vị của cô và trò thuộc Hệ thống giáo dục THPT Đào Duy Từ - Thành phố Hà Nội. Từ đây khích lệ những ý tưởng sáng tạo, khích lệ tình yêu văn chương, yêu môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cùng với nội dung này, chương trình còn có tiểu phẩm hài “Một cuộc thi nhỏ”. Mời các bạn cùng nghe! (Văn nghệ thiếu nhi 01/07/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2019
Lượt nghe: 642
Hoài cùng Tâm An, Tú Quyên cá cược với nhau nếu lớp đứa nào giành giải nhất cuộc thi văn nghệ thì sẽ được ngồi thu tiền khi mở quán, còn ba đứa kia sẽ phải chạy bàn, rửa ly tách. Hoài và các bạn ra bưu điện để nhận số tiền 10 triệu đồng tài trợ mở quán từ một người giấu tên. Ai là người đã gửi số tiền đó? (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 51 - Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2020
Lượt nghe: 1053
“Gõ cửa nhà trời” là nhan đề tập thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ nhà báo Bảo Ngọc - hiện công tác tại báo Thiếu niên Tiền phong. Qua từng phần: Sương trời trong veo - Đồng dao ngày mới - Kể chuyện đồng quê, tác giả đã thực hiện một cuộc đồng hành cùng tuổi thơ ngao du khắp thế gian... (Văn nghệ thiếu nhi 02/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020
Lượt nghe: 477
Khi nghe thấy âm thanh “sột soạt” chúng mình sẽ liên tưởng đến điều gì nhỉ? A! Đó là âm thanh Vo giấy có đúng không các bạn?Tham gia workshop của Tò He Play, các bạn nhỏ được thỏa sức sáng tạo với giấy bồi để tạo ra những chiếc vòng trang trí cửa nhà xinh xắn, đón xuân đang về đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 08/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019
Lượt nghe: 789
Chuỗi sự kiện văn học nghệ thuật mang tên “Mây trắng vẫn bay về” do Câu lạc bộ Ơ kìa Hà Nội tổ chức đã thu hút khá đông các bạn trẻ tham dự. Trong đó đáng chú ý là cuộc gặp gỡ thân mật và vô cùng ấm áp giữa tác giả Đông Mai (chị gái của nhà thơ Xuân Quỳnh) với độc giả yêu mến hồn thơ Xuân Quỳnh, thông qua cuốn sách “Xuân Quỳnh- một nửa cuộc đời tôi”. Những hồi ức thấm đẫm tình cảm gia đình, về tuổi thơ nhọc nhằn khốn khó của hai chị em Đông Mai- Xuân Quỳnh, cùng những trang viết tràn đầy tình yêu cuộc sống của nữ sĩ Xuân Quỳnh khi bước vào tuổi trăng tròn đã được người chị gái Đông Mai kể trong niềm xúc động dâng trào... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 10/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019
Lượt nghe: 519
Một câu chuyện giản dị, chứa đầy bất ngờ, mang vẻ đẹp của lòng vị tha và tình yêu thương. Đó là "Làm bạn với bầu trời" - cuốn sách mới xuất bản của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là tác phẩm thứ 45 của nhà văn viêt cho tuổi thơ này, và tất nhiên, luôn được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 24/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2019
Lượt nghe: 948
Vừa hồn nhiên, sâu sắc, vừa lãng mạn, đó là những trang văn viết cho tuổi học trò của nhà văn Nguyên Hương. Trong hai mươi năm cầm bút, nhiều tác phẩm của nhà văn để lại dấu ấn trong lòng độc giả nhí như: “Lời hứa của mùa Hè” “Gia sư”, “Sếp phó”, “Học trò phố huyện”, “Ngày có bốn mùa"... Bắt đầu từ buổi đọc truyện này, hãy cùng đồng hành với truyện dài "Học trò phố huyện", các em nhé. (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ nhất)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 625
Katsia, Eliot và Fajio nhanh chóng tìm ra cánh cửa mật liên kết với mạng liên ngân hà để gặp Vua Jo’v. Cách duy nhất để đến được mạng liên ngân hà là bật mở cánh cửa mật trong khu bếp ở nhà cũ của Vua Jo’v tại Hedonis. Thế nhưng, ngôi nhà ấy đang được canh chừng rất cẩn mật... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ sáu mươi bảy)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019
Lượt nghe: 532
Nhận thấy chỗ ở trọ không an toàn nên Tâm An đã nhờ Hoài và Tú Quyên đến chuyển đồ đạc đi tìm chỗ trọ khác. Và để tăng thêm khí thế “mạnh mẽ cho Tâm An”, Hoài nhờ thêm Trâm và Duy - em của Hoài đến trợ giúp. Trong lúc chuyển nhà, Tâm An không may bị trúng gió và ngất lịm đi. Tình thế vô cùng nguy cấp khi bên cạnh các bạn không có người lớn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 25)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2019
Lượt nghe: 1253
Chương trình Ngữ văn lớp 11 mà chúng ta đang học có bài thơ rất lạ, rất riêng, đó chính là “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ tài hoa, phóng khoáng và khí phách hiên ngang. "Ngất ngưởng" là một phong cách bên ngoài, còn bên trong lại chứa chất bao tâm sự, nỗi niềm ưu tư của một vị quan vì dân vì nước... (Văn nghệ thiếu nhi 21/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019
Lượt nghe: 521
Nghe tin nhà Hạnh Chi bị phá sản, Hoài, Tú Quyên, Tâm An và Minh Thi quyết định đi về nhà Hạnh Chi để an ủi bạn. Vượt qua quãng đường xa, nhóm bạn phải kiên nhẫn chờ đợi Hạnh Chi mới ra mở cửa. Căn nhà to rộng nhưng trống huếch trống hoác, chỉ còn lại Hạnh Chi nhỏ bé sợ sệt... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 40 - Văn nghệ thiếu nhi 06/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019
Lượt nghe: 754
Tiếp tục tìm hiểu về cách tiếp cận lý luận văn học trong nhà trường phổ thông, trong chương trình này, chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và cô Bùi Bạch Phượng - giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về cách truyền đạt lý luận văn học các bạn nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 09/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2019
Lượt nghe: 642
Cùng một lúc, cả anh Tiến, Mẫn và Dũng đều xuất hiện ở nhà Hoài. khiến Hoài vừa ngạc nhiên, vừa ngượng nghịu, không biết phải giải thích với má như thế nào. Anh Tiến nhờ Hoài chuyển cho Tâm An một chiếc phong bì với lời cảm ơn. Chi tiết này khiến cô bạn tò mò ghê gớm... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 37 - Văn nghệ thiếu nhi 29/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019
Lượt nghe: 1011
Những tập thơ thiếu nhi do chính các thầy cô giáo viết về học trò của mình thật hiếm và đáng trân trọng. Trong chương trình văn nghệ thiếu nhi hôm nay, các em cùng BTV Hoàng Hiệp gặp gỡ với nhà giáo Đào Quốc Vịnh, hiệu trưởng trường tiểu học Tô Hiến Thành, thành phố Hà Nội, tác giả tập thơ “Ước mơ của em”... (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2019
Lượt nghe: 1525
Cùng với các đề tài gần gũi như tình cảm gia đình, tình bạn bè, những rung động đầu đời... các cây bút viết cho tuổi mới lớn cũng rất quan tâm tới vấn đề xã hội như bạo lực học đường, trầm cảm, cộng đồng người đồng tính. Dù chất lượng sáng tác chưa đồng đều, song qua đó cho thấy những nỗ lực trong quan sát và cảm nhận cuộc sống, từ cuộc sống đưa vào văn chương... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 10/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019
Lượt nghe: 1038
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" rút từ tự truyện "Những ngày thơ ấu" của nhà văn Nguyên Hồng luôn gợi nhiều cảm xúc trong những giờ giảng văn. Tình mẹ con nghẹn ngào, xa xót và đầy ắp yêu thương ngày gặp mặt. Bài viết “Trong lòng mẹ - nỗi khát khao bất diệt của tình mẫu tử” của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn ghi lại những ngân rung ấy. Bên cạnh đó, những bài thơ về mẹ về quê hương nguồn cội của tác giả Trịnh Đình Nghi và Lâm Hùng cũng bồi đắp thêm cho ta bao cảm xúc... (Văn nghệ thiếu nhi 03/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2019
Lượt nghe: 828
Với con mắt của người trong cuộc, những mẩu chuyện trong hai cuốn sách mới đây về Trường Sơn đã được nhà văn Phạm Thành Long viết giản dị, chân tình và gần gũi. Ông đem đến một góc nhìn riêng về Trường Sơn đầy trong trẻo và giàu trải nghiệm, thuyết phục người đọc từ những chi tiết bé nhỏ... (Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/7/2019
Lượt nghe: 606
Hai bà cháu Eliot cùng nhau uống trà cát để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Đề phòng chuyến chu du kéo dài hơn dự kiến, bà Lu còn đặt chuông báo thức. Khi tỉnh dậy, họ đã ở trong một nhà thi đấu thể thao rộng lớn. Sau khi kiểm tra cẩn thận, bà Lu bắt đầu buổi tập luyện với Eliot... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ sáu mươi tư)
Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2019
Lượt nghe: 473
Tản văn “Về nhà khi trời mưa” của tác giả Mai Hà Uyên dẫn dắt người nghe đến với cảm xúc ấm áp và bình yên khi được sống trong vòng tay yêu thương chăm sóc của mẹ. Truyện ngắn “Kỷ niệm” của tác giả Phạm Trung Kiên cho thấy sự nâng niu, quý trọng những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên những người thân yêu. Bài thơ “Mùa cỏ nở hoa” của tác giả Hồng Vũ ấn tượng với các hình ảnh đẹp: “Nếu mẹ là cánh đồng/ Con là cỏ, nở hoa trong lòng mẹ”. Mỗi tác phẩm một màu sắc riêng dành cho tuổi ngọc... (Trang văn học tuổi mới lớn 02/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 1171
Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 9, thường đi vào đề thi, đề kiểm tra. Một bài thơ giản dị trong cách thể hiện mà sâu nặng nghĩa tình, nghĩ suy... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2019
Lượt nghe: 892
Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn khi tìm chỗ đứng trên thị trường, truyện tranh Việt vẫn từng bước khẳng định vị thế của mình. Các họa sĩ đã không ngừng tìm tòi đổi mới về nội dung, hình thức để tăng sức cạnh tranh với truyện tranh Hàn, Nhật trên sân nhà. Gần đây, bộ truyện tranh "Twins - Con nhà lính” của họa sĩ RED, do thương hiệu sách trẻ Wings Books, NXB Kim Đồng phát hành cũng tạo ra một dấu mốc đáng nể khi thu hút được đông đảo sự quan tâm của độc giả trẻ. Tác giả của bộ truyện đã hai lần nhận giải thưởng sáng tác Silent Manga Audition của Nhật Bản và nhiều giải thưởng từ các cuộc thi truyện tranh trong nước. RED – Một cô gái 9x có suy nghĩ như thế nào khi chọn con đường trở thành họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp? Tác giả của “Con nhà lính” đã có sự chủ động ra sao khi cho ra mắt tác phẩm của mình? Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện của phóng viên chương trình với nữ họa sĩ tài năng này...
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2016
Lượt nghe: 1345
Nhẹ nhàng nhưng cũng rất nhiều xúc cảm, truyện ngắn "Nhà Tình ở trong rừng" của nhà văn Du An mang tới cho chúng mình những cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên cảnh sắc vùng cao và nhất là những điều lắng đọng về tình bạn, tình thầy cô rất đỗi ấm áp, thân thương. (Trang Văn học tuổi mới lớn 15/4/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2016
Lượt nghe: 1301
Liên tưởng tưởng tượng là một kỹ năng quan trọng song hành cùng các em trong quá trình làm văn, từ những thể loại như văn miêu tả kể chuyện, đến phân tích, bình luận. Kỹ năng này được rèn luyện qua việc học, việc đọc, những quan sát cuộc sống cùng ngẫm ngợi của chính các em. (Trang văn học nhà trường 02/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2016
Lượt nghe: 1709
Võ Quảng là tác giả của bộ tiểu thuyết “Quê nội” được giới thiệu trong chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sở. Không những thế, nhiều bài thơ của ông đã quen thuộc với thiếu nhi từ bậc học mầm non đến tiểu học. Ông thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ giàu nhịp điệu, hình ảnh, âm thanh, đặc biệt ông rất chú trọng sử dụng động từ. Điều này liên quan đến quan niệm sáng tác của nhà thơ Võ Quảng như thế nào? (Trang văn học nhà trường 16/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017
Lượt nghe: 1891
Vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày giúp chúng ta có thêm những cách diễn đạt vừa hàm xúc, vừa giàu hình ảnh, biểu đạt ý nghĩa phong phú. Cùng tìm hiểu và thực hành vốn ngôn ngữ dân gian này, nhà thơ Phạm Đình Ân đã dành nhiều thời gian để giải thích các thành ngữ thông qua hình thức truyện kể. Chúng mình sẽ hiểu hơn nội dung này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Phạm Đình Ân về cuốn sách “Chuyện kể thành ngữ” của ông, do nhà xuất bản Kim Đồng mới ấn hành. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 01/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2017
Lượt nghe: 1338
Ở trang văn học nhà trường tuần trước, chúng mình đã nghe họa sỹ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ kỉ niệm và ảnh hưởng nhận được từ cha – nhà văn Kim Lân. Trong những ngày giáp Tết nguyên đán lạnh và mưa, họa sỹ cùng gia đình đã chuyển các di vật trong nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân ở phố Trần Khát Chân (Hà Nội) để đưa về khu nhà lưu niệm mới xây tại quê nhà (làng Phù Lưu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Mỗi bức tranh, bức ảnh, một trang sách của cha lại gợi cho họa sỹ Nguyễn Thị Hiền nhớ về bao kỉ niệm...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 20/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2017
Lượt nghe: 1434
Một khái niệm liên quan đến lý luận văn học mà chúng ta thường gặp, đó là khái niệm về “phong cách nhà văn”. Vậy phong cách nhà văn là gì, căn cứ vào những yếu tố nào để nhận biết, để phân tích? Phong cách được hình thành như thế nào, có thể áp dụng với mọi người viết hay không? (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2017
Lượt nghe: 1081
Sử thi, hay mo “Đẻ đất đẻ nước” là niềm tự hào của người Mường, là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam. Khác với các tác phẩm văn học dân gian khác, "Đẻ đất đẻ nước" tồn tại song hành trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mường từ bao đời nay. Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai - người con của "vũ trụ Mường" tìm hiểu về tác phẩm này các em nhé. (Trang văn học nhà trường - Chương trình Văn nghệ thiếu nhi 03/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2017
Lượt nghe: 1593
Đọc thơ thế nào cho truyền cảm rung động, đọc thơ thế nào để khi câu chữ vang lên, chúng mình nhận thêm được vẻ đẹp, chiều sâu của ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu... Đây là điều rất thú vị mà đôi khi ta dễ bỏ qua. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc về nội dung này các em nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2017
Lượt nghe: 965
Là một thầy giáo, tác giả Trần Tùng Chinh đã lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của tuổi mới lớn và cho ra đời những truyện ngắn thú vị nhưng cũng không kém phần tinh tế. Truyện ngắn "Chuyện của Tí" viết về rắc rối của một cô bé có cái tên gọi ở nhà ngộ nghĩnh. (Văn nghệ thiếu nhi 03/03/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2017
Lượt nghe: 1285
Ở trang Văn học nhà trường tuần trước, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ mối quan tâm đối với việc đọc thơ, những yếu tố đặc trưng của nhạc điệu trong câu thơ Tiếng Việt. Tại sao cần phải đọc thơ hay, việc đọc thơ ảnh hưởng như thế nào tới tiếp nhận, bình giảng thơ? Chúng ta cùng tiếp tục câu chuyện thú vị này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 06/03/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017
Lượt nghe: 1108
Vừa qua, bộ sách tái bản viết về thiên nhiên muông thú của nhà văn Vũ Hùng đã đoạt giải Vàng sách hay với số phiếu tuyệt đối. Nhiều độc giả rất thích thú khi được đọc lại những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Hùng như “Mùa săn trên núi”, “Sống giữa bầy voi”, “Chú ngựa đồng cỏ”… Nhà văn Vũ Hùng đã có những chia sẻ về những tác phẩm chuyện đường rừng lấy cảm hứng từ cuộc sống quân ngũ của ông. (Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2017
Lượt nghe: 1276
Vốn sống ở đại ngàn, chuyện về loài voi cũng gắn với bao bí mật kỳ thú của núi rừng. Qua từng trang sách của nhà văn Vũ Hùng, những tập tính, thói quen của bầy voi hiện lên. Người đọc có dịp được đắm chìm trong những cuộc hành trình của bầy voi để cảm nhận được tình yêu thương, sự đoàn kết mà chúng dành cho nhau, cũng như sự gắn bó của bầy voi với con người. (Văn nghệ thiếu nhi 05/02/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2017
Lượt nghe: 1462
Luôn giản dị trong cuộc sống và trong văn chương, nhà văn Kim Lân còn là một diễn viên trên sân khấu và trên màn ảnh với những vai diễn đầy ấn tượng, có năng khiếu và niềm đam mê hội họa sâu sắc. Trong số 7 người con của ông thì 5 người con đi theo con đường nghệ thuật, có người trở thành họa sỹ nổi tiếng như họa sỹ Nguyễn Thị Hiền và họa sỹ Thành Chương – trưởng nữ và trưởng nam của nhà văn. Cuộc trò chuyện giữa BTV trang văn học nhà trường với họa sỹ Nguyễn Thị Hiền giúp chúng mình hiểu hơn về nhà văn Kim Lân – một người cha, một nghệ sỹ, một nhân cách văn hóa. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2016
Lượt nghe: 1143
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả và cũng là dịch giả của 15 tập thơ và văn xuôi, trong đó có những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: “Mun ơi, chạy đi!”, “ Trăng châu Phi”, “ Hành trình tới biển sông” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “ Những ngôi sao trên bầu trời thành phố”. Hiện tại nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đang định cư ở nước ngoài. Với tấm lòng yêu mến con trẻ, chị vẫn liên tục sáng tác và in sách dành cho các độc giả nhỏ tuổi với mong muốn những trang văn này sẽ giúp các em thêm yêu mến thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và những người thân trong gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 14/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2016
Lượt nghe: 1204
Nhà văn Phan Hồn Nhiên gắn bó với bạn đọc yêu mến văn học 20 năm nay. Chị được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong thế hệ viết văn của mình với những tập truyện dài dành cho giới trẻ, với các tác phẩm đăng trên báo Hoa học trò và Sinh viên Việt Nam. Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe trích đoạn trong truyện dài “Anh em sinh đôi” của nhà văn Phan Hồn Nhiên. Tiếp theo, biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phan Hồn Nhiên về văn học tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình, tác giả Hồng Giang gửi tới người đọc, người nghe những tình cảm thân thương của mình với mẹ qua tản văn "Mùa đông nhớ mẹ". (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2016
Lượt nghe: 979
Bệnh sợ ma của con người nhất là trẻ con mang đến nhiều tình huống dở khóc, dở cười. Phần đầu chương trình là truyện vui về bệnh sợ ma có nhan đề "Ngôi nhà bí ẩn" của tác giả Pha Lê. Tiếp đó là cảm xúc nhớ thương của con với mẹ trong bài thơ "Mẹ là tất cả" của tác giả Lăng Kim Thanh. Mùa đông lạnh giá sẽ trở nên ấm áp hơn nếu bên cạnh chúng ta có tình cảm yêu thương của gia đình, bạn bè. Đó là những điều tác giả Nguyễn Quốc Huy gửi tới người nghe qua tản văn "Mùa đông ấm áp". (Văn nghệ thiếu nhi 09/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2016
Lượt nghe: 1005
Thi hào Tú Xương được giới thiệu trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông như một tác gia nối thế kỉ XIX và thế kỷ XX. Không chỉ giỏi về thơ Nôm, Tú Xương còn là dịch giả của nhiều bài thơ chữ Hán. Đây là nét mới trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về gia tài thi ca Tú Xương để lại cho cuộc đời. (Trang văn học nhà trương 20/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016
Lượt nghe: 1001
Làm thế nào để dạy và học tốt văn học trung đại trong nhà trường phổ thông – đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các thầy cô giáo và nhiều bạn học sinh. Bởi lẽ, tác phẩm văn học trung đại không chỉ cách xa về thời gian cả trăm năm, nghìn năm, mà còn khác biệt về mặt ngôn ngữ, về bút pháp thể hiện vô cùng hàm xúc kín đáo. (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016
Lượt nghe: 1209
Những lời tâm tình chân thành của mẹ với con gái qua lá thư "Tại sao con muốn đổi tên" trong cuốn sách "Chúng mình làm bạn con nhé" của nhà văn Phong Điệp. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phong Điệp về ý nghĩa của tình bạn đặc biệt giữa cha mẹ và các con. (Văn nghệ thiếu nhi 16/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2019
Lượt nghe: 656
Truyện đồ họa (Graphic Novel) là một thể loại truyện mới lạ, được các nhà văn và họa sĩ tham gia dự án hỗ trợ Văn học thiếu nhi Việt Nam – Đan Mạch phối hợp sáng tác. Vậy thể loại truyện đồ họa có điều gì khác biệt, hấp dẫn bạn đọc trẻ? Chúng mình cùng tìm hiểu về điều này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2019
Lượt nghe: 644
Khoảng thời gian giữa hai hiệp đấu bóng, các cầu thủ được nghỉ ngơi dưỡng sức. Với học sinh chúng mình, hết học kỳ một lại bước vào học kỳ 2. Việc học cứ tiếp nối như vậy, nhưng vẫn có thời gian để băn khoăn một chút, nghĩ ngợi một chút về môn học. Cùng chia sẻ với cô giáo - nhà thơ Trần Kim Anh những tâm tư về dạy học văn trong nhà trường nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 07/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 990
Ở tập truyện "Đánh thức trái tim", cùng với những trang viết về vẻ đẹp của bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, nhà văn Vũ Thanh Lịch chia sẻ cùng chúng ta nhiều điều về tình cảm gia đình, tình thầy trò và những rung động tinh khôi thuở ban đầu... (Trang văn học tuổi mới lớn 15/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2019
Lượt nghe: 660
Cô Lan khẳng định bố Hưng vẫn còn sống và khuyên Hưng trở lại Bắc tìm bố. Hưng rất xúc động, vui sướng và cảm thấy mọi vất vả dường như tan biến hết. Hưng lại háo hức trở về. Hai bố con Hưng sẽ gặp lại nhau như thế nào? Cùng theo dõi những trang cuối cùng của cuốn truyện này nhé... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 34)
Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2018
Lượt nghe: 580
Nhà văn Lê Phương Liên rất quen thuộc với các bạn nhỏ yêu mến văn học. Dù đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động như làm giám khảo cuộc thi viết thư UPU, giám khảo cuộc thi “Cây bút tuổi hồng” hay tham dự các buổi giới thiệu sách, hoạt động cùng câu lạc bộ đọc sách của thiếu nhi. Nhưng có lẽ nhiều em không biết nhà văn Lê Phương Liên cũng từng là cô giáo đấy các em ạ. Những trang viết của bà luôn lấp lánh tình yêu với tuổi học trò... (Văn nghệ thiếu nhi 15/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2018
Lượt nghe: 578
Sau chuyến khám khá ngôi nhà chú Người Rừng thì nhóm bạn Hưng, Điều, Cường, Thế và Hường đều bị bố mẹ nhắc nhở. Nhưng các bạn đều quên ngay khi Cường lên một kế hoạch khác. Đó là các bạn sẽ khám phá khu nhà ở của chuyên gia Liên Xô làm việc ở lâm trường Núi Sam. Theo lời kể của người lớn thì các “ông tây” này có nhiều điều đặc biệt. Họ không ăn cơm như chúng ta. Họ có nhiều thiết bị máy móc hiện đại có thể làm nóng thức ăn ngay lập tức... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ chín)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2018
Lượt nghe: 745
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có lối viết truyện khá nhẹ nhàng pha lẫn yếu tố dí dỏm, hài hước về tình bạn và mái trường. Vì thế các bạn tuổi Teen luôn tìm thấy bóng dáng mình ở đó, bởi đó là tuổi thơ, là những trò tinh nghịch mang đậm chất học trò. Bây giờ mời các em đến với đoạn trích của truyện dài “Ba lô màu xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi thể hiện tình bạn giữa Quý ròm, Tiểu long và nhỏ Hạnh khi cùng nhau trở lại thành phố Vũng Tàu. Trên chuyến xe ấy ba bạn đã có những tranh luận về sở thích cá nhân qua đó bộc lộ tính cách siêu quậy của tuổi học trò... (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 26/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2018
Lượt nghe: 936
Sau rất nhiều vất vả, bác sĩ Ai-bô-lit mới tới được trạm gác đèn. Trong khi bác sĩ Ai-bô-lit cật lực phá cửa, tìm đường lên ngọn đèn biển thì đàn Hải Âu vượt trùng khơi ngăn con tàu của Thủy thủy Rô-bin-xơn tiến về đất liền. Thế nhưng, đàn Hải Âu cũng không “giữ chân” được con tàu quá lâu. Bác sĩ Ai-bô-lit bất ngờ khi bác gác đèn Giam-bô nằm bất tỉnh trên chiếc cầu thang dẫn lên ngọn đèn. Vì thời gian không cho phép nên bác sĩ Ai-bô-lit phải nhanh chóng lên thắp đèn ngay lập tức. Thế nhưng khi lên đến nơi thắp đèn, bác chợt nhớ là mình đã quên không mang theo diêm. May thay có Chim Yến tốt bụng đã giúp bác có được bao diêm giữa thời khắc sinh tử. Các ngọn đèn lần lượt bừng sáng, thủy thủ tàu Rô-bin-xơn đang điều khiển con tàu băng băng về đất liền phải báo động nguy hiểm bởi vách đá phía trước. Các thủy thủ trên tàu mau chóng điều khiển con tàu rẽ hướng khác, thoát hiểm trong gang tấc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 06/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 713
Bác sĩ và muông thú trong nhà nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng bất thành. Muông thú trong khu rừng gần đó và ba chú cá voi ở vùng biển Bắc đã tiến về hợp sức cùng bác dập lửa. Ngọn lửa được dập tắt, nhưng căn nhà đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Muông thú trong khu rừng, ai ai cũng muốn mời bác sĩ về ở trong ngôi nhà của họ, khiến bác sĩ Ai-bô-lit vô cùng cảm động. Lại nói đến tên cướp biển Ai-bô-lit. Sau khi hãm hại bác sĩ Ai-bô-lit, hắn lẻn ra biển với mưu đồ đánh cắp con tàu của thủy thủ Rô-bin-xơn. Đàn Hải Âu biển phát hiện ra sự việc, liền về báo cho bác sĩ Ai-bô-lit nhưng không gặp. Vẹt ca-ru-đô liền hiến kế cho Hải Âu bay ra biển vây kín các ngọn đèn biển lại. Tên cướp biển Ai-bô-lit đang vững tay chèo tiến về phía con tàu của thủy thủ Rô-bin-xơn thì bỗng bầu trời tối đen như mực, thuyền của hắn lảo đảo, mất định hướng và lao vào những vách đá vỡ tung. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 670
Nhà thơ Quang Khải khá có duyên với tuổi teen thông qua những tập thơ như “Quang Khải- thơ văn tuyển tập” “Mái nhà xanh”… Ông từng tâm sự rằng “Viết cho lứa tuổi này thật khó. Nếu sâu xắc quá thì hóa ra người lớn (mà đây là lứa tuổi chớm nhớ, chớm thương về những xao xuyến thuở ban đầu). Còn nếu viết nhẹ quá thì rất dễ sáo mòn, hời hợt… Cái tuổi đang độ trưởng thành đâu chỉ có bâng khuâng, mà các em còn phải lo toan học hành thi cử, những trăn trở và ước mơ… Với cách viết chân thật về tâm tư tình cảm của các bạn khi bắt đầu có sự thay đổi về suy nghĩ, biết ngượng ngùng lóng ngóng chốn đông người ... đã giúp thơ của ông có chỗ đứng nhất định trong lòng các bạn tuổi teen. ( VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 10/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2018
Lượt nghe: 1232
Là một thương binh bị cụt mất một chân, phải đi chân giả, bán bánh giò sinh sống. Nhân vật trong câu chuyện " Tiếng rao đêm" của nhà văn Nguyễn Lê Tín Nhân đã dũng cảm phi thường, dám xả thân mình để cứu một em bé thoát chết trong cơn hỏa hoạn. Câu chuyện giúp ta hiểu được rằng cần phải sống có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của cộng đồng, thấy người bị nạn thì phải tìm mọi cách cứu họ. “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” thì cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn. Hãy cùng bày tỏ cảm nghĩ khi nghê tác phẩm nhân văn này với các bạn nhỏ trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi 09/04
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2017
Lượt nghe: 1585
Có một nhà thơ đã gắn bó hơn nửa thế kỉ với văn học thiếu nhi. Đó là nhà thơ Lê Hồng Thiện (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hưng Yên). Hơn nửa thế kỉ viết cho thiếu nhi, ông đã sáng tác hơn 10 tập thơ. Với đóng góp cho văn học thiếu nhi ông nhận được nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT Hưng Yên. Song giải thưởng lớn nhất với ông là được nhiều độc giả trẻ em trong cả nước yêu thơ ông. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà thơ Lê Hồng Thiện về sáng tác của ông cho thiếu nhi. Tiếp đó, các bạn cùng nghe bài thơ "Cây của vườn" của ông. Phân cuối chương trình là bài viết "Khu vườn tuổi thơ" của nhà văn Nhụy Nguyên. (Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 18/1/2018
Lượt nghe: 1380
Hình ảnh những rặng tre xanh từ lâu đã quen thuộc trong đời sống của người dân bao đời nay. Có lẽ ít ở nơi đâu, câu tre lại có ý nghĩa đặc biệt như ở nước ta. Phần đầu chương trình các bạn nghe bài thơ “Búp măng” của tác giả Hoài Khánh nói về vẻ đẹp cây tre và tình cảm mẹ con. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa BTV Hoàng Hiệp và nhà văn Lê Phương Liên về những kỉ niệm tuổi thơ của bà. Với nhà văn Lê Phương Liên thì những cảm xúc tuổi thơ có ý nghĩa quan trọng để nuôi dưỡng tình yêu văn học thiếu nhi. Phần cuối là truyện ngắn "Giấc mơ xuân ở ngôi nhà Huế” của nhà văn Lê Phương Liên. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 18/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018
Lượt nghe: 1281
Chương trình Ngữ văn lớp 8 mà chúng mình đang học có một thể loại thơ rất khó tiếp cận, đấy là thơ Đường luật với các thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú. Quá trình đọc, học, tìm hiểu về thể thơ này đòi hỏi chúng mình phải thực sự nỗ lực và say mê. Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện với nhà ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ về thể thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2018
Lượt nghe: 771
Đam mê và theo đuổi nghệ thuật múa từ khi còn nhỏ tuổi, NSND Chu Thúy Quỳnh đã cống hiến và khẳng định vị trí vững chắc trong lòng công chúng yêu nghệ thuật nhiều thế hệ. Bà chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị trong con đường theo đuổi nghiệp múa của mình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 31/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018
Lượt nghe: 757
Với những phẩm chất thông minh, dũng cảm, trung thành, khéo léo thì chó trở thành vật nuôi không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Hình ảnh Cún con cũng gợi nhiều cảm xúc cho các cây bút sáng tác văn, thơ cho thiếu nhi. Mở đầu chương trình hôm nay, các bạn cùng nghe bài thơ “Cún con đá bóng” của Nguyễn Lãm Thắng. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa Biên tập viên Hoàng Hiệp và bạn Hoàng Kiều Nga về những tác phẩm hấp dẫn viết về Cún Vàng của NXB Kim Đồng trong thời gian qua. Phần cuối, các bạn nghe trích đọc truyện “Hachicô-Chú chó chờ đợi” của nhà văn Luis Prats (Tây Ban Nha) do NXB Kim Đồng xuất bản. (VOV6 - Chương trình Văn nghệ thiếu nhi 01/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2017
Lượt nghe: 1024
Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa đã xuất bản hai tập truyện cho tuổi teen là “Cơn lũ vẫn chưa qua” và “Thần Cupid có nhầm không”. Với phong cách nhẹ nhàng, câu từ mượt mà, hai tập truyện đã đem lại cho bạn đọc những cảm xúc nồng ấm về thiên nhiên và con người miền Trung. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Dương Hà và nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa nhân dịp chị ra thăm Thủ đô sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tình cảm của chị dành cho những sáng tác về tuổi trăng tròn. (Văn nghệ thiếu nhi 19/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017
Lượt nghe: 2020
Bài thơ là nỗi niềm tâm sự sâu kín và ý nhị của một trí thức yêu nước được lồng trong bức tranh cảnh vật của đèo Ngang hoang sơ và buồn, hắt hiu. Bài thơ ẩn chứa tình yêu đất nước kín đáo, sâu nặng. (Văn nghệ thiếu nhi 18/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2017
Lượt nghe: 1281
Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” không chỉ có giá trị văn học mà còn gắn bó với người Mường trong đời sống sinh hoạt, trong đời sống tín ngưỡng tâm linh. Đây là điều rất đặc biệt nếu so sánh với các tác phẩm văn học dân gian khác. Diễn xướng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” là thầy mo - người được xã hội Mường tôn trọng bởi tài năng, đức độ, sức hiểu biết và trí nhớ tuyệt vời. Chúng ta nghe nhà thơ Bùi Tuyết Mai trò chuyện tiếp về không gian diễn xướng đặc biệt của sử thi cũng như vai trò của thầy mo – người diễn xướng nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 10/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2017
Lượt nghe: 947
60 năm qua, những cuốn sách của Nhà xuất bản(NXB)Kim Đồng đã song hành cùng nhiều thế hệ độc giả trong cả nước. Vừa qua, tại Hà Nội, NXB Kim Đồng đã tổ chức kỉ niệm 60 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Phóng viên Dương Hà có bài viết “60 năm nỗ lực vì nền văn hóa đọc” phản ánh sự kiện này. Nhà văn Tô Hoài là một trong những người sáng lập NXB Kim Đồng. Cuốn truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của ông được bạn đọc nhỏ tuổi trong nước và thế giới yêu mến. Phần cuối chương trình, các bạn cùng nghe một trích đoạn trong cuốn "Dế mèn phiêu lưu ký". (Văn nghệ thiếu nhi 25/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2018
Lượt nghe: 1448
Trong các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và Phạm Cao Củng thì tác phẩm của Phạm Cao Củng có phần đặc sắc hơn… Nhân vật và khung cảnh do ông sáng tạo đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người Việt Nam ta hiện thời...
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2019
Lượt nghe: 1004
Bước vào thế giới văn chương của Tự Lực văn đoàn, có lẽ gương mặt đầu tiên mà độc giả nhớ tới là nhà văn Nhất Linh. Chủ soái đồng thời cũng là linh hồn của Tự Lực văn đoàn không chỉ là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng mà còn là một nhà thơ, một họa sĩ tài năng...(Tìm trong kho báu phát 14/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2019
Lượt nghe: 1082
Những người đọc Khái Hưng có lẽ đều ấn tượng với lối văn giản dị thanh tao, trong sáng, nhịp nhàng nhưng không mất vẻ tự nhiên. Nhà văn Khái Hưng vốn am hiểu phụ nữ và tuổi trẻ, nhờ thế thanh niên và phái đẹp là những độc giả trung thành của ông. Bằng sự cuốn hút rất cập thời, văn chương Khái Hưng đã tìm ra lối đi vào tâm hồn độc giả...(Tìm trong kho báu phát 21/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 871
Công chúng nhớ tới Hoàng Đạo trước tiên trong vai trò nhà cải cách xã hội. Sau đó mới là nhà văn. Thực tế cho thấy sáng tác văn xuôi hư cấu của Hoàng Đạo không nhiều. Ông đã xác lập cho ngòi bút của mình đi theo một con đường riêng với những luận thuyết về xã hội dù có lẽ nhận rõ lối đi ấy không mấy mời gọi như con đường mà Nhất Linh, Khái Hưng hay Thạch Lam lựa chọn...(Tìm trong kho báu phát 28/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 1017
Sinh năm 1963, tốt nghiệp khoa Anh Trường đại học tư lập Yonsei (Hàn Quốc), năm 1988 Gong Ji Young chính thức bước chân vào làng văn xứ kim chi bằng tuyển tập truyện ngắn mang tên "Ngày tan vỡ". Các tác phẩm của Gong Ji Young chưa bao giờ xuất bản thấp hơn 100.000 bản, hầu hết đều trở thành sách best-seller, đỉnh cao hiện nay là tiểu thuyết Bong Soon, chị tôi với 1,5 triệu bản in, ra mắt từ năm 1988 đến nay vẫn còn tái bản. Tác phẩm của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt như “Cá thu”, “Dù con sống thế nào mẹ cũng luôn ủng hộ”, “Yêu người tử tù”… Tác phẩm mới nhất của nữ nhà văn được giới thiệu ở nước ta là tiểu thuyết “Chiếc thang cao màu xanh”, do dịch giả Nghiêm Thị Thu Hương chuyển ngữ, NXB Phụ nữ ấn hành.
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019
Lượt nghe: 874
Trong làng văn xuôi tự sự viết đầu thế kỷ 20, nhà văn Nguyễn Bá Học được xếp cùng “chiếu” với những tên tuổi thời bấy giờ là các nhà văn Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh. Dưới ngòi bút của Nguyễn Bá Học, một phần bức tranh xã hội đương thời hiện lên sinh động. Ở đó, ta thấy được thói cờ bạc chơi bời ở người đàn ông, tính xa hoa, lười biếng, đến nỗi rơi vào cảnh trụy lạc bần cùng ở những người phụ nữ “con nhà”...(Tìm trong kho báu phát 24/1/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019
Lượt nghe: 914
Thế Lữ là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, nổi tiếng với bài thơ “Nhớ rừng”. Ông còn là một cây bút văn xuôi xông xáo. Tổng cộng đời văn Thế Lữ có khoảng 40 truyện, cả truyện dài và truyện ngắn. Ông viết bốn thể tài chính bao gồm truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện thường ngày và truyện lãng mạn đường rừng. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến truyện trinh thám hay khởi nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là văn học cảnh sát (Tìm trong kho báu 10/1/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2019
Lượt nghe: 1155
Hai phần ba cuộc đời, sống với công việc viết tiểu thuyết, Phú Đức là cái tên bảo chứng cho lượng độc giả văn chương trong khoảng chục năm, từ năm 1925 đến năm 1935. Đây cũng là giai đoạn huy hoàng trong sự nghiệp của cây bút trinh thám hàng đầu Nam bộ. Những tác phẩm của ông sau này được tái bản lại vẫn rất “ăn khách”. Rõ ràng, tiểu thuyết trinh thám Phú Đức có vị trí lớn trong dòng chảy văn chương trinh thám Việt Nam đầu thế kỷ 20 (Tìm trong kho báu phát 3/1/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 803
Tiểu thuyết “Tố Tâm” được nhà văn Hoàng Ngọc Phách viết năm 1922, in lần đầu 3 năm sau đó và nhanh chóng trở thành best-seller văn chương thời bấy giờ. Vì sao “Tố Tâm” được coi là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học miền Bắc và được công chúng yêu mến, đón nhận đến như vậy? (Tìm trong kho báu phát 13/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2019
Lượt nghe: 947
Là một người sáng tác vốn ưa thích tự do, làm việc theo cảm hứng, thế nhưng khi đảm nhận công việc biên tập văn thơ, nhà thơ Thế Lữ đã cho thấy năng lực đánh giá, thẩm định cũng như tinh thần trách nhiệm cao đối với tác phẩm của các bạn văn, bạn thơ, những đàn em trong làng văn nghệ...(Tìm trong kho báu phát 11/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2019
Lượt nghe: 13134
Để tạo nên hồn vía của làng quê trong tác phẩm của mình, bên cạnh việc miêu tả cảnh quê, nhà văn Trần Tiêu còn khắc họa hình ảnh, tâm tư, tình cảm của người dân quê. Trong đó, ông đặc biệt dành nhiều cảm tình cho người phụ nữ, những người vợ, người mẹ tảo tần khuya sớm vì chồng, vì con...(Tìm trong kho báu phát 25/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2019
Lượt nghe: 1541
Tuy không nổi đình đám trong làng văn xuôi những năm 30 – 40 của thế kỷ trước như các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam nhưng nhà thơ Xuân Diệu, cùng là một thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, ngoài đắm đuối với thơ, còn dành thời gian sáng tác văn xuôi, cụ thể là viết truyện ngắn, bút ký và phê bình tiểu luận. Trong đó, ở thể loại truyện ngắn, ông có tập “Phấn thông vàng”, gồm 17 truyện, in ở NXB Đời nay, xuất bản năm 1939 (Tìm trong kho báu phát 28/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2019
Lượt nghe: 1246
Giữa muôn ngả rẽ của tư tưởng văn chương buổi giao thời, ngay từ đầu nhà văn Nguyễn Công Hoan đã dứt khoát hướng ngòi bút của mình đứng về phía người dân lao động bị áp bức. Ông là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Theo Giáo sư Phan Cự Đệ, tác phẩm Nguyễn Công Hoan là bức tranh sống động về những cảnh ngộ, con người trong chế độ cũ...(Tìm trong kho báu phát 11/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2019
Lượt nghe: 1196
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan đều được sân khấu hóa. Các thói tục nông thôn, chuyện quan lại chốn đình trung, những chuyện tình yêu bị chia cắt do lễ giáo phong kiến đã được nhà văn phục dựng một cách sinh động. Tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của nhà văn Nguyễn Công Hoan thực sự trải trước mắt người hôm nay một bức tranh xã hội cũ thu nhỏ...(Tìm trong kho báu phát 25/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2019
Lượt nghe: 1088
“Những trang đời hậu chiến”, chương trình phát thanh Văn nghệ đặc biệt do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 – Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện, xoay quanh những nhân vật trong các tác phẩm ký về đề tài hậu chiến của nhà văn Minh Chuyên. Những nhân vật ấy từ đời thực bước vào trang sách, rồi từ trang sách lại bước ra cuộc đời, với bao éo le, trắc trở, oan khuất, song đã cùng nhau xây dựng nên câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp giữa đời thường...(Văn nghệ phát 27/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019
Lượt nghe: 810
Bên cạnh hàng loạt sáng tác văn chương hư cấu nổi tiếng, nhà văn Nguyễn Công Hoan còn thể hiện khả năng lý luận phê bình văn học qua một số tác phẩm bàn về quan niệm văn chương, kinh nghiệm viết văn và chân dung nhà văn. Trên nền tảng sáng tác và tác phẩm, những lý luận về văn chương của ông quả thực hấp dẫn và giàu sức thuyết phục...(Tìm trong kho báu phát 08/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2019
Lượt nghe: 1399
Viết cho nhiều đối tượng độc giả, nhưng nổi bật vẫn là đối tượng thanh thiếu niên, nhà văn Kim Ryeo-ryeong luôn bắt đầu với câu hỏi “tại sao?” khi đối diện với những mặt đối lập như cái ác và cái thiện, nạn nhân và thủ phạm. Dù là viết cho trẻ em hay người lớn, trả lời những câu hỏi như thế luôn là một sự thách thức...(Văn nghệ phát 03/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019
Lượt nghe: 665
Khi tiểu thuyết “Bỉ vỏ” được trao giải Tự Lực văn đoàn, những tên tuổi thời bấy giờ là nhà văn Thạch Lam và nhà văn Vũ Ngọc Phan đã gọi Nguyên Hồng là một tài năng trẻ nhiều triển vọng. Có lẽ họ đã nhìn ra ở Nguyên Hồng tố chất của một người viết hứa hẹn đi đường dài với văn chương. Có thể nói những tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn Nguyên Hồng đều viết về lớp người cùng khổ của xã hội...(Tìm trong kho báu phát 30/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2019
Lượt nghe: 829
Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng luôn được nhà văn dành nhiều ưu ái, cảm tình và sự bênh vực. Xuyên suốt nhiều tác phẩm đặc sắc, nhà văn Nguyên Hồng thể hiện tấm lòng với những số phận con người nhỏ nhoi và yếu thế trong xã hội đương thời...(Tìm trong kho báu phát 20/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2019
Lượt nghe: 970
Trong ba lần Tự Lực văn đoàn trao giải thưởng, nhà văn Nguyễn Khắc Mẫn được vinh danh tới hai lần. Hai giải khuyến khích năm 1935 và năm 1937 đều thuộc về tác giả quê Kinh Bắc. Tâm niệm “Văn dĩ tải đạo”, văn chương Nguyễn Khắc Mẫn tìm tòi và nêu cao phẩm chất tốt đẹp của con người trong những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo...(Tìm trong kho báu phát 27/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 1545
Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của nhà văn Tô Hoài tập trung vào hai đề tài chính là viết về loài vật và nông thôn trong cảnh đói nghèo. Những tác phẩm viết về loài vật của ông đặc biệt có sức hấp dẫn, thể hiện ngòi bút tài hoa và báo hiệu sức sáng tạo sung mãn...(Tìm trong kho báu phát 12/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2019
Lượt nghe: 615
Trong Tự truyện “Một quãng đường”, nhà văn Tô Hoài bộc bạch: “Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình quanh mình. Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn. Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay nghịch ngợm và đá chút khinh bạc là phần nào con người và tư tưởng tiểu tư sản của tôi”. Ghi dấu ấn ở nhiều đề tài nhưng có thể nói sở trường về bối cảnh của Tô Hoài vẫn là vùng ven đô, ngoại thành Hà Nội. Trong những trang văn viết về nông thôn, cảm hứng phong tục được nhà văn thể hiện rất chân thực và sinh động...(Tìm trong kho báu phát 19/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2019
Lượt nghe: 1276
Cũng như nhiều đồng nghiệp cùng thời, nhà văn Kim Lân lấy chất liệu từ môi trường cuộc sống đời thường để làm chi tiết trong các sáng tác. Văn ông khác người nhờ biết gạn lọc những tinh túy từ hiểu biết sành sỏi về nếp sống hương thôn, nhờ đó có một sức hấp dẫn riêng biệt. Thưởng thức văn Kim Lân cơ hồ như ngồi trong bảng lảng cảnh quê, nếm một món đặc sản của đồng quê hãy còn tươi roi rói. Món đặc sản ấy quấn quyện hài hòa cả hương, vị, sắc màu, tình đất, tình người, y như những trang văn vừa sinh động, uyển chuyền lại thấm thía cốt cõi sâu xa giá trị cốt cách tâm hồn người dân quê...
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2019
Lượt nghe: 829
Cũng như nhiều văn nghệ sĩ cùng thời, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công rồi tới thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp tác động mạnh mẽ vào ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao. Giai đoạn sau Cách mạng đánh dấu chuyển biến lớn trong tư duy sáng tác của nhà văn, in đậm trong một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn “Đôi mắt”, nhật ký “Ở rừng”...(Tìm trong kho báu phát 5/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2019
Lượt nghe: 724
Nhà văn Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, khi mới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm màu lãng mạn. Phải đến khi tuyệt tác “Chí Phèo” và tập “Đôi lứa xứng đôi” ra đời vào năm 1941, ý thức nghệ thuật hiện thực của Nam Cao mới được khơi dòng. Tuy “cập bến” hiện thực muộn hơn so với các tiền bối xuất sắc như , Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nhưng ngòi bút của nhà văn Nam Cao nhanh chóng bắt được mạch đời và tuôn trào mạnh mẽ...
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 769
Không có cái vẻ êm đềm, thơ mộng, trong lành, buồn lặng như nông thôn trong văn Thạch Lam, cũng không mang hơi hướng bản sắc nệ cổ như văn Ngô Tất Tố, nông thôn, trong mỗi sáng tác của Nam Cao nói như Giáo sư Phong Lê: “không chỉ là một lát cắt tươi rói của cuộc sống mà còn là những chạm khắc rất ấn tượng về những chân dung người làm nên gương mặt dân tộc một thời” (Tìm trong kho báu phát 21/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019
Lượt nghe: 852
Việc tinh thông Hán học là một lợi thế của nhà văn Ngô Tất Tố khi tiếp cận những tác phẩm văn học trung đại của nước nhà. Không những dịch bản chữ Hán tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” nằm trong bộ “Ngô gia văn phái tùng thư”, ông còn dịch thơ, biên soạn, chú thích về tiểu sử, cuộc đời của các tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc...(Tìm trong kho báu phát 26/9/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2019
Lượt nghe: 1286
Với giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc, độc đáo, các tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng trước tiên gây ấn tượng mạnh mẽ với các đồng nghiệp. Nhà thơ Lưu Trọng Lư gọi nỗ lực gây dựng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là “Một sức sáng tạo nhiệm màu”. Về sau, nhà văn Nguyễn Khải đánh giá những trang viết của tác giả “Số đỏ”: “làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Còn nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng nhà văn đàn anh có một “bút lực ghê gớm và dữ dội”...
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 966
Bài thơ Nôm số 92 còn có tên là “Thú thanh nhàn” với câu mở đầu: “Giàu mặc phận thác đâu bì/ Đọ thanh nhàn, khá nhất nhì” đã nâng thú thanh nhàn lên bậc cao nhất, cao hơn cả sự giàu có và trường sinh. Ẩn dật chưa bao giờ là lựa chọn khó khăn của cụ Trạng. Bởi hơn ai hết cụ thấu suốt lẽ xuất – xử, biết lúc nào nên ẩn, nên tàng. Cho nên mới gọi cuộc ẩn cư của cụ là “Thú nhàn” thay vì “Sự nhàn” như cụ Ức Trai...(Tìm trong kho báu phát 28/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1697
Sống và sáng tác cùng giai đoạn với Đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một phong cách thơ Nôm độc đáo. Nếu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được truyền khẩu rộng rãi trong dân gian thì thơ Quốc âm của Hồ Xuân Hương, những bài như Mời trầu, Tự tình, Quả mít, Bánh trôi, Con ốc nhồi, Đèo Ba Dội, Sư bị ong châm, Thiếu nữ ngủ ngày cũng được thích thú ngâm nga, truyền tụng bao đời nay. Tuy mỗi tác giả, tác phẩm có nội dung, tính chất, nghệ thuật thơ riêng biệt nhưng xét về quá trình thâm nhập vào quảng đại quần chúng, tới hôm nay có thể thấy ảnh hưởng của thơ ca Hồ Xuân Hương so với Đại thi hào Nguyễn Du cũng vững vàng ở thế một chín một mười.
Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2020
Lượt nghe: 1571
Cùng với sự phát triển trong tư duy, nhận thức và quan niệm nghệ thuật, những bổn phận của con người chức năng, đạo nghĩa quân – thần của các Nhà Nho càng ngày càng có sự tiếp biến, mềm mại. Đó cũng là lý do chất Nhà Nho tài tử của các tác giả thơ Nôm thể hiện qua sự bộc lộ con người và những cá tính bản thân đến thế kỷ 18, 19 đậm nét hơn những thế kỷ trước. Tuy vậy, những tác gia lớn, dù làm quan và sáng tác trong thời kỳ nào, vẫn có những phương cách để bộc lộ toàn vẹn, đầy thuyết phục chất Nhà Nho tài tử...
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020
Lượt nghe: 1191
Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một nhiệm kỳ mới hứa hẹn những đột phá không chỉ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà còn cho tất cả các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những người đang dùng ngòi bút của mình để phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nói lên tiếng lòng của nhân thông qua tác phẩm văn chương cụ thể, chất lượng, đưa vị thế nền văn chương nước nhà lên tầm cao mới, được bạn bè năm châu đón nhận. Chúng ta cùng hi vọng và kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian tới sẽ thay đổi cả về chất và lượng, để văn chương luôn là cấu nối gắn kết những con người với nhau...(Văn nghệ 26/11/2020)
Ngày phát hành 10:24 | 17/6/2021
Lượt nghe: 1090
Sinh ra nhằm buổi giao thời, nền Tây học lên ngôi, Nho học tàn lụi, là một người thiết tha với các giá trị văn hóa truyền thống, nhà thơ Tú Xương không khỏi ngậm ngùi. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng đi sâu vào tâm thế, cảm xúc của ông Tú Thành Nam trong những vần thơ thể hiện cái nhìn không mấy thiện cảm vào chữ Quốc ngữ. Qua những thi liệu dân gian được nhà thơ Tú Xương sử dụng trong sáng tác Quốc âm, một lần nữa càng cho thấy tấm lòng của ông với bản sắc dân tộc.
Ngày phát hành 15:8 | 19/5/2021
Lượt nghe: 666
Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lần giở các sáng tác thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trước tiên là những vần thơ Quốc âm lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. Xung quanh câu chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đổ được mời làm chánh chủ khảo cuộc thi vịnh Kiều cũng là nguyên cớ để cụ thể hiện khí chất và tài năng. Những sáng tác thơ Nôm tiêu biểu làm đậm thêm một phong cách trào phúng bậc thầy trong nền thơ ca dân tộc.
Ngày phát hành 10:42 | 31/3/2021
Lượt nghe: 1049
Đến giai đoạn giao thời, thơ sáng tác bằng chữ Nôm bên cạnh truyền thống đề vịnh phong cảnh còn được các nhà Nho nước ta ưa dùng để ký thác nỗi niềm, tâm sự trước những biến động của xã hội, thời cuộc. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những người sáng tác thơ Nôm thế sự đắc địa mà tiếng vang của những trước tác của cụ tới hôm nay đã cho thấy một bản lĩnh, một tài năng.
Ngày phát hành 16:6 | 30/6/2021
Lượt nghe: 1769
Nói tới sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương, độc giả, công chúng quan tâm đặc biệt và thích thú với chất thơ trào phúng. Nhưng chúng ta cũng không quên rằng ông Tú Thành Nam cũng có những ý thơ Nôm rất mực trữ tình. Chương trình hôm nay phân tích làm rõ khuynh hướng trữ tình hòa quyện với hiện thực thông qua những sáng tác đặc sắc của nhà thơ Tú Xương.
Ngày phát hành 15:31 | 8/7/2021
Lượt nghe: 1663
Sinh thời, dù gia cảnh không lấy gì làm sung túc, nhà thơ Tú Xương vẫn nức tiếng là một trong những tay chơi đất Thành Nam. Chẳng thế mà trong bài “Tự trào”, giọng thơ ông ngất nghểu: “Lúc túng toan lên bán cả trời/ Trời cười thằng bé nó hay chơi/ Cho hay công nợ âu là thế/ Mà vẫn phong lưu suốt cả đời”. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào câu chuyện thú hát cô đầu; Đồng thời phác lại một phần bối cảnh làm nên con người nhà nho hành lạc trong sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương.
Ngày phát hành 16:1 | 14/7/2021
Lượt nghe: 1386
Càng đi vào các sáng tác cụ thể của nhà thơ Tú Xương, chúng ta càng nhận ra đằng sau giọng điệu bỡn cợt, giễu nhại,ngạo đời là những nỗi niềm khôn tả. Có những bài thơ Nôm tưởng trái khoáy, lạ đời nhất ngẫm ra vẫn là xuất phát từ một tấm tình đậm sâu. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn đi vào những vang hưởng trữ tình đáng trân trọng ấy.
Ngày phát hành 11:10 | 19/8/2021
Lượt nghe: 980
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.
Ngày phát hành 11:51 | 26/8/2021
Lượt nghe: 772
Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.
Ngày phát hành 11:51 | 26/8/2021
Lượt nghe: 1025
Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.
Ngày phát hành 15:32 | 9/12/2021
Lượt nghe: 1740
Sau khi đỗ Tú tài trong kỳ thi hương 1843 tại Gia Định, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngược ra kinh đô Huế để tham dự kỳ thi Hội. Dọc đường đi, nghe tin mẹ mất, là người con hiếu thảo, ông quyết định trở về quê nhà chịu tang. Trên đường về, phần vì khóc thương, đau buồn, lại không may mắc bệnh, Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Nhờ nghề thuốc học được trong thời gian lưu lại tư gia một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, về đến quê nhà, ông mở trường dạy học, bốc thuốc giúp người nghèo. Trong số các học trò của Đồ Chiểu, có Lê Tăng Quýnh vốn mồ côi cha mẹ, cảm kích tài năng và đức độ của người thầy mù lòa đã se duyên cho người em gái là Lê Thị Điền. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu từ đó về sau dù trải qua nhiều biến cố luôn có sự chăm sóc, sát cánh của người vợ tào khang:
Ngày phát hành 14:50 | 9/3/2022
Lượt nghe: 1960
Bên cạnh 100 bài thơ cung oán, nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Huy Lượng còn nổi tiếng với bài phú ca tụng hồ Tây gồm 86 liên, độc vận. Dụng ý của tác giả là mượn cảnh Tây Hồ để tán tụng sự nghiệp và công đức của nhà Tây Sơn. Cũng là bài phú này đã khơi mào cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai danh sỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Lượng với Phạm Thái. Khi đọc được “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng, tác giả của “Sơ kính tân trang” đã viết một bài phú hoạ lại (cùng số câu, cùng vần), gọi là “Chiến tụng Tây Hồ”. Tác phẩm vừa hoạ lại, vừa đả kích những nội dung trong bài phú của Nguyễn Huy Lượng. Hai bên đối lập, một bên là phù Tây Sơn, một bên thuộc phái phù Lê chống Tây Sơn. Tuy vậy, qua thời gian không thể phủ nhận được giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài phú ca tụng Hồ Tây của Nguyễn Huy Lượng.
Ngày phát hành 10:4 | 20/4/2023
Lượt nghe: 1558
Trong những chương trình Tìm trong kho báu vừa qua, chúng tôi đã lần lượt giới thiệu di sản văn chương của Nhất Linh và Khái Hưng, hai cây bút trụ cột trong nhóm Tự lực văn đoàn. Trong chương trình Tìm trong kho báu tuần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới quý vị thính giả di sản văn chương của một thành viên quan trọng nữa trong nhóm Tự lực, đó là nhà văn Thạch Lam. Nhắc tới nhà văn Thạch Lam là nhắc tới những cống hiến quan trọng của ông ở thể loại truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông đã và đang được sử dụng trong chương trình ngữ văn trong nhà trường phổ thông và trở thành nổi tiếng suốt bao năm qua. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan...
Ngày phát hành 8:51 | 18/11/2022
Lượt nghe: 786
Năm 19 tuổi, nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị thi đậu Cử nhân, cùng khoa với Nguyễn Thông. Sau đó Nguyễn Thông làm quan nhiều nơi, lên đến chức Bố chánh Quảng Ngãi. Về phần Phan Văn Trị, ông chọn cuộc sống thanh đạm, mở lớp dạy học ở làng quê. Tuy rời xa chốn quan trường nhưng tấm lòng Phan Văn Trị vẫn đau đáu trước tình cảnh triều đình nhu nhược, đất nước nguy cơ rơi vào tay thực dân Pháp. Những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật được ông sáng tác nhằm bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam bộ, ông làm thơ yêu nước, thơ xướng họa có tính chất bút chiến. Có thể nói, thời kỳ nào, Phan Văn Trị cũng dành tâm sức để nói lên sự quan tâm với thế sự, tấm lòng đối với đồng bào, non sông, Tổ quốc
Ngày phát hành 14:32 | 11/11/2022
Lượt nghe: 738
Là nhà hoạt động chính trị, xã hội, nhà giáo dục, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, nhà sử học có ý thức trách nhiệm cao, Nguyễn Thông có những đóng góp rất tích cực cho đất nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19. Cuộc đời của ông xác lập tư thế một nhà nho hành đạo trong thời đại mới, không chỉ theo đuổi lý tưởng khoa cử, trung quân ái quốc mà còn tích cực tham gia vào công cuộc kháng Pháp, đem nhiệt huyết và tài năng ra giúp nước, giúp đời. Và cũng như nhiều nhà nho cùng thời, qua các trước tác, nhà thơ Nguyễn Thông gửi gắm tâm sự cá nhân, đặc biệt là tấm lòng với cố hương:
Ngày phát hành 8:47 | 20/10/2022
Lượt nghe: 1856
Nhà thơ Nguyễn Thông (còn có tên khác là Nguyễn Thới Thông, tự Hy Phần, và nhiều biệt hiệu: Kỳ Xuyên, Độm Am, Đạm Trai) sinh năm 1827 tại phủ Tân An, tỉnh Gia Định, nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Cụ Nguyễn Thông đỗ cử nhân năm 1849, từng làm quan, giữ nhiều chức vụ như: Án sát Khánh Hòa, Bố Chánh Quảng Ngãi, Bố Chánh Bình Thuận. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Thông trải qua nhiều sóng gió, truân chuyên bởi đức tính thẳng ngay, không dối trá nên nhiều kẻ xu nịnh, vu cáo, hãm hại. Cụ mất vào năm 1884, thọ 57 tuổi, được an táng tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Về sự nghiệp nghiên cứu, cụ Nguyễn Thông để lại những bộ sử liệu quan trọng là “Khâm định Nhân sự kim giám”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” và “Việt sử thông giám cương mục khảo lược”. Về sáng tác thơ văn, đến nay, giới nghiên cứu đã sưu tầm được 76 bài thơ, 25 bản văn, 6 bản sớ điều trần của cụ nằm trong các tập: “Độm Am thi văn tập”, “Kỳ Xuyên thi văn sao”, “Kỳ Xuyên công độc”, “Dưỡng chính lục”...
Ngày phát hành 8:52 | 28/10/2022
Lượt nghe: 786
Trong gần 60 năm cuộc đời, nhà nho Nguyễn Thông thể hiện sự gắn bó mật thiết với đời sống của người dân lao động nơi ông sinh ra, lớn lên và tại chức quan lại. Trong vai trò một trí thức yêu nước, ông đã đi sâu cụ thể vào các mặt của xã hội nhằm hướng tới việc cải thiện đời sống người dân. Năm 1984, cách đây đã gần 40 năm, kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Thông, trong một bài viết đầy tâm huyết, Giáo sư Nguyễn Lộc đã khẳng định: “Trong suốt cuộc đời long đong vất vả, Nguyễn Thông đã ngày đêm suy nghĩ về đời sống của nhân dân và vận mệnh của Tổ quốc. Tình cảm mãnh liệt này đã thể hiện sâu sắc qua toàn bộ thơ văn của ông. Thơ văn của Nguyễn Thông cũng vì thế là sự phản ánh trung thành của đời sống xã hội và sự kết tinh phong phú tư tưởng xã hội và hành động xã hội của ông”:
Ngày phát hành 10:40 | 25/8/2022
Lượt nghe: 1673
Đất Gia Định xưa quy tụ nhiều nhà nho, danh tướng, văn nhân tài tử học rộng tài cao với những trước tác và công lao còn lưu trong sử sách. Chương trình hôm nay của Ban VHNT (VOV6) điểm lại nhân cách con người của Nhà giáo Võ Trường Toản, Danh tướng Ngô Tùng Châu và giá trị di sản thơ văn Tao đàn Bạch Mai thi xã nửa sau thế kỷ 19.
Ngày phát hành 12:22 | 27/7/2023
Lượt nghe: 1305
Nhìn lại nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, Thế Lữ được coi là một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào Thơ Mới, được tôn làm đàn anh của cả một thế hệ thi sĩ và được Hoài Thanh chọn làm người mở đầu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Thế Lữ cũng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn kể từ ngày mới thành lập và ông còn có nhiều đóng góp đa dạng, phong phú ở các lĩnh vực như truyện, phê bình văn học, sân khấu, dịch thuật…Thế Lữ là người duy nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn
Ngày phát hành 10:57 | 24/10/2024
Lượt nghe: 1031
Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục sinh năm 1948, quê ở Thái Thụy, Thái Binh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 20 năm trước, nhà văn Vũ Bình Lục từng được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó là giải cao nhất Nghiên cứu – Phê bình văn học của Liên hiệp các Hội văn học và Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học năm 2023 của Hội Nhà văn Hà Nội. Về lĩnh vực Nghiên cứu – Phê bình văn học, tác phẩm đáng chú ý của nhà văn Vũ Bình Lục có thể kể đến những cuốn “Giải mã thơ chữ Hán và bình thơ Nôm của Nguyễn Trãi”, “Giải mã thơ Lý - Trần” (5 tập, gồm 2800 trang), “Hồn thiền trong thơ Lý - Trần” (700 trang), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (hơn 700 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19” (2 quyển gồm 1600 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn” (756 trang) và “Vừa đi vừa nghĩ” (1050 trang)…Chặng đường, tâm huyết, thành quả và phương pháp nghiên cứu giải mã kho báu văn chương dân tộc của nhà văn Vũ Bình Lục mới đây đã được bàn luận trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại”. Đây là hoạt động do Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.
Ngày phát hành 11:56 | 6/11/2023
Lượt nghe: 2157
Trong khu rừng, có ngôi nhà hoang ít người lui tới, chính vì vậy ngôi nhà bị đồn là có ma. Hôm đó Lợn Hồng đi thăm bà ngoại, chiều tà chưa thấy về, nhóm bạn là Nghé Vàng, Sóc Bông, Voi Mít…lên đường tìm đón và bảo vệ bạn Lợn Hồng. Khi đi ngang qua ngôi nhà hoang, nhóm bạn trẻ đã khám phá được bí mật của lời đồn về ngôi nhà ma. Từ đây, tính cách của các con vật được khắc họa sinh động như nghĩa hiệp, hài hước, hờn dỗi, cáu kỉnh được nhân cách hóa. Những con vật trong rừng đã hành động với những tính cách dễ thương, đậm chất nhân văn về cuộc sống nhân gian, nơi giao hòa muôn loài với thiên nhiên vạn vật.
Ngày phát hành 15:35 | 10/2/2022
Lượt nghe: 1804
Tuấn và Minh là những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết luôn có những đóng góp cho quê hương và đơn vị nơi mình công tác. Vào những ngày khi dịch Covid còn diễn biến căng thẳng, họ vẫn âm thầm góp sức cùng các đồng nghiệp đồng chí chống dịch và giúp người dân khắc phục thiên tai. Trong khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân họ như những đóa hoa gạo rực rỡ, hiên ngang luôn cháy hết mình để lan tỏa những giá trị tốt đẹp
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2018
Lượt nghe: 2995
Trong xã hội hiện đại, cuộc sống ở những vùng quê đã có nhiều thay đổi. Để phát triển hạ tầng đã có những gia đình phải hy sinh một phần lợi ích, thay đổi không ít thói quen đã trở nên thân thuộc. Nhưng chắc chắn rằng, sau mọi sự thay đổi, điều kiện sống sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2017
Lượt nghe: 1755
Vì nhỡ tay, Phó giám đốc Chí Huân đã làm bố của Hạnh chết. Mẹ Hạnh cũng vì thế mà suy sụp, qua đời. Mang tâm trạng có tội, Chí Huân đã cố gắng bù đắp, giúp đỡ Hạnh. Chỉ là một công nhân thu nhập không cao, cuộc sống của Hạnh có nhiều ngã rẽ bất ngờ khi gặp những con người, những số phận và cách sống khác ở nơi phố thị. Bên cạnh những chàng trai, cô gái mỗi người một tính cách, một nhận thức, nhân vật xấu là Nại luôn đi ngược với những giá trị nhân văn. Kết truyện, ông ta cũng phần nào nhận ra được tội lỗi của mình…
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2016
Lượt nghe: 2472
Để thực hiện âm mưu thấp hèn, ai đó mượn danh ma quỷ hòng đạt được mục đích. Tuy nhiên sự dối trá không bao giờ có được đích đến tốt đẹp. Chỉ sự tử tế, lòng tốt mới mang đến những mối quan hệ tốt đẹp và niềm vui cho cuộc đời
Tác giả kịch bản: Nguyễn Toàn Thắng - Các nghệ sĩ Nhà hát kịch Việt Nam trình diễn
Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2016
Lượt nghe: 1758
Hạnh phúc - điều tưởng chừng giản dị nhưng không dễ kiếm tìm trong xã hội hiện đại. Bận rộn, mải kiếm tiền hay đôi khi chỉ là sự lầm tưởng mà nhiều người đã để tuột khỏi tay mình tình cảm của những người thân yêu nhất. Chỉ đến khi một mình đối diện với cô đơn, tiếc nuối, họ mới nhận ra lầm lỗi của mình…
Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2016
Lượt nghe: 1790
Hạnh phúc - điều tưởng chừng giản dị nhưng không dễ kiếm tìm trong xã hội hiện đại. Bận rộn, mải kiếm tiền hay đôi khi chỉ là sự lầm tưởng mà nhiều người đã để tuột khỏi tay mình tình cảm của những người thân yêu nhất. Chỉ đến khi một mình đối diện với cô đơn, tiếc nuối, họ mới nhận ra lầm lỗi của mình…
Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2016
Lượt nghe: 1929
Hạnh phúc - điều tưởng chừng giản dị nhưng không dễ kiếm tìm trong xã hội hiện đại. Bận rộn, mải kiếm tiền hay đôi khi chỉ là sự lầm tưởng mà nhiều người đã để tuột khỏi tay mình tình cảm của những người thân yêu nhất. Chỉ đến khi một mình đối diện với cô đơn, tiếc nuối, họ mới nhận ra lầm lỗi của mình…
Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2015
Lượt nghe: 2181
Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức là người gắn bó và gặt hái nhiều thành công với các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng. Đây là mảng đề tài lớn của văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung, sân khấu Việt Nam nói riêng. Chiến tranh đã lùi xa nhiều thập niên, nhưng dư âm của nó với đầy đủ sự khốc liệt dường như vẫn còn mãi trong nhiều thế hệ văn nghệ sĩ. Viết về cuộc chiến, đối với nhiều người là trách nhiệm, là món nợ tinh thần…
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2018
Lượt nghe: 2192
Nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình (1936-1991); Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001; nguyên Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu... là một trong những nhà viết kịch hàng đầu của sân khấu hiện đại Việt Nam; với nhiều vở diễn nổi tiếng, gây nhiều tranh luận về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật từ giữa những năm 60 - 90 của thế kỷ trước...
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 3068
Kịch bản Người tốt nhà số 5 của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ tái diện khán giả sân khấu Thủ đô sau gần 4 thập kỷ qua vở diễn của đạo diễn Tạ Tuấn Minh
Ngày phát hành 18:27 | 26/11/2021
Lượt nghe: 2775
Từ 1951- 2021 đánh dấu 70 năm thành lập và phát triển Nhà hát Chèo Việt Nam. Với 70 năm kể từ ngày đầu được thành lập năm 1951 tại Chiến khu Việt Bắc, lúc đó còn là tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, Đảng và nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các nhà làm Chèo sưu tầm, phục hồi vốn cổ từ các nghệ nhân Chèo dân gian. Từ chủ trương này, công tác sưu tầm, phục hồi, đặc biệt là chỉnh lý các tích Chèo cổ đã tạo nền móng cho sự phát triển của không chỉ của riêng Nhà hát Chèo Việt Nam mà cả ngành Chèo sau này. Chương trình hôm nay mời quý vị và các bạn nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam về; “Nhìn lại 70 năm Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày phát hành 12:55 | 10/9/2021
Lượt nghe: 4612
Dịch Covid 19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động biểu diễn, việc luyện tập và thu nhập của người diễn viên. Nhờ sự quan tâm của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục nghệ thuật biểu diễn và sự đồng lòng của nhiều đơn vị trực thuộc hình thức Nhà hát online ra đời mang đến một giải pháp hứa hẹn nhiều hiệu quả!
Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2015
Lượt nghe: 3096
Bố mẹ bé Na đang chật vật mưu sinh, phải đối mặt trước bao nhu cầu rất đỗi bình thường của cuộc sống một gia đình nhỏ bé… Một ngày kia, bất ngờ họ biết rằng mình đang sở hữu một tài sản có giá trị - chiếc bình cổ được lưu truyền qua 5 đời được một người sưu tầm đồ cổ trả giá 1 tỷ đồng… Vậy là lại bao toan tính với đôi vợ chồng trẻ xung quanh câu hỏi “Bán hay không bán” chiếc bình gia bảo???
Nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra! Quý vị và các bạn cùng đón đợi trong những phút cuối của chương trình Xin chờ hồi kết.
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1209
Đầu tư cho một kịch bản đề tài lịch sử-vở diễn Công lý không gục ngã, các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ gửi gắm nhiều kỳ vọng ở tác phẩm dự định sẽ tham gia Hội diễn Sân khấu Kịch toàn quốc sắp tới.
Bài viết của Vũ Nga chuyển đến người nghe một vài cảm nhận về vờ diễn trong đêm ra mắt tại Hà Nội.
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015
Lượt nghe: 1580
Vừa qua, Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo VOV2- Đài Tiếng nói VN tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các cộng tác viên thân thiết - những người có nhiều gắn bó, góp phần tạo nên những chương trình phát thanh hấp dẫn, chất lượng trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sân khấu là một trong số CTV được trao tặng dịp này.
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2015
Lượt nghe: 1808
Tác giả sân khấu Phạm Văn Quý là người viết kịch đạt được nhiều thành công trong mảng đề tài lịch sử, dã sử thời gian gần đây. Sau một số vở diễn thành công trên sân khấu cải lương, chèo, mới đây ông tiếp tục cùng các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt người xem vở diễn Phật hoàng Trần Nhân Tông
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015
Lượt nghe: 1838
Chuông Vàng, Kim Phụng, Hoa Mai, những danh xưng đã một thời làm nên tình yêu đắm say của người Hà Thành với nghệ thuật cải lương một thời-cũng là nền tảng vững chắc cho sự lớn mạnh của Nhà hát cải lương Hà Nội hôm nay.
Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2015
Lượt nghe: 1422
Kịch nói quân đội, danh xưng ấy đã gắn liền với những đội kịch xung kích, những đêm diễn kịch ngoài mặt trận, là món ăn tinh thần luôn theo sát, khích lệ động viên người chiến sĩ. Và đặc biệt hơn, nơi đây còn là mái nhà chung, mảnh đất vun trồng tài năng của nhiều thế hệ tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ, những người hoạt động sân khấu mặc áo lính.
60 năm qua, hành trình nghệ thuật của nhiều thế hệ nghệ sĩ, diễn viên kịch nói quân đội gắn liền với những vở diễn về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang!
Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2015
Lượt nghe: 1106
Nhà hát Kịch Việt Nam kết thúc năm 2014 với những kết quả đầy ấn tượng. Cùng với việc dàn dựng, khôi phục hàng loạt vở diễn là tổ chức nhiều đợt lưu diễn trong nước, tham gia các liên hoan sân khấu quốc tế. Phóng viên Đài TNVN có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thế Vinh - Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2015
Lượt nghe: 1244
Nghề báo cần tính chính xác, khách quan còn tác giả kịch bản sân khấu lại là công việc tái hiện cuộc sống thông qua những tình huống, con người hư cấu. Hai yêu cầu tưởng chừng mâu thuẫn này có sự kết hợp như thế nào để nhà báo, tác giả kịch bản Lê Quý Hiền-Nguyên Trưởng ban Bạn đọc báo Sức khỏe và Đời sống cho ra đời nhiều vở kịch phục vụ công chúng trong những năm qua?
Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2015
Lượt nghe: 1106
Cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2015, dịp hội tụ của hơn 20 đơn vị biểu diễn, hàng trăm nghệ sĩ diễn viên kịch trên khắp cả nước, Nhà hát Tuổi trẻ mang tới Cuộc thi 3 vở diễn với sắc thái mới lạ cũng những kỳ vọng khẳng định tài năng của các nghệ sĩ biểu diễn cũng như định hướng nghệ thuật mà Nhà hát đang theo đuổi. Ông Trương Nhuận-Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ trả lời PV của PV VOV2.
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015
Lượt nghe: 1161
Hai năm trở lại đây, với nhiều thay đổi trong cách lựa chọn kịch bản, dàn dựng, tổ chức biểu diễn, các vở diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam đã đến với công chúng đều đặn hơn...
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2015
Lượt nghe: 1618
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2015, đồng thời khai trương Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo (Rạp Hưng Đạo cũ), Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt công chúng vở cải lương “ Chiến binh” tác giả: Nhà văn Chu Lai, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên tài năng như NSƯT Lê Thiện, NSƯT Quế Trân, NSƯT Tấn Giao, NSƯT Trọng Phúc, Tú Sương, Lê Tứ, Điền Trung, Kim Luận (Nguyễn Thị Luận – Chuông vàng vọng cổ 2013), Nguyễn Minh Trường ( Chuông vàng vọng cổ 2014), Dương Thanh.v.v.
Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2016
Lượt nghe: 1947
Sự xuất hiện của "dàn sao" Nhà hát kịch VN và ê kip sáng tạo “chuẩn” đã tạo được ấn tượng hết sức tốt đẹp cho đêm công diễn vở Biệt đội báo đen. Đặc biệt, vai diễn chính của Xuân Bắc làm nóng khán phòng và chứng tỏ rằng, lượng "fan" đông đảo của anh quả không lầm khi yêu mến người nghệ sĩ này. Đặc biệt, NSƯT Xuân Bắc tỏ ra rất xuất sắc trong một vai diễn chính kịch …
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018
Lượt nghe: 1811
Những biểu hiện đạo đức xã hội hiện nay có nhiều điều đáng buồn, thậm chí là lo lắng, đáng báo động. Mạn đàm giữa PV VOV6 với nhà văn Thiên Sơn. (Đối thoại mở 28/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2018
Lượt nghe: 2619
Giải thưởng Văn học nghệ thuật là nhằm để vinh danh, đánh giá thành quả lao động của các văn nghệ sĩ miệt mài sáng tạo. Vậy nhưng, chất lượng các tác phẩm được trao và sức lan tỏa từ giải thưởng này đến với công chúng lại là câu chuyện dài với rất nhiều băn khoăn (Đối thoại mở/10-10-2018)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 915
Danh xưng nhà văn, nhà thơ được dành cho những chủ thể có hoạt động mang tính chuyên nghiệp, có những tác phẩm chất lượng được đồng nghiệp trong giới và rộng ra là xã hội ghi nhận. Thế nhưng, điều kiện để nhận hai danh xưng này hiện nay có phần dễ dãi. Đối thoại giữa PV VOV6 với Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 30/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2020
Lượt nghe: 1237
Theo dữ liệu nghiên cứu mới công bố thì khoảng một triệu loài động thực vật có nguy cơ biến mất. Nếu chúng ta không kiểm soát được cân bằng sinh thái thì băng ở Bắc Cực sẽ vỡ, nước biển dâng, khí hậu nóng lên, kéo theo những hệ lụy vô cùng lớn. Thời điểm này, Covid 19 vẫn đang bùng phát mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Song chúng ta phải cảm ơn con virus hình vương miện này đã giáng cho chúng ta một đòn chí mạng, nhớ đời, và chắc chắn phải nhớ, nếu còn có ngày mai… (Đối thoại mở 10/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 1006
Sau nhiều năm vắng bóng tại các giải thưởng liên hoan phim, dòng phim do Nhà nước đầu tư đã quay trở lại, dù số lượng còn khiêm tốn nhưng đây là tín hiệu đáng mừng. Vậy làm thế nào để tìm lại được vị thế của dòng phim này trong nền điện ảnh nước nhà? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đoàn Tuấn, Phó Tổng biên tập Tạp chí thế giới Điện ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 11/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2019
Lượt nghe: 828
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc thì người lính vẫn luôn là đề tài sáng tác quan trọng trong văn chương. PV VOV6 đối thoại với nhà văn Nguyễn Đình Tú (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) về chủ đề này. (Đối thoại mở 18/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2019
Lượt nghe: 1310
Phản biện xã hội không phản lại, chống lại xã hội mà ngược lại làm cho xã hội phát triển chất lượng, nhanh hơn, bền vững hơn. Phản biện của nhà văn không phải là mổ xẻ, chỉ trích mà là sự bổ sung nhằm "chuẩn mực hóa" các giá trị cuộc sống và xã hội. PV VOV6 đối thoại với nhà văn Nguyễn Văn Thọ xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 10/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2019
Lượt nghe: 1272
Sự đa dạng, phong phú và giàu nội lực là những gì nhà văn trẻ mang đến cho đời sống văn học trong thời gian qua. Tuy nhiên, chừng ấy là chưa đủ! Đích đến của văn học vẫn phải là những tác phẩm xứng tầm và có giá trị lâu bền với thời gian. PV VOV6 trao đổi với nhà văn Đỗ Tiến Thụy, Trưởng ban Văn xuôi Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 20/03/2019)
Ngày phát hành 11:15 | 12/8/2021
Lượt nghe: 3099
Văn học đề tài miền núi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc và trong nhịp sống, nhịp viết hối hả của xã hội hôm nay thì những trang văn viết về đề tài miền núi luôn có chỗ đứng và sáng lấp lánh trong dòng chảy chung của văn chương đương đại. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với Thượng tá, nhà văn Đỗ Bích Thúy công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 11/08/2021)
Ngày phát hành 8:50 | 19/5/2021
Lượt nghe: 2303
Sinh năm 1954, đến năm 1979, khi 25 tuổi, Trần Văn Thước bất ngờ bị tai nạn lao động, đứt tủy, chấn thương cột sống, tỉ lệ thương tật hơn 80%. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, ông trở về đời thường với đôi chân bại liệt, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa sâu sắc tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn… (Đối thoại mở 19/05/2021)
Ngày phát hành 9:49 | 14/10/2021
Lượt nghe: 2468
Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương đưa các nhà máy ra khỏi khu dân cư. Với một thành phố nghìn năm văn hiến như Hà Nội - nơi hội tụ nhiều nhà máy lớn của cả nước thì đây là cơ hội tốt để Thủ đô tận dụng những gì sẵn có từ các nhà máy để chuyển đổi thành những không gian công cộng, không gian sáng tạo, điều này rất ý nghĩa khi Hà Nội đã được Unesco công nhận là thành viên mạng lưới của các thành phố sáng tạo. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về chủ đề này. (Đối thoại mở 13/10/2021)
Ngày phát hành 11:18 | 24/11/2021
Lượt nghe: 2355
Trong những năm gần đây, điện ảnh nước ta đang có nhiều thay đổi, đa dạng về chủ đề, thể loại, hình thức, với sự góp mặt của các nhà làm phim trẻ thế hệ 8X, 9X. Và càng ngày càng có nhiểu bạn trẻ tham gia thử sức ở những vị trí khác nhau trong môn nghệ thuật thứ 7. “Nhà làm phim trẻ, những thử thách và cơ hội” - Đây cũng là chủ đề mà Đối thoại mở trao đổi cùng khách mời của chương trình, anh Nguyễn Hoàng Phương, phụ trách điều hành Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD… (Đối thoại mở 24/11/2021)
Ngày phát hành 13:26 | 16/2/2022
Lượt nghe: 2560
Những năm gần đây, số lượng phim truyện được đầu tư sản xuất từ ngân sách nhà nước chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phim làm xong không có khả năng thu hồi vốn, cũng không ra rạp chiếu thương mại, không được nhắc đến trong các kỳ cuộc trao giải của ngành điện ảnh. Dòng phim nhà nước đang ở đâu? Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nghệ thuật, cho điện ảnh cần sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả? Có cần duy trì cách làm việc đã lỗi thời? Đó là những câu hỏi được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6, với khách mời là nhà văn nhà báo Thiên Sơn. (Đối thoại mở 16/02/2022)
Ngày phát hành 10:45 | 21/9/2023
Lượt nghe: 1849
Từ trước đến nay, trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta, môn Văn vẫn được coi là một trong những môn học quan trọng hàng đầu, có mặt ở tất cả các cấp học. Học Văn không chỉ đơn thuần để lấy tri thức và rèn kỹ năng mà còn để trau dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Học Văn cũng là học làm người. Thế những một thực tế cho thấy học sinh học môn Văn hiện nay dường như không có nhiều hứng thú, rất ít các em yêu thích việc tìm đọc các tác phẩm văn học. Nhiều giáo viên chỉ đạo các em việc học thuộc lòng các bài văn cho trước để vượt qua các kỳ thi. Việc dạy và học môn Văn thế nào cho tốt là vấn đề chưa bao giờ cũ, cần được đặt ra và thảo luận trao đổi một cách nghiêm túc bằng tất cả trách nhiệm, tình cảm của những ai nặng lòng với nền giáo dục nước nhà. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/9/2023)
Ngày phát hành 17:11 | 12/6/2024
Lượt nghe: 2162
Song song với quá trình sáng tạo văn chương là nỗi lo cơm áo gạo tiền, đảm bảo các điều kiện cuộc sống hàng ngày. Các nhà văn hiện tại đang sống và viết trong điều kiện ra sao? Đối thoại Mở “Nhà văn và câu chuyện sống bằng nghề viết” hướng góc nhìn vào thực cảnh ấy. (Đối thoại mở 12/6/2024)
Ngày phát hành 9:56 | 21/10/2024
Lượt nghe: 192
Xuất phát điểm là một học sinh chuyên văn nhiều ước mơ hoài bão, sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại Hãng phim hoạt hình Việt Nam, nhà biên kịch Phạm Thanh Hà được sống, được trải nghiệm và chiêm nghiệm trong không gian của tưởng tượng, hư cấu. Từ công việc của một biên kịch hoạt hình đã mở ra cho chị những cánh cửa, những miền không gian mới. Kịch bản hoạt hình của nhà biên kịch Phạm Thanh Hà luôn giàu ngôn ngữ điện ảnh, hướng tới đối tượng khán giả là thiếu nhi và chạm tới cả trái tim những người đã trưởng thành… (Hành trình sáng tạo 20/10/2024)
Ngày phát hành 16:29 | 11/11/2024
Lượt nghe: 21
Quyền lực và tiền bạc có thể kích động dục vọng của con người ở những tầng sâu thẳm, khiến người ta mù quáng chạy theo ảo vọng và trượt dài trong tội lỗi, dần đánh mất mình trên đường đua tăm tối. Thông điệp mạnh mẽ này được chuyển tải vô cùng sắc nét qua nhiều kịch bản sân khấu của Nguyễn Đăng Chương, được thể hiện ngay từ nhan đề, như: Tội ác và quyền lực, Những phiên tòa đen trắng, Trả giá, Người đi trong giông tố, Lâu đài cát… Từ bi kịch của mỗi cá nhân đến bi kịch của gia đình, rộng ra là bi kịch của xã hội thời mở cửa, các tác phẩm của nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương đặt ra những vấn đề thời đại. (Hành trình sáng tạo 10/11/2024)
Ngày phát hành 9:45 | 18/9/2024
Lượt nghe: 1483
Điêu khắc là loại hình nghệ thuật vất vả và khắc nghiệt đối với các nghệ sỹ nói chung và với nữ nghệ sỹ thì những khó khăn sẽ tăng lên gấp bội. Song với nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan, khó khăn càng thôi thúc chị dấn thân và sáng tạo không ngừng nghỉ. Ở các tác phẩm điêu khắc của Lưu Thanh Lan, người xem có thể thấy vẻ đẹp của tư duy, phong cách tạo hình hiện đại, ẩn chứa bên trong là chất nữ tính, nhẹ nhàng vốn có của người phụ nữ. Trong chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn gặp gỡ nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan để hiểu hơn về tâm huyết cũng như những sáng tạo của chị trong phát huy giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc. (Hành trình sáng tạo 15/9/2024)
Ngày phát hành 15:37 | 8/9/2023
Lượt nghe: 1575
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn - nguyên phóng viên Ban Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam hiện đang lưu giữ một kho ảnh lớn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong suốt 35 năm tháp tùng và chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vinh dự theo chân Đại tướng trong nhiều chuyến công tác xa với rất nhiều kỷ niệm đẹp, ông đã ghi lại chân thực, sinh động muôn vàn những khoảnh khắc quý giá khắc họa chân dung, tầm vóc của một vị Đại tướng đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại. (Hành trình Sáng tạo 23/07/2023)
Ngày phát hành 10:33 | 26/2/2024
Lượt nghe: 1492
Vũ Thảo Giang là nhà thiết kế trẻ nhiều năm góp mặt tại các chương trình, sự kiện thời trang hàng đầu trong nước. Ngay từ khi bước vào nghiệp thiết kế, cô đã chọn hướng đi khác biệt và gặt hái nhiều thành công với những ý tưởng sử dụng các chất liệu từ văn hóa truyền thống. Vũ Thảo Giang đã khẳng định màu sắc riêng trong thiết kế sáng tạo, chắp cánh cho những bộ sưu tập áo dài đến gần hơn với giới mộ điệu (Hành trình Sáng tạo 25/02/2024)
Ngày phát hành 15:55 | 13/11/2023
Lượt nghe: 1664
Nhắc đến nhà biên kịch Đoàn Tuấn là nhắc đến "nhiều vai trong một”. Ông vừa là nhà biên kịch, nhà giáo, vừa là nhà báo, nhà quản lý. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm thơ, bút ký và sách dịch được đông đảo bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ông cũng gặt hái nhiều thành công trong vai trò là biên kịch của những bộ phim điện ảnh như "Đường thư", "Sống cùng lịch sử", "Chiếc chìa khóa vàng", “Truyền thuyết về Quán Tiên”… Trong khuôn khổ của chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ khách mời trong vai trò của một nhà biên kịch phim truyện điện ảnh. (Hành trình Sáng tạo 12/11/2023)
Ngày phát hành 10:18 | 28/11/2023
Lượt nghe: 1518
Nhà báo, đạo diễn Trịnh Quang Bách sinh năm 1984 tại Thanh Hóa, hiện công tác tại Trung tâm Phim tài liệu - Đài Truyền hình Việt Nam. Hai mươi năm gắn bó với khung hình và máy quay phim, anh đã ghi dấu ấn với một số giải thưởng nghề nghiệp. Mới đây, tại lễ trao giải Cánh diều 2022, bộ phim “Hố đen” do Trịnh Quang Bách đạo diễn đoạt giải Cánh diều vàng ở hạng mục phim Khoa học, cá nhân anh được vinh danh ở hạng mục Đạo diễn phim khoa học xuất sắc. Cũng với tác phẩm này, tại Liên hoan phim Việt Nam 2023, anh được nhận giải thưởng Tác giả kịch bản xuất sắc. (Hành trình sáng tạo 26/11/2023)
Ngày phát hành 9:15 | 10/1/2022
Lượt nghe: 867
Nhà viết kịch - trung tá Minh Nguyệt sinh năm 1970, quê quán ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An, hiện là sỹ quan Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bắt đầu viết kịch bản sân khấu từ năm 2017, trong khoảng 4 năm, chị đã có nhiều vở kịch được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng trên các sân khấu lớn, được chuyển thể sang chèo, cải lương, kịch hát dân ca. Các vở diễn xây dựng từ kịch bản của tác giả Minh Nguyệt được đánh giá cao ở các kỳ liên hoan sân khấu gần đây… (Hành trình sáng tạo 09/01/2022)
Ngày phát hành 16:11 | 29/6/2021
Lượt nghe: 863
Hơn 30 năm trong nghề với 80 giải thưởng từ trong nước tới quốc tế, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Sỹ Minh đã khẳng định niềm đam mê và khả năng sáng tạo của mình trong cả lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh báo chí. (Hành trình Sáng tạo 23/6/2021)
Ngày phát hành 10:10 | 16/9/2021
Lượt nghe: 885
Làng văn nghệ từ lâu đã biết đến Nguyễn Quang Hưng như một nhà thơ có hành trình sáng tác dày dặn, tạo ra được những nét riêng khó trộn lẫn qua các tác phẩm của anh. Từ tập đầu tay in riêng Vườn ánh sáng (NXB Hội nhà văn, 2008) đến tập gần đây nhất Nguyễn Quang Hưng 68 (NXB Hội nhà văn, 2021), Nguyễn Quang Hưng đã công bố 10 tập thơ và trường ca, chưa kể các tập tản văn. Nhưng còn một điều rất độc đáo của Nguyễn Quang Hưng mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn qua chương trình này, đó là tình yêu thiết tha với quan họ của anh qua tiếng hát cùng những gì anh gửi gắm trong nhiều thi phẩm. Nhiều bạn bè văn nghệ đã gọi Hưng với một biệt danh thật trìu mến: Anh Hai Hưng. (Hành trình Sáng tạo 12/09/2021)
Ngày phát hành 15:50 | 11/7/2022
Lượt nghe: 1657
Về nước sau thời gian học tập tại nước ngoài, đạo diễn Hà Nguyên Long đã dành những điều học hỏi được để xây dựng và phát triển XplusX Studio - một không gian nghệ thuật mở, mang tính đối thoại dành cho tất cả những người mong muốn tìm hiểu, tiếp cận sân khấu kịch tại Hà Nội. Với các dự án sân khấu của mình, anh và các cộng sự mong muốn tạo ra những điểm kết nối, những giá trị mới cho khán giả. (Hành trình Sáng tạo 10/7/2022)
Ngày phát hành 10:3 | 10/10/2022
Lượt nghe: 1341
Thăng Long Hà Nội - trái tim của cả nước là mảnh đất thiêng, nơi hội tụ nhiều nhân tài, chí sỹ, những văn nghệ sỹ với lao động, cống hiến không mệt mỏi, in dấu ấn một vùng văn hóa - lịch sử. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc, tác giả của nhiều kịch bản phim truyện điện ảnh và phim truyền hình về Thăng Long - Hà Nội trên những chặng đường lịch sử… (Hành trình sáng tạo 09/10/2022)
Ngày phát hành 11:19 | 20/4/2023
Lượt nghe: 1866
Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ là một người thầy, một nghệ sĩ và người kết nối, tổ chức hoạt động nghệ thuật, ở lĩnh vực nào anh cũng sôi nổi, nhiệt huyết. Luôn làm mới mình, tạo những bước chuyển bứt phá là những mục tiêu mà anh hướng đến trong hoạt động nghệ thuật. (Hành trình Sáng tạo 16/4/2023)
Ngày phát hành 16:44 | 16/2/2023
Lượt nghe: 1298
Xuất thân là một nhà giáo giảng dạy về máy móc quân dụng, nhưng tình yêu nghệ thuật đưa tác giả Phạm Văn Quý trở thành nhà viết kịch số một nước ta hiện nay. Ông là tác giả hiếm hoi giành giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội năm 2009 với chùm 10 tác phẩm về Thăng Long Hà Nội. (Hành trình Sáng tạo 08/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2019
Lượt nghe: 1476
Kế thừa được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc truyền thống, nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền đã gây dựng và phát triển thành công các công trình nghệ thuật có sức lan tỏa tới cộng đồng, đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của nghệ thuật điêu khắc đương đại nước ta. (Hành trình Sáng tạo 24/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019
Lượt nghe: 947
Nhà điêu khắc Vũ Bình Minh là gương mặt trẻ có nhiều sáng tạo, các tác phẩm của anh được công chúng biết đến với phong cách tạo hình hiện đại nhưng ẩn chứa bên trong cái nhìn của người nghệ sĩ rung động trước thiên nhiên, cuộc sống và yêu văn hóa truyền thống dân tộc. (Hành trình Sáng tạo 13/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 1766
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn quan niệm: “Nhiếp ảnh không có nghĩa đi chụp hời hợt bên ngoài mà càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Ảnh phải đạt 3Đ: Đẹp - Đúng và Độc”. (Hành trình Sáng tạo 21/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2020
Lượt nghe: 735
Là một trong số ít phụ nữ chọn điêu khắc làm con đường chinh phục nghệ thuật, điêu khắc gia Lê Thị Hiền đã khẳng định được tài năng và định hình cho mình một phong cách riêng trong làng điêu khắc nước nhà. (Hành trình Sáng tạo 16/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 918
Tân Nhàn là ca sĩ luôn mới và đầy sáng tạo trong các sản phẩm âm nhạc của mình, dù dòng nhạc dân gian mà chị theo đuổi tưởng chừng như không có gì để... mới. (Hành trình Sáng tạo 10/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2018
Lượt nghe: 2402
Với phong cách sáng tác hướng đến sự tối giản, cô đọng, mang hơi thở của cuộc sống, nhà điêu khắc Thái Nhật Minh đã tạo được cho mình dấu ấn cá nhân rõ nét và cái nhìn đa chiều về cuộc sống đương đại. (Chân dung nghệ sĩ 29/10/2018)
Ngày phát hành 16:14 | 9/1/2023
Lượt nghe: 1923
Nguyễn Trương Quý là một kiến trúc sư nhưng lại rẽ bước sang con đường viết văn, dành thời gian khảo cứu, tìm hiểu đời sống văn hóa của Hà Nội, tự ví mình như một người mang tấm lòng hiếu cổ, ngưỡng vọng về Hà Nội thời còn đan xen chất đồng quê với thị thành. Đối với anh “mỗi ngày viết là một hành trình tìm kiếm một tôi khác”. Một trong những góc nhỏ của cái tôi ấy là sự dụng công tìm hiểu lịch sử âm nhạc nước nhà. (Tôi và Tôi 08/01/2023)
Ngày phát hành 9:9 | 14/3/2023
Lượt nghe: 1897
Là một nhà báo, nhà văn, Hoàng Anh Sướng còn là một người làm trà, đam mê trà. Cha anh là nghệ nhân trà Trường Xuân nổi tiếng Hà Thành, không chỉ kế tục con đường của tổ tiên mà còn nghiên cứu, truyền bá về văn hóa trà Việt Nam. Nhiều năm nay anh đã kế tục nghiệp làm trà của tổ tiên đồng thời tiếp nối trọn vẹn con đường mà cha mình đã đi. (Tôi và Tôi 12/3/2023)
Ngày phát hành 10:46 | 28/10/2022
Lượt nghe: 1747
Là một nhà biên kịch, nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Anh Vũ không chỉ say với văn chương nghệ thuật mà anh còn mê ẩm thực Hà Thành với những nét độc đáo, tinh tế riêng có. Đôi khi sự tinh tế ấy đến từ những điều nhỏ bé, bình dị. Ẩm thực Hà Thành không chỉ là câu chuyện món ngon, ấy còn là câu chuyện văn hóa và những góc hoài niệm của nhiều người, trong ấy có nhà biên kịch Nguyễn Anh Vũ. (Tôi và Tôi 23/10/2022)
Ngày phát hành 12:25 | 28/11/2022
Lượt nghe: 1832
Vốn có sẵn niềm đam mê ca hát, nhà báo Nguyễn Mạnh Hà (báo Tiền Phong) lập hẳn một nghệ danh là Khôi Minh để đi hát cho vui. Đến nay, anh đã tổ chức rất nhiều minishow để “khoe” giọng với các đồng nghiệp và những người yêu nhạc. Anh cũng ra album riêng được thu giọng, hòa âm bài bản với sự giúp đỡ của các nhạc sĩ, ca sĩ… Nhà báo Nguyễn Mạnh Hà (Khôi Minh) chính là khách mời của chương trình Tôi và Tôi. (Tôi và Tôi 27/11/2022)
Ngày phát hành 11:50 | 27/5/2022
Lượt nghe: 2110
Công nghiệp lấn làng mang đến nhiều đổi mới cho làng quê nhưng cũng để lại nhiều tiếc nuối, nhất là với những người con sinh ra từ làng. Thương nhớ văn hoá Làng Choá - Làng hương một thời dần trôi vào ký ức bởi đời sống công nghiệp, nhà báo Ngô Bá Lục khát khao vực dậy làng hương bằng những hành động và những dự định đáng quý với quê hương Làng Choá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. (Tôi và Tôi 26/05/2022)
Ngày phát hành 15:15 | 11/7/2022
Lượt nghe: 1772
Nhà thơ Bình Nguyên Trang là thành viên hội bút Hương đầu mùa với những bài thơ nổi tiếng trong giới học sinh, sinh viên những thập niên 90 của thế kỷ trước. Và Nhạc Trịnh đã trở thành một mảnh tâm hồn tuổi trẻ của Bình Nguyên Trang và thế hệ chị. (Tôi và Tôi ngày 10/7/2022)
Ngày phát hành 16:41 | 4/4/2022
Lượt nghe: 1692
Mê văn chương, mê kinh doanh, mê sưu tầm. Anh có thể ngồi một nơi để viết về những câu chuyện của cuộc sống. Anh cũng có thể làm ngắn khoảng cách đến mọi miền bằng tốc độ. Anh là nhà văn - doanh nhân Nguyễn Phúc Lộc Thành. (Tôi và Tôi, ngày 27/03/2022)
Ngày phát hành 15:42 | 25/4/2022
Lượt nghe: 1551
Tuổi thơ của không ít người trong chúng ta đều biết đến chiếc đồng hồ để bàn, với những hình ảnh con gà mổ thóc, chiếc kim hình con thoi hoặc con én, con diều, là kí ức về một thời gian khó khi không phải ai, gia đình nào cũng có một chiếc đồng hồ như vậy. Chắc hẳn cũng đã lâu lắm rồi chúng ta không vặn cót đồng hồ, không được nghe tiếng chuông reng reng mộc mạc, réo rắt khiến mình tỉnh giấc. Bởi trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đều có một chiếc điện thoại di động, trong đó tích hợp mọi thứ, kể cả báo thức. Tất nhiên, vẫn còn có người say mê tìm hiểu, thậm chí trở thành thợ sửa đồng hồ và sưu tầm đồng hồ thời bao cấp. Anh cũng là nhân vật của chương trình Tôi và Tôi hôm nay - nhà thơ Đoàn Văn Mật. (Tôi và Tôi 24/4/2022)
Ngày phát hành 9:55 | 29/1/2024
Lượt nghe: 1784
Đăng quang Hoa hậu Việt Nam cách đây hơn 13 năm, đến nay Hoa hậu Ngọc Hân được biết đến là nhà thiết kế áo dài nổi tiếng. Gần đây Hoa hậu Ngọc Hân còn đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực hội họa với rất nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho các họa sĩ Việt. Điều này cũng khiến Ngọc Hân trở thành “nàng Hậu” đặc biệt trong mắt khán giả. Trong chương trình Tôi và Tôi hôm nay, hãy cùng Ngọc Hà khám phá một cái Tôi khác của Hoa hậu Ngọc Hân, quý vị nhé! (Tôi và Tôi 28/01/2024)
Ngày phát hành 8:18 | 26/9/2023
Lượt nghe: 2008
Bốn năm gần đây, ông bố ba con Châu An Khôi (tên khai sinh là Bùi Văn Huy) dành thời gian viết thơ cho thiếu nhi. Anh là tác giả 3 cuốn sách thơ dành cho thiếu nhi đã xuất bản: "Thơ cho bé học nói", “Khu vườn màu xanh”, “Bé tập làm người lớn”. Dường như, song song với việc kiến tạo không gian sống trong vai trò một kiến trúc sư thì anh cũng đang góp phần "kiến tạo ngôn ngữ", bồi đắp tâm hồn trẻ nhỏ bằng những vần thơ trong trẻo, dung dị. (Tôi và Tôi 24/9/2023)
Ngày phát hành 16:55 | 14/5/2023
Lượt nghe: 2548
Mới đây, tại khoa Văn học Trường Đại học KHXH và NV – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học “PGS.TS, Nhà thơ Trương Đăng Dung: Hành trình từ diễn giải đến sáng tạo văn chương”. Tham dự có PGS TS Trương Đăng Dung, PGS TS Phạm Xuân Thạch – Chủ nhiệm khoa Văn học, cùng các giảng viên, sinh viên năm cuối và khách mời. Tọa đàm mang không khí của buổi giao lưu chia sẻ vừa giàu tính học thuật, vừa ấm áp thân tình. Qua đó, chân dung tinh thần của PGS TS, nhà thơ Trương Đăng Dung cũng được khắc họa đậm nét, trong sự thống nhất của tư tưởng, quan niệm sống và hành trình sáng tạo.
Ngày phát hành 14:31 | 15/8/2024
Lượt nghe: 1266
Nhà văn Trần Thị Trường rất nổi tiếng với những tiểu thuyết, truyện ngắn thể hiện tiếng nói đầy trân trọng, yêu thương đến người phụ nữ như: “Lời cuối cho em”, “Tình như chút nắng” hay “Sóng vỗ mạn thuyền”… Không chỉ được biết đến với những thành công trong văn chương, những năm gần đây, bà có nhiều triển lãm tranh nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật, mang đến cho người xem nhiều cảm xúc, biết trân quý cuộc sống hiện tại hơn. Bà cũng được coi là nhà văn rẽ sang hội hoạ bán được nhiều tranh nhất hiện nay. Trong chương trình Tôi và tôi hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm một cái tôi khác của bà với lối rẽ cùng hội họa. (Tôi và Tôi 11/8/2024)
Ngày phát hành 15:39 | 18/7/2024
Lượt nghe: 1423
Ở thời điểm phát sóng cách đây 2 năm, phim "Bão ngầm" gây được tiếng vang, thu hút lượng khán giả rất lớn theo dõi, bình luận, phán đoán theo từng tình tiết của phim. “Bão ngầm” được chuyển thể từ tiểu thuyết trinh thám hình sự của Tiến sĩ, Thượng tá Đào Trung Hiếu (Cục truyền thông CAND, Bộ Công an). Hành trình từ một chiến sĩ cảnh sát hình sự, trở thành một nhà báo, nhà văn, nhà biên kịch và chuyên gia tội phạm học như thế nào? Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm cái tôi khác của của Thượng tá Đào Trung Hiếu. (Tôi và Tôi 14/7/2024)
Ngày phát hành 16:32 | 8/4/2024
Lượt nghe: 2034
Trong đợt trao tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 10 vừa qua, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam có 12 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, 4 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSUT. Họ là những người đã tiếp nối truyền thống của Nhà hát, đồng thời truyền lại cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, năng lượng tích cực trong hoạt động nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 16:42 | 19/11/2024
Lượt nghe: 27
“Festival Thổ cẩm Lào Cai-Sắc màu văn hóa năm 2024” diễn ra tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Là nhà thiết kế trẻ nhất tham gia Festival lần này, nhà thiết kế Vũ Thảo Giang mang đến bộ sưu tập “Màu của Mế” kể câu chuyện dân tộc Tày của mình bằng thổ cẩm. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 9:11 | 19/5/2023
Lượt nghe: 1344
Sáng nay, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2022 cho 128 tác giả, đồng tác giả. Trong đó, có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, gồm: nhạc sĩ Văn Ký; họa sĩ Bùi Trang Chước; tác giả Hoàng Châu Ký; nhà viết kịch Nguyễn Xuân Trình; nhà văn Nguyễn Xuân Đức; nhà thơ Hoàng Trung Thông; nhà văn Bùi Hiển; NSUT Phan Thế Dõng; nhạc sĩ Hồng Đăng; NSNA Chu Chí Thành; NSNA Võ An Khánh; NSND Đặng Hùng; NSND Vũ Việt Cường; NSND Lê Văn Khình; NSND Ứng Duy Thịnh; NSND Nguyễn Thị Hiển. Có 112 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Nhạc sĩ Trần Nhật Dương (nguyên Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam) được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt này. (Làn sóng nghệ thuật 19/5/2023)
Ngày phát hành 12:18 | 13/3/2023
Lượt nghe: 853
Sáng nay, tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật (trực thuộc Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) phối hợp cùng Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 tổ chức giới thiệu cuốn tiểu luận "Mây trong đáy cốc" của nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ. Đây là cuốn tiểu luận thứ ba của anh, tập hợp hơn 30 tiểu luận được viết trong 5 năm trở lại đây. Đỗ Anh Vũ sinh năm 1980 tại Hà Nội, được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực. Các sáng tác thơ, văn, tiểu luận hay ca khúc của anh đều thẫm đẫm một tình yêu tiếng Việt. "Một người Việt Nam bình thường, sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi lại trở về với đất mẹ ngay trên chính quê hương của mình, có lẽ chưa chắc đã nghĩ nhiều về tình yêu tiếng Việt. Họ sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống, như hít thở không khí từ trời xanh. Thế nhưng khi những biến cố xảy đến ở phạm vi xã hội hoặc đời sống cá nhân thì đó chính là lúc tình yêu tiếng Việt trỗi dậy một cách tha thiết, mạnh mẽ, nóng bỏng..."
Ngày phát hành 22:43 | 3/2/2022
Lượt nghe: 521
Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương đưa các nhà máy sản xuất ra khỏi nội thành. Với thành phố Hà Nội, nơi hội tụ nhiều nhà máy lớn của cả nước thì đây là cơ hội tốt để thủ đô tận dụng những gì sẵn có từ các nhà máy để chuyển đổi thành những không gian công cộng, không gian sáng tạo. Điều này rất ý nghĩa khi Hà Nội đã được UNESCO công nhận là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo”. Trong khi người dân thủ đô đang “khát” những không gian nghệ thuật sáng tạo để vui chơi, nâng cao đời sống tinh thần thì nhiều nhà máy cũ ở thủ đô nằm trong diện di dời lại được xây dựng thành chung cư hoặc trung tâm thương mại. Phải chăng sự lãng phí tiềm năng di sản công nghiệp đang dần làm mất đi những cơ hội cuối cùng để lưu giữ lại những giá trị ký ức lịch sử một thời của mảnh đất Thăng Long xưa. Đây là nội dung kỳ 1 trong loạt phóng sự “Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 21:20 | 12/9/2021
Lượt nghe: 598
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển khai hoạt động trải nghiệm “Không gian sáng tạo” vào các ngày thứ bảy cuối tuần. Đây là chương trình trải nghiệm trực tuyến dành cho trẻ em giới thiệu các video clip hướng dẫn các em tạo nên tác phẩm mỹ thuật. (Làn sóng nghệ thuật 10/9/2021)
Ngày phát hành 21:52 | 5/9/2021
Lượt nghe: 593
Cuộc thi do Mạng lưới khán giả tích cực PAN – Hanoi Grapevine và OmegaPlus Books phối hợp tổ chức, dành cho bạn đọc cả nước, không giới hạn độ tuổi. 6 chủ đề cho 6 tuần tương ứng với 6 danh họa: Johannes Vermeer, Claude Monet, Paul Cézanne, Katsushika Hokusai, Paul Gauguin, Vincent van Gogh. Cuộc thi kéo dài đến ngày 26/9/2021. (Làn sóng nghệ thuật 27/8/2021)
Ngày phát hành 21:44 | 6/8/2021
Lượt nghe: 658
Họa sĩ Trần Tuyết Hàn ra mắt artbook "Hành trình Đông A" về lịch sử thời nhà Trần với phong cách vẽ theo lối tranh khắc gỗ. (Làn sóng nghệ thuật 16/07/2021)
Ngày phát hành 22:18 | 11/7/2021
Lượt nghe: 582
Là giáo viên văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Dậu cầm cọ khi đã về hưu. Gần 60 bức tranh trong triển lãm chủ yếu về sinh hoạt đời thường và phong cảnh miền sơn cước. (Làn sóng nghệ thuật 25/05/2021)
Ngày phát hành 11:25 | 5/6/2022
Lượt nghe: 1090
Là người tiên phong và có nhiều cách tân trong điêu khắc, trong triển lãm tại Art Space (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), nghệ sĩ Đào Châu Hải giới thiệu các tác phẩm điêu khắc đá với những cảm giác về sức nặng của vật thể, trầm tĩnh, vạm vỡ, vững chãi nhưng cô đơn. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 11:23 | 18/5/2022
Lượt nghe: 875
Chương trình hòa nhạc “Đêm huyền ảo” gồm hai phần: giao hưởng - hợp xướng với “Tổ khúc giấc mộng đêm hè” và các “Romance và Aria nổi tiếng thế giới” với các giọng ca opera nổi tiếng của nhà hát. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 15:43 | 18/11/2022
Lượt nghe: 1035
Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...
Ngày phát hành 9:22 | 27/12/2022
Lượt nghe: 1305
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh vừa có thông cáo báo chí khẳng định: Công ty Cổ phần Hằng Holy Group tổ chức chương trình “Gala chung kết Du lịch & tài năng kỷ lục châu Á” khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong nhiều sự kiện, Công ty này cũng đã sử dụng trái phép logo của Đài Tiếng nói Việt Nam trong danh sách các đơn vị tổ chức. Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: Việc lựa chọn bảo trợ cho các sự kiện truyền thông hay tham gia các sự kiện truyền thông được Đài TNVN quy định rất chặt chẽ. Các đơn vị muốn tham gia bảo trợ các sự kiện phải có văn bản xin ý kiến Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và có sự xem xét, phê chuẩn bằng văn bản của lãnh đạo Đài thì mới được phép tham gia tổ chức, hoặc bảo trợ các sự kiện. Vụ việc này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam...
Ngày phát hành 10:50 | 16/11/2022
Lượt nghe: 788
Bộ phim "Hoa nhài" của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh vừa được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI. Được thực hiện suốt 2 năm, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vô cùng phức tạp và mới hoàn thành hồi tháng 8/2022, "Hoa nhài" là những lát cắt về cuộc sống của những người Hà Nội bình dân, qua đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách người Hà Nội như câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”... (Làn sóng nghệ thuật 11/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018
Lượt nghe: 1212
Vở diễn "Mỵ" được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Tô Hoài được công diễn gắn với tour du lịch tham quan Nhà hát lớn Hà Nội; Liên hoan tiếng hát người làm báo 2018 khu vực phía Bắc; Triển lãm hội họa Kim Thái". (Làn sóng nghệ thuật 02/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2020
Lượt nghe: 663
Năm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) kỷ niệm 75 năm ngày thành lập (7/9/1945 - 7/9/2020). Trong dịp này, Nhà hát Đài TNVN (tiền thân là Đoàn Ca nhạc Đài TNVN) vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân". Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) về sự kiện ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 01/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2020
Lượt nghe: 469
Trong dòng chảy lịch sử điện ảnh nước nhà, mảng phim về đề tài thiếu nhi từng được xem như mảnh đất mầu mỡ thu hút những tên tuổi lớn sáng tạo, gặt hái những thành công vang dội. Việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua các bộ phim giúp các em hình thành nhân cách sau này. Vậy mà, khi xã hội ngày càng phát triển, phim Việt phục vụ thiếu nhi lại trở nên hiếm hoi. Dòng chảy phim ảnh cho trẻ em cứ thế cạn dần... Đây là nội dung kỳ 1 của loạt phóng sự “Phim Việt bỏ rơi trẻ em”. (Làn sóng nghệ thuật 22/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2020
Lượt nghe: 544
“Giải thưởng thiếu nhi Dế mèn” thu hút hơn một trăm tác phẩm dự thi với đầy đủ các loại hình nghệ thuật. Kết quả giải thưởng phán ánh được phần nào bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật thiếu nhi trong thời gian qua. (Làn sóng nghệ thuật 02/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2020
Lượt nghe: 896
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trưng bày các ấn phẩm báo chí tiêu biểu của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và phẩm ảnh báo chí của các nhà báo, phóng viên. (Làn sóng nghệ thuật 30/10/2020)
Ngày phát hành 19:17 | 1/1/2021
Lượt nghe: 527
Mua bán tranh trực tuyến là cách thức được nhiều người yêu thích nghệ thuật chọn lựa. Không chỉ cá nhân mà nhiều nhóm, cộng đồng trên mạng xã hội được thành lập, tập hợp hàng nghìn thành viên là các nghệ sĩ, nhà sưu tập, người yêu tranh.... Đây là nội dung kỳ 1 của loạt phóng sự “Thị trường tranh trực tuyến: Có phải cứ bán nhiều là tốt?”. (Làn sóng nghệ thuật 15/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2020
Lượt nghe: 1045
Cuốn sách của tác giả Nguyễn Tăng Quang ghi lại bằng hình ảnh những người con xa đất nước đang học tập, sinh sống ở nước ngoài. (Làn sóng nghệ thuật 16/6/2020).
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020
Lượt nghe: 698
Vở diễn thể hiện cuộc đấu tranh âm thầm mà không kém phần khốc liệt của những chiến sĩ Công an nhân dân với cái xấu, cái ác, góp phần mang lại sự bình yên của xã hội. (Làn sóng nghệ thuật 07/7/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/1/2020
Lượt nghe: 632
Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo là tác giả của nhiều tượng đài nổi tiếng như “Tình hữu nghị Việt - Lào”, “Chiến thắng Xuân Trạch (Thu Đông 1947 - Vĩnh Phúc), “Chiến thắng Nha Trang”, “Chiến thắng Quế Sơn”, “Chiến thắng sông Lô”... Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật 31/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2020
Lượt nghe: 592
Với hơn 100 phiên bản châu phê, triển lãm giới thiệu đến công chúng và những người đam mê hội họa thư pháp những nét độc đáo, tinh hoa nhất từ bút tích của đích thân các Hoàng đế nhà Nguyễn trên Châu bản. (Làn sóng nghệ thuật 07/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/5/2020
Lượt nghe: 443
Dự án của nhạc sĩ Quốc Trung được mở đầu bằng ca khúc “Bình minh” do anh và nhạc sĩ Lưu Hà An sáng tác, ca sĩ Thanh Lam thể hiện. (Làn sóng nghệ thuật 21/4/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/5/2020
Lượt nghe: 543
Trong thời gian qua các nhà hát gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Trong bối cảnh này đòi hỏi các nhà hát phải có phương thức hoạt động mới. PV VOV6 phỏng vấn NSUT Sỹ Tiến (Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ) về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật 24/4/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 804
Cuộc thi tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc 2019 do Cục Nghệ thuật biểu diễn; Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức đang diễn ra tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 12/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019
Lượt nghe: 618
Các nghệ sĩ của thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đang từng bước trở thành lực lượng kế tục sự nghiệp mỹ thuật một cách vững vàng cùng những thành tựu mới. (Làn sóng nghệ thuật 20/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2019
Lượt nghe: 668
Nối tiếp thành công của bộ phim “Hai Phượng”, điện ảnh nước nhà lại có một bộ phim sắp được công chiếu tại Mỹ và Australia. (Làn sóng nghệ thuật 19/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/6/2019
Lượt nghe: 1118
Đến với điêu khắc như một cơ duyên, lại là người kín tiếng nên nhiều người biết đến tác phẩm của nhà điêu khắc Vũ Tiến hơn là con người ông. Mấy chục năm gắn bó với nghệ thuật điêu khắc, ông tạo nên dấu ấn của riêng mình qua tác phẩm, tiêu biểu như “Đài Sen - thư Bác”; “Chân dung nữ công nhân”, “Cô tự vệ Hà Nội”, “Công nhân mỏ A-pa-tít Lào Cai”, “Ngày hội”,“Hào khí Bạch Đằng trên biển Đông”…(Câu chuyện nghệ thuật 07/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2019
Lượt nghe: 704
NSND Nguyễn Khắc Lợi tạo dấu ấn với những bộ phim do ông đạo diễn, như “Tướng về hưu”, “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, “Tiếng cồng định mệnh”. (Câu chuyện nghệ thuật 29/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2019
Lượt nghe: 701
Những bức ảnh ghi lại các nhiệm vụ cấp bách như diệt "giặc đói", "giặc dốt"...góp phần tuyên truyền chủ trương, biện pháp của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Câu chuyện nghệ thuật 01/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 1622
Năm nay, nhà nghiên cứu âm nhạc Vũ Tự Lân bước sang tuổi 87. Với những đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà, ông vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (năm 2012). (Câu chuyện nghệ thuật 19/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020
Lượt nghe: 2153
Ðời sống của đất nước đã đem tới cho họa sĩ Vũ Giáng Hương niềm cảm xúc lớn lao. Suốt cuộc đời sáng tạo, bà luôn hướng về hiện thực. Với những đóng góp cho nền mỹ thuật nước nhà, năm 2001 bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 23/10/2020)
Ngày phát hành 15:40 | 13/2/2021
Lượt nghe: 1792
Ông sinh năm 1946, là con trai của họa sĩ Phạm Viết Song (từng theo học Trường Mỹ thuật Đông Dương). Họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam chia sáng tác của mình thành ba giai đoạn và cả ba cuộc triển lãm đều đánh dấu quan trọng cho sự nghiệp hội họa của mình. (Câu chuyện nghệ thuật 29/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020
Lượt nghe: 2118
Họa sĩ Quang Phòng đi theo Ðoàn kịch Giải phóng, mở triển lãm lưu động khắp các tỉnh Việt Bắc... Sau kháng chiến, ông làm công tác nghiên cứu tại Trường cao đẳng Mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật và đã hoàn thành nhiều bộ sách có giá trị về mỹ thuật cách mạng. (Câu chuyện nghệ thuật 04/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2018
Lượt nghe: 2211
Kịch của Sỹ Hanh thường viết về tầng lớp trí thức trong xã hội. Các vở diễn gắn liền với tên tuổi của ông, như “Đứa con tôi” , “Cuộc đời tôi”, “Tôi đi tìm tôi” (Giải thưởng Nhà nước về VHNT 2007)…gây được tiếng vang bởi nội dung, tư tưởng và cả những câu chuyện giản dị, đời thường nhưng rất sâu sắc. (Câu chuyện nghệ thuật 02/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2018
Lượt nghe: 1929
Với tạo hình chắc khỏe nhưng không kém phần bay bổng, tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường vừa đạt được độ thẩm mỹ vừa toát lên cái hồn của nhân vật. Giải thưởng Nhà nước về VHNT 2012 là phần thưởng xứng đáng ghi nhận đóng góp của ông cho nghệ thuật điêu khắc nước nhà. (Câu chuyện nghệ thuật 09/11/2018)
Ngày phát hành 14:54 | 25/10/2022
Lượt nghe: 3543
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà có đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc hiện đại nước nhà nói chung và chuyên ngành piano nói riêng trên cả ba lĩnh vực công tác: đào tạo, biểu diễn và quản lý. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, mẹ là Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên- một trong những giảng viên piano đầu tiên của nước ta, người có công gây dựng Khoa Piano nói riêng và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói chung. Từ năm 8 tuổi, nghệ sĩ Trần Thu Hà đã được người mẹ- người thầy đầu tiên của mình hướng dẫn từng ngón đàn. Tình yêu cây đàn piano cộng với những nhiệt tâm trong công việc giảng dạy nên dù đã nghỉ hưu, bà vẫn miệt mài với các thế hệ học trò... (Câu chuyện nghệ thuật 11/10/2022)
Ngày phát hành 10:23 | 7/2/2023
Lượt nghe: 2292
Đã đi qua một thế kỷ, tuy sức đã yếu, trí nhớ không còn minh mẫn như xưa nhưng họa sĩ Nguyễn Minh Mỹ vẫn thích gặp gỡ người trẻ, thích nói chuyện, thích xem ảnh ngày xưa…Không cam chịu sống đời bình thường vốn mặc định cho phụ nữ trong xã hội cũ, họa sĩ Nguyễn Minh Mỹ đã dám thực hiện khát vọng tự do của một người phụ nữ trong xã hội mới. Những sáng tác của bà là thành quả sau nhiều năm miệt mài lao động nghệ thuật, để giờ đây khi đã ở tuổi xế chiều, bà vẫn luôn tự hào vì mình đã dám sống và nuôi dưỡng đam mê.
Ngày phát hành 18:39 | 27/6/2021
Lượt nghe: 2185
Điều mà NSND Bùi Bài Bình luôn trăn trở là đạo diễn yêu cầu ông phải diễn để thể hiện được các cung bậc cảm xúc vừa toát lên được chân dung một lãnh tụ nhưng cũng thể hiện cảm xúc rất đời thường của một con người. (Câu chuyện nghệ thuật 21/05/2021)
Ngày phát hành 20:57 | 22/8/2021
Lượt nghe: 1969
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo có thâm niên trong công tác giảng dạy, đào tạo đồng thời gắn bó với công tác nghiên cứu – phê bình của Hội Mỹ thuật Việt Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 13/8/2021)
Ngày phát hành 18:10 | 14/6/2023
Lượt nghe: 2475
20 năm công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Văn Chung đã không ngừng học hỏi, tự vượt lên chính mình cả về nghệ thuật và công tác quản lý. Một mặt ông làm tốt công tác bảo quản và trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, mặt khác tiếp thu tinh hoa nghệ thuật dân tộc, làm giàu thêm tiềm năng sáng tạo của mình. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 15:51 | 19/6/2023
Lượt nghe: 1491
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý sinh ra tại một miền quê nghèo khó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1974, ông xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Trong sự nghiệp sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và người lính, trong đó nổi bật là 3 tập trường ca: “Sinh ở cuối dòng sông”, “Vạn lý Trường Sơn”, “Hạ thủy những giấc mơ”. Ngoài thơ ông còn viết văn xuôi với các thể loại như: truyện ngắn, lý luận phê bình, bút ký, tản văn, bình thơ...Dù sáng tác thơ văn hay viết báo, các tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý luôn hướng về nhân dân, về Tổ quốc. Hiện tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo, tạp chí ở TƯ và địa phương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý gửi tới chương trình tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” như một lời tự sự, sẻ chia với bạn đọc, đồng nghiệp về nghề báo vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 15:51 | 19/6/2023
Lượt nghe: 1486
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý sinh ra tại một miền quê nghèo khó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1974, ông xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Trong sự nghiệp sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và người lính, trong đó nổi bật là 3 tập trường ca: “Sinh ở cuối dòng sông”, “Vạn lý Trường Sơn”, “Hạ thủy những giấc mơ”. Ngoài thơ ông còn viết văn xuôi với các thể loại như: truyện ngắn, lý luận phê bình, bút ký, tản văn, bình thơ...Dù sáng tác thơ văn hay viết báo, các tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý luôn hướng về nhân dân, về Tổ quốc. Hiện tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo, tạp chí ở TƯ và địa phương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý gửi tới chương trình tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” như một lời tự sự, sẻ chia với bạn đọc, đồng nghiệp về nghề báo vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 8:33 | 7/7/2023
Lượt nghe: 896
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949, quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nhà thơ từng làm phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Sông Hương; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế; Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và khóa IV. Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ”. Bà vừa vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 74. Chương trình Văn nghệ hôm nay xin dành thời gian tưởng nhớ nhà thơ
Ngày phát hành 11:48 | 13/7/2023
Lượt nghe: 1763
Sinh năm 1963, nhà văn Nhật Bản Kiyoshi Shigematsu đã bén duyên với sự nghiệp sáng tác văn học sau một thời gian làm việc ở nhà xuất bản. Năm 1991, ông ra mắt tác phẩm đầu tay “Before Run” và được đông đảo bạn đọc đón nhận. Sau đó là sự ra đời của “Vitamin F”. Tác phẩm này đã giành được một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất Nhật Bản là Giải Naoki lần thứ 124. Vừa qua, ấn bản tiếng Việt của cuốn sách đã được ShineBooks và NXB Dân Trí giới thiệu ở nước ta qua phần chuyển ngữ của dịch giả Ngân Nhi. Là cuốn sách viết về những ông bố trung niên, đang phải đối diện với khủng hoảng trong gia đình, “Vitamin F” đem lại trải nghiệm gì cho người đọc? Chúng ta cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài “Để cha là nhà” của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 10:58 | 17/7/2023
Lượt nghe: 1291
Nhà thơ Bế Thành Long là người dân tộc Tày, sinh ngày 16 tháng 10 năm 1938, quê quán thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ông đã xuất bản hai tập thơ: Cỏ may và Ở nguồn. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong thơ Bế Thành Long chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, con người… thể hiện trong cách nhìn trẻ trung, hồn nhiên, trong trẻo đến kỳ lạ. Vì tuổi cao sức yếu bệnh nặng, nhà thơ Bế Thành Long đã qua đời ngày 16 tháng 7 vừa qua ở tuổi 85. Sinh thời, nhà thơ Y Phương rất quý nhà thơ Bế Thành Long. Bài viết “Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc” của nhà thơ Y Phương như một nén tâm nhang tưởng nhớ ông:
Ngày phát hành 12:28 | 22/5/2023
Lượt nghe: 1085
Sau gần hai tuần tranh tài sôi nổi, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) được tổ chức tại Campuchia đã kết thúc với những tấm huy chương được trao, những kỷ lục bị phá. Bên cạnh dấu ấn chuyên môn, nhiều vận động viên tại SEA Games 32 đã truyền cảm hứng, năng lượng sống tích cực cho người dân các nước trong khu vực thông qua những câu chuyện cảm động, hoàn cảnh éo le, tình huống khó khăn mà họ đã trải qua. Chiến thắng tại sự kiện thể thao không chỉ là những tấm huy chương mà còn từ trong trái tim mỗi vận động viên, và trong lòng người hâm mộ…Là người từng trực tiếp tác nghiệp tại nhiều kỳ SEA Games cũng như các sự kiện thể thao khác trên thế giới, nhà văn-nhà báo Yên Ba có nhiều câu chuyện để kể với chúng ta về niềm cảm hứng mà những vận động viên thể thao mang lại:
Ngày phát hành 15:16 | 5/6/2023
Lượt nghe: 1297
Vừa qua, việc một số trường đại học đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Có người đồng tình, nhưng cũng có người cho rằng không phù hợp. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ, nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga-Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, nếu các trường Y chọn môn Văn thì cũng có chủ đích vì học sinh học giỏi môn học này thì ít nhất cũng có khả năng diễn đạt và dễ thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh về mặt tâm lý. Tuy nhiên, phương án đưa môn Văn và rút môn Toán hoặc môn Hóa ra khỏi các môn tuyển sinh ngành Y thì cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học; phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học ngành Y (Văn nghệ 06/06/2023)
Ngày phát hành 14:14 | 12/6/2023
Lượt nghe: 1030
Trẻ em đọc gì, xem gì, làm gì, chơi ở đâu trong những ngày nghỉ hè là câu hỏi không có gì mới. Nhưng với một tác giả có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi và từng có thời gian giữ chuyên mục “Anh Chánh Văn” của báo Hoa Học Trò như nhà văn Hoàng Anh Tú thì câu hỏi ấy luôn thường trực trong anh suốt nhiều năm nay. Theo nhà văn Hoàng Anh Tú, ngày hè là dịp để các em vui chơi thư giãn sau những ngày học tập, thi cử căng thẳng. Vì thế các bậc phụ huynh cần lên một kế hoạch cùng con đi hết mùa hè bắt đầu bằng việc hiểu con mình thích gì, tính cách như thế nào. Hãy cho trẻ được tận hưởng đúng nghĩa một mùa hè rảnh rỗi thay vì cuống cuồng chạy hết từ lớp học này sang lớp học kia… (Văn nghệ 13/06/2023)
Ngày phát hành 17:59 | 14/6/2023
Lượt nghe: 1208
“Câu chuyện dòng sông” - tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hese kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha. Đây là cuốn sách thứ chín của Hermann Hesse, được viết bằng tiếng Đứ, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1922, sau khi ông trải qua một thời gian ở Ấn Độ. Sách được xuất bản ở Mỹ năm 1951 và trở nên có ảnh hưởng lớn vào thập niên 60 thế kỷ XX. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 14:43 | 17/5/2023
Lượt nghe: 1114
Văn hóa Tây Nguyên luôn có một sức hấp dẫn, độc đáo riêng, khiến những ai lên với vùng đất cao nguyên đều yêu mến và say mê. Để gìn giữ sức sống lâu bền ấy, bằng tình yêu của mình các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu đã và đang giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học-Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những người như thế. Bên cạnh công tác giảng dạy, nhiều năm qua anh dành thời gian để đi điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên. Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2022 đã gọi tên anh với 2 tác phẩm được trao giải Nhì B gồm 2 bộ sử thi Bahnar “Giông, Giỡ tìm Bia Lũi” và “Giông, Giỡ bán ghè thần Rang Blo” phát hành song ngữ Việt-Bahnar. Anh chia sẻ về niềm đam mê sưu tầm, nghiên cứu về sử thi nói riêng và văn hóa Tây Nguyên nói chung:
Ngày phát hành 8:12 | 7/8/2023
Lượt nghe: 1403
“Vùng đất quỷ tha ma bắt” là cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội của nhà văn Đài Loan Kevin Chen. Với nhan đề tiếng Anh “Ghost Town”, cuốn tiểu thuyết đã được dịch và xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Hy Lạp… Đặc biệt, chỉ sau vài tháng phát hành tại Việt Nam, “Vùng đất quỷ tha ma bắt” (do dịch giả Nguyễn Vinh Chi chuyển ngữ) đã được Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tái bản tới 4 lần. Về cuốn sách này, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài của BTV Nguyễn Hà có nhan đề “Nhà văn Kevin Chen: “Tôi muốn kể câu chuyện của mình theo cách độc đáo nhất”.
Ngày phát hành 11:6 | 24/8/2023
Lượt nghe: 999
Người yêu văn chương nói chung biết tới nhà văn Lê Lựu thông qua nhiều tác phẩm của ông phản ánh về thời kỳ đổi mới, đa dạng thể tài như: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, truyện thiếu nhi. Văn của ông giống như con người ông vậy, giản dị, thuần phác nhưng lại có sức ám ảnh, lan tỏa bởi đào xới được nhiều vấn đề về thân phận con người trong và sau đổi mới. Kỷ niệm 1 năm ngày nhà văn Lê Lựu về với thế giới của người hiền, tại Thư viện Quốc gia- Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa phối hợp với doanh nghiệp Liên minh Quốc gia tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận". Tham dự buổi lễ có rất đông nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, đại diện gia đình nhà văn Lê Lựu cùng đông đảo bạn văn xa gần. Phóng viên Dương Hà tới dự và có bài cảm nhận “Số phận con người qua trang viết của nhà văn Lê Lựu”
Ngày phát hành 15:56 | 5/10/2023
Lượt nghe: 1425
Bộ sách “Thời gian và nhân chứng (Hồi ký của các nhà báo)” gồm ba tập, tập hợp những hồi kí, hồi ức ghi lại hành trình nghề nghiệp, những kinh nghiệm làm báo phong phú, đa dạng của hơn 40 nhà báo tên tuổi của nước nhà. Qua đó, bộ sách đã tái hiện một cách sinh động lịch sử báo chí cách mạnh Việt Nam với đầy ắp các sự kiện, con số và tư liệu quý giá. Để có thêm thông tin về bộ sách này, mời quý vị và các bạn nghe bài “Thời gian và nhân chứng – Bộ sách tôn vinh các nhà báo” của BTV chương trình.
Ngày phát hành 14:28 | 21/9/2023
Lượt nghe: 1134
Là một trong những tác giả trẻ tiêu biểu của thế hệ 9x, Hiền Trang những năm gần đây đã liên tục cho ra mắt các tác phẩm (cả sáng tác lẫn dịch thuật, phê bình) như “Dưới mái hiên đêm, những khách lạ”, “Chopin biến mất”. “Tại sao ta yêu…” và gần đây nhất là “Những khán giả ngồi trong bóng tối” do NXB Kim Đồng ấn hành. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có cuộc trò chuyện với tác giả Hiền Trang. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 10:42 | 31/1/2024
Lượt nghe: 1479
“Tuyệt không dấu vết” là tiểu thuyết được nhà văn Nguyễn Việt Hà viết trong vòng 5 năm, với thể loại tiểu thuyết trinh thám kiếm hiệp. Đây là một trong 3 tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua. Câu chuyện xoay quanh thám tử Tuấn và hành trình tìm kiếm nhiều người mất tích giữa thành phố trong thời mạt, rồi dần dần trở thành cuộc chu du giữa hai bờ mơ - thực để dấn sâu vào tiềm thức con người. Văn phong nửa Tây nửa Tàu, nửa cổ nửa kim thể hiện một sự tìm tòi và phá cách về hình thức biểu đạt của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Về cuốn sách này, nhà văn Nguyễn Việt Hà đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Vân Khánh.
Ngày phát hành 14:52 | 20/2/2024
Lượt nghe: 1714
Đi lễ chùa đầu năm là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Vậy nhưng, câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”, cũ nhưng luôn mang tính thời sự, đó là việc đi lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh khác đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này. Đi lễ chùa nhưng lại không có hiểu biết nhất định về không gian, về sự tích, sự linh thiêng nơi mình đến. Đó là còn chưa nói đến việc thắp hương, đặt lễ, đốt vàng mã quá nhiều. Rồi rải tiền lẻ ở trên ban thờ, nhét tiền vào kẽ tay chân tượng Phật, bẻ lá vặt cành hái lộc, xả rác bừa bãi…Phóng viên chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ có cuộc trò chuyện với nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng về câu chuyện đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Cũng xin nói thêm, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng là người chuyên tâm nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, đạo Phật, Thiền và trà đạo; tác giả của các đầu sách “Hạnh phúc đích thực”, “Bùa ngải xứ Mường”, “Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu”:
Ngày phát hành 8:57 | 6/2/2024
Lượt nghe: 2161
Tục lệ mừng tuổi, có từ ngàn đời nay, tuy nhiên ngày một trở nên phiền phức trong xã hội hiện đại. Phú quý sinh lễ nghĩa đã làm biến tướng một phong tục tốt đẹp. Không còn giữ được ý nghĩa gốc về “món tiền nhỏ may mắn”, lì xì trở thành gánh nặng với không ít người. Theo nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng, lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm. Ví dụ như có thể lì xì bằng sách, đồ chơi phù hợp với đối tượng người nhân. Trong phong gói quà mình viết thiệp chúc mừng năm mới kèm một lời chúc ý nghĩa tới người nhận. Những món quà ấy sẽ giúp người nhận, đặc biệt là trẻ em hình thành thói quen đọc sách, phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng những hạt giống thiện lành:
Ngày phát hành 11:14 | 11/3/2024
Lượt nghe: 2361
Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên, sinh ngày 8/6/1940, tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhà văn từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tổng Biên tập tạp chí Hồn Việt; Từng là Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình-Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học. Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên đã xuất bản hơn 10 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm tiểu luận, nghiên cứu, phê bình có giá trị như: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa; Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn; Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ; Trước đèn; Khảo luận Văn chiêu hồn; Nguyễn Du toàn tập; Phê bình và tranh luận văn học; Tạp luận; Nguyễn Trãi toàn tập; Cao Bá Quát toàn tập; Vị mặn biển đời…Nhà văn vừa từ biệt chúng ta vào một ngày cuối tháng Giêng. Bài viết “Nhà văn, nhà PBVH Mai Quốc Liên: Người coi trọng văn phong với ngòi bút uyên bác” của nhà văn Lê Quang Trang như nén tâm hương tưởng nhớ ông. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 10:57 | 3/4/2024
Lượt nghe: 1888
Đã có một thời, truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của văn sĩ Tùng Giang-Vũ Đình Trung với nội dung khắc họa mối tình bi thương của đôi trai gái người Mường: Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung gây rúng động sâu sắc với các thế hệ độc giả. Thế nhưng, dòng thời gian, những biến động thời cuộc đã khiến tác giả và tác phẩm có một số phận long đong, lận đận. Cách đây gần 5 năm, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Hội VHNT Hòa Bình đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đồi thông hai mộ: Từ di cảo tới di sản” để lật lại và giải mã những vọng âm của tác phẩm tới đương thời và đời sau. Từ bấy đến nay, đã có một nhà lưu niệm được xây dựng trên vùng núi đá Kim Bôi (Hòa Bình) ngay sát cạnh ngôi mộ đôi của hai tiền nhân-Hai nhân vật chính trong truyện thơ “Đồi thông hai mộ”. Cùng với dấu xưa tích cũ, nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ” kể cùng người hôm nay câu chuyện về “Người dựng nhà trên đá núi”. Đó cũng là nội dung bút ký của nhà báo Võ Hà mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong chương trình hôm nay:
Ngày phát hành 11:1 | 4/4/2024
Lượt nghe: 2608
Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh sinh năm 1943, quê Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn (nay là Khoa văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), sau đó làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 8 và khóa 9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10. Ông nguyên là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng biên tập báo Nhà Báo và Công Luận. Từng là nhà báo chiến trường, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã có mặt ở nhiều điểm nóng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông là người chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử ở Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Thời mới cầm bút sáng tác, Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1970 - 1971. Ông có một số tác phẩm như “Nắng Thu Bồn”, “Tình yêu và án tử hình”, “Sụp đổ và tự thú”, “Ngày tận thế”, “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”. Trong đó, tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” từng được dịch ra tiếng Anh, giành giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2014, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Trên đường thăm chiến trường xưa, vào ngày 2/4, nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh đã đột ngột qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Vĩnh biệt ông, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có bài “Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử”.
Ngày phát hành 14:15 | 11/4/2021
Lượt nghe: 3113
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Truyện ngắn “Tướng về hưu” (sáng tác năm 1987) là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi. (Điểm hẹn văn nghệ 03/4/2021)
Ngày phát hành 15:16 | 28/4/2022
Lượt nghe: 1619
Viết về một đề tài thuộc hàng kinh điển trong văn học nước nhà như chiến tranh và người lính là một điều không hề dễ dàng. Khai thác gì ở một mảnh đất đã nhiều người cày xới? Viết gì khi trước mặt đã có nhiều đỉnh cao? Kể câu chuyện gì khi đề tài rất kén độc giả? Đối diện với những thách thức ấy, nhà văn Thế Đức đã có câu trả lời của riêng mình. Đó là tiểu thuyết “Trăng lên” do Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam cùng NXB Hội Nhà văn ấn hành. Một cuốn tiểu thuyết 500 trang, được kể ngót một phần tư thế kỷ, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến sau Tết Mậu Thân năm 1968, có gì thú vị? Mọi chuyện sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện giữa nhà văn Thế Đức và phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 9:14 | 6/10/2021
Lượt nghe: 907
Nhà văn gắn liền với trang viết, song nhà văn cũng không thể tách rời cuộc sống mà cộng đồng đang sống, đang chiến đấu với kẻ thù vô hình Covid-19. Thời gian gần đây, hình ảnh nhà văn, nghệ sỹ tham gia tình nguyện viên hỗ trợ công tác chống dịch được người dân đánh giá cao, bởi khi đất nước cần họ sẵn sàng nhập cuộc không chỉ bằng nhiệt huyết, góp sức người sức của mà còn bằng chính tác phẩm của mình. Ở tâm dịch TP.HCM, trên cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, nhà văn Bích Ngân đã có những chia sẻ với phóng viên Chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sỹ về cuộc sống và những hoạt động của các nhà văn thành phố trong thời gian qua
Ngày phát hành 11:44 | 29/10/2021
Lượt nghe: 488
Nhà văn Triệu Xuân tên thật là Triệu Xuân Điến, sinh năm 1952 tại Hải Dương. Ông tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó, ông tình nguyện vào chiến trường miền Nam làm phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, thường trú khu V – Trung Trung bộ. Sau năm 1975, ông làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ chức Trưởng ban biên tập chương trình phát thanh dành cho Nam Bộ. Ông ghi dấu ấn trong lòng độc giả qua loạt tác phẩm như “Trả giá” – đạt Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, “Bụi đời”, “Sóng lừng”, “Những người mở đất”, “Cõi mê”… Bên cạnh việc sáng tác, nhà văn Triệu Xuân cũng là người dành nhiều tâm huyết với văn hóa đọc. Kể cả trong thời gian chống chọi với bệnh tật, ông vẫn duy trì trang web trieuxuan.info, lan tỏa nhiều thông tin về văn chương nghệ thuật. Tiễn biệt ông, người hiền đã trả trang “giấy trắng” cho “bụi đời” để về với “cõi mê”, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài của tác giả Khải Mông có nhan đề “Nhà văn Triệu Xuân – Chấm ngòi bút vào nỗi đau niềm oan khổ của con người”.
Ngày phát hành 13:53 | 20/2/2023
Lượt nghe: 872
Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)
Ngày phát hành 10:46 | 20/3/2023
Lượt nghe: 789
Với đặc trưng là loại hình nghệ thuật đặc biệt, chép sử bằng hình ảnh-nhiếp ảnh đã, đang là một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Trải qua 70 xây dựng và phát triển, nền nhiếp ảnh đã để lại một kho sử bằng hình ảnh quý giá, đầy tự hào về chặng đường đấu tranh giành độc lập và đổi mới đi lên của đất nước. Vậy ngành Nhiếp ảnh và Chiếu bóng được thành lập dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? Cuộc trò chuyện sau đây giữa phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ và nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến phần nào giúp các bạn có câu trả lời:
Ngày phát hành 16:16 | 21/3/2023
Lượt nghe: 1344
"Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Chợt một con chim như đuối sức. Ðôi cánh của nó chợt như dừng lại. Nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim chim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng toàn thể bầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọng nhất trong đời. Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông". (Trích truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều). Đây là một tác phẩm xuất sắc miêu tả về loài vật quanh ta - những chú chim chìa vôi. Truyện ngắn này hiện đang được giảng dậy trong chương trình Ngữ văn lớp 7. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 11:44 | 21/4/2023
Lượt nghe: 844
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Hai câu thơ này của nhà thơ Chế Lan Viên dường như luôn đúng với người sáng tác. Một mảnh đất lạ, khi xa rồi, lại rất dễ khơi lên nguồn cảm hứng. Nhà văn Bỉ Jean-Pierre Outers không phải là một ngoại lệ. Với 16 năm sống và làm việc tại nước ta, ông đã viết nên cuốn “Du hành về Nam”, tập hợp những câu chuyện kể về các chuyến đi thực tế, du lịch, gặp gỡ trên dải đất hình chữ S. Hơn 10 năm sau khi ra đời, “Du hành về Nam” đã có ấn bản tiếng Việt nhờ sự hợp tác của Phái đoàn Wallinie – Bruxelles, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Sao Bắc Media. Sách do dịch giả Thi Hoa chuyển ngữ. Việt Nam qua góc nhìn của một nhà văn nước ngoài có gì thú vị? Chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm này qua cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 9:54 | 11/4/2023
Lượt nghe: 945
Cuốn sách HOUSES & PEOPLE (Đoàn Thanh Hà: Nhà cửa & Con người) do TS.KTS Nguyễn Trí Thành, giảng viên Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Việt Nam chủ biên được trao giải Bạc, hạng mục Nghiên cứu Lý luận - Phê bình kiến trúc, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 15 (2022-2023). Có thể nói, đây là lần đầu tiên những sáng tác cụ thể của một kiến trúc sư trẻ được tập hợp trong một ấn phẩm, cùng những ý kiến đánh giá, phê bình đa chiều.
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2019
Lượt nghe: 935
Với thơ ca đương đại, Nguyễn Trọng Tạo đã ghi dấu ấn đậm nét bằng những tập thơ như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương thân”, “Thế giới không còn trắng”, “Con đường của những vì sao”; hai tập trường ca “Đồng Lộc” và “Biển mặn”… Còn trong âm nhạc, Nguyễn Trọng Tạo được đông đảo công chúng mến mộ thông qua các ca khúc “Làng quan họ quê tôi” (phổ thơ Nguyễn Phan Hách), “Khúc hát sông quê” (phổ thơ Lê Huy Mậu). Nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ phổ nhạc như “Một dại khờ, một tôi” (nhạc sĩ Phú Quang), “Cỏ và mưa” (nhạc sĩ Giáng Son), “Câu hát quê hương” (nhạc sĩ Hồ Hữu Thới)…(Điểm hẹn văn nghệ 12/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018
Lượt nghe: 1462
Không phải là bài thơ tiêu biểu nhất, được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác, nhưng “Thơ tình người lính biển” gửi gắm nhiều ẩn ý, nhiều suy tư của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua những hình ảnh như “Gió thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”, “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”. Dù trong ca khúc, nhạc sỹ Hoàng Hiệp không đưa vào hình ảnh “vàng tang trắng”, nhưng “chỉ còn anh với cỏ” được giữ nguyên, riêng điều ấy cũng khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thấy thật ấm áp vì sự chia sẻ, đồng cảm giữa thơ ca và âm nhạc. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 13/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2017
Lượt nghe: 1744
Nhà thơ Thu Bồn (cây bút vừa được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT) với những tác phẩm văn học vượt thời gian sẽ được nhà văn Phùng Văn Khai chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Giai điệu trữ tình của nhạc phẩm "Tạm biệt Huế" được nhạc sĩ Xuân An phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Thu Bồn sẽ là nốt trầm xao xuyến khi nhớ về người con gái Cố Đô. Sự tinh khôi, lãng mạn được kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật rối dây và âm nhạc đã giúp cho vở rối "Vũ điệu hoa quỳnh" đoạt nhiều giải thưởng trong Liên hoan múa Rối quốc tế. (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). (Điểm hẹn văn nghệ 25/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2017
Lượt nghe: 1400
Vừa qua, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức đại hội lần thứ 12 (nhiệm kỳ 2015-2020). Tại sao đại hội lần này bị chậm gần hai năm? Không khí đại hội như thế nào? Những vấn đề đặt ra tại đại hội là gì? Đó là những điều mà phóng viên Anh Thư chia sẻ trong chương trình "Điểm hẹn văn nghệ" (12/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016
Lượt nghe: 1373
Những trang nhật ký về tuổi trẻ trong học tập và tu dưỡng đạo đức của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được người thân và các bạn trẻ đồng cảm như thế nào? Bên cạnh đó những sáng tác thơ văn của các bạn học sinh qua các cuộc thi như "Cây bút tuổi hồng", "Em tập viết văn làm thơ", "Viết thư Quốc tế UPU"…đã có những tác động như thế nào tới tâm hồn non trẻ của các em? Câu chuyện vui về thời đi học của thi sĩ Xuân Diệu sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn về một nhà thơ có nhiều sáng tác về tình yêu. (Điểm hẹn văn nghệ 28/5 + 02/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2015
Lượt nghe: 2083
Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân: hướng đi hiệu quả trong điện ảnh? (Câu chuyện phóng viên); Phim tài liệu "Trường Sa - Việt Nam" qua cảm nhận của khán giả (Thưởng thức tác phẩm); Chuyện vui về nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi và nhà thơ Vương Tùng Cương (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 12/12 + 16/12/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2015
Lượt nghe: 1780
Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (Câu chuyện phóng viên); Tiểu thuyết "Cậu ấm" của nhà văn Trần Chiến qua cảm nhận của nhà sử học Dương Trung Quốc (Thưởng thức tác phẩm); Tế Hanh nói lái,"Vợ nhặt" thật thà (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 21/10 + 24/10/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015
Lượt nghe: 1301
Thông tin về lĩnh vực Văn học nghệ thuật cập nhật; Những câu chuyện bên lề về Đại hội kiến trúc sư lần thứ 8 cùng một số tài lẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh trong cuộc sống...(Điểm hẹn Văn nghệ 2/5/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2015
Lượt nghe: 1260
Những thông tin văn nghệ đáng chú ý; Những nét đặc sắc của bức tranh chủ đề chiến tranh cách mạng " Những linh hồn bất tử" và những sở thích cá nhân của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo...sẽ có trong chương trình (Điểm hẹn văn nghệ 04/04/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1499
Câu chuyện về mối duyên của nhà thơ Trương Đăng Dung với nhà văn Franz Kafka qua tiểu thuyết "Lâu đài" nói với chúng ta điều gì về ý nghĩa của nghệ thuật đối với cuộc sống? (Điểm hẹn văn nghệ 31/1)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2015
Lượt nghe: 1487
Nhà thơ Phạm Hổ là cây đại thụ của nền văn học thiếu nhi nước nhà, với những tập thơ, tập truyện dành riêng cho thiếu nhi như: Chuyện hoa chuyện quả, Chú bò tìm bạn, Ngựa thần từ đâu tới...Ông rất thích trồng hoa, yêu hoa và quý hoa...(Điểm hẹn văn nghệ 17/1+21/1)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2014
Lượt nghe: 1797
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2014
Lượt nghe: 1946
Nhà văn Đoàn Giỏi sáng tác "Đất rừng phương Nam" như thế nào?-Lời kể của người trong cuộc.
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 1630
"Khúc hát sông quê" - phiên bản thơ và nhạc. Biên tập viên Văn nghệ bình luận về hội thảo “Thị trường văn học và văn học thị trường: lý luận và thực tiễn”. Trải nghiệm của người yêu điện ảnh về bộ phim “Cuộc sống tươi đẹp” của điện ảnh I-ta-li-a. Chuyện kể về họa sỹ Phạm Tăng với tình yêu tiếng Việt. (Điểm hẹn văn nghệ 08/9 + 10/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016
Lượt nghe: 1532
Câu chuyện của nhà thơ Trịnh Công Lộc cùng nhạc sỹ Vũ Thiết về những người con hy sinh vì Tổ quốc.
Góc nhìn của PV Văn nghệ khi theo dõi hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ tư do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Đảo. Nhà văn Uông Triều với cuốn tiểu thuyết đã làm thay đổi một phần con người anh. Chân dung nhà văn Đỗ Chu qua lời kể của đồng nghiệp. (Điểm hẹn Văn nghệ 14 + 16/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2016
Lượt nghe: 2894
Nhà thơ Trần Đăng Khoa có tâm sự gì khi viết về những người lính Biên cương trong ngày Thơ Việt Nam 2016. Trung tá, nhà thơ Lê Hoài Nam, người bạn và cũng là người đồng chí với nhà thơ Trần Đăng Khoa sẽ có những cảm nhận như thế nào khi thưởng thức những bài thơ này. Bên cạnh đó thì những giai thoại vui về người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam-nhà thơ Hữu Thỉnh qua lời kể của nhà thơ Lê Tuấn Lộc sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tính cách của một nhà thơ có nhiều tập trường ca về biển. (phát 05+09+12+16/03)
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2017
Lượt nghe: 2086
"Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc / Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa / Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão / Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà". Bài thơ "Tổ quốc" của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ được nhạc sĩ Lê Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Tác giả thơ và nhạc sĩ tâm sự và trải lòng về ca khúc "Tổ quốc" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Trao giải Cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015 - 2016 (Câu chuyện phóng viên). Nhà thơ Tố Hữu với câu chuyện tự sửa thơ mình (Giai thoại Văn nghệ sĩ. (Điểm hẹn Văn nghệ 14/1/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2017
Lượt nghe: 1442
Kỉ niệm 60 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam cũng là dịp để những người viết và công chúng yêu văn học hiểu thêm về vai trò của một tổ chức xã hội - chính trị - nghề nghiệp đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam trong mối quan hệ với văn hóa, chính trị, xã hội và con người; mối quan hệ với đất nước, với dân tộc và nhân dân. Thử thách của thời hiện đại càng đặt ra cho nhà văn, nhà thơ những mối quan tâm,những câu hỏi và bản lĩnh nghề nghiệp. (Điểm hẹn văn nghệ 08/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020
Lượt nghe: 2478
Đại hội khóa X Hội Nhà văn Việt Nam đã bầu 11 nhà văn, nhà thơ vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2020-2025. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sinh năm 1957 tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Ông đã in gần 30 tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ dịch). Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận được 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế, trong đó có Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2017; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993… Phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - tân Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam về công tác hội trong thời gian tới. (Điểm hẹn văn nghệ 26/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2020
Lượt nghe: 1035
Tác phẩm được trao Giải A Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020. Tiểu thuyết viết về đề tài cách mạng và kháng chiến giai đoạn từ 1942 đến 1952 của các tổ chức cách mạng và kháng chiến ở vùng dân tộc miền núi Yên Bái. (Điểm hẹn văn nghệ 06/6/2020)
”
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2020
Lượt nghe: 1403
8 tác phẩm được trao giải: Tập ký sự “Trụ lại” của nhà văn Hồ Duy Lệ, tập truyện ngắn “Quán thủy thần” của nhà văn Nguyễn Hải Yến; hai tập thơ “Bay trong mơ” của nhà thơ Trần Quang Đạo và “Nguồn” của nhà thơ Trần Quang Quý; ba tác phẩm lý luận phê bình “Nhận diện và lý giải các hiện tượng văn học” của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, “Những sinh thể văn chương Việt” của PGS.TS Lý Hoài Thu, “Tư tưởng và phong cách nhà văn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Trần Đăng Suyền; tập thơ dịch “Kiếm Hồ hoài cổ” (tập 2) thơ chữ Hán danh nho Việt Nam do Nguyễn Hữu Thăng dịch. Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp 59 hội viên mới thuộc chuyên ngành: thơ, văn xuôi, lý luận phê bình, văn học dịch, văn học thiếu nhi. (Điểm hẹn văn nghệ 18/01/2019)