Truyện ngắn phần lớn là hồi ức hoặc phản ánh sự kiện mà nhân vật chính đã trả qua. Ông Chiến đã dũng cảm thay đổi phương thức sản xuất để phát triển kinh tế trên vùng quê nghèo của mình. Hình ảnh nhân vật chính của câu chuyện cũng như nhiều người nông dân khác trở thành tấm gương phát triển kinh tế mọi miền đất nước. Trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế mang đến nhiều đổi thay của làng quê, họ năng động, sáng tạo trong công việc của mình...
Câu chuyện xoay quanh đời sống gia đình sau hôn nhân của hai vợ chồng Sừa và Tươn. Cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác, Sừa và Tươn khao khát mong đến ngày được làm cha làm mẹ, được đón những đứa trẻ ra đời. Tính bi kịch được nảy sinh khi họ không bao giờ có thể đạt được ước mơ đó. Nhưng nguyên nhân thì vẫn giấu kín cho đến cuối chuyện. Giá trị nhân văn, lòng vị tha, tình thương yêu của truyện cũng nằm ở nút thắt này...
Câu chuyện được nhà văn Ken Liu viết kết hợp giữa hiện thực và giả tưởng. Những con thú giấy trở thành hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn, qua đó tác giả gửi gắm tình cảm mẹ con, gia đình, quê hương. Truyện phản ánh hiện thực những gia đình có sự kết hợp của hai con người, hai đất nước, hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau...
Khoảnh khắc lưỡi dao dài và cong xuyên vào cổ họng người phụ nữ - đó là khoảnh khắc thật bất ngờ, đau đớn. Nỗi đau đến tê dại, bàng hoàng, không chỉ ở thời điểm đó, mà cả mãi về sau, truyền tới chúng ta niềm bi phẫn, xót xa. Một hành động ghê tởm, được kẻ thủ ác thực hiện bình tĩnh, chính xác, lạnh lùng, đắc ý. Lấy đi hai sinh mạng, nhưng người đàn ông vẫn điềm nhiên sống ngoài ánh sáng, hàng ngày nói cười cùng bộ mặt đạo đức giả. Còn người phụ nữ, sự sống đã dừng lại khi lưỡi dao xuyên vào cổ họng. Khoảng thời gian sau đó là một cực hình khủng khiếp, hàng ngày tra tấn, vò nát con tim chị… (Đọc truyện đêm khuya 07/10/2019)
Câu chuyện xoay quanh bộ ba nhân vật: Miên, Mạnh và Cháp. Đề tài tự do hôn nhân trong cuộc sống của người vùng cao là đề tài đã được nhiều người khai thác, nhưng Lục Mạnh Cường vẫn có những cách diễn đạt, cách kể chuyện rất riêng của anh. Ở đó, ta cảm nhận được sự mạnh mẽ và quyết liệt của Miên, cô không chịu nghe theo sự sắp đặt hôn nhân của gia đình mà tự quyết định hạnh phúc cho mình, tự lựa chọn người đàn ông cho cuộc đời của cô, người mà Miên thực sự rung động và có tình cảm...
Truyện ngắn này hấp dẫn từ nhan đề truyện, hẳn nhiên nhà văn Phong Điệp đặt tên truyện là Delete đầy dụng ý nghệ thuật, nó nghĩa là “xóa”, nhưng khi dùng thuật ngữ Delele nó hàm chứa nhiều dụng ý. Nghĩa là khi mọi thứ quá ứ đầy, chất ngất thì chỉ cần nhấn Delele, mọi thứ sẽ trống rỗng. Câu chuyện đã nói về sự lạc lõng, trống rỗng đến vô cảm ấy
Các bạn thân mến, ngọn lửa không mang một hình dáng cụ thể và ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa. Lửa biểu tượng cho sự hủy diệt nhưng cũng là biểu tượng cho sự sống sinh sôi. Đó là ngọn lửa vật chất chúng ta nhìn thấy và cũng có thể là lửa vô hình trong tim. Với nhân vật tôi trong câu chuyện thì lửa mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Từ sau khi ngôi nhà nhỏ của nhân vật bị cháy, lửa vừa là công cụ để cô biểu diễu múa lửa vừa là khát khao ánh hào quang trong trái tim...( Đọc truyện đêm khuya phát 26/9/2019)
Câu chuyện chúng ta vừa nghe xoay quanh hành trình đi tìm kiếm cái tuyệt đích trong nghề xạ tiễn của nhân vật chính – Ngật Trường. Trong rất nhiều việc, dường như khi đã đi hết một hành trình thì người ta lại trở về trạng thái ban đầu, nhưng dĩ nhiên, với một tâm thế khác. Và một thông điệp nữa mà câu chuyện muốn gửi tới độc giả, ấy là cách sống tự nhiên nhi nhiên, hòa mình cùng vạn vật, cùng vũ trụ với một trái tim hiền từ, lương thiện...
Nhà văn Tống Ngọc Hân rất có duyên với miền núi, chị viết về cuộc sống, con người, tập quán của đồng bào vùng cao với giọng văn ấm áp, đồng cảm. Mỗi số phận, mỗi con người đi vào trang sách của Tống Ngọc Hân thực sự day dứt người đọc, người nghe bởi chị đã viết về họ bằng tất cả sự thấu hiểu tận cùng. Gần đây, nhà văn Tống Ngọc Hân quan tâm đến đề tài gia đình, các vấn đề liên quan đến số phận người phụ nữ, nạn bạo hành gia đình... dưới góc nhìn của một người phụ nữ giàu nhân ái. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin mời các bạn cùng nghe truyện ngắn “Hai chén rượu đầy” viết về nạn bạo hành gia đình – một vấn đề nhức nhối trong đời sống hôm nay
Truyện ngắn “Bụi thị thành” của tác giả Lê Quang Thọ xoay quanh câu chuyện của Đen và Nhân, hai thanh niên lớn lên ở Tây Nguyên. Nhân theo nghiệp học hành, trở thành một anh giáo trường làng. Còn Đen sớm đã bươn chải với công việc của anh nông dân thời đại mới. Truyện được viết theo lối tuyến tính. Quá trình trưởng thành của hai nhân vật chính cũng chính là quá trình làng quê thay da đổi thịt, đối diện với cả thách thức lẫn cơ hội.
Xuyên suốt các trang truyện là sự xuất hiện của một loài hoa (đúng ra là hương thơm của một loài hoa). Loài hoa ấy có cái tên khá xa lạ: hoàng mộc hương. Hoa rất đẹp, có mùi thơm thoang thoảng, thanh tao, nồng nàn, bí ẩn và có gì đó vương vấn, quyến rũ và hiếm gặp giữa bộn bề cuộc sống bận rộn, ồn ào này. Một mùi hương chỉ có thể cảm nhận, chứ không nắm bắt được, không dành cho số đông mà chỉ dành cho những ai biết yêu, biết cảm, biết trân trọng cuộc sống này...(Đọc truyện đêm khuya 12/09/2019)
Người phụ nữ trong truyện ngắn này đã cố gắng để tìm kiếm cái sợi dây mong manh có tên hạnh phúc, song chị bất lực. Đừng đổ lỗi thêm cho chị, dẫu chị không phải là người vợ hoàn hảo. “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” – Dẫu chỉ như cơi đựng trầu thôi, nhưng khi còn lòng tự trọng thì đàn bà còn đứng dậy, quét dọn lại những đổ vỡ và hạnh phúc với điều còn lại… (Đọc truyện đêm khuya 09/09/2019)
Người thầy giáo có vị trí đặc biệt trong xã hội, nghề dạy học cũng là một nghề cao quý. Tình thầy trò là một trong những tình cảm được trân quý trong cuộc sống. Người thầy giáo được kính yêu như cha mẹ của học trò. Với những thay đổi của đời sống hiện đại ngày hôm nay, tình cảm thầy trò vẫn cao đẹp nhưng mối quan hệ, cách ứng xử giữa thầy, cô giáo và học trò cũng có nhiều thay đổi. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/9, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Thầy và trò” của nhà văn Lê Minh Khuê
Chim có tổ, sông có nguồn, con người ai chẳng có quê hương bản quán. Tình quê hương cũng như tình cảm dành cho cha mẹ người thân ruột thịt là thứ tình cảm thiêng liêng, đôi khi vì cuộc mưu sinh, mà tạm lắng sâu thậm chí ngủ quên trong trái tim mỗi người song được khơi gợi , đánh thức nó lại bùng lên những cảm xúc mãnh liệt - Đặc biệt với những người con xa quê. Truyện ngắn “nơi tình yêu đi qua” của nhà văn Nguyễn Hồng Thái gợi lại trong mỗi chúng ta cảm xúc này.