Cập nhật :8:57 5/1/2024

VOV6 - Tác giả Hoàng Kiến Bình chia sẻ: “Tôi viết truyện ngắn “Cánh chim hồng hộc” trong thời gian tham gia trại viết của tạp chí VNQĐ tại Đà Lạt. Ý tưởng để viết truyện này là khi tôi đọc những tư liệu lịch sử về danh tướng Yết Kiêu. Cảm phục và ngưỡng mộ vị danh tướng dũng cảm, tận trung tôi bắt tay viết truyện dã sử này”. “Cánh chim hồng hộc” là truyện ngắn điển hình về tình tướng sĩ, phụ tử. Tướng có lập được công lao to lớn là nhờ sự hi sinh xương máu, hết lòng phò tá của sĩ tốt dưới quyền. Như chim hồng hộc bay được cao là nhờ những trụ xương cánh vững chắc. Trần Quốc Tuấn đã biết ơn những người phó tá mình bao năm trận mạc, những Dã Tượng, Yết Kiêu và hàng trăm nghìn sĩ tốt vô danh khác đã không tiếc máu xương mình vì non sông, vì minh chủ mà không một giây khắc dám trễ nải mệnh lệnh. Lớn hơn nữa, câu chuyện ngầm ý về tình đoàn kết, keo sơn, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào của quân dân Đại Việt, nhờ thế mà đánh thắng được bao kẻ thù hung bạo. Chi tiết đắt nhất của truyện là việc Yết Kiêu không chịu rời đi nếu Trần Quốc Tuấn không đến là minh chứng cho lòng trung thành, sự dũng cảm, ý chí kiên trường và tình yêu thương tướng sĩ, phụ tử. Truyện tôn vinh danh tướng Yết Kiêu, người tướng giỏi, bằng sự dũng cảm, mưu trí, đã giúp Hưng Đạo vương vượt qua những nguy nan, tôn vinh sự tận trung của người lính với đất nước, giang sơn. Là tác giả trẻ mới vào nghề nhưng Hoàng Kiến Bình đã gây sự bất ngờ, thú vị cho độc giả bằng những truyện ngắn dã sử với lối viết dung dị, mộc mạc và trên hết là thể hiện được niềm tự hào và tôn kính đối với các bậc tiền nhân. Chúng ta hy vọng và chờ đón nhiều tác phẩm hay hơn của tác giả trong thời gian tới. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Bài liên quan

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30

Trang Văn nghệ Chủ nhật (đang phát)

10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ