Tính thiếu khả thi và hệ lụy của đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0”4/5/2020

Đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0” ngay từ khi được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch cấp bản quyền đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Xung quanh câu chuyện này, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) muốn đưa ra một cái nhìn thấu đáo về bộ chữ Tiếng Việt không dấu nói riêng và những cải tiến Quốc ngữ nói chung thông qua vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?". Chúng ta cùng đón nghe phóng sự kỳ cuối của vệt bài này có nhan đề “Tính thiếu khả thi và hệ lụy của đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0”, do phóng viên Đỗ Anh Vũ thực hiện. (Đối thoại mở)

Cải cách, cải tiến chữ Quốc ngữ: Vẫn luôn là câu chuyện của thực tiễn đời sống

Cải cách, cải tiến chữ Quốc ngữ: Vẫn luôn là câu chuyện của thực tiễn đời sống 29/4/2020

Quý vị và các bạn thân mến! Trong kỳ một của vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0” - Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?”, chúng tôi đã ghi nhận những ý kiến nhiều chiều xung quanh đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Cũng từ đây, chúng ta có thêm cơ hội nhìn lại những những đặc trưng của ngôn ngữ, chữ viết tiếng Việt hiện hành. Từ đó biết trân quý hơn giá trị di sản có tính thực tiễn cao, soi chiếu một cách tường minh hơn vào các cải tiến từ nguyên bản gốc. Phóng sự kỳ 2 của phóng viên Võ Hà, có nhan đề “Cải cách, cải tiến chữ Quốc ngữ: Vẫn luôn là câu chuyện của thực tiễn đời sống”.

Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?

Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học? 24/4/2020

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc Bộ chữ Tiếng Việt không dấu “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bản quyền. Sự khác lạ của kiểu chữ được hai tác giả trình bày trong đề xuất này trước tiên gây ngạc nhiên. Sau nữa, ý tưởng mục đích, tính ứng dụng của bộ chữ này chưa thực sự thuyết phục. Xung quanh câu chuyện này, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) muốn đưa ra một cái nhìn thấu đáo về bộ chữ Tiếng Việt không dấu nói riêng và những cải tiến Quốc ngữ nói chung thông qua vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?". Mở màn là phóng sự “Thấy gì từ một đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ?” của phóng viên Võ Hà.

Thời của văn học dân gian còn hay hết?

Thời của văn học dân gian còn hay hết? 22/4/2020

Bất cứ một dân tộc yêu chuộng văn học nào cũng có một nền văn học dân gian. Biết bao người Việt Nam lớn lên cùng với những câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích qua các lời kể, lời ru của bà, của mẹ. Liệu văn học dân gian chỉ thuộc về một thời kỳ xa xưa đã đóng khung trong các tuyển tập hay văn học dân gian vẫn đồng hành phát triển cho tới ngày hôm nay? PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở ngày 22/4/2020)

Để điện ảnh Việt vươn tầm ra thế giới

Để điện ảnh Việt vươn tầm ra thế giới 27/3/2020

Trong những năm gần đây, việc đầu tư sản xuất, sáng tạo những tác phẩm phim Việt đã thể hiện sự chuyên nghiệp của các đạo diễn. Tuy nhiên, để đưa điện ảnh Việt vươn tầm ra thế giới vẫn là hành trình ẩn chứa nhiều thách thức bên cạnh những tiềm năng. PV VOV6 trao đổi với đạo diễn Lương Đình Dũng xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 25/03/2020)

Con đường nào đưa nghệ thuật truyền thống đến với giới trẻ?

Con đường nào đưa nghệ thuật truyền thống đến với giới trẻ? 18/3/2020

Hiện nay, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang chịu tác động rất lớn bởi cơ chế thị trường cùng với sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai. Vậy nên, để thu hút giới trẻ đến với nghệ thuật truyền thống là một “bài toán” không dễ. PV VOV6 đối thoại với NSƯT, đạo diễn Lê Tuấn Cường, Nhà hát Chèo Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 18/03/2020)

Trinh thám Việt chờ được… đánh thức

Trinh thám Việt chờ được… đánh thức 12/3/2020

Từng trải qua giai đoạn vàng son những năm 30 của thế kỷ trước, trinh thám Việt đang có những tín hiệu hồi sinh đáng mừng với sự xuất hiện của nhiều tác giả trẻ. Thể loại này đem lại những thách thức và cơ hội nào cho người viết? Mời quý vị và các bạn cùng trò chuyện với tác giả Đức Anh, cây bút 9x viết tiểu thuyết trinh thám. (Đối thoại mở ngày 11/03/2020)

Bảo tồn nghệ thuật Tuồng truyền thống và hành trình vươn ra thế giới

Bảo tồn nghệ thuật Tuồng truyền thống và hành trình vươn ra thế giới 27/2/2020

Nhiều năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển, quảng bá nghệ thuật Tuồng truyền thống đến gần hơn với công chúng vẫn luôn là “bài toán” khó và không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo. PV VOV6 trao đổi với ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/02/2020)

Thi truyện ngắn: Chất lượng cần hơn số lượng

Thi truyện ngắn: Chất lượng cần hơn số lượng 20/2/2020

Những năm gần đây, các cuộc thi truyện ngắn mở ra nhận được sự hưởng ứng đông đảo người yêu văn chương. Thế nhưng, các tác giả đạt giải thưởng từ các cuộc thi này có thực sự gắn bó lâu dài và đóng góp cho dòng chảy văn chương đương đại hay không? PV VOV6 đối thoại với nhà văn Nguyễn Thế Hùng, Phó Trưởng ban Chuyên đề Văn nghệ Công an, Báo Công an Nhân dân xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 19/02/2020)

Tranh dân gian Việt Nam và ước vọng hồi sinh

Tranh dân gian Việt Nam và ước vọng hồi sinh 13/2/2020

Với sự xuất hiện của các dòng tranh hiện đại, tranh dân gian của Việt Nam đang dần bị mai một, lãng quên. Vậy, làm thế nào để có thể gìn giữ và bảo tồn dòng tranh dân gian như giá trị vốn có của nó? PV VOV6 đối thoại với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn học nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/02/2020)

“Vượt thác cheo leo”: Hành trình gian nan của những người trẻ

“Vượt thác cheo leo”: Hành trình gian nan của những người trẻ 6/2/2020

Trong sự lặng lẽ, riêng tư, thậm chí cô độc, các tác phẩm nghệ thuật vẫn chào đời, mang theo nhiều kì vọng của người nghệ sĩ. Sáng tạo đương nhiên không hề dễ dàng, nhưng giống như vượt thác, điều mà người nghệ sĩ có được sẽ là cảm giác vượt lên bản thân, chinh phục thử thách. Hành trình vượt thác ấy, với đạo diễn Lê Quý Dương và tác giả Hiền Trang, là gì? Mời quý vị và các bạn đón nghe chương trình Văn nghệ đặc biệt của VOV6 trên làn sóng xuân của Đài Tiếng nói Việt Nam. (Đối thoại mở 25/01/2020)

Phim hài Tết - Đâu phải cứ vui là được?

Phim hài Tết - Đâu phải cứ vui là được? 4/2/2020

Những năm gần đây, phim hài Tết đang mất dần vị thế, không chỉ ít về số lượng còn cho thấy sự nghèo nàn về nội dung, khiến nhiều người quan ngại về chất lượng những bộ phim gắn mác hài Tết. PV VOV6 trao đổi với đạo diễn Trần Bình Trọng, tác giả seri phim hài Tết ăn khách “Đại gia chân đất” và “Làng ế vợ” xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 15/01/2020)

Sân khấu phía Nam: Những thách thức và triển vọng

Sân khấu phía Nam: Những thách thức và triển vọng 22/1/2020

Hiện nay, các sân khấu tư nhân phía Nam đang thiếu vắng khán giả và phải đối mặt với nhiều khó khăn đề tồn tại. PV VOV6 đối thoại với nhà báo Thanh Hiệp xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 22/01/2020)

Đội ngũ phê bình văn học trẻ: Có thực sự thiếu và yếu?

Đội ngũ phê bình văn học trẻ: Có thực sự thiếu và yếu? 9/1/2020

Hoạt động lý luận phê bình văn học giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn chương. Thế nhưng, hiện nay, hoạt động này vẫn còn thụ động, thiếu tính định hướng. Vậy, liệu có phải là do những người trẻ làm phê bình văn học hiện nay còn thiếu và yếu? PV VOV6 đối thoại với nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa, Ban Lý luận phê bình, Tạp chí Văn học Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/01/2020)

Sân khấu 2019: Được và mất?

Sân khấu 2019: Được và mất? 26/12/2019

Năm 2019 là năm sân khấu cả nước còn có nhiều khó khăn, đặc biệt là các đơn vị sân khấu truyền thống. Vậy, liệu có phải sân khấu đang tự đánh mất vị trí của mình hay còn vì những lý do khác? PV VOV6 đối thoại với NSND Thúy Mùi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nghệ thuật truyền thống sân khấu Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 25/12/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ