Phim ảnh vốn rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống ngày hôm nay. Để thực hiện một bộ phim, đó là bao công sức khó nhọc của rất nhiều người. Song song với việc sản xuất phim mới thì việc lưu trữ phim luôn được đặt ra, từ thời còn thô sơ cho đến khi có máy móc thiết bị hiện đại. Lưu trữ phim thời kỹ thuật số có phải là phương pháp ưu việt nhất? Đằng sau công tác lưu trữ bảo quản phim là câu chuyện gì của văn hóa, của lịch sử? PV VOV6 đối thoại với ông Vũ Nguyên Hùng, Quyền Viện trưởng Viện phim Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 14/10/2020)
Suốt hơn nửa thế kỷ qua tính từ khi Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, đến nay, nghệ thuật sân khấu Thủ đô đã đóng một dấu son trên chặng đường lịch sử sân khấu Việt Nam với biết bao vở diễn hay, biết bao thế hệ nghệ sĩ tài năng được khán giả mến mộ. Trong chương trình hôm nay, PV VOV6 trao đổi với NSƯT Tạ Tuấn Minh và Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga xung quanh chủ đề này (Đối thoại mở 07/10/2020)
Hiện nay, phát hành phim qua mạng đã không còn là khái niệm quá xa lạ với khán giả yêu điện ảnh. Song song hoặc thậm chí trước thời điểm ra rạp, phim có thể được phát hành qua mạng. Khán giả có thể ngồi ở nhà vẫn cập nhật được những bộ phim hot nhất, mới nhất. Vậy, liệu phát hành phim qua mạng có trở thành một xu thế của tương lai? PV VOV6 đối thoại với bà Nguyễn Bích Phượng, Phó Giám đốc Công ty BHD xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 23/09/2020)
Tiếng Việt với tiếng nói và chữ viết là công cụ giao tiếp được chúng ta sử dụng hàng ngày, gần gũi, cần thiết như cơm ăn nước uống. Trong thời đại toàn cầu hóa với công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, Tiếng Việt bị ảnh hưởng, bị tác động ở nhiều góc độ. Chương trình Đối thoại mở chủ đề “Tiếng Việt trong thử thách thời 4.0” sẽ đề cập một vài phác thảo về Tiếng Việt hiện nay để cùng bàn luận, với sự tham gia của PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam (Đối thoại mở 16/09/2020)
Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí Bộ quốc phòng, giai đoạn 2014 - 2019 và Giải thưởng sáng tác Văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài Hải quân, giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Tư lệnh Hải quân là những cuộc thi thu hút rất nhiều cây viết trẻ ở các thể loại thơ, văn xuôi tham gia. Các cây bút trẻ như Hồng Diệu, Lữ Mai, Lê Mạnh Thường… với các tác phẩm đạt giải lần này đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng vì thực sự, với đề tài biển đảo Tổ quốc, các bạn trẻ đã dấn thân và khẳng định ở địa hạt này. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 có cuộc trao đổi với nhà thơ, nhà báo Lữ Mai, Ban Văn hóa Văn nghệ, Báo Nhân dân xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/9/2020)
Nhiều năm qua, chương trình “Sân khấu truyền thanh” của Đài Tiếng nói Việt Nam luôn được thính giả cả nước yêu mến, đón nhận. Vậy, điều gì đã làm nên thương hiệu cho chương trình này và vì sao chương trình có sức hấp dẫn dài lâu đến thế? PV VOV6 trò chuyện với đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Trịnh Quang Khanh về chủ đề này. (Đối thoại mở 02/9/2020)
Thời gian qua, đề tài chiến tranh cách mạng nhìn từ góc độ sáng tạo nghệ thuật được giới làm nghề xác định rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống đương đại. Nhiều tác phẩm sân khấu về đề tài chiến tranh khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn hiện diện và đồng hành trong đời sống tinh thần của người Việt. PV VOV6 trao đổi với Nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/8/2020)
Đưa nghệ thuật truyền thống thành sản phẩm du lịch là xu hướng được nhiều quốc gia áp dụng khá thành công. Không bỏ qua xu hướng này, gần đây, ở nước ta cũng đã quan tâm đến việc gắn kết sân khấu biểu diễn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, sự gắn kết này mới dừng ở mức “mạnh ai nấy làm”. Vậy, các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật cần làm gì để sự kết hợp này phải thực sự có hiệu quả. PV VOV6 trao đổi với NSƯT Đức Hùng, Phó giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 19/8/2020)
Nhiều năm qua, việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú dù đã có một số thay đổi nhưng vẫn còn nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ. PV VOV6 trao đổi với NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/08/2020)
Thời gian qua, một trong những từ khóa “hot” nhất trong thị trường sách là “ấn bản đặc biệt”. Với sự vào cuộc của nhiều nhà sách như Đông A, Nhã Nam, Thái Hà, Sống, Tri thức trẻ…, nhiều tác phẩm văn học ấn bản đặc biệt đã ra đời, góp phần tạo ra một cuộc đua sách đẹp. Sách văn học bản đặc biệt - liệu có thành một ảnh hưởng lâu bền, tạo ra những chuẩn thẩm mĩ cho thấy sự “thăng hạng” của sách vở hay chỉ là một cuộc đua hình thức sớm nở tối tàn? PV VOV6 trao đổi với anh Nguyễn Việt Thắng, Trưởng phòng kinh doanh Công ty sách Đông A, Quản lý Nhà sách Cá Chép xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 05/8/2020)
“Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”, “Lửa Thiện Nhân”, “Đi tìm Phong” là những bộ phim tài liệu độc lập tiếp cận được với công chúng qua hệ thống rạp chiếu, được công chúng tiếp lửa cho thành công của đạo diễn, dư âm của tác phẩm. Hành trình để thực hiện một bộ phim tài liệu độc lập là một hành trình không vội vã, với những ý tưởng, những sắc màu, những nhọc nhằn và hạnh phúc riêng. Phóng viên văn học nghệ thuật (VOV6) đối thoại cùng đạo diễn phim tài liệu độc lập Trần Phương Thảo… (Đối thoại mở 29/07/2020)
Song song với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin thì loại hình tội phạm công nghệ cao cũng ngày càng phổ biến. Chúng ta đã có nhiều tác phẩm văn học khai thác tốt về đề tài tội phạm nói chung, còn về tội phạm công nghệ cao nói riêng thì dường như chưa được chú ý khai thác. PV VOV6 đổi thoại với trung tá, nhà văn Đào Trung Hiếu, Báo Công an nhân dân xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 22/07/2020)
Trong xã hội thông tin, cơ hội đã mở ra cho các họa sĩ trẻ giao lưu, kết nối, học hỏi những trào lưu sáng tác mới. Tuy vậy, bất cứ hoạt động sáng tạo nào cũng cần nỗ lực tự thân và liệu rằng, tại nước ta đã hình thành một thế hệ họa sĩ trẻ định hình được cá tính và phong cách sáng tạo? PV VOV6 đối thoại với họa sĩ Đỗ Hiệp, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 15/07/2020)
Để cho ra đời vở diễn chất lượng, giàu giá trị nghệ thuật thì yếu tố quan trọng nhất chính là khâu kịch bản và tài của đạo diễn. Tuy nhiên, thời gian qua, kịch bản sân khấu truyền thống ở nước ta đang rất thiếu và yếu. Vậy, lời giải nào cho "bài toán" kịch bản hiện nay? PV VOV6 trao đổi với soạn giả Lê Thế Song xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/07/2020)