Kiến trúc Việt: Gian nan đi tìm bản sắc25/2/2021

Nằm trong đại gia đình văn học nghệ thuật, kiến trúc là nghệ thuật phản ánh sinh động và hiện thực diện mạo của đất nước. Nhìn vào thực tế kiến trúc nước ta có thể thấy kiến trúc hiện đại tiếp tục được khẳng định và trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, bản sắc thương hiệu kiến trúc Việt trong xu hướng hiện đại là gì? Và đâu là những công trình tiêu biểu cho bản sắc đó? Những câu hỏi này vẫn chưa tìm được trả lời xác đáng. PV VOV6 đối thoại với Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 24/02/2021)

Ấn phẩm chuyên đề văn chương - Ngọn nguồn và dấu ấn

Ấn phẩm chuyên đề văn chương - Ngọn nguồn và dấu ấn 24/2/2021

Trong bối cảnh sáp nhập báo chí cũng như sự thu hẹp “diện tích” của văn chương trên báo và tạp chí hiện nay, một số ấn phẩm chuyên đề văn chương vẫn ra đời, tồn tại, “đến hẹn lại lên”, nhận được sự quan tâm của bạn đọc, công chúng. Xuất xứ, tinh thần và nội dung của các ấn phẩm này ra sao? Đóng vai trò thế nào trong chuyển động của nhịp sống văn chương? PV VOV6 bàn luận với nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa, Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 17/02/2021)

Nhìn lại một chặng đường 5 năm - Thơ Việt có gì?!

Nhìn lại một chặng đường 5 năm - Thơ Việt có gì?! 28/1/2021

Trong dòng chảy Văn học Việt Nam mỗi thời kỳ, thơ luôn chiếm một vai trò không thể thiếu bên cạnh những đóng góp của truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch hoặc các thể loại khác. Dĩ nhiên, mức độ thành tựu của các giai đoạn có sự đậm nhạt khác nhau. Chúng tôi chọn một khoảng thời gian 5 năm để nhìn lại thơ Việt và cũng sẽ có một đánh giá mang tính tổng kết về thơ Việt trong năm qua. Sự quan tâm đến thơ của các độc giả hiện nay đang thực sự như thế nào? PV VOV6 trao đổi với nhà phê bình, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 27/01/2021)

Lồng quảng cáo trong phim Việt - Làm sao cho khéo?

Lồng quảng cáo trong phim Việt - Làm sao cho khéo? 21/1/2021

Quý vị và các bạn đã từng sốt ruột vì những phân đoạn quảng cáo trong rạp chiếu phim, từng sốt ruột vì những phân đoạn quảng cáo giữa các bộ phim truyền hình. Đó là quảng cáo ở ngoài phim. Còn ở trong phim thì sao? Đã bao giờ quý vị tìm kiếm một thương hiệu hàng hóa mà các diễn viên đã sử dụng trong bộ phim quý vị vừa xem? Đã khi nào quý vị cảm thấy ức chế khi nội dung phim bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh quảng cáo lộ liễu? PV VOV6 trò chuyện cùng đạo diễn - NSND Nguyễn Hữu Phần xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 20/01/2021)

Nghệ thuật hát Xẩm: Bảo tồn và phát huy sao cho hiệu quả?

Nghệ thuật hát Xẩm: Bảo tồn và phát huy sao cho hiệu quả? 15/1/2021

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiệu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu Mai Thiện xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/01/2021)

Âm nhạc cổ truyền: Bảo tồn và sinh tồn

Âm nhạc cổ truyền: Bảo tồn và sinh tồn 7/1/2021

Truyền thống là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Những câu hát dân ca như níu giữ tâm hồn mỗi người trong cuộc sống đầy bận rộn, áp lực, để mỗi người như được lắng lại với những gì đẹp đẽ nhất trong tâm hồn. Tuy vậy, làm thế nào để gìn giữ, bảo tồn âm nhạc truyền thống như những gì thuộc về nó, không phải là điều đơn giản. PV VOV6 trao đổi với nhà nghiên cứu âm nhạc Đàm Quang Minh - nhóm Đông Kinh cổ nhạc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 06/01/2021)

Tranh đồ họa: Vì sao họa sĩ Việt ít mặn mà?

Tranh đồ họa: Vì sao họa sĩ Việt ít mặn mà? 23/12/2020

Sau một thời gian trầm lắng, khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, tranh đồ họa đã chuyển mình phát triển hơn. Tuy nhiên, trong đời sống mỹ thuật nước ta hiện nay, so với các thể loại tranh khác thì chỗ đứng của tranh đồ họa vẫn còn khá khiêm tốn. Đáng chú ý là lực lượng sáng tác còn mỏng, đặc biệt là các họa sĩ ít mặn mà sáng tác tranh đồ họa. PV VOV6 trao đổi với PGS.TS, họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương, Trưởng khoa Đồ họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 23/12/2020)

Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng - làm sao cho hấp dẫn?

Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng - làm sao cho hấp dẫn? 16/12/2020

Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng là một phần quan trọng làm nên diện mạo của điện ảnh nước nhà. Khoảng mười năm trở lại đây, số lượng phim về đề tài này giảm sút về số lượng, gần như vắng bóng ở các rạp chiếu thương mại, và nếu có lịch chiếu thương mại thì cũng không hút được khán giả. Một đề tài có ý nghĩa lịch sử và xã hội cùng giá trị nhân văn sâu sắc, từng ghi dấn ấn với những bộ phim đại diện cho điện ảnh Việt Nam, bây giờ đề tài ấy có còn được quan tâm? Làm thế nào để sáng tạo những bộ phim về chiến tranh cách mạng vừa hấp dẫn khán giả, vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 16/12/2020)

Tiểu thuyết lịch sử - Nơi gửi gắm vấn đề đương đại

Tiểu thuyết lịch sử - Nơi gửi gắm vấn đề đương đại 10/12/2020

Tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng luôn thu hút bút lực của nhà văn và người cầm bút. Tuy vậy, thể tài này luôn được xem là cỗ máy cái trong văn chương. Một vài năm gần đây thì tiểu thuyết lịch sử nổi lên như là một điểm sáng đáng chú ý và có thành tựu nhất định. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 có cuộc trao đổi với PGS.TS, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Thạch, Trưởng khoa Văn học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/12/2020)

Hỏng tranh tại Triển lãm: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hỏng tranh tại Triển lãm: Trách nhiệm thuộc về ai? 3/12/2020

Nhiều bức tranh treo tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2020 bị xước gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của tác phẩm khiến họa sĩ bức xúc rút tranh về. Vậy, trách nhiệm thuộc về ai? PV VOV6 trao đổi với họa sĩ Thế Anh, giảng viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 02/12/2020)

Nghệ sĩ trẻ: Cần làm gì để chiếm lĩnh sân khấu?

Nghệ sĩ trẻ: Cần làm gì để chiếm lĩnh sân khấu? 27/11/2020

Sân khấu luôn cần sự thanh xuân của tuổi trẻ để làm nên cái đẹp, chưa kể sự có mặt của lớp trẻ còn chứng tỏ có sự kế thừa của sân khấu và làm yên lòng những người quan tâm. Tuy nhiên, đối với những sàn diễn sân khấu hôm nay, nhất là sân khấu truyền thống có cảm giác như là các nghệ sĩ trẻ chưa thực sự chiếm lĩnh được sân khấu. Vậy, nguyên nhân từ đâu và chúng ta có thể khắc phục như thế nào? PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSND Tự Long, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội và nghệ sĩ Thanh Huyền, Nhà hát Chèo Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 25/11/2020)

Phim tài liệu và hành trình ra rạp

Phim tài liệu và hành trình ra rạp 18/11/2020

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế. Ở nước ta, ngoài các hãng phim, đài truyền hình thì còn có các cá nhân, tổ chức cũng tham gia sản xuất phim tài liệu. Tuy nhiên, mảng phim này hầu như vắng bóng ở các rạp chiếu. Được đưa phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại... (Đối thoại mở 18/11/2020)

Xiếc Việt: Cần đổi mới để hội nhập

Xiếc Việt: Cần đổi mới để hội nhập 12/11/2020

Nhiều năm qua, nghệ thuật xiếc nước ta đã gặt hái không ít giải thưởng trong các cuộc thi liên hoan cấp khu vực và quốc tế. Xiếc Việt cũng đã có rất nghệ sĩ thành công ở nước ngoài, đã có những chương trình lưu diễn được bạn bè quốc tế đón nhận. Thế nhưng, bao năm qua, xiếc Việt vẫn loay hoay để bắt nhịp và hội nhập với xiếc thế giới. Xiếc Việt đã hội nhập đến đâu và tiếp theo phải làm gì vẫn là băn khoăn của nhiều thế hệ nghệ sĩ xiếc và của các cơ quan quản lý văn hóa nghệ thuật. PV VOV6 trao đổi với NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 11/11/2020)

Đạo thơ hay sự lây lan ý tưởng sáng tạo?

Đạo thơ hay sự lây lan ý tưởng sáng tạo? 4/11/2020

Để làm được thơ, trước hết phải yêu thơ. Khi đã yêu, đồng nghĩa với sự thần tượng, tôn thờ một hoặc các tác giả, tâm đắc với những cảm hứng, ý thơ và cũng tự nhiên, vô thức in hằn, ám ảnh phong cách thơ ấy. Thế rồi khi sáng tác, nếu “mờ mắt” trước những “của nhà người”, nhiều người làm thơ dễ thành “bản sao lỗi” của một tác giả, nhiều bài thơ bị độc giả phát hiện có “dây mơ rễ má” với tác phẩm được nhiều người yêu thích. PV VOV6 đối thoại với nhà thơ, nhà báo Trần Hoàng Thiên Kim về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/11/2020)

Sôi động thị trường tranh trên không gian mạng

Sôi động thị trường tranh trên không gian mạng 29/10/2020

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tiết tấu công việc nhanh trong xã hội hiện đại thì việc giao dịch mua bán tranh qua mạng là sự phát triển tất yếu, tạo nên diện mạo mới cho mỹ thuật Việt, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. PV VOV6 đối thoại với họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/10/2020)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ