Phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học: Khi nào thành công? 17/6/2021

Chuyển thể, dựa theo, phóng tác, lấy cảm hứng… Đó là những từ mà các đạo diễn và các biên kịch thường sử dụng trong phần giới thiệu một bộ phim mà kịch bản có xuất phát điểm từ tác phẩm văn học. Văn học và điện ảnh là hai lĩnh vực nghệ thuật có những đặc thù riêng. Dẫu vậy, không thể phủ nhận sự tương đồng, giao thoa giữa văn học và điện ảnh. Một bộ phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học khi nào thì thành công? Phóng viên VOV6 trò chuyện cùng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp về nội dung này. (Đối thoại mở 16/06/2021)

Nghệ sĩ chung tay làm công tác thiện nguyện trong phòng, chống dịch Covid-19

Nghệ sĩ chung tay làm công tác thiện nguyện trong phòng, chống dịch Covid-19 10/6/2021

Trong đại dịch hiện nay thì tất cả các lực lượng, đặc biệt là lực lượng y bác sĩ cũng đang dồn hết lực để đối phó, dập tắt và chiến thắng dịch bệnh. Còn với các nghệ sĩ, bằng sự lan tỏa của mình đã chung tay bằng các công tác thiện nguyện và kêu gọi cộng đồng. Trong chương trình Đối thoại mở hôm nay, PV VOV6 trao đổi với NSND Tự Long, Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/06/2021)

Hội đồng duyệt phim Quốc gia: Đã thực sự “thay máu”?

Hội đồng duyệt phim Quốc gia: Đã thực sự “thay máu”? 26/5/2021

Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, PV VOV6 trao đổi với nhà báo Trần Việt Văn, phóng viên Báo Lao động, ủy viên Hội đồng duyệt phim Quốc gia về chủ đề này. (Đối thoại mở 26/05/2021)

Trần Văn Thước - nhà văn đứng viết trên đôi chân kỳ diệu

Trần Văn Thước - nhà văn đứng viết trên đôi chân kỳ diệu 19/5/2021

Sinh năm 1954, đến năm 1979, khi 25 tuổi, Trần Văn Thước bất ngờ bị tai nạn lao động, đứt tủy, chấn thương cột sống, tỉ lệ thương tật hơn 80%. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, ông trở về đời thường với đôi chân bại liệt, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa sâu sắc tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn… (Đối thoại mở 19/05/2021)

Viết về nông thôn: Bình cũ nhưng rượu có mới?

Viết về nông thôn: Bình cũ nhưng rượu có mới? 13/5/2021

Sau một thời gian dài đứt đoạn và có phần vắng bóng, đề tài nông thôn đã trở lại với văn học nước nhà cùng sự “kích cầu” của cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập”, do báo Nông thôn Ngày nay, báo điện tử Dân Việt, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức cũng như xuất phát từ thôi thúc của người viết. Với một đề tài cũ, các cây bút sẽ có tìm tòi mới mẻ nào? PV VOV6 đối thoại với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/05/2021)

Phim tài liệu hậu chiến: Ở đâu giữa thời bình?

Phim tài liệu hậu chiến: Ở đâu giữa thời bình? 28/4/2021

Trong những năm chiến tranh vệ quốc, các đạo diễn, các nhà quay phim của chúng ta đã có mặt ở nhiều mặt trận nóng bỏng, khét mùi bom đạn, kịp thời ghi lại những khoảnh khắc khắc nghiệt có, yêu thương có, ấm áp có, là chất liệu vô giá tạo dựng những bộ phim tài liệu. Trong thời bình hôm nay, các nhà làm phim tài liệu có còn nhiều trăn trở về những số phận bước ra từ chiến tranh, còn tiếp tục theo đuổi vấn đề hậu chiến? Những thước phim tài liệu hậu chiến ở đâu giữa bộn bề nhịp sống? (Đối thoại mở 28/04/2021)

Sân khấu về đề tài lịch sử: Giới hạn và sáng tạo

Sân khấu về đề tài lịch sử: Giới hạn và sáng tạo 23/4/2021

Những tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc tôn vinh những giá trị của lịch sử văn hóa và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, cũng có những giới hạn nhất định vì phải làm sao để câu chuyện, nhân vật trong tác phẩm không bị vượt quá ra ngoài hình tượng gốc đã trở thành biểu tượng của nhân cách, giá trị con người của những nhân vật lịch sử. PV VOV6 trao đổi với nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng xung quanh chủ đề này. (Đối thọa mở 21/4/2021)

Văn học thiếu nhi - Mảnh đất cần dung dưỡng

Văn học thiếu nhi - Mảnh đất cần dung dưỡng 15/4/2021

Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc. Tuy nhiên, văn học thiếu nhi hiện nay so với mảng văn học viết cho các độ tuổi khác đang là một khoảng trống lớn cần được lấp đầy. Sáng tác văn học cho thiếu nhi là một công việc công phu. Nhà văn bên cạnh tài năng và những phẩm chất cần có của người viết, thì họ còn phải là người am hiểu tâm lý phát triển của trẻ em, để chuyển tải một cách linh hoạt, hấp dẫn, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cho các em. PV VOV6 trao đổi với bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 14/4/2021)

Điện ảnh Việt - Nhìn từ phim trăm tỷ

Điện ảnh Việt - Nhìn từ phim trăm tỷ 9/4/2021

Với hơn 5 triệu lượt người mua vé, doanh thu 400 tỷ đồng, bộ phim “Bố già” trở thành phim Việt bán được nhiều vé nhất mọi thời đại và là bộ phim đạt doanh thu lớn, kỷ lục nhất từ trước đến nay của nước ta. Không chỉ mang đến sự sôi động phòng vé mà những tưởng phải mất thời gian để phục hồi sau ảnh hưởng từ dịch covid-19, bộ phim còn cho thấy thị trường phim Việt đang có sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng vô cùng lớn. PV VOV6 trao đổi với Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 07/4/2021)

Làm gì để điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật?

Làm gì để điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật? 2/4/2021

Thực tế hiện nay, các tác phẩm điêu khắc đương đại đang rất thiếu không gian sống. Ngoài các cuộc triển lãm thì không phải tác phẩm nào cũng có cơ hội để được trưng bày tại các bảo tàng, các không gian đô thị, không gian công cộng,... Vậy, làm thế nào để tác phẩm điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật? PV VOV6 đối thoại với Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 31/3/2021)

Kinh doanh sách thời covid: Trong nguy có cơ

Kinh doanh sách thời covid: Trong nguy có cơ 25/3/2021

Đại dịch covid-19 được coi là liều thuốc thử đối với khả năng sinh tồn của tất cả các ngành, trong đó có ngành xuất bản. Trong nguy cơ liệu có cơ hội để tồn tại hoặc thậm chí để bứt phá hay không? Các nhà xuất bản cũng như các nhà sách ở nước ta đã có sự thích ứng như thế nào, đặc biệt là về mặt quảng bá để trụ lại trong đại dịch. PV VOV6 trò chuyện với cây bút trẻ Đức Anh, Phó phòng truyền thông Công ty Sách Đinh Tị, tác giả của những cuốn tiểu thuyết trinh thám “Tường lửa”, “Thiên thần mù sương”, “Đảo bạo bệnh” xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 24/3/2021)

Thấy gì từ dòng phim remake Việt

Thấy gì từ dòng phim remake Việt 18/3/2021

Làm lại những bộ phim hay, những kiệt tác điện ảnh là một xu hướng của điện ảnh thế giới nhiều năm nay. Ở nước ta, lý do có mặt dòng phim làm lại chủ yếu nghiêng về hướng thương mại. Dẫu vậy cũng không thể phủ nhận những màu sắc tươi mới mà dòng phim này đem tới cho khán giả. Và những va chạm, tiếp xúc, ảnh hưởng bên ngoài giúp chúng ta nhìn rõ hơn điểm mạnh điểm yếu của điện ảnh trong nước… PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nhà phê bình Điện ảnh Đinh Trọng Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 17/03/2021)

Vì sao chèo cổ luôn lấy hình tượng phụ nữ làm nhân vật trung tâm?

Vì sao chèo cổ luôn lấy hình tượng phụ nữ làm nhân vật trung tâm? 12/3/2021

Trong nghệ thuật chèo truyền thống, hình tượng người phụ nữ luôn được lấy làm nhân vật trung tâm, chất nữ tính được chèo khắc họa qua nhiều kiểu nhân vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau, với những diễn biến tâm lý khác nhau phần nào tái hiện số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, cùng những ước mơ, mong mỏi của họ. PV VOV6 đối thoại với nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/3/2021)

Họa sĩ trẻ: Cần định hình được cá tính và phong cách sáng tạo

Họa sĩ trẻ: Cần định hình được cá tính và phong cách sáng tạo 8/3/2021

Trong xã hội thông tin, các họa sĩ trẻ có nhiều cơ hội giao lưu, kết nối, học hỏi những trào lưu sáng tác mới. Tuy vậy, bất cứ một hoạt động sáng tạo nào cũng cần nỗ lực tự thân và liệu rằng tại nước ta đã hình thành một thế hệ họa sĩ trẻ định hình được cá tính và phong cách sáng tạo? PV VOV6 trao đổi với họa sĩ Đỗ Hiệp, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghệ sĩ Trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 03/3/2021)

Kiến trúc Việt: Gian nan đi tìm bản sắc

Kiến trúc Việt: Gian nan đi tìm bản sắc 25/2/2021

Nằm trong đại gia đình văn học nghệ thuật, kiến trúc là nghệ thuật phản ánh sinh động và hiện thực diện mạo của đất nước. Nhìn vào thực tế kiến trúc nước ta có thể thấy kiến trúc hiện đại tiếp tục được khẳng định và trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, bản sắc thương hiệu kiến trúc Việt trong xu hướng hiện đại là gì? Và đâu là những công trình tiêu biểu cho bản sắc đó? Những câu hỏi này vẫn chưa tìm được trả lời xác đáng. PV VOV6 đối thoại với Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 24/02/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu