Họa sĩ Lê Tiến Vượng và hành trình thiện nguyện12/6/2023

Họa sĩ Lê Tiến Vượng sinh năm 1961 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp, tay nghề đồ họa của ông gắn liền với báo Thiếu niên Tiền Phong suốt mấy chục năm. Không chỉ biết đến là một họa sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhà thiết kế logo có tên tuổi, ông còn là chủ nhiệm Câu lạc bộ thiện nguyện “Trái tim hồng”. Đến nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng câu lạc bộ vận động xây dựng được 22 điểm trường, 4 nhà tình nghĩa tại các địa phương khó khăn. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ không nói câu chuyện của ông với những bảng màu, tranh vẽ mà các bạn sẽ cùng với tôi đi tìm chân dung một cái tôi khác của họa sĩ. (Chương trình Tôi và Tôi ngày 11/6/2023)

NSND Nguyễn Như Vũ - Người lưu giữ ký ức qua những thước phim

NSND Nguyễn Như Vũ - Người lưu giữ ký ức qua những thước phim 8/6/2023

Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật thứ bảy, nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Như Vũ đã hoàn thành hơn 100 bộ phim tài liệu và khoa học. Tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm dung dị, chân thực mà giàu cảm xúc như Người thắp lửa, Đất trắng, Gian nan hạnh phúc. Ông cũng là tác giả vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần thứ 6. (Hành trình Sáng tạo 04/6/2023)

Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Lan tỏa giá trị âm nhạc trên cánh sóng VOV

Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Lan tỏa giá trị âm nhạc trên cánh sóng VOV 2/6/2023

Với gần 30 năm gắn bó với Đài TNVN, Nhạc sĩ Trần Nhật Dương đã sớm định hình cho mình một phong cách âm nhạc riêng. Lấy cảm hứng từ đề tài đất nước, lịch sử hay từ những cảm xúc đời thường, kết hợp với kỹ thuật âm nhạc được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, những tác phẩm của nhạc sĩ không chỉ chạm đến trái tim của người nghe mà còn mang nhiều giá trị sâu sắc. Mới đây, nhạc sĩ Trần Nhật Dương vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với cụm 4 tác phẩm. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nhạc sĩ Trần Nhật Dương để cùng tìm hiểu con đường nghệ thuật gắn liền với làn sóng của Đài TNVN. (Hành trình Sáng tạo 31/5/2023)

Cơ hội cho nhiếp ảnh Việt - nhìn từ Photo Hà Nội 23

Cơ hội cho nhiếp ảnh Việt - nhìn từ Photo Hà Nội 23 31/5/2023

Được triển khai từ cuối tháng tư, Photo Hà Nội 23 là sự kiện Biennale nhiếp ảnh quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta, với sự phối hợp giữa Viện Pháp tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Photo Hà Nội 23 đã đi đến chặng cuối cùng, với hơn hai mươi triển lãm cùng các buổi tọa đàm, work shop, các tour nghệ thuật, chiếu phim tài liệu, giới thiệu sách, diễn ra trên địa bàn 7 quận huyện của Thành phố Hà Nội. Sự kiện này đã đem tới những hình dung mới mẻ như thế nào về nhiếp ảnh nghệ thuật, đem tới những cơ hội nào cho nhiếp ảnh đương đại trong nước? Đây cũng là nội dung mà chương trình Đối thoại mở trao đổi cùng nghệ sỹ thị giác, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn - Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, người giữ vai trò cố vấn và giám tuyển nhiều triển lãm tại Biennale Photo Hà Nội 23… (Đối thoại mở 31/05/2023)

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn và truyện thơ

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn và truyện thơ "Con Hồng Cháu Lạc" 30/5/2023

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn tiết lộ: ban đầu, anh viết truyện thơ "Con Hồng Cháu Lạc" trong sự cô đơn và coi đó là việc tự thân. Trong những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, song song với công việc thiết kế kiến trúc, anh đã bắt đầu nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc và từ đó đến nay đã cho ra đời 5 tập truyện thơ lịch sử Con Hồng Cháu Lạc, có độ dày hơn 2200 trang với trên 40.000 câu thơ song thất lục bát. (Tôi và Tôi 28/05/2023)

Múa đương đại trên nền múa dân gian dân tộc: Xu hướng sáng tạo mới hay chỉ là lắp ghép?

Múa đương đại trên nền múa dân gian dân tộc: Xu hướng sáng tạo mới hay chỉ là lắp ghép? 25/5/2023

Những thành công của múa đương đại Việt Nam thời gian qua đều sử dụng tốt chất liệu múa dân gian, dân tộc để tạo thành ngôn ngữ múa dân tộc hiện đại, xây dựng được những hình tượng nghệ thuật múa đặc sắc, đầy cảm xúc. Nhưng cũng có không ít những tác phẩm múa chỉ là lắp ghép đơn thuần, thiếu tính thẩm mỹ, sáng tạo, rất chung chung và khó hiểu. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là NSND Ứng Duy Thịnh - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam bàn luận về chủ đề này. (Đối thoại mở 24/05/2023)

NSND Đỗ Tiến Định: Vũ khúc đồng quê

NSND Đỗ Tiến Định: Vũ khúc đồng quê 22/5/2023

Có một người nghệ sĩ từng khoác áo lính, bước chân từng theo sát bước quân hành của đoàn quân giải phóng. Ông lên Tây Bắc, ông vào khu 4 anh dũng, khu 5 kiên cường, Tây Nguyên bất khuất… Ông không chỉ là một nghệ sĩ múa kỳ cựu mà còn là tác giả của nhiều tác phẩm múa thấm đượm hồn quê. Ông là NSND Đỗ Tiến Định, tác giả vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật lần này. (Hành trình Sáng tạo 21/5/2023)

Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay phá cách cá nhân?

Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay phá cách cá nhân? 15/5/2023

Với lực lượng đông đảo, sung sức về khả năng sáng tạo, các tác giả trẻ đã và đang mang đến bạn đọc hình dung khác, cảm nhận khác, không gian khác và đời sống khác về văn chương. Vậy câu hỏi đặt ra là “Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay sự phá cách” là băn khoăn mà độc giả đặt ra khi theo dõi tác phẩm gần đây của đội ngũ viết văn trẻ. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng với tác giả Hiền Trang bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 10/5/2023)

Nhà lí luận, thi sỹ Trương Đăng Dung: Từ quan niệm sống đến hành trình sáng tạo

Nhà lí luận, thi sỹ Trương Đăng Dung: Từ quan niệm sống đến hành trình sáng tạo 14/5/2023

Mới đây, tại khoa Văn học Trường Đại học KHXH và NV – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học “PGS.TS, Nhà thơ Trương Đăng Dung: Hành trình từ diễn giải đến sáng tạo văn chương”. Tham dự có PGS TS Trương Đăng Dung, PGS TS Phạm Xuân Thạch – Chủ nhiệm khoa Văn học, cùng các giảng viên, sinh viên năm cuối và khách mời. Tọa đàm mang không khí của buổi giao lưu chia sẻ vừa giàu tính học thuật, vừa ấm áp thân tình. Qua đó, chân dung tinh thần của PGS TS, nhà thơ Trương Đăng Dung cũng được khắc họa đậm nét, trong sự thống nhất của tư tưởng, quan niệm sống và hành trình sáng tạo.

Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và kí ức Điện Biên

Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và kí ức Điện Biên 8/5/2023

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Khu trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1; Khu tưởng niệm, tri ân những người có công với đất nước là ba công trình do kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận thiết kế. Những công trình ấy cũng là hành trình đầy kỉ niệm của kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận với Điện Biên, vừa hiện diện rõ sắc màu văn hóa Tây Bắc, với những mái nhà của người Thái, hoa văn thổ cẩm, hoa ban, những dòng suối chảy quanh núi đồi, ruộng lúa…, vừa thể hiện sự thấu cảm của người sáng tạo với đời sống xã hội, khí hậu địa phương. (Hành trình Sáng tạo 07/05/2023)

Hành trình âm nhạc thể nghiệm của nhạc sĩ Trí Minh

Hành trình âm nhạc thể nghiệm của nhạc sĩ Trí Minh 25/4/2023

Nhạc sĩ Trí Minh là một trong những nghệ sĩ đến với dòng nhạc thể nghiệm sớm nhất ở nước ta với hơn 20 năm gắn bó. Chọn một hướng đi hẹp để tiếp cận công chúng, dẫu biết phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng anh vẫn theo đuổi đam mê của mình với mong muốn nâng tầm vị thế cho loại hình âm nhạc này tại nước ta. (Hành trình Sáng tạo 23/04/2023)

Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ: Người kết nối, lan toả tình yêu gốm

Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ: Người kết nối, lan toả tình yêu gốm 20/4/2023

Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ là một người thầy, một nghệ sĩ và người kết nối, tổ chức hoạt động nghệ thuật, ở lĩnh vực nào anh cũng sôi nổi, nhiệt huyết. Luôn làm mới mình, tạo những bước chuyển bứt phá là những mục tiêu mà anh hướng đến trong hoạt động nghệ thuật. (Hành trình Sáng tạo 16/4/2023)

Di sản phố cổ Hà Nội: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển

Di sản phố cổ Hà Nội: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển 20/4/2023

Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị với quần thể kiến trúc, kiến trúc cảnh quan độc đáo, là nét đẹp vốn có của người dân Thủ đô. Thời gian qua, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, công trình kiến trúc đồng thời nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Bên cạnh những kết quả đạt được, là một di sản “sống” phố cổ Hà Nội cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những mâu thuẫn trong bảo tồn và phát triển. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với KTS Nguyễn Trần Bắc, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 19/4/2023)

Phương hướng bảo tồn công trình kiến trúc 1954-1986

Phương hướng bảo tồn công trình kiến trúc 1954-1986 12/4/2023

Lịch sử của đô thị có lớp lớp, tầng tầng dấu ấn văn hóa mà trong đó kiến trúc là những gì hiện hữu nhất. Nếu như chúng ta dành sự quan tâm với các công trình từ thời Pháp, bên cạnh danh hiệu di tích còn có danh sách những công trình trước năm 1954 cần được lưu giữ, bảo tồn thì dường như, những công trình được xây dựng trong thời kì miền Bắc xây dựng XHCN 1954-1986 lại chưa thực sự được chú ý. Cần có phương hướng bảo tồn như thế nào đối với các công trình kiến trúc xây dựng từ năm 1954-1986 là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật với khách mời là TS.KTS Đặng Hoàng Vũ, Phó trưởng khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp hôm nay. (Đối thoại mở 12/04/2023)

Nghệ sĩ Đào Thuỳ và những sáng tạo với nghệ thuật hoá trang

Nghệ sĩ Đào Thuỳ và những sáng tạo với nghệ thuật hoá trang 11/4/2023

Hóa trang là một trong những bộ môn nghệ thuật góp phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm sân khấu và điện ảnh. Năm 2018, vì thấy được tầm quan trọng và tính ứng dụng cao của chuyên ngành hóa trang, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã đưa chuyên ngành vào đào tạo chính quy. Và người đề xuất đưa chuyên ngành này vào đó chính là giảng viên Đào Thùy. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, mời quý vị và các bạn gặp gỡ và nghe câu chuyện của nghệ sĩ Đào Thùy. (Hành trình sáng tạo 09/4/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ