Hình ảnh phụ nữ và tình yêu trong thơ ca trung đại 14/10/2022

Xã hội phong kiến vốn nhiều định kiến khắt khe đã hạn chế nữ quyền, khiến phụ nữ trở nên yếu thế, bị động, thậm chí bị tước đoạt đi nhiều quyền tự do cơ bản. Thế nhưng, trong bối cảnh ấy, đã có những tiếng thơ của các nhà nho, nhà thơ tiến bộ đòi quyền sống, tôn vinh và trân trọng những nỗ lực và phẩm tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:

“Con riêng”: Gắn kết tình cảm gia đình

“Con riêng”: Gắn kết tình cảm gia đình 11/10/2022

Con nhà tông không giống lông thì giống cánh ý muốn nói là cha con thì kiểu gì cũng có những điều giống nhau. Ấy vậy mà nhân vật Thạch, người con thứ hai trong gia đình có tám anh em lại có tính cách không hề giống thày của mình chút nào. Trong khi 7 chi em khác có tình hiền lành, điềm đạm của thày u thì Thạch lại một mình một kiểu. Từ nhỏ cậu đã vô cùng cứng đầu và tinh nghịch, biết bao lần ăn đòn roi của thày vì thói nghịch ngợm của mình. Thế nên nhân vật Thanh, cô chị cả đôi lúc nhủ thầm không biết Thạch có phải con riêng của U hay không. Sau trận đòn dữ dội của thày vì tội làm mất đàn lợn, Thạch bỏ nhà nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu. Nhưng vì nhiều lí do khác nhau, thông tin Thạch nhập ngũ không được chuyển về địa phương nên làng xóm hiểu nhầm Thạch theo ngụy quân. Suốt mấy năm, gia đình Thạch phải chịu nỗi dè bỉu, chê bai, xa lánh của làng xóm. Thày u Thạch cắn răng chịu điều tiếng mà không một lời giải thích. Chỉ đến khi chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, nhờ có anh Nam tìm được hồ sơ của Thạch thì sự thật mới được sáng tỏ. Và bất ngờ hơn nữa từ nhật kí của Thạch, Thanh mới biết mình lại là con riêng của U. Vậy mà biết bao năm qua, thày vẫn yêu thương mình hết lòng. Truyện ngắn là lời tâm tình nhỏ nhẹ và tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình không phải điều gì to lớn mà chỉ là những sinh hoạt đời thường, những kỉ niệm nhỏ bé mà sâu sắc. Như việc Thạch nghịch ngợm đi tiểu lên mặt chị cả, Thạch làm bị thương các em, Thạch làm mất lợn của thày u. Hay việc Thanh cõng thày bị thương vượt rừng trở về nhà. Tất cả tạo nên sự gắn kết của các thành viên trong gia đình cùng chung hoạn nạn, cùng vui buồn vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Truyện ngắn được viết dung dị, nhẹ nhàng đề cao tình cảm trân quý của gia đình, dòng tộc.

“Mãi là người lính”: Tự hào người lính Cụ Hồ

“Mãi là người lính”: Tự hào người lính Cụ Hồ 6/10/2022

Nhà văn Dương Thanh Biểu sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ Nghệ, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Đang học cấp 3 ở quê nhà, theo tiếng gọi của Đảng, Dương Thanh Biểu gác bút nghiên, lên đường nhập ngũ. Khi đất nước hòa bình, ông theo học ngành tư pháp và trở thành người lãnh đạo cấp cao trong ngành kiểm sát. Sự nghiệp văn chương đến với ông như một sự hội ngộ giữa niềm đam mê với đầy ắp tư liệu, viết về những vấn đề nhức nhối mà xã hội đang quan tâm. Những năm gần đây, nhà văn viết nhiều về ký ức người lính, những năm tháng mà ông đã từng tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Nam.

Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Mối tình thơ bất tử

Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Mối tình thơ bất tử 6/10/2022

Nói về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Xuân Quỳnh, không thể không nhắc tới người bạn đời của bà là nhà thơ – nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, người đã cùng đồng hành với Xuân Quỳnh từ 1973 cho đến ngày cả hai người từ giã cuộc đời. Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là hai gương mặt thơ tiêu biểu của nửa cuối thế kỷ 20, họ vừa tiếp thêm sức mạnh cho nhau, là điểm tựa tinh thần của nhau, vừa là nguồn cảm hứng để cùng cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật. Nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh nhà thơ Xuân Quỳnh, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Mối tình thơ bất tử

Cảm hứng Thăng Long hoài cổ trong thơ ca Trung đại

Cảm hứng Thăng Long hoài cổ trong thơ ca Trung đại 6/10/2022

Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của ba triều đại Lý, Trần, Lê, sau đó tiếp tục là kinh đô của nhà Mạc, nhà Lê Trung hưng. Giai đoạn vàng son ấy kéo dài từ từ đầu thế kỷ 11 đến gần cuối thế kỷ 18. Trong biến thiên lịch sử, từ thời Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ định đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Kinh đô một thời đã thành cố đô, rồi từ trấn thành thu nhỏ thành tỉnh thành. Đến thế kỷ 19, Thăng Long xưa chính thức mang tên Hà Nội, qua thăng trầm lịch sử là Thủ đô nước Việt ta ngày nay. Tên Thăng Long chỉ còn lại trong kí ức và sử sách. Chính vì hiện diện trong tâm tưởng người nhiều thời, nhiều đời với một vị thế thiêng liêng như vậy nên cảm hứng Thăng Long hoài cổ là mạch nguồn xuyên suốt trong thơ ca, đặc biệt từ giai đoạn cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong hai truyện ngắn “Người làm súng ở Lủng Căm” và “Con trâu nhà họ Cầm”

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong hai truyện ngắn “Người làm súng ở Lủng Căm” và “Con trâu nhà họ Cầm” 4/10/2022

“Người làm súng ở Lủng Căm” của tác giả Triệu Hoàng Giang xoay quanh nhân vật chính là ông Tài Minh. Là một người thợ làm súng có tài, lẽ thường ông Tài Minh phải mong khách tới tìm mua thật đông, mong mình bán được thật nhiều súng. Tuy nhiên, ông dường như lại chẳng thiết tha với điều đó… Chính điều lạ lùng ấy, cùng với giọng kể mộc mạc đã khiến truyện “Người làm súng ở Lủng Căm” khá cuốn hút. Thông điệp bảo vệ rừng và lẽ sống giản dị: rừng “cho nhà mình được bằng nao thì dùng như thế, đừng lấy nhiều quá” cũng được truyền tải một cách chân thật, không lên gân. Tương tự, với truyện “Con trâu nhà họ Cầm” của tác giả Nông Văn Kim cũng ghi điểm ở sự giản dị. Nhân vật trung tâm của truyện là con Xoăn, một con trâu có kết cục bi thảm trước những toan tính của con người. Tác giả đã tạo ra sự tương phản giữa một bên là một con vật hiền lành và một bên là một đám người tham lam, độc ác với đủ những thủ đoạn hèn mọn. Truyện không quá xuất sắc về kĩ thuật viết nhưng cũng đủ sức để đưa ra một lời cảnh tỉnh về lòng tham – điều sẽ khiến con người hủy hoại tất cả và hủy hoại chính mình.

Tiếng thơ

Tiếng thơ "Tự hát" của nữ sỹ Xuân Quỳnh 3/10/2022

Đêm Thơ – Nhạc – Kịch mang tên “Hoa cúc xanh” do Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt cùng ê – kip "Se sẽ chứ" tổ chức đúng dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà thơ Xuân Quỳnh diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình quy tụ ê – kip sáng tạo tài năng với Tổng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc âm nhạc Quốc Trung, Đạo diễn sân khấu – NSUT Trần Lực, Thiết kế sân khấu – Họa sĩ Hà Nguyên Long. Từ nội dung chương thứ 3 của chương trình nghệ thuật “Hoa cúc xanh” với tâm điểm là các sáng tác thơ, BTV chương trình đã có ghi nhận về Tiếng thơ Xuân Quỳnh nặng mang nỗi niềm về mùa thu, mùa sinh, mùa của những cảm xúc tự sự lắng đọng còn mãi với thời gian:

Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ 19

Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ 19 3/10/2022

Từ nhiều đời nay, văn chương luôn gắn bó mật thiết với thế sự, với những vấn đề và chuyển động của xã hội. Trong những giai đoạn mang tính chất bước ngoặt lịch sử, những vang động của thời thế càng được thể hiện sâu sắc, nhiều chiều trong sáng tác thơ văn. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào các khuynh hướng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ 19 đặt trong bối cảnh thời đại và dân tộc

“Lá thư nhầm địa chỉ”: Tình yêu còn mãi

“Lá thư nhầm địa chỉ”: Tình yêu còn mãi 30/9/2022

Thời nữ sinh ai mà chả có một mối tình, chỉ là mối tình đó có đủ sức nặng để xuyên suốt thời gian và không gian hay không. Có mối tình thoáng qua, nhưng cũng có mối tình thì lại rất sâu sắc và theo chúng ta đi suốt cuộc đời. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, chúng ta cùng đến với một mối tình như thế qua truyện ngắn “Lá thư nhầm địa chỉ” của nhà văn Hiệu Constant

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió”: Ươm đời sự sống tươi xanh

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió”: Ươm đời sự sống tươi xanh 21/9/2022

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió” của nhà văn Hồ Ngọc Quang bắt đầu từ tình huống nhân vật tôi – một người thầy bị hỏng xe dọc đường, xe máy bị xịt lốp ở cánh rừng không một bóng người. Thật may mắn khi anh gặp lại Thùy – cô học trò cũ trường sư phạm năm xưa, cô mời anh ở lại nghỉ ngơi qua đêm, giúp thầy sửa xe. Câu chuyện của họ ấm dần lên khi nhắc đến những học trò cùng lớp với Thùy, cuộc sống mưu sinh hiện tại của họ khá vất vả, khó nhọc. Nghe cô học trò kể về bạn bè, anh không khỏi băn khoăn, day dứt. Bao nhiêu năm mới gặp lại, bấy nhiêu kỷ niệm thân thương ùa về, biết hoàn cảnh của từng em học trò năm xưa, anh cảm thấy xót xa, buồn bã. Nhưng trong câu nói lạc quan của cô học trò, rằng chúng em phải cố gắng không được nản, không được gục ngã, phải gắng từng ngày để vươn lên. Bản thân Thùy đã tự nguyện lên vùng núi này dạy học, đưa mẹ già lên sinh sống, một mái nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ, ngăn nắp ở bìa rừng, chồng Thùy là công nhân trồng rừng, miệt mài với công việc. Họ lặng lẽ dâng hiến những điều nhỏ bé nhất để xây dựng cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn, tươi sáng hơn. Câu nói của người mẹ “Bây giờ mình trồng thì con cháu sau này mới có rừng. Còn bây giờ có cây nào chặt bán cây đó để ăn thì mươi năm nữa đời con cũng không có rừng chứ đừng nói đời cháu” khiến nhân vật tôi và cả chúng ta phải ngẫm ngợi. Người mẹ già đã khuyên bảo con rể những điều thật sâu sắc, hãy vì ngày sau, hãy bảo vệ rừng. Những việc làm thầm lặng của họ khiến chúng ta ấm lòng. Nơi cánh rừng hoang sơ ấy, những con người bình dị đang gắng từng ngày vươn lên, gieo con chữ, gieo từng mầm xanh, ươm cho đời sự sống tươi xanh và đầy hy vọng. Tình huống hỏng xe nơi bìa rừng đối với người thầy ấy lại là điều trong rủi gặp may, anh được gặp lại cô học trò năm xưa, được chứng kiến cuộc sống của họ nơi xa xôi này, nhưng cũng chính họ đã tiếp thêm cho anh niềm tin yêu vào cuộc sống, không thể gục ngã, không thể lùi bước mà hãy gắng vươn lên, âm thầm nhưng mạnh mẽ. Tình người ấm áp, sâu nặng, nghĩa tình của mẹ con cô học trò đối với thầy giáo cũ khiến chúng ta được tiếp thêm niềm tin, niềm vui vào cuộc đời, rằng đằng sau những vất vả, bộn bề lo toan cuộc sống, họ vẫn sống thật trọn vẹn, nghĩa tình thủy chung, đầy lạc quan, yêu đời. Câu chuyện khép lại trong tình cảm thầy trò quyến luyến khi chia tay, điều đọng lại dư ba là tình người ấm mãi, cứ tỏa lan như cánh rừng kia, xanh đến nao lòng…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai

Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai 21/9/2022

Kể từ tập thơ đầu tay Cọng rơm vàng (NXB Văn học, 1993), Trịnh Thanh Sơn đã sớm ghi được những dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng yêu thơ. Tiếp đến là sự ra đời của các tập thơ Giậu cúc tần (1995), Đóa tầm xuân (2000) và Giàn thiên lý (2004). Sau khi ông qua đời, gia đình đã in bộ sách Trịnh Thanh Sơn toàn tập đồ sộ hơn 2600 trang, trong đó riêng các tác phẩm thơ của ông lên tới con số gần 300 bài. Nhân dịp kỷ niệm tròn 15 năm ngày nhà thơ Trịnh Thanh Sơn đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai.

Thi phẩm

Thi phẩm "Tiếng thu" của nhà thơ Lưu Trọng Lư: Còn đó những dư ba 19/9/2022

Bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư xưa nay vẫn được xem là một trong những thi phẩm viết về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn nước ta. Qua thời gian, “Tiếng thu” đã khẳng định được những vang động và cùng với những thi phẩm khác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đưa ông trở thành tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một tiếng thơ tài hoa, độc đáo. Thế nhưng, mấy chục năm về trước, đã có những điều tiếng xung quanh bài “Tiếng thu” cho rằng tác giả đã mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản. Gần đây, sự việc này “xôn xao” trở lại. Cùng với một số nhà thơ, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã có những nhận định riêng về vấn đề này

"Người muôn năm cũ": Nuối tiếc vẻ đẹp xưa cũ 16/9/2022

Trong lời đề từ của truyện, nhà văn Bão Vũ đã viết: “Tôi nhớ, có một nhà văn Pháp đã tự hỏi: “Không biết những bà già mà ta thường cho là lẩm cẩm, có thể làm ta khó chịu, đến một ngày nào không còn nữa thì đó là điều đáng vui hay đáng buồn?”. Câu hỏi bỏ đấy, không có trả lời. Nhưng riêng tôi, và tôi biết nhiều người khác nữa, sẽ thấy buồn, thậm chí rất buồn khi không còn những bà già ngày xưa. Bởi họ chính là hình ảnh của một nền văn hóa tinh tế đầy nhân ái mà ta sẽ chẳng còn thấy lại được một cách cụ thể khi họ mất đi. Khoảng trống vắng khi không còn họ sẽ chẳng gì bù đắp được. Tôi viết truyện ngắn này với nỗi thương tiếc vô hạn đối với bà nội tôi, người đã từng đưa tôi vào một thế giới cổ xưa dịu dàng mà ngọt ngào, dù có khi đẫm nước mắt: Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? Lời đề từ và nhan đề truyện "Người muôn năm cũ" đã nói lên ý nghĩa của câu chuyện. Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh, xô bồ nó cuốn con người ta đi với bao điều lo toan vất vả. Có bao điều trong lành đẹp đẽ của quá khứ đang phôi pha dần. Biết đó là một quy luật buồn, tiếc thương mà không sao níu kéo được. Nhà văn Bão Vũ đã sử dụng thủ pháp đồng hiện để đan xen hai tuyến cốt truyện song hành, diễn tiến xoắn quyện vào nhau trong không gian – thời gian quá khứ và hiện tại. Tuyến cốt truyện đau buồn với bà Ngân phải lòng anh kép hát gánh chèo chỉ chậm chân một chút mà lỡ một tình yêu đẹp, rồi buộc phải lấy một chàng trai nhà giàu, dù không có tình yêu. Tuyến cốt truyện thứ hai có sự vô tư đến vô tâm của Nga-cháu bà Ngân, tuy yêu Hoàng đẹp trai tốt bụng nhưng lại lấy chồng là một gã trai giàu có. Hai tuyến truyện với hai mối tình dang dở, nhưng về nội dung thì có sự khác biệt lớn, phản ánh sự thay đổi chóng mặt của thời đại, của hệ giá trị thẩm mĩ, đạo đức. Lớp trẻ như Nga với chủ nghĩa thực dụng lên ngôi, có thể yêu bằng trái tim nhưng lấy chồng phải bằng lý trí, bằng sự tính toán thiệt hơn, cân đong đo đếm. Sự thay đổi trong tình yêu, trong quan điểm sống ấy không còn mang tính cá biệt nữa. Vẻ đẹp xưa cũ như làn sương mong manh tan dần. Để những ai trân trọng văn hóa truyền thống, những giá trị xưa cũ bâng khuâng, lưu luyến.

Thơ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Trãi: Những châu ngọc của thơ ca thời trung đại

Thơ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Trãi: Những châu ngọc của thơ ca thời trung đại 15/9/2022

Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, tác giả lớn, cây đại thụ trong trong lịch sử văn học dân tộc ta. Cống hiến của ông với đất nước được thể hiện rõ nét qua cuộc đời và di sản để lại cho hậu thế. Nhân kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Trãi (19/09/1442-19/09/2022), chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) dành toàn bộ thời lượng để điểm lại những đóng góp lớn lao của ông trong sáng tác thơ ca bằng Quốc âm.

"Đổi mẹ”: Tình yêu thương của người mẹ 15/9/2022

Cuộc sống muôn mầu nên số phận mỗi con người không ai giống ai. Nhân vật cô gái Thúy trong câu chuyện xinh xắn, hiền lành, tốt bụng, học hành tử tế tưởng rằng sẽ gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc. Trớ trêu thay, cuộc đời Thúy chịu biết bao điều đau khổ. Chị yêu Vinh hết lòng, dù biết anh mang bệnh tật nhưng vẫn muốn đến với anh. Vì tình yêu với Vinh, Thúy đã hi sinh cả tình cảm gia đình để trở thành vợ của anh. Cô hết lòng chăm sóc, cùng anh vượt qua bệnh tật nhưng cuối cùng chồng cô vẫn ra đi để lại nỗi đau khôn nguôi. Bé Ong trở là kết quả tình yêu giữa hai người, là nguồn sống và hi vọng tương lai của Thúy. Nhưng một lần nữa cuộc đời thật bất công khi bé Ong bị bệnh tự kỉ, kém phát triển so với những đứa trẻ khác. Bé Ong không thể hòa nhập cùng các bạn, cùng cộng đồng. Tình thương yêu với bé Ong đã giúp Thúy vươt qua nỗi đau thể xác và tinh thần giúp con khỏe mạnh. Tình yêu thương của người mẹ đã giúp cô vượt qua chê trách của nhà chồng, vượt qua sự dè bỉu của xã hội. Truyện ngắn không có những mâu thuẫn, lừa lọc mà đi vào nỗi đau đớn trong nội tâm của một người phụ nữ gặp nhiều bất hạnh. Chồng bạo bệnh qua đời, con gái thì mắc bệnh tự kỉ, gia đình nghị kị chê trách. Biết bao uất ức, chua sót, đau đớn dồn lên đôi vai Thúy. Đau đơn nhất là nhìn thấy đứa con dễ thương lại có tinh thần không bình thường. Những cái tát của bé Ong vào mặt mẹ có lẽ không đau bằng nỗi đau trong lòng cô. Truyện ngắn khiến người đọc, người nghe cảm thương cho một số phận, một hoàn cảnh gặp nhiều vất vả. Nhưng chỉ những ai gặp hoàn cảnh như Thúy mới thấu hiểu hết nỗi đau của cô. Truyện ngắn giàu cảm xúc khiến không ít người nhận ra rằng mình còn hạnh phúc hơn nhiều người khác như Thúy (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00

Xin chờ hồi kết (đang phát)

18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya