"Ngày mai không gặp lại" (P.2): Những bộn bề của đời sống đô thị12/7/2022

Câu chuyện mà nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế gửi tới chúng ta lấy bối cảnh của một đời sống đô thị đương đại với những bar rượu, những cô nàng ăn chơi xinh đẹp, những mối tình dở dang không đầu không cuối, những gã lãng tử lang thang như nhân vật Tôi. Tất cả đều không có một cái tên rõ ràng, từ hai nhân vật chính cho tới những nhân vật phụ, cùng lắm chỉ được gọi bằng những cái tên lâm thời, rất ngẫu hứng như Cục Mỡ, Đầu Trọc. Bầu không khí của truyện tạo ra vì thế có chất gì hơi kỳ dị, bí ẩn, nửa hư nửa thực, đôi lúc có cảm giác tác giả cố tình cường điệu hóa ít nhiều, từ cách ăn chơi của cô gái cho đến những khắc họa về các nhân vật khác. Cô gái có lẽ là nhân vật tạo ra những cảm xúc trái ngược cho mỗi người đọc. Ngoại hình của nàng xinh đẹp đã là một nhẽ, nhưng về phẩm chất thì không hẳn tốt mà cũng không hẳn xấu. Nàng không làm hại ai nhưng lại ăn chơi quá mức xa hoa, sẵn sàng bán thân để đổi lấy chiếc đầu đĩa máy hát mang thương hiệu Thorenze; nàng đang nợ vài chục ngàn Euro nhưng sẵn sàng đập tan hàng loạt chai rượu có giá mỗi chai ít nhất một chỉ vàng. Còn với nhân vật xưng Tôi, ngoài hành động nghĩa hiệp cứu cô gái thoát khỏi đám giang hồ ở phần đầu truyện, cho đến khi kết thúc tác phẩm, ta thấy anh ta cũng chỉ là người hành động phải đạo, thuận theo hoàn cảnh đưa đẩy, chứ cũng không biểu hiện gì nhiều hơn về bản thân. Anh hoàn toàn không có ý định tác động để thay đổi cuộc sống của cô gái theo một hướng nề nếp hơn, bình an hơn. Anh tự nhận mình chỉ là một loài thú hoang cô độc, một lãng tử có thói quen độc hành phố khuya. Truyện có một kết thúc mở khi nhân vật Tôi và cô gái bất ngờ chia tay nhau do cô gái sợ đám giang hồ truy đuổi, hai người còn chưa kịp chào nhau hay hò hẹn thêm điều gì. Ngày mai, họ có thể gặp lại mà cũng có thể không bao giờ nữa, như chính nhan đề truyện ngắn mà tác giả đặt tên. Tác phẩm không đưa ra một thông điệp thật rõ ràng nhưng lại để một dư âm vương vấn, bâng khuâng cho mỗi người đọc về những bộn bề trong đời sống đô thị đương đại, về những đúng sai đôi khi thật khó cắt nghĩa cho mỗi phận người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Ngày mai không gặp lại" (P.1): Cuộc gặp gỡ bất ngờ 12/7/2022

Nhân vật xưng Tôi sau cuộc gặp gỡ vô tình với cô gái trong quán bar đã trở thành vị cứu tinh của cô, giúp cô thoát khỏi sự truy bắt, xiết nợ của đám giang hồ. Và nhân vật Tôi cũng không thể ngờ rằng mình như bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu chưa có hồi kết. Cùng đi với nàng về nhà riêng, càng lúc nhân vật Tôi càng bị bất ngờ, ngỡ ngàng về cuộc sống quý tộc pha chút màu sắc bí ẩn của cô gái xinh đẹp.

Nhà thơ Cao Xuân Sơn và những tứ thơ viết trên điện thoại

Nhà thơ Cao Xuân Sơn và những tứ thơ viết trên điện thoại 8/7/2022

Tốc ký, viết trên điện thoại đang là xu thế của nhiều người sáng tác hiện nay. Vốn là người đi nhiều, ưa quan sát, thích ghi lại các thước ảnh và ngẫm nghĩ, nhà thơ Cao Xuân Sơn đã có trong tay nhiều bài thơ bất chợt. Và những tứ thơ tình cờ bắt gặp ấy đôi khi lại gây ấn tượng rất nhẹ nhõm, thú vị với người đọc, người nghe

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần 7/7/2022

Trong các triều đại phong kiến ở nước ta, thời nhà Trần được xem là hưng thịnh về mọi mặt, đặc biệt có sự phát triển rực rỡ về văn hóa, thơ ca, nghệ thuật. Dù phải trải qua ba lần đối mặt với đội quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn nhưng vua tôi, tướng lĩnh và dân chúng dưới triều Trần đều chung sức đồng lòng và gặt hái được chiến công hiển hách. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi sâu tìm hiểu về âm hưởng chủ đạp của thơ ca thời thịnh Trần

"Những buổi chiều màu cam": Chênh vênh đường đời 6/7/2022

Có thể đọc “Những buổi chiều màu cam” của nhà văn Đinh Phương theo nhiều cách. Ở đó, chúng ta có thể thấy một cuộc vật lộn mưu sinh của những thanh niên tỉnh lẻ giữa thành phố lớn. Ở đó có sự chênh vênh giữa mơ ước và hiện thực, những rạn nứt trong gia đình. Tuy nhiên, đậm nét hơn cả có lẽ vẫn là câu chuyện về cái chết. Không phải là một cái chết bình thường mà là một vụ tự sát. Có người từng nói chỉ có thông qua hình thức tự sát, thì chết mới được coi là “hành động” chứ không còn là một trạng thái. Nhưng đó cũng chính là hành động cực đoan sẽ ngay lập tức cắt lìa chủ thể ra khỏi bối cảnh có thể đưa ra lý do và khả năng chất vất xa hơn. Với Ẩn, nhân vật trong “Những buổi chiều màu cam” cũng không phải là một ngoại lệ. Lần theo mạch truyện, một mặt dường như không có gì báo trước cho cái chết của cậu, một mặt dường như tất cả đều là sự báo trước. Ý định về một sự chấm dứt vĩnh viễn có thể chỉ là một suy nghĩ thoáng qua, nhưng cũng có thể là một ám ảnh dai dẳng, chỉ chờ siết lấy một số phận, một cuộc đời… Dẫu vậy, chẳng phải những điều này chỉ là băn khoăn của những người ở lại hay sao?

Mùa hè trong thơ Việt

Mùa hè trong thơ Việt 6/7/2022

Từ cổ chí kim, bốn mùa xuân hạ thu đông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Chúng ta đang ở trong những tháng ngày chính hạ với cái nắng nóng, oi bức tới mức nhiều khi cảm thấy khó chịu. Thế nhưng cho dù không được gợi cảm như các mùa còn lại trong năm, mùa hạ vẫn đi vào nhiều tác phẩm thi ca với những ấn tượng khó phai, làm nên một nỗi nồng nàn riêng biệt. Vì lý do ấy, chương trình Đôi bạn văn chương hôm nay xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Mùa hè trong thơ Việt

Cùng thơ trở lại cánh đồng Chum

Cùng thơ trở lại cánh đồng Chum 4/7/2022

Chiến thắng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của hai dân tộc Việt Nam và Lào. Đây là lần đầu tiên nước ta và nước bạn tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh trên chiến trường Lào. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng là biểu tượng về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Ðảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam – Lào. Mời các bạn cùng Phóng viên Anh Thư “Cùng thơ trở lại cánh đồng Chum” qua hồi tưởng của những người lính từng trực tiếp chiến đấu nơi đây ngày ấy và cả những nhà thơ, những người lính từng tới đây, từng đi dọc chiến trường Lào.

“Gà nước tìm nhau”: Nỗi nhớ thương đầy vơi

“Gà nước tìm nhau”: Nỗi nhớ thương đầy vơi 1/7/2022

“Gà nước tìm nhau” của tác giả Bảo Thương kể với độc giả câu chuyện về ký ức chiến tranh vùng Nam Trung bộ với những chi tiết khốc liệt và những cuộc đời, những thân phận phụ nữ đáng thương. Nhân vật tôi – một người lính cộng sản nằm vùng đã chứng kiến cuộc sống của người dân ở đây. Anh trở thành con nuôi của má, một người phụ nữ kham khổ, một mình nuôi cô con gái tên Liên. Những lát cắt quá khứ, hiện tại đan xen khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn qua lòi kể của nhân vật chính. Sau cuộc chiến, má đi Mỹ theo người nhà nhưng được một thời gian, má lại về quê. Má không thể rời xa mảnh vườn, không thể rởi bỏ quê hương. Liên – con gái má sau những năm tháng dạy học, đã chọn chùa làm nơi cô nương tựa cửa Phật, sống lặng lẽ đến cuối đời. Câu chuyện gợi nỗi cảm thương bởi sự lặng lẽ, đơn chiếc, buồn buồn. Hình ảnh sân chùa vắng vẻ, tiếng chuông gõ mõ đều đều, Liên ngồi lặng trong bóng chiều…gợi nhiều niềm thương cảm về kiếp sống lặng lẽ, cô đơn. Mảnh đất ấy đã trở thành máu thịt của nhân vật tôi bởi cái tình người sâu đậm, chất phác, keo sơn, Làm sao anh không quay về khi một phần đời anh đã ở đó, hình ảnh má, Liên …luôn lẩn khuất trong tâm trí “Má định bảo, lần sau hè, đường xá xa xôi, thì thôi con không phải trở vào nữa, cái Liên nó đã lên chùa, chỉ còn má, về làm chi. Má nghĩ, anh về là vì Liên, nhưng má đâu biết, vùng đất này, mảnh vườn kia, cả tiếng cầu siêu đã ăn sâu vào hồn anh, đã bén rễ vào tim anh, để đi, dù cả nửa vòng trái đất, anh vẫn phải trở về. Bố mẹ anh ngoài Bắc mất từ lâu, căn nhà gỗ nhường cho người bác làm gian thờ. Một phần đời anh ở đó, nửa đời còn lại xuôi ngược muôn phương, có cả mảnh đất này giữ dấu chân, sao anh không trở về?”. Nỗi day dứt, thương nhớ về miền quê ấy và những người đàn bà lam lũ, hiền lành, với quá khứ đau thương bởi chiến tranh nhưng cũng ắp đầy tình nghĩa đã làm cho câu chuyện cảm động, chân thực, gợi nhiều suy nghĩ cho bạn đọc hôm nay…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

"Tạm biệt hoa gạo": Long lanh vẻ đẹp từ tâm 30/6/2022

Qua hình ảnh những bông hoa gạo đỏ và tuổi thơ của hai chị em cùng cha khác mẹ, tác giả đã kể một câu chuyện với âm điệu bảng lảng buồn thương. Quê nghèo, gánh nặng cơm áo và những cay nghiệt ngăn trở tình người - Cuộc đời nhân vật Thương là một chuỗi những bất hạnh khi mẹ mất sớm, lớn lên với những ký ức đòn roi của người mẹ kế cạn tình và sớm phải bước vào cuộc mưu sinh nơi phố thị. Tác giả đã xây dựng một mẫu nhân vật với hoàn cảnh rất dễ sa ngã nhưng cũng đồng thời có tâm hồn đầy nghị lực cũng những ký ức đẹp nâng đỡ vượt lên bao cám dỗ của cuộc sống nơi phồn hoa đô hội. Chúng ta đã thấy được trái tim đầy nhân hậu của nhân vật Thương khi tha thứ và dang rộng vòng tay với những người thân lẽ ra đáng trách như người cha, đứa em gái khác mẹ hay người mẹ kế cay nghiệt. Ngòi bút chất phác, giàu cảm xúc của tác giả Nguyễn Hồng, trong bối cảnh câu chuyện, gây ấn tượng với những người đọc, người nghe không quá câu nệ vào lý trí. Tạm biệt hoa gạo, tạm biệt một thời ấu thơ đầy khó nhọc và cay đắng, giã biệt một quá khứ lắm đau buồn nhưng ký ức vẫn mãi là điểm tựa để nhân vật của chúng ta bước tiếp, bước tới với niềm tin, dẫu cuộc đời vẫn còn đó những bội bạc nhân tâm. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu: Một nhân cách văn hóa của thời đại

Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu: Một nhân cách văn hóa của thời đại 30/6/2022

Thời gian vừa qua, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) đã dành thời lượng đáng kể để đi sâu vào di sản thơ văn của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu – Người được đánh giá là bậc tôn sư của đất phương Nam. Cụ Đồ Chiểu không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn hóa tầm vóc của dân tộc ta. Tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Nguyễn Đình Chiểu vào danh sách Danh nhân văn hóa thế giới và quyết định cùng nước ta tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (01.7.1822 – 01.7.2022). Chương trình hôm nay một lần nữa góp tiếng nói tôn vinh giá trị truyền đời của tác phẩm cũng như tư tưởng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu.

“Mầm cây”: Mầm của sự sống và niềm tin của con người

“Mầm cây”: Mầm của sự sống và niềm tin của con người 28/6/2022

Các bạn thân mến, cây cũng như con người có cuộc đời của nó. Từ một hạt giống nhỏ bé cây phát triển thành cây con, cây trưởng thành, cây đại thụ. Một cây dại ven đường, một cây hoa trong nhà, một cây cổ thụ trong rừng già đều có thể trở thành một câu chuyện gắn với con người. Cái chết của một cái cây đã mang đến nhiều nỗi niềm cảm xúc cho nhân vật tôi. Cái cây được trồng để tưởng nhớ cô Nụ, người phụ nữ đã bị giặc Pháp giết hại. Dường như hình bóng của cô Nụ đã hóa thân vào cái cây, trở thành một phần không thể thiếu của xóm làng. Cái cây trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến đổi thay của đất nước qua chiến tranh, trở thành nơi đặt niềm tin của con gái cô Nụ, nơi tâm tình của cháu gái cô Nụ. Ba người phụ nữ, ba thế hệ trong một gia đình gắn kết với nhau xung quanh cái cây. Với nhân vật tôi, cây không chỉ là vật vô tri vô giác mà cũng đầy cảm xúc, biết lắng nghe, an ủi nỗi đau như một con người. Cũng như mẹ cô trước đó từng cầu nguyện trước cái cây để mong cho chồng an bình trong chiến tranh thì giờ đây nhân vật tôi mỗi khi buồn vui cũng ra tâm sự với cây. Đời người và đời cây như hòa quện với nhau bao nỗi tâm tình cuộc sống. Trải qua thời gian cây đã chứng kiến hạnh phúc và cả nỗi buồn, sự sống và cái chết của người thân. Và rồi chính cái cây cũng không chống lại được sự khắc nghiệt của thời gian. Một mầm non xuất hiện từ gốc cây khô minh sức cho sức sống mãnh liệt. Truyện ngắn viết về cuộc đời của cây thể hiện những quy luật tự nhiên. Mầm cây là mầm của sự sống, là niềm tin của con người vào tương lai phía trước. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Sáng tác thơ và băn khoăn “Vì sao chúng ta viết”

Sáng tác thơ và băn khoăn “Vì sao chúng ta viết” 27/6/2022

Trong khuôn khổ Hội nghị Những người Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X đã diễn ra hội thảo thơ “Vì sao chúng ta viết?”. Các đại biểu trẻ trên cả nước đã bước vào hội thảo với một tinh thần cởi mở, nhiệt huyết và trách nhiệm. Ở mỗi cây bút đều có thể thấy được những đau đáu trăn trở để tìm căn nguyên cội rễ của việc sáng tác thơ, mặc dù đây là câu hỏi không dễ trả lời và cũng không có đáp án chung bởi mỗi người viết lại theo đuổi một giá trị, một sứ mệnh, một đích đến khác nhau. Những ghi nhận của hai Phóng viên Kim Nhung và Võ Hà chuyển tải những băn khoăn, nỗi niềm và cả ký thác trong thơ của các tác giả trẻ trong tọa đàm này.

"Hương dẻ": Tình yêu bền lâu ngọt ngào, đằm thắm, nồng nàn 21/6/2022

Giữa không gian, hoàn cảnh và công việc, quý vị thính giả dường như đều ủng hộ cho mối tình đẹp của đôi bạn trẻ trong truyện ngắn “Hương dẻ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến mà chúng ta vừa nghe. Bảo là bộ đội và Quế là cô giáo. Tình yêu giữa hai người nảy nở khi Bảo ra quân đi tìm việc làm. Và, cái kết quả “một đêm” đã xảy ra, trước lúc hai người chia tay khi Bảo bất ngờ nhận được tin mẹ ốm nặng, đang hấp hối, anh phải gấp gáp trở về quê hương, cũng là chuyện đương nhiên. Rồi đứa con trai “có hiếu”, muốn làm vui lòng mẹ trước lúc bà lâm chung, bằng việc cưới một cô gái không hề quen biết, không hề yêu thương, cũng là chuyện không hiếm. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm sau đó, Bảo phải sống bên người vợ “không yêu”, dư dả tiền của, nhưng tính tình quá quắt, chua ngoa. Rồi cái gì đến cũng phải đến. Vợ chồng Bảo chia tay sau bao năm chung sống không hạnh phúc. Như chim sổ lồng, Bảo quyết định quay trở lại chốn xưa tìm người yêu cũ. Về phía Quế, quả là người phụ nữ tuyệt vời. Cô bất chấp dư luận để nuôi con, dù chưa một ngày làm vợ. Sỡ dĩ Quế không nhận lời yêu ai, vì cô hiểu mình hơn ai hết. Cô không thể sống hạnh phúc bên bất cứ người đàn ông nào, khi trong lòng không thể quên được Bảo. Bởi trái tim tươi xanh thiếu nữ đã khắc sâu một bóng hình đầu đời đậm nét. Quế đã chờ đợi để nuôi hoài một hình ảnh đẹp của quá khứ, chứ không phải nuôi một hy vọng sẽ có ngày Bảo trở lại. Dù rằng tác giả không trực tiếp miêu tả cuộc hội ngộ của hai người sau bao năm cách xa, nhưng người nghe tin là Quế sẽ chấp nhận sự trở lại của Bảo. Tuy nhiên, theo chúng tôi, chi tiết Bảo phải lấy một cô gái theo sự sắp đặt của gia đình hơi đơn giản, chưa thực sự thuyết phục. Dẫu vậy, tình yêu của Quế và Bảo như hương thơm hoa dẻ, ngọt ngào, đằm thắm, lúc nồng nàn, khi phảng phất, cứ quấn quyện lấy hai người. Hoa dẻ là loài hoa dân dã, nhưng hương thơm của loài hoa này rất bền lâu, thơm cho đến lúc khô rồi vẫn còn thơm. Tình yêu của Quế và Bảo cũng vậy. Gian nan, thử thách rồi sẽ qua. Mất mát, chia ly rồi có ngày tái hợp. Quế và Bảo sẽ có những năm tháng chung sống hạnh phúc bên nhau. Chúng ta tin như vậy!

Sáng tác văn thơ đời Lý

Sáng tác văn thơ đời Lý 15/6/2022

Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.

Sáng tác văn thơ đời Lý

Sáng tác văn thơ đời Lý 15/6/2022

Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00

Xin chờ hồi kết (đang phát)

18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya