Phùng Quán – Dùng dao viết văn lên đá19/5/2022

Nhắc tới Phùng Quán là nhắc tới một trong những tác giả văn học đặc biệt của thế kỷ 20. Dù phải trải qua nhiều năm tháng cực khổ, thăng trầm, ông vẫn tạo được một sự nghiệp văn học dày dặn, phong phú với hàng chục truyện dài, tiểu thuyết tác phẩm dành cho thiếu nhi, một số tác phẩm hồi ký, truyện ký gây tiếng vang và nhiều bài thơ đi vào ký ức các thế hệ độc giả. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm sinh Phùng Quán, chương trình Đôi bạn văn chương dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của ông với tên gọi: Phùng Quán – Dùng dao viết văn lên đá.

"Con thú bị ruồng bỏ" (P.2): Đi tìm sự công bằng cho Múc 17/5/2022

Với cốt truyện đơn giản nhưng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến nhân vật được khắc họa rõ nét, ám ảnh người đọc. Ông Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quyền với những thói quen binh nghiệp hằn sâu, vô tình trở thành tính cách gia trưởng, cố chấp, thích giải quyết xung đột bằng vũ lực. Ông sở hữu hai con chó săn: Tuýt và Múc. Cả hai con cùng một mẹ sinh ra, đều vạm vỡ, cao lớn, giỏi săn đuổi. Song, Tuýt được ông chủ yêu quý hơn vì nó biết phán đoán, ứng xử hầu hết ý của ông chủ. Nó luôn quấn quít và làm vui lòng ông chủ. Nếu cần sai làm việc gì nó đều vui vẻ và làm rất khéo, tuyệt nhiên nó không bao giờ làm ông chủ phật ý. Còn Múc thì ngược lại. Nó chỉ biết làm đúng phận sự của mình, dửng dưng với những việc mà con Tuýt say mê. Nó không quẩn quanh bên ông chủ, không biết chào đón, không chịu hiểu ý ông chủ, không biết cách lấy lòng ông chủ. Nó thờ ơ như vậy đương nhiên dần dà bị ông chủ ghẻ lạnh. Thậm chí khi Múc lập công, ông chủ vẫn không xoá bỏ được mối ác cảm đối với "tên đầy tớ" ương bướng này. Ông chăm sóc chu đáo vết thương con Tuýt, nhưng việc cần thiết phải làm là ban thưởng cho con Múc thì ông không làm. Nhân vật “Tôi”-bạn thân của ông Quyền hiểu biết mọi chuyện, thấu tình đạt lý nhưng cũng phải bất lực trước ông Thiếu tướng này. Sự công bằng ở đâu? Nó đã bị thành kiến lấn át hay còn những lý do lẩn khuất nào nữa? Truyện nói về loài vật song cũng để nói về con người; về lẽ công bằng, sự ứng xử; về người tốt lòng tốt có thể làm gì trong cuộc đấu tranh với bất công và sự bảo thủ, trì trệ... Sự am hiểu sâu sắc về loài vật, khả năng miêu tả tinh tế diễn biến tâm lý của con Múc và con Tuýt gắn với thủ pháp nhân hóa đã đem lại những trang văn hấp dẫn, lôi cuốn người đọc người nghe./.

"Con thú bị ruồng bỏ" (P.1): Tình cảnh trái ngược của hai anh em chó săn 17/5/2022

Nhà văn Nguyễn Dậu tên thật là Trương Mẫn Song, sinh ngày 25/10/1930 tại thành phố cảng Hải Phòng. Các bút danh khác: Dã Nhị, Tiêu Giản, Thu, Song Yên. Năm 1946, ông nhập ngũ làm liên lạc, sau đó theo học Trường thiếu sinh quân, rồi Trường sĩ quan lục quân (Trung Quốc). Hòa bình lặp lại (năm 1954), ông làm việc tại Tổng cục Chính trị, rồi BTV báo Văn nghệ, cán bộ Sở Văn hóa Hà Nội. Ông mất ngày 24/7/2002 tại Hải Phòng. Các tác phẩm tiêu phiểu của nhà văn Nguyễn Dậu, về tiểu thuyết có: Nữ du kích Cam Lộ, Đôi bờ, Mở hầm, Nhọc nhằn sông Luộc, Nàng Kiều Như, Xanh vàng trắng đỏ đen, Vòm trời Tĩnh Túc; về truyện ngắn có: Ánh đèn trong lò, Huệ Nga, Rùa Hồ Gươm, Hương khói lòng ai. Ngoài ra ông còn viết kịch Tổ quốc tiến ra biển cả và dịch nhiều tác phẩm: Truyện người da đen nước Mỹ, Quyển sách thấy ở Thuận Xuyên, Người bí thư xã, Dòng máu đầu tiên…Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn phần đầu truyện ngắn đặc sắc "Con thú bị ruồng bỏ" của nhà văn Nguyễn Dậu.

Bùi Kim Anh – Người đàn bà làm thơ quên thời gian

Bùi Kim Anh – Người đàn bà làm thơ quên thời gian 13/5/2022

Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.

“Tiếng gọi đò khuya khoắt”: Lặng thầm một tình yêu

“Tiếng gọi đò khuya khoắt”: Lặng thầm một tình yêu 13/5/2022

Lịch sử một vùng đất , sự hình thành một cây cầu, thân phận con người , cụ thể là số phận hai bà cháu, phận người gắn với vùng đất với những biến thiên lịch sử . Nhà văn chọn góc kể là nhân vật nó – thế hệ thứ ba gồm bà – mẹ - cháu. Nhà văn day dứt về lịch sử quá khứ, lịch sử đó gắn với nhân vật Mệ - con gái của viên quan nhỏ dòng dõi Hoàng gia mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Chính vì thế ký ức về người mẹ người cha là hai chữ “Cần vương”, “Vong thân”- là hình ảnh của “hòn vọng phu” thờ chồng nuôi con. Mệ là pho sử sống của bến Chềm, vùng đất hai huyện . Quá khứ hiện tại đan xen không chỉ ở câu chuyện mà còn qua sự hiện diện của Mệ và cháu. Hai nhân vật cách xa về thế hệ, mối quan hệ Mệ, sống bằng hồi ức, bằng câu chuyện Cần vương , cháu thì quan tâm tới lasptop, tới công nghệ. Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm đó là sự trân trọng những kiếp người , những phụ nữ, những người vợ người mẹ. Câu chuyện về Mệ - con quan yêu nước, vợ của một liệt sĩ kháng Pháp – bản thân làm nghề chèo đò chở bao chiến si bộ đội qua sông suốt hai thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - một người mẹ Việt Nam anh hùng nhưng không hề được ghi công, sống lặng lẽ, nghèo khổ như hạt cát giữa biển khơi . Lịch sử biến thiên của một vùng đất trải dài từ thời Cần Vương, qua đánh Pháp đánh Mỹ . Cuộc đời người phụ nữ Mệ - nhân vật chính cũng trải dài từ một đứa bé- một phụ nữ làm mẹ, làm bà. Cuộc đời của Mệ thật buồn , thật cô đơn , chịu nhiều thiệt thòi gắn với dòng sông, con đò , với những biến thiên một vùng đất . Những đóng góp của mệ, những đau khổ của mệ, nỗi cô đơn, cũng như sự ra đi của mệ lặng thầm như một dòng sông. Truyện buồn nhưng gợi một vẻ đẹp ngời sáng lung linh như vẻ đẹp của ánh trăng. Tinh khiết và lãng mạn (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

Di sản thơ văn các hoàng đế triều Nguyễn

Di sản thơ văn các hoàng đế triều Nguyễn 12/5/2022

Buổi “Tìm trong kho báu” số trước đã cung cấp những nhận định khái quát về phong trào sáng tác và xướng họa trong cung đình nước ta thời trung đại. Chương trình hôm nay tiếp tục có những góc nhìn cận cảnh vào di sản thơ văn của các hoàng đế triều Nguyễn – Đồng thời nối dài ra phong trào sáng tác ở làng xã cùng sự ra đời, phát triển của các văn hội trong xã hội phong kiến.

“Hoa sưa đỏ”: Ngời sáng hình ảnh người chiến sĩ công an

“Hoa sưa đỏ”: Ngời sáng hình ảnh người chiến sĩ công an 10/5/2022

Thưởng thức truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” người đọc, người nghe như đang đi vào không gian rừng núi thăm thẳm với những sắc màu thanh âm, mùi vị độc đáo. Đó là một “ngoại cảnh” đặc sắc thường ít xuất hiện trong văn xuôi đương đại.Thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Việt Bắc vẻ đẹp kỳ vĩ, quyến rũ, thơ mộng, linh thiêng và huyền bí. Nơi đây, có những dãy núi đá trầm mặc quanh năm ăm ắp sương bay, biết bao cánh rừng đại ngàn tầng tầng lớp lớp phô diễn cảnh sắc bốn mùa và những dòng sông rì rầm khúc ca muôn đời dưới thung sâu... Cùng với thiên nhiên hùng vĩ thì lịch sử, văn hóa, đời sống, phong tục, tập quán… từ bao đời đã tạc khắc, ngấm vào máu thịt đồng bào các dân tộc trên non cao, trở thành nguồn năng lượng tự nhiên phong phú, dồi dào để Nhà văn Bùi Thị Như Lan, người con của dân tộc Tày, sinh ra, lớn lên trong cảnh sắc nên thơ của núi rừng, đã thắp sáng những trang văn bằng chính thiên nhiên và nền văn hóa đậm đà bản sắc. Truyện ngắn được viết bằng ngôn ngữ tinh túy, chắt lọc, văn phong giàu xúc cảm, lối viết tự sự, thấm đẫm nhân văn, nhà văn đã dẫn chúng ta đến vùng núi Phja Kháo, nơi có gia đình người chiến sĩ công an Lý Thàng. Qua từng trang viết nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhà văn đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ công an hy sinh dũng cảm, giữ gìn cánh rừng gỗ sưa quý hiếm, giữ lại văn hóa của dân tộc, bởi vì: “Gỗ sưa đỏ trên núi Phja Kháo là cây mang hồn thiêng của núi rừng và là linh hồn của mỗi người dân trong vùng. Thế nên cây sưa đỏ quí lắm, được thế hệ ông bà, con cháu nhiều đời gìn giữ cẩn trọng.”. Truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” để lại xúc cảm sâu sắc trong lòng độc giả về một lối viết rất riêng, không trộn lẫn của nhà văn, mà ở đó hình tượng người chiến sĩ công an “ Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ” được khắc họa đậm nét, thông qua xúc cảm tự sự người vợ của đồng chí công an Lý Thàng, người đọc, người nghe như nghe rõ tiếng thở dài buốt nhói, lời đau xót… của những bà mẹ, người vợ có chồng là công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh lặng thầm của người chiến sĩ công an Lý Thàng trong truyện “Hoa sưa đỏ” đã phản ánh thực tế những cống hiến, hy sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an trong công cuộc đấu tranh với tội phạm, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Sinh ra từ mưa”: Mênh mông kiếp người

“Sinh ra từ mưa”: Mênh mông kiếp người 10/5/2022

Truyện ngắn “Sinh ra từ mưa” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang viết về Hoàng Cao Khải, một nhân vật có thật trong lịch sử. Vẫn với văn phong thường thấy, tác giả khiến người đọc bước vào thế giới của những mơ hồ mộng mị của nhân vật chính. Hoàng Cao Khải lớn lên trong nỗi hoài nghi về người cha ruột của mình. Sau cùng, nhân vật chính cũng có được câu trả lời nhưng lại không muốn tin đó là sự thật, nhất khi cha ruột của ông là một kẻ chống lại triều đình. Xuyên suốt tác phẩm có thể nhặt ra một vài sự kiện chính như thăm miếu Mai Thánh, thành lập đội Tuần Cảnh, trở thành Phó vương Bắc Kỳ… nhưng về cơ bản, “Sinh ra từ mưa” vẫn là những dòng suy nghĩ miên man của nhân vật Hoàng Cao Khải: giữa chối từ và chấp nhận, giữa khao khát muốn khẳng định một điều gì đó và sự côi cút, lạc loài… Giống như nhan đề của truyện ngắn, “Sinh ra từ mưa” cũng đem đến cho độc giả cảm giác về sự mịt mờ, một điều còn bị che lấp, thậm chí phong kín, một bí mật mà người trong cuộc hẳn sẽ đào sâu chôn chặt. Những đoạn đứt – nối trong mạch kí ức rời rạc của nhân vật “tôi” cũng giống như những hạt mưa giọt dài giọt ngắn rơi xuống những mênh mông buồn của kiếp người.

“Nhà thơ Vân Long: Một loài cá ăn chìm”

“Nhà thơ Vân Long: Một loài cá ăn chìm” 7/5/2022

Nhà thơ Vân Long, sinh năm 1934, nguyên quán ở Khoái Châu (Hưng Yên), sinh trưởng và gắn bó với Hà Nội, từng được ghi nhận qua nhiều giải thưởng văn học thủ đô. Ông từng là nhạc công violon nhà hát Giao hưởng Hợp xướng – Ca múa kịch Việt Nam, có gần 10 năm làm Biên tập thơ NXB Hội Nhà văn và từng là Chủ tịch Hội đồng thơ - Hội Nhà văn Hà Nội. Trong một bài thơ, nhà thơ Vân Long viết: “Tôi loài cá ăn chìm/ Thơ và đời lặng lẽ”. Từ ý thơ đó, nhà thơ Đặng Huy Giang đã viết về một hành trình thơ với suy tưởng: “Nhà thơ Vân Long: Một loài cá ăn chìm”:

Văn học cung đình Việt Nam thời trung đại

Văn học cung đình Việt Nam thời trung đại 5/5/2022

Mười thế kỷ văn học trung đại nước ta cũng là quãng thời gian ghi dấu ấn một nền khoa bảng bề thế. Nhiều tác giả danh tiếng đồng thời là những danh nho đỗ đạt cao ra giúp nước giúp đời. Qua từng triều đại, cùng với các vị hoàng đế, các vị danh nho này góp phần gây dựng phong trào sáng tác và xướng họa thơ văn trong cung đình. Chương trình hôm nay nhận diện một số đặc điểm của dòng văn học chủ lưu này của giai đoạn trung đại.

Cảm hứng phản chiến trong dòng chảy văn học Đông Tây

Cảm hứng phản chiến trong dòng chảy văn học Đông Tây 5/5/2022

Nhân loại trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm đã cùng nhau vượt qua bao thử thách gian nan, bao biến cố lớn lao trong hành trình tiến đến cuộc sống văn minh hiện đại. Và cho đến thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này, loài người vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn như thiên tai, bệnh dịch và đặc biệt là chiến tranh. Cuộc chiến tranh gần 2 tháng qua giữa Nga – Ukraine đã khiến cho bao con người thiệt mạng, bao nhiêu người phải ly hương, bao trẻ em không được đến trường, bao công trình xây dựng trở thành hoang phế, đổ nát. Trước những thảm cảnh này, với tất cả mọi con người có lương tri trên trái đất, chúng ta không ai mong muốn. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này, trong một bối cảnh thời sự đặc biệt như vừa kể trên, xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Cảm hứng phản chiến trong dòng chảy văn học Đông Tây, để mỗi chúng ta một lần nữa có thể nhận thấy, phản đối chiến tranh là một tình cảm có trong tinh thần của tất cả các dân tộc.

“Rừng của mùa sau”: Sức mạnh của tình yêu

“Rừng của mùa sau”: Sức mạnh của tình yêu 4/5/2022

Nhân vật Huyên trong câu chuyện đi tìm rừng xưa cũng là tìm một thời tuổi trẻ của mình. Sau khi chiến tranh kết thúc được 10 năm, Huyên cũng như biết bao thanh niên thành thị tuổi trẻ háo hức về các vùng quê để xây dựng lại quê hương. Cô bén duyên với chàng trai tên Rừng Đước có biệt danh là Tazan. Hai người đã có một đêm gắn bó với nhau. Hoàn cảnh đẩy đưa, Huyên cùng gia đình vượt biên qua Mỹ và mấy chục năm sau cô mới trở lại quê hương. Con trai của Huyên với Đước là Hoài Lâm giờ là một kĩ sư nông nghiệp tham gia dự án phục hồi rừng ngậm mặn Cần Giờ. Thấp thoáng trong tình yêu của Huyên và Đước là mối liên hệ gắn bó giữa con người và rừng, giữa con người và quê hương. Cuộc sống của người dân miền Đông Nam Bộ với tính cách chất phát, dũng cảm, khẳng khái thể hiện sinh động qua nhân vật Nguyễn Rừng Đước. Từ đời ông nội Đước, cha của Đước, đời Đước rồi sau này là cậu con trai trở thành một mạch nguồn không ngừng gắn bó với rừng cây. Rừng đước ngậm mặn trở thành nơi sinh sống, chiến đấu của con người trong chiến tranh, là cái nôi cho sự sống phát triển. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chất độc da cam của đế quốc Mỹ đã hủy hoại biết bao rừng cây, gây ra di chứng chiến tranh cho hàng vạn người dân Việt Nam. Nhưng sự sống thì luôn mãnh liệt, thiên nhiên thật diệu kỳ, chỉ vài chục năm thôi rừng đước lại hồi sinh. Tiến sĩ lâm nghiệp Hoài Lâm, kết quả của mối duyên tình giữa Huyên và Đước chính là mầm cây sẽ gây dựng lại khu rừng mới. Một câu chuyện về cuộc sống người dân thời hậu chiến được tác giả viết nhẹ nhàng, đậm phong vị Nam Bộ và giàu cảm xúc.

Tiếng thơ đất nước, niềm tin

Tiếng thơ đất nước, niềm tin 29/4/2022

Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng trong ngòi bút của nhiều thế hệ sáng tác. Các nhà thơ lớn như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông…qua những trang thơ giàu cảm xúc đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật từ nguyên mẫu cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh và bao thế hệ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam trên nhưng bước đường dựng xây và đi lên của đất nước. Chương trình đêm nay của Ban VHNT (VOV6) – Đài Tiếng nói Việt Nam dành toàn bộ thời lượng để lật giở lại những tiếng thơ tâm tình lắng đọng ấy.

“Điền hương”: Ấm áp tình cảm gia đình

“Điền hương”: Ấm áp tình cảm gia đình 29/4/2022

Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đến với gia đình bà cô trong một tình huống khá éo le: người cô được trả về nhà sau những ngày điều trị ở bệnh viện, không còn hy vọng nữa. Không khí u ám bao quanh ngôi nhà, lây lan sang cảm xúc đau xót, bất lực của người em trai, người cháu gái…Duy nhất chỉ có ông chồng, với vẻ lạnh lùng, vô cảm và cứng nhắc, ông không quan tâm đến những gì đang diễn ra. Ông đang sắp đặt cho sự ra đi của vợ ông. Chúng ta có cảm giác bức bối, ngột ngạt bởi không khí ấy và cả thái độ của người chồng. Nhưng, thật bất ngờ, khi Liên – đứa cháu nội của người cô trở về thì mọi việc thay đổi. Liên vội vàng đỡ bà dậy, cho bà ăn từng miếng bánh, uống từng thìa sữa và dọn hết những đồ vật sặc sỡ trong căn phòng. Liên tin bà sẽ sống. Tia sáng ấy bắt đầu le lói khi bà ăn hết cái bánh, uống sữa, chứ không nằm bất động như khi Liên chưa xuất hiện. Hình ảnh chiếc mũ có thêu hai chứ “Điền Hương” là nút thắt thú vị. Đó là câu hỏi mà nhân vât tôi băn khoăn đi tìm. Câu chuyện ghen tuông của vợ chồng người cô bắt đầu hé lộ, người dượng vốn đào hoa, lãng mạn mà cô thì ghen tuông vô cùng. Vì thế mà họ đã xảy ra những tình huống trớ trêu, cười ra nước mắt. Cái mũ khắc tên Điền Hương cũng khiến người cô nổi đoá nhưng đó là trò nói lái vui đùa của ông dượng mà thôi. Vì thế mà chúng ta đã hiểu vì sao mà một người bệnh gần chết lại tuyệt thực, chỉ khi đứa cháu gái xuất hiện, bà lại ăn và tỉnh táo hơn. Đó là phép thử của bà đối với chồng dẫu cả hai tuổi đã cao, cháu con đề huề. Câu chuyện gợi cho chúng ta cảm nhận rõ hơn về mối quan hệ gia đình với những tình huống bi hài, vui buồn lẫn lộn. Đó cũng là bức tranh đa sắc màu mà mỗi gia đình đều có. Điều đọng lại chính là lòng vị tha, bao dung, san sẻ…đó mới là bến đỗ bình yên sau những sóng gió cuộc đời. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Đỗ Nhuận – Danh sĩ thời Lê sơ

Đỗ Nhuận – Danh sĩ thời Lê sơ 28/4/2022

Theo các tư liệu lịch sử, Danh sĩ Đỗ Nhuận từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình như: Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Thị độc, Thượng thư, Đông các đại học sĩ. Năm 1495, vua Lê Thánh Tông sáng lập Hội Tao đàn nhị thập bát tú, nhà vua đương nhiên là Đô nguyên soái, Đỗ Nhuận và Thân Nhân Trung được phong làm Phó nguyên soái, mời dự các buổi bình thơ của vua. Nếu Danh sĩ Thân Nhân Trung nổi tiếng với câu nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” thì Quan Đông các đại học sĩ Đỗ Nhuận đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ông sinh năm 1446, người xã Kim Hoa, huyện Kim Hoa, thừa tuyên Kinh Bắc, nay thuộc thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa (Mê Linh - Hà Nội). Đánh giá về Danh sĩ Đỗ Nhuận, nhà sử học Phan Huy Chú xếp ông là một trong mười tám người phò tá có công lao, tài đức thời Lê sơ. Nhóm sử quan biên soạn “Đại Nam nhất thống chí” ghi nhận Đỗ Nhuận là một trong những nhân vật tiêu biểu dưới thời Lê của tỉnh Bắc Ninh xưa.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00

Xin chờ hồi kết (đang phát)

20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya