Nhạc sĩ Phú Quang và những ca khúc phổ thơ còn mãi với thời gian10/12/2021

Nhạc sĩ Phú Quang ra đi trong khi chùm 5 tác phẩm viết về Hà Nội của ông vẫn đang trong quá trình xét tặng giải thưởng Nhà nước. Trước đó, vào năm 2014, ông được vinh danh là “Công dân ưu tú Thủ đô” và cuối năm ngoái, được trao Giải thưởng Lớn của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Trong gia tài âm nhạc của Phú Quang, nổi tiếng nhất phải kể đến loạt ca khúc trữ tình, đặc biệt là về Hà Nội và mùa thu.Song hành với mỹ cảm âm nhạc, nhịp điệu và ngôn từ thơ ca có một sức hút đặc biệt với Phú Quang. Dường như trong sâu thẳm tâm hồn người nhạc sĩ luôn có sự khao khát âm nhạc của mình được đồng điệu, giải tỏa và hợp lưu với thơ ca. Bên cạnh những bản nhạc phim, các bản khí nhạc, nhạc không lời và ca khúc tự viết lời, các ca khúc phổ thơ của nhạc sĩ Phú Quang có ảnh hưởng sâu rộng trong công chúng yêu âm nhạc. Tên tuổi của các nhà thơ Phan Vũ, Dương Tường, Hoàng Hưng, Phạm Thị Ngọc Liên, Hồng Thanh Quang, Giáng Vân, Thảo Phương, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh thêm sâu đậm trong làng thơ qua sự chắp cánh của âm nhạc Phú Quang.

Người vợ tào khang của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Người vợ tào khang của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu 9/12/2021

Sau khi đỗ Tú tài trong kỳ thi hương 1843 tại Gia Định, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngược ra kinh đô Huế để tham dự kỳ thi Hội. Dọc đường đi, nghe tin mẹ mất, là người con hiếu thảo, ông quyết định trở về quê nhà chịu tang. Trên đường về, phần vì khóc thương, đau buồn, lại không may mắc bệnh, Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Nhờ nghề thuốc học được trong thời gian lưu lại tư gia một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, về đến quê nhà, ông mở trường dạy học, bốc thuốc giúp người nghèo. Trong số các học trò của Đồ Chiểu, có Lê Tăng Quýnh vốn mồ côi cha mẹ, cảm kích tài năng và đức độ của người thầy mù lòa đã se duyên cho người em gái là Lê Thị Điền. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu từ đó về sau dù trải qua nhiều biến cố luôn có sự chăm sóc, sát cánh của người vợ tào khang:

Ma Văn Kháng với hai tiểu thuyết giã từ thời bao cấp

Ma Văn Kháng với hai tiểu thuyết giã từ thời bao cấp 8/12/2021

Nhắc đến Ma Văn Kháng là nhắc đến một cây bút văn xuôi có sự nghiệp sáng tác dày dặn, đồ sộ với chiều dài hơn nửa thế kỷ, khởi từ truyện ngắn đầu tay mang tên Phố cụt đăng báo Văn học năm 1961. Các tác phẩm của ông phản ánh nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước với hai cảm hứng nổi trội là cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự đời tư. Nhân dịp tròn 35 năm kể từ Đổi mới 1986 đến nay, chương trình Đôi bạn văn chương lần này muốn dành một cuộc trò chuyện về hai tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã từng tạo được nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng đông đảo độc giả. Đó là hai tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới không có giấy giá thú.

"Một phiên tòa": Nhân duyên vợ chồng 3/12/2021

Với nhan đề “Một phiên tòa”, người đọc tưởng rằng tác giả Huy Phạm sẽ đi thẳng vào câu chuyện hôn nhân tan vỡ, mỗi người mỗi ngả, sau đó mới thuật lại nguồn cơn. Tuy nhiên, người viết lại chậm rãi kể lại từ đầu, tua lại những thước phim quay chậm về những ngày tháng êm đềm của anh Hai và chị Tiên. Một cuộc hôn nhân bình thường. Vợ chồng buôn bán qua ngày. Con cái không có. Cứ quanh quẩn sống với nhau hết năm này qua năm khác. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi anh Hai mê cờ tướng đến độ quên giờ ra chợ phụ vợ bán buôn… Xét về cốt truyện, “Một phiên tòa” không có gì đáng chú ý. Nhưng về kĩ thuật viết, chính sự chậm rãi, từ tốn của tác giả lại khiến người đọc thấy hấp dẫn ở một câu chuyện không có quá nhiều kịch tính. Các chi tiết được cài cắm một cách khéo léo, đặc biệt là những chi tiết liên quan tới phiên tòa. Những giận dỗi chồng vợ cũng được thuật lại một cách chân thực, thậm chí có nhiều nét dễ thương bởi lẽ giận đấy mà vẫn còn thương lắm, yêu lắm, tha thiết lắm. “Một phiên tòa” khép lại bằng một cái kết có hậu, duyên dáng như chính câu chuyện ra tòa mà lại chẳng ly hôn được của hai nhân vật trong truyện ngắn này (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Ngô Thị Thanh Vân:

Ngô Thị Thanh Vân: "Như dã quỳ khát gió lộng rừng xanh" 1/12/2021

"Sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, dấu ấn con người, vùng đất Tây Nguyên in hằn trong sáng tác của nhà thơ Ngô Thị Thanh Vân. Những trang thơ của chị đượm sắc hoa dã quỳ, nắng gió và bụi đỏ cao nguyên. Đọc lại bao nhiêu câu thơ cũ, mới là gợi lại bấy nhiêu ký ức xa xăm"

Di sản Nguyễn Đình Chiểu: Nhìn từ thế kỷ XXI

Di sản Nguyễn Đình Chiểu: Nhìn từ thế kỷ XXI 1/12/2021

Mới đây tại thủ đô Paris (nước Pháp), trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết: năm 2022 sẽ cùng Việt Nam kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương và Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Trong năm qua, chuyên đề thơ Nôm của chương trình “Tìm trong kho báu” đã dành thời lượng đáng kể để lần giở lại di sản thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nhân sự kiện UNESCO vinh danh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta cùng điểm lại những đóng góp cho văn học dân tộc thông qua các thành tựu trong sáng tác của một tác gia yêu nước, người được xưng tụng là bậc tôn sư của đất phương Nam.

“Phép lạ”: Luật nhân quả

“Phép lạ”: Luật nhân quả 1/12/2021

Truyện ngắn pha trộn giữa yếu tố hiện thực và kì ảo về cuộc đời của bác sĩ Trần. Bác sĩ Trần là một người thành công trên sự nghiệp nhưng cuộc sống thì lại thất bại. Xét về chuyên môn thì bác sĩ Trần cũng bình thường nhưng làm việc ở một thành phố nhỏ nên ông chiếm được một vị trí quan trọng. Bác sĩ Trần kiếm được nhiều tiền thỏa mãn ham mê tiền bạc của mình. Thế nhưng một cơ ngơi khang trang với một công việc béo bở được mọi người coi trọng với bác sĩ Trần là chưa đủ. Ông thấy mình vẫn chưa kiếm được một người phụ nữ đẹp cho đời mình. Với bác sĩ Trần thì đời sống vật chất không thiếu nhưng đời sống tinh thần thì quá nghèo nàn. Tất cả những thiếu thốn về cuộc sống tinh thần, những áp lực kiếm tiền, tình cảm, công việc khiến tâm lý bác sĩ Trần bất ổn và ông trút hết bức bối vào chú lợn Bob, vật nuôi của mình. Bob trở thành bịch cát để ông ta xả Stress sau một ngày căng thẳng. Và cuối cùng bác sĩ Trần đã phải trả giá cho hành động của mình. Tác giả sử dụng những chi tiết kì ảo mang tính biểu tượng trong truyện cổ tích là hình ảnh quả táo của mụ già xấu xí. Chi tiết này khiến người đọc, người nghe nhớ ngay tới quả táo độc của mụ phù thủy trong truyện cổ tích “Công chúa và bảy chú lùn”. Hai quả táo mà bà già kì lạ trả tiền chữa bệnh cho bác sĩ Trần cũng có phép lạ. Hai quả táo sẽ khiến người ăn nó thực hiện được ước mơ của mình. Khi chú lợn Bob ăn quả táo thì phép lạ đã xảy ra, bác sĩ Trần và chú lợn Bob hoán đổi vị trí cho nhau. Truyện ngắn cuốn hút người đọc, người nghe bởi yếu tố kì ảo cũng như chi tiết bất ngờ. Lúc đầu truyện chúng ta tưởng là kể về công việc của một bác sĩ nhưng rồi dần dần xuất hiện nhiều yếu tố kì lạ. Đỉnh điểm là màn hoán đổi giữa chú lợn Bob và bác sĩ Trần. Truyện ngắn gửi tới chúng ta về sự nhân quả cũng như mối quan hệ giữa con người và các loài vật khác. Bác sĩ Trần chữa bệnh chỉ vì tiền, ông ta giận dữ khi bà lão trả tiền chữa bệnh bằng hai quả táo. Ông đối xử tệ bạc với chú lợn Bob nên phải trả giá cho hành động của mình. Bob là chú lợn nhưng cũng có thể hiện là một đối tượng khác ngoài bản thân mình. Nếu con người đối xử tồi tệ với người khác thì sớm hay muộn thì người đó sẽ phải nhận cái quả đắng mà thôi.

"Sài thục": Khát vọng tự do 25/11/2021

Câu chuyện chúng ta vừa nghe xoay quanh đời sống của một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con gái) ở một vùng thung lũng khá khép kín. Từ nhiều đời qua, các thế hệ ông cha của gia đình ấy sống bằng nghề canh tác sài thục, coi cây sài thục là một điều thiêng liêng, gắn với niềm tôn kính tổ tiên. Cả gia tộc quanh năm suốt tháng trọn đời chỉ ăn những món làm từ sài thục. Nhưng cho đến thế hệ hiện tại, thì bà mẹ là người đầu tiên bày tỏ sự phản đối về việc độc canh sài thục, bất chấp sự giận dữ của ông chồng. Bà chấp nhận bị chồng đánh đập nhiều lần, nhưng dứt khoát không động vào món sài thục nữa, mà tự mình chế biến các món ăn rau dưa khác, dù rất sơ sài. Khi sự độc đoán vũ phu của người chồng lên đến đỉnh điểm thì bà đành phải bỏ nhà mà đi, nhưng không quên nhắn lại với con gái về nương rau mà bà đã trồng trong khe núi, là nguồn thực phẩm đề phòng trong trường hợp mấy mùa sài thục. Quả nhiên năm đó sài thục không thu hoạch được gì, và hai bố con chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là nương rau và lúa mì của mẹ để lại, nếu không muốn bị chết đói. Phạm Duy Nghĩa viết: “Lần đầu tiên trong đời, bố tôi buộc phải đưa vào máu mình những chất dinh dưỡng mà ông coi là thù địch. Buổi đầu tập ăn thứ lạ, ông thấy ghê sợ và nôn ọe, rồi cũng quen và thích thú dần (…) Điều húy kị ghê gớm của gia đình tôi đã được xóa bỏ, trong một ngày như vạn ngày thường”. Điều thú vị còn ở chỗ, củ sài thục hoàn toàn là một sự vật hư cấu, nó không hề có trong đời thực, cũng tương tự như Lá diêu bông trong thơ Hoàng Cầm. Mượn một câu chuyện về sinh hoạt đời thường của một gia đình, theo chúng tôi, tác phẩm còn nhằm gửi tới những thông điệp sâu sắc khác. Đó là tất cả những sự độc đoán, độc tài rồi đến một ngày sẽ cáo chung, phải nhường chỗ cho sự dân chủ. Mỗi con người đều có quyền lên tiếng về sự tự do và quyền sống chính đáng của mình. Những cái cũ, cái lạc hậu dứt khoát phải được thay thế bằng cái mới, cái tiến bộ, nhằm phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Truyện ngắn của Tatyana Okomenyuk: Tình cảnh con người trong giãn cách xã hội

Truyện ngắn của Tatyana Okomenyuk: Tình cảnh con người trong giãn cách xã hội 25/11/2021

Sự sáng tạo của nhà văn trước tiên thể hiện qua việc lựa chọn nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn này. Đó là chú chó Fidel, một loài chó cảnh đặc trưng của nước Đức. Và chú chó được mô tả đúng như đặc tính vốn có: thân thiện, tình cảm và cũng rất hồn nhiên, dí dỏm trong cách cảm nhận những thay đổi trong sinh hoạt, lối sống của gia đình chủ nhân thời giãn cách xã hội. Từ chỗ vui mừng vì được làm việc và học tập ở nhà, họ đã chuyển sang những cảm xúc không lấy gì làm dễ chịu, ông bố bắt đầu bỏ bê bản thân và phát phì, cô con gái lớn bắt đầu làm những việc vô vị để giết thời gian, cậu út thì khóc lóc đòi đi học, giấy vệ sinh thì hết nhẵn. Cả gia đình và thú nuôi đều bệ rạc, dường như chỉ duy có bà mẹ là còn sinh hoạt đúng giờ giấc. Kịch tính truyện được đẩy cao qua trận cãi vã giữa ông bà chủ rồi sau đó cả nhà phải ăn đồ ăn nhanh vì không có ai chịu vào bếp. Hai tháng giãn cách xã hội đã khiến cuộc sống gia đình chủ nhân chú chó Fidel thực sự đảo lộn. Bên cạnh đó là những chuyện dở khóc dở cười như dịch vụ cho thuê chó để cư dân được đi dạo một cách hợp pháp, việc không ai dám mở những gói hàng giao đến vì sợ lây nhiễm Covid, những cuộc hẹn hò khi đi đổ rác hay tình trạng béo phì, da cớm nắng, nổi mụn do ít hoạt động và đeo khẩu trang liên tục. Chưa kể đến cái kết mở đầy bất ngờ. Qua ngòi bút hoạt bát, dí dỏm, những câu văn ngắn, nhiều phát hiện, so sánh, liên tưởng, sắp xếp kịch tính khoa học của nhà văn, chúng ta soi thấy một phần hình ảnh, tâm trạng của bản thân qua những chuyện tưởng nhỏ nhặt, đời thường thời giãn cách xã hội do dịch bệnh (Lời bình của BTV Võ Hà)

Thơ Nôm danh thần Nguyễn Văn Giai

Thơ Nôm danh thần Nguyễn Văn Giai 25/11/2021

Thời Lê trung hưng ghi đậm dấu ấn của nhiều danh nhân đỗ đạt cao, được phong nhiều chức tước quan trọng trong triều đình và để lại nhiều trước tác thơ ca có giá trị. Có thể kể đến Phùng Khắc Khoan, đỗ tiến sĩ đời vua Lê Thế Tông, trải qua nhiều chức vụ như Tả thị lang bộ công, Thượng thư bộ công, Thượng thư bộ hộ. Ông là con người có khát vọng hào kiệt, nổi tiếng là người có chí khí hào mại, có cống hiến trên nhiều phương diện như: quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn học. Phùng Khắc Khoan để lại bốn tập thơ chữ Hán có giá trị. Về sáng tác thơ Nôm thời kỳ này nổi lên tài năng của Nguyễn Văn Giai. Ông thi đỗ Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công đời vua Lê Kính Tông. Nếu làm quan nổi tiếng thanh liêm thì khi sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Văn Giai có cái cười trào tiếu và triết lý thâm thuý về mọi sự ở đời. Tuy số lượng trước tác để lại không nhiều nhưng ông cũng cho thấy một phong cách nhà nho tài tử độc đáo.

Nguyễn Văn Song: Nỗi đời ấm nóng trong thơ

Nguyễn Văn Song: Nỗi đời ấm nóng trong thơ 19/11/2021

Trong số các tác giả đoạt giải cao trong Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (2019-2020) có thể kể đến những người xuất thân từ bục giảng như Nguyễn Văn Song, Đinh Hạ, Châu Hoài Thanh. Trong đó, nhà thơ Nguyễn Văn Song, sinh năm 1974, giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Phù Cừ (Hưng Yên) gây ấn tượng với chùm thơ lục bát đoạt giải B. Bên cạnh những bài thơ viết về tình mẹ, tình quê, thơ Nguyễn Văn Song còn chạm đến những nỗi niềm của đời sống hôm nay. Cảm xúc ấm nóng trong những vần thơ của anh.

“Trở dạ”: Tình mẫu tử thiêng liêng

“Trở dạ”: Tình mẫu tử thiêng liêng 19/11/2021

Truyện ngắn là những mảnh kí ức lẫn lộn đan xen giữa những cơn đau đẻ của cô gái Dịu. Chiến tranh đã kết thúc nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn còn đó trong cuộc đời Dịu. Cha Dịu tham gia chiến trường chống Mỹ và bị nhiễm chất độc da cam. Di chứng đến đời thứ 3 mới thấy khi đứa bé trong bụng Dịu bị dị tật. Ngay từ những ngày ấu thơ, những cơn điên dại vì vết thương chiến tranh của cha đã ám ảnh Dịu. Và giờ đây khi cô mang thai thì nỗi đau đó càng đau nhức. Với giọng văn góc cạnh, dữ dội bởi hình ảnh đan xen quá khứ, thực tại, tác giả thế hiện nỗi đau đớn cả tinh thần và thể xác của nhân vật Dịu. Cô phải đấu tranh nội tâm ghê gớm giữa việc giữ lại hay bỏ cái thai đi. Mang thai, sinh con là thiên chức và cũng là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Mỗi sinh linh khi được thai nghén đều có quyền được sống, được cuộc đời chào đón. Tuy sợ hãi nhưng cuối cùng tình yêu mãnh liệt của người mẹ khiến Dịu quyết định sẽ giữ đứa con lại. Một quyết định dũng cảm bởi một tương lai không biết như thế nào đang đón đợi cô phía trước. Truyện ngắn viết về cơn trở dạ của một người phụ nữ nhưng thể hiện nỗi đau của chiến tranh với những người lính và gia đình của họ. Chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã hòa bình nhưng đâu đó trên đất nước vẫn còn người hi sinh, thương tật vì bom đạn trong lòng đất. Vẫn còn biết bao tiếng khóc, nỗi đau khóc như cô gái Dịu khi chịu di chứng da cam ác độc. Không khí truyện ngắn khá u ám, ảm đạm với nhiều hình ảnh, cảm xúc tiêu cực. Nhưng phần cuối truyện với tiếng khóc chào đời của đứa bé có lẽ là tia sáng thắp lên một tương lai (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Quan điểm Phật giáo trong truyện thơ Nôm “Sãi vãi”

Quan điểm Phật giáo trong truyện thơ Nôm “Sãi vãi” 18/11/2021

Với độ dài dài 340 liên (tức 640 câu), truyện thơ Nôm “Sãi vãi” được viết vào năm Canh Ngọ (1750), khi Nguyễn Cư Trinh bắt đầu nhậm chức Tuần vũ Quảng Ngãi. Thông qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ông sãi và bà vãi nơi cửa Chùa, tác phẩm khuyên răn quan quân, động viên binh sĩ, phủ dụ dân miền Thượng, một cách văn trị của vị Tuần vũ mới. Cũng qua “Sãi vãi”, danh tướng Nguyễn Cư Trinh cho thấy cái nhìn đối với Phật giáo, đồng thời đề cao Nho giáo, châm biếm tà đạo, răn giới tầng lớp Nho sĩ về đạo lý “tu, tề, trị, bình” trong hoàn cảnh chế độ phong kiến ở Đàng trong đã suy vi, mục nát

Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu

Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu 16/11/2021

Nhắc đến Hồng Thanh Quang là nhắc đến một gương mặt nhà thơ – nhà báo nổi bật trong làng báo phía Bắc suốt hai thập niên qua. Anh đã thực hiện hàng trăm bài phỏng vấn chân dung nhân vật đặc sắc, viết nhiều bài bình luận chính trị sắc sảo và đã in thành sách, là người dẫn nhiều chương trình truyền hình được đông đảo khán giả cả nước theo dõi như Câu lạc bộ Bạn yêu thơ, Giai điệu tự hào. Nhưng sau hết, công chúng vẫn nhớ đến anh nhiều nhất với tư cách một nhà thơ. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Hồng Thanh Quang với tên gọi: Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu

“Áo choàng của Chúa

“Áo choàng của Chúa": Số phận của một người đàn bà lưu lạc 16/11/2021

Có những truyện ngắn, dẫu làm ta thích thú từ dòng đầu tiên, nhưng lại rất khó để cắt nghĩa, lí giải. Dường như sau sự say mê ban đầu, người đọc vẫn chưa có độ lùi cần thiết để lí tính có thể phân tích một cách rành mạch tác giả đã dùng kĩ thuật viết nào, “dàn binh bố trận” những chi tiết gì để có được hiệu quả này. “Áo choàng của Chúa” là một truyện ngắn gây tò mò ngay từ nhan đề. Độc giả có thể ngay lập tức liên tưởng đến câu chuyện về những bí tích tôn giáo. Tuy nhiên, tác giả Đinh Phương lại mở ra một câu chuyện dường như không liên quan: số phận của một người đàn bà lưu lạc. Mất tích từ khi còn trẻ, bác của nhân vật “tôi” đột ngột trở về thị trấn, khiến nhịp sống bình thường trở nên xáo trộn. Những mảnh kí ức lộn xộn, chập chờn – một thứ kí ức không đáng tin của một người sống mà như đã chết khiến người đọc buộc phải kiên nhẫn lắp ghép: đây là con tàu di cư năm 54, đây là nơi lần đầu vợ chồng người bác gặp gỡ, đây là vị giám mục người Huế đã đột ngột biến mất như chưa từng tồn tại… Dường như không thể phân biệt hư thực. Mọi thứ cứ đan xen vào nhau, tạo thành một màn sương mù, khiến người đọc càng đi sâu càng hoang mang, càng mơ hồ. Phải chăng chính lúc ấy, ta cũng cầu mong nhìn thấy tấm áo choàng của Chúa – như một cứu chuộc cho thứ tội lỗi mà mình đang gánh trên vai...(Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ