"Mùa hoa dã quỳ": Ngời sáng phẩm chất người chiến sỹ công an nhân dân12/11/2021

Truyện ngắn “Mùa hoa dã quỳ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến lấy bối cảnh từ những trận lũ lịch sử, gây nhiều thiệt hại lớn về người và của xảy ra ở các tỉnh miền Trung vào năm ngoái. Ở đây, tác giả đã dựng lên hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân về cắm bản, giúp dân xây dựng đời sống mới, giữ gìn trật tự trị an nơi vùng biên cương có đông đồng bào các dân tộc sinh sống. Ở đó, người công an trẻ phải đối diện với những khó khăn trong ứng xử, đòi hỏi phải khéo léo trong phương pháp công tác mới có thể thu phục được lòng tin của nhân dân. Thành là chiến sĩ công an ngay từ khi được điều chuyển về làm Trưởng công an xã, đã thể hiện phẩm chất cao quý của người chiến sĩ công an nhân dân, sống tình cảm, gần gũi, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhân dân nơi địa bàn đóng quân. Trận lũ ống, lũ quét có một không hai bất thần ập đến, đã vùi lấp tất cả nhà cửa ở bản A Bưng. Trong trận lũ ấy, Thành đã bất chấp mọi hiểm nguy, lao ra giữa dòng nước chảy xiết để cứu sống vợ và ba đứa con của Hồ Mân, đang cận kề với cái chết, trong khi Hồ Mân vắng nhà. Sau đó, Thành bị dòng nước cuốn trôi khi tiếp tục ứng cứu những người dân trong bản bị mất tích. Sự hy sinh của Thành đã khiến mọi người dân trong bản xúc động, thức tỉnh và cảm hóa những người như Hồ Mân, nhắc nhở anh ta phải biết sống, làm ăn chân chính ngay chính trên quê hương mình. Qua truyện ngắn “Mùa hoa dã quỳ”, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người công an, sống và làm việc hết lòng vì dân, khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tuổi xuân của mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Thành đã sống đúng như những gì anh đã nói: “Dã quỳ là loài hoa hoang dã, nhưng màu sắc của nó là màu của hạnh phúc, nó sẽ đem lại điều may mắn và tốt đẹp cho mọi người”. Thiết nghĩ, loài hoa tràn đầy sức sống mãnh liệt này còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh, kiên cường không bao giờ chịu khuất phục./.

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh 11/11/2021

Dòng thơ Nôm của dân tộc ta đã ghi nhận nhiều tác giả tên tuổi vốn xuất thân khoa cử, ra làm quan, có những công trạng lớn lao trong kế sách củng cố vị thế của các triều đại phong kiến. Danh tướng Nguyễn Cư Trinh là một trong số đó. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay tìm về với dấu ấn cuộc đời và sáng tác của vị tướng trấn giữ biên cương từng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn.

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh 11/11/2021

Dòng thơ Nôm của dân tộc ta đã ghi nhận nhiều tác giả tên tuổi vốn xuất thân khoa cử, ra làm quan, có những công trạng lớn lao trong kế sách củng cố vị thế của các triều đại phong kiến. Danh tướng Nguyễn Cư Trinh là một trong số đó. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay tìm về với dấu ấn cuộc đời và sáng tác của vị tướng trấn giữ biên cương từng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức 8/11/2021

Thoạt nghe nhan đề và qua 2/3 chặng truyện ngắn “Báo thù”, người đọc, người nghe vẫn ngỡ rằng con đại bàng chồng – chúa tể của bầu trời sẽ dùng chính sức mạnh của nó để dạy cho người thợ săn một bài học – Một bài học đích đáng vì đã sát hại bạn đời của nó. Thế nhưng kết cục thực sự của câu chuyện thực sự không chỉ gây bất ngờ mà còn khiến chúng ta lặng người. Sau hành động quắp xác bạn đời lên mỏm núi cao, con đại bàng chồng dường như đã hóa đá, nói đúng hơn là nó đã chết trong tư thế vẫn đậu trên mỏm núi, đôi cánh phủ trùm lên xác con đại bàng cái – Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ sa mạc trở về với gia đình. Anh đã phải nếm trải cảm giác sợ hãi khi thức giấc giữa đêm và linh cảm về sự an nguy của vợ con. Hơn bao giờ hết, lúc này, người thợ săn mới thấm thía nỗi đau của con đại bàng chồng khi con đại bàng vợ bị nòng súng của anh sát hại một năm về trước. Anh đã kịp dừng lại tránh tiếp tục gây nên thảm cảnh, cũng là để sám hối, giải tỏa phần nào cảm giác tội lỗi dày vò. Thói đời vẫn vậy. Loài đại bàng đã chọn sải cánh ở sa mạc, núi cao những nơi vắng bóng loài người nhưng cuối cùng vẫn bị con người truy lùng, tận diệt. Nếu không phải trả giá, không chịu đựng những mất mát, nỗi đau thống thiết, không biết đến khi nào những ngón tay bóp cò súng săn mới chịu chùn lại. Cho tới trước khi bị tước đoạt mất những người thân yêu nhất, con người dường như vẫn chưa thấu hiểu được cảm giác chia lìa đồng loại của loài vật. Dịch giả đã chuyển tải được chiều sâu xót xa của câu chuyện “Báo thù” dưới ngòi bút của một nhà văn Xô Viết đắm mình trong thổn thức của thiên nhiên. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức 8/11/2021

Thoạt nghe nhan đề và qua 2/3 chặng truyện ngắn “Báo thù”, người đọc, người nghe vẫn ngỡ rằng con đại bàng chồng – chúa tể của bầu trời sẽ dùng chính sức mạnh của nó để dạy cho người thợ săn một bài học – Một bài học đích đáng vì đã sát hại bạn đời của nó. Thế nhưng kết cục thực sự của câu chuyện thực sự không chỉ gây bất ngờ mà còn khiến chúng ta lặng người. Sau hành động quắp xác bạn đời lên mỏm núi cao, con đại bàng chồng dường như đã hóa đá, nói đúng hơn là nó đã chết trong tư thế vẫn đậu trên mỏm núi, đôi cánh phủ trùm lên xác con đại bàng cái – Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ sa mạc trở về với gia đình. Anh đã phải nếm trải cảm giác sợ hãi khi thức giấc giữa đêm và linh cảm về sự an nguy của vợ con. Hơn bao giờ hết, lúc này, người thợ săn mới thấm thía nỗi đau của con đại bàng chồng khi con đại bàng vợ bị nòng súng của anh sát hại một năm về trước. Anh đã kịp dừng lại tránh tiếp tục gây nên thảm cảnh, cũng là để sám hối, giải tỏa phần nào cảm giác tội lỗi dày vò. Thói đời vẫn vậy. Loài đại bàng đã chọn sải cánh ở sa mạc, núi cao những nơi vắng bóng loài người nhưng cuối cùng vẫn bị con người truy lùng, tận diệt. Nếu không phải trả giá, không chịu đựng những mất mát, nỗi đau thống thiết, không biết đến khi nào những ngón tay bóp cò súng săn mới chịu chùn lại. Cho tới trước khi bị tước đoạt mất những người thân yêu nhất, con người dường như vẫn chưa thấu hiểu được cảm giác chia lìa đồng loại của loài vật. Dịch giả đã chuyển tải được chiều sâu xót xa của câu chuyện “Báo thù” dưới ngòi bút của một nhà văn Xô Viết đắm mình trong thổn thức của thiên nhiên. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Nhà văn Nguyễn Hiếu: Thơ kể chuyện làng

Nhà văn Nguyễn Hiếu: Thơ kể chuyện làng 4/11/2021

Dường như ai mới cầm bút cũng viết về làng mình, quê mình, gia đình mình trước khi viết về những câu chuyện, vùng đất xa xôi. Từ thuở mới bước chân vào sáng tác, nhà văn Nguyễn Hiếu đã viết về những điều ông biết và cảm nhận về con người, đất đai của làng quê. Gần 40 năm cầm bút, trong số gần 30 tiểu thuyết, chục tập truyện ngắn, hơn 60 kịch bản sân khấu, gần 20 kịch bản điện ảnh, nhiều tác phẩm ghi đậm hình ảnh làng Chèm quê ngoại của nhà văn Nguyễn Hiếu. Với thơ cũng vậy. Bao năm ông vẫn miệt mài sáng tác và mới đây ra mắt bạn đọc tập thơ “Làng mình” – Vẫn một miền cảm xúc với người làng, đất làng.

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất 4/11/2021

Truyện ngắn Dưới đáy hồ của Nguyễn Đức Hạnh dựa vào một sự kiện có thật, đó là vụ tai nạn năm 1986 trên hồ Núi Cốc làm 23 nghệ sĩ và người thân của Đoàn kịch Bắc Thái đã tử nạn khi ca nô bị lật. Mượn cái cớ này để từ đó nhà văn tạo ra một câu chuyện khác của riêng mình bằng bút pháp hiện thực huyền ảo. Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới. Nhân vật quan trọng nhất tiếp theo mới xuất hiện. Đó là hồn ma của người phụ nữ bụng mang dạ chửa đã tử nạn mấy chục năm trước giờ hiện về để kể lại câu chuyện cho Hắn nghe. Câu chuyện cảm động, đầy ắp sự bao dung, lòng yêu thương của một người vợ - người mẹ luôn hết lòng vì chồng con đã làm gã văn sĩ rơi lệ và đồng ý giúp người phụ nữ chuyển thông điệp tới người chồng. Chi tiết hai người đàn ông mang theo mâm lễ và trở lại mặt hồ năm nào để viếng người xấu số cùng hình ảnh người vợ bay lên khỏi mặt nước làm ta liên tưởng tới phần cuối truyện ngắn Người con gái Nam Xương trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, khi Vũ Thị Thiết cũng bay lên khỏi mặt nước để chào Trương Sinh lần cuối khi được Trương Sinh lập đàn cầu siêu. Về mặt biểu hiện nghệ thuật, có thể nhiều độc giả còn chưa thỏa mãn với những dụng công của tác giả Dưới đáy hồ, nhưng về giá trị tinh thần và giá trị giáo dục của truyện, tôi cho rằng tác phẩm đã gửi gắm được những thông điệp quan trọng. Thứ nhất, thế giới của những người đã khuất và những câu chuyện đã qua của họ vẫn luôn có những tương tác, ảnh hưởng, chi phối đến những người đang sống, từ đó khiến những người đang sống phải suy nghĩ và sống làm sao cho tốt hơn. Thứ hai, giá trị tinh thần là những thứ sẽ còn lại mãi mãi, không bao giờ bị mât đi. Cụ thể trong câu chuyện này, sự hy sinh quên mình của người vợ là một chi tiêt có giá trị giáo dục sâu sắc. Người phụ nữ ấy đã cảm hóa được cả những nỗi sân hận đàn bà trong tâm trí nhân vật Hắn. Và sau cùng, truyện ngắn Dưới đáy hồ còn nói với chúng ta một câu chuyện của sáng tạo nghệ thuật. Đó là tác phẩm cần phải có cảm xúc chân thành, mạnh mẽ và dù ở bất kỳ thời nào, số phận con người cũng là thứ cần được quan tâm hàng đầu. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Chuyện tình công chúa triều Nguyễn và thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt

Chuyện tình công chúa triều Nguyễn và thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt 4/11/2021

"Sách Thiền sư Việt Nam chép rằng, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, hiệu Liên Hoa là nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư. Vào những năm cuối đời vì muốn trốn tránh tấm tình của công chúa Ngọc Anh, ông đã từ kinh đô Huế về sống và tu tập ở ngôi chùa này. Nhưng rồi cuối cùng, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt vẫn phải chịu một kết cục bi thương từ nghiệp duyên này.

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa vẫn vẫy hồn người trở lại

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa vẫn vẫy hồn người trở lại 3/11/2021

Nhắc đến Thanh Tùng là nhắc đến một hồn thơ mang đậm khí chất của đất Cảng Hải Phòng, vừa cuồng nhiệt sôi nổi dữ dội vừa mê mải đắm say. Điều ấy cũng thật đúng với khí chất của thi sĩ, một người đàn ông với vóc dáng to khỏe, hào sảng, đã từng làm những công việc nặng nhọc nhất để kiếm sống nhưng lại cũng rất dễ rơi nước mắt vì những câu thơ. Nhà thơ Thanh Tùng đã đến với cuộc đời và tạm biệt cuộc đời đều trong những ngày mùa thu với 82 năm trần thế. Trong dịp thu này, chương trình Đôi bạn văn chương muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ của ông – thi sĩ Thanh Tùng.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt 1/11/2021

Truyện ngắn mà chúng ta vừa nghe được kết cấu theo lối truyện lồng trong truyện và tác giả sử dụng khá nhiều giọng kể khác nhau khiến chúng ta hơi khó theo dõ . Nhưng bù lại một đề tài không mới được kể với hình thức mới mẻ , nhiều lớp lang, lôi kéo sự dõi theo của mỗi chúng ta. Đầu tiên phải kể đến giọng kể của nhân vật tôi – người chủ ngôi nhà nơi có khu vườn với 2 ngôi mộ sau chiến tranh. Nhân vật tôi có bố là một giáo sư day triết nhưng cũng phải khoác tấm áo lính quân dịch Cộng Hòa. Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì. Và cuối cùng đáng chú ý là giọng kể của người lính Cộng hòa đã chết trên đường đào ngũ được chôn tại vườn nhà của nhân vật tôi. Vậy là gói gọn trong truyện ngắn cả một bức tranh đời với bao số phận trong và sau chiến tranh. Sống trong vùng tạm chiếm nhân thân của mỗi người khá phức tạp, ranh giới giữa ta và địch chỉ trong gang tấc, vì hoàn cảnh sống mà nhiều khi buộc người ta phải khoác áo lính. Sau chiến tranh người còn người mất cũng không có ai làm chứng cho thân phận, hay nhân cách của họ. Tình huống hai ngôi mộ của hai người lính giải phóng – và lính cộng hòa nằm cạnh nhau, rồi dẫn đến sự nhầm lẫn này nọ….xảy ra khá phổ biến trong việc đi tìm hài cốt sau chiến tranh. Nhưng điều đó còn ý nghĩa gì khi họ cùng là đồng bào mình, tóc đen da vàng, họ cùng một mẹ tổ quốc, khi mà nỗi đau về sự mất mát của người thân họ là giống nhau và không thể có gì bù đắp, khi mà sau mấy chục năm đã đến lúc hòa giải dân tộc, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. “Dừng lại bến sông” – một lần nữa khẳng định lẽ sống nhân văn của con người Việt Nam. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

“Ánh trăng”: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Nam Bộ

“Ánh trăng”: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Nam Bộ 28/10/2021

Chàng trai người Cà Mau chia sẻ rằng anh luôn muốn làm mới mình qua nhiều “phép thử” với đề tài chiến tranh, thiếu nhi. Thế nhưng, thiên nhiên và con người miền Tây vẫn là điều anh tâm đắc và có một vị trí đặc biệt trong tâm hồn. Duy chia sẻ: “Tình yêu gia đình, quê hương đã khơi trong tôi nhiều xúc cảm vì dòng sông, cánh đồng, nhịp sống lao động ở đây đã khắc sâu vào ký ức tuổi thơ. Vùng đất tưởng chừng rất đỗi thân thuộc nhưng càng tìm hiểu thì “càng ngắm càng say”, viết bao nhiêu cũng chưa thể khai thác hết được vẻ đẹp của nó”. Cách kể chuyện của anh có nét hồn nhiên, sôi nổi của tuổi trẻ, nhưng nổi bật là giọng văn đằm thắm, điềm đạm như một người từng trải. Lý giải điều này, anh cho biết việc tích cực đọc sách, không ngại đi đây đó, dấn thân, lăn xả vào thực tế đã bồi đắp cho vốn sống thêm dày dặn, chững chạc. Anh còn bật mí thêm, sự lắng nghe để tiếp thu, sửa đổi theo những góp ý chân thành của những người xung quanh cũng đã giúp cho sản phẩm qua từng ngày được hoàn thiện, mượt mà. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn

Thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn 28/10/2021

Số trước của “Tìm trong kho báu” đi vào nội dung thơ Nôm Phật giáo dưới triều Lê ở nước ta, đồng thời tìm hiểu thân thế và tác phẩm của Hương Hải thiền sư – người có công phục hưng phái thiền Trúc Lâm đã có từ thời Nhà Trần. Chương trình hôm nay bên cạnh câu chuyện hàng phục yêu ma của Hương Hải thiền sư, mời Quý vị và các bạn cùng lần tìm lại di sản sáng tác Quốc âm của Chân Nguyên thiền sư và dấu ấn thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn

Hoàng Việt Hằng: Thơ kể nỗi đời

Hoàng Việt Hằng: Thơ kể nỗi đời 25/10/2021

Khi trái tim người viết qua năm tháng đã đong đầy tình yêu và lòng trắc ẩn, tuổi tác không còn là lực cản của sáng tạo, càng không tác động khiến cho những vần thơ trở nên già cỗi. Bước qua tuổi 60, có một nữ nhà thơ vẫn viết về tình yêu, về những chuyến đi, những thân phận con người bằng cảm xúc tràn đầy và bút pháp mới lạ. Đó là nhà thơ Hoàng Việt Hằng. Tập thơ “Em đã đốt thư tình anh tặng” tập hợp những sáng tác được bà viết trong 5 năm, trải qua một thời gian sau khi phát hành, ngôn từ, câu chuyện đầy nữ tính trong thơ vẫn gây rung động. Giọng thơ nhẹ nhàng, đằm thắm theo dòng cảm xúc, nhà thơ Hoàng Việt Hằng đã trải qua lắm nỗi gian nan khi theo nghề viết. Và những câu thơ chắt lọc từ những nỗi đời

Thơ Nôm Phật giáo triều Lê

Thơ Nôm Phật giáo triều Lê 22/10/2021

Sau thời thuộc Minh, Phật giáo nước ta dần dần chuyển hoá và từng bước phát triển theo chiều rộng, tông phái đứt đoạn nhưng cội rễ thêm sâu trong lòng văn hoá dân tộc. Tuy dưới triều Lê sơ, Nho giáo thịnh trị nhưng Phật giáo vẫn chiếm địa vị cao trong văn đàn. Các tác giả vẫn ưa sáng tác thơ ca mang hơi hướng nhà Phật và được công chúng đón nhận. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay phác họa về thơ Quốc âm triều Lê, đi sâu vào một tác giả tiêu biểu là Hương Hải thiền sư

Những bài thơ tặng vợ

Những bài thơ tặng vợ 21/10/2021

Sinh thời, nhà thơ Nga Maiacopxki có câu thơ nổi tiếng được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới: Đời vắng mẹ hiền không phụ nữ/ Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu. Từ cổ chí kim, người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao sáng tác nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng. Hàng năm, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có những ngày dành riêng để tôn vinh người phụ nữ. Nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Những bài thơ tặng vợ với mong muốn một lần nữa tôn vinh những người phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ