"Về nhà" (P.2): Ấm ám tình cảm quê hương14/6/2021

Nhân vật nữ chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe có những bước đường số phận khá trắc trở, long đong, nhiều sóng gió. Phải làm thiếu phụ không chồng khi tuổi đời còn quá trẻ, sau đó mất mẹ, tính cách cũng ngang bướng, không thông cảm được với bố, quyết định bỏ nhà lên thành phố tự bươn trải. Cô gái đã phải làm đủ mọi nghề để sinh sống, nhưng vẫn có ý thức giữ gìn phẩm giá, có lòng tự trọng, luôn biết ơn và chu đáo với những người đã từng giúp đỡ mình. Cô gái ấy vẫn nuôi ý chí, nghị lực để vươn lên, hoàn thành tốt việc học tập và được nhận bằng giỏi khi tốt nghiệp đại học. Rồi những suy nghĩ, cảm xúc bồng bột của tuổi trẻ cũng qua đi, cô gái quyết định trở về bên bố, về quê hương. Những kiến thức của cô học được từ mái trường Đại học Nông nghiệp sẽ giúp được bao người nông dân, bao gia đình ở làng cô có một cuộc sống tốt hơn. Từ chỗ không mặn mà lắm với người mẹ kế - vợ thứ hai của bố, cô gái đã cảm động và kính trọng bà hơn khi được bà chăm sóc tận tình hàng tháng trời, khi cô vô tình bị ngã xuống hố sâu. Tình cảm từ quê hương và gia đình luôn ấm áp, yêu thương, khiến mỗi con người có ý thức sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân mình và với mọi người xung quanh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Về nhà" (P.1): Ký ức 14/6/2021

Trong phần đầu truyện ngắn Về nhà của NSND Hoàng Cúc, nhân vật nữ chính của truyện, mà tác giả gọi bằng danh xưng “nó”, đang hồi tưởng về tất cả những ký ức đã qua. Mọi chi tiết như cuốn phim chậm từ từ quay lại. “Nó” sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, lúc sinh con may có mẹ đẻ kề bên hỗ trợ, động viên. Nhưng rồi mẹ đẻ cũng sớm qua đời, bố đi bước nữa, con gái giận bố đã bỏ lên thành phố sinh sống.

Thực tế khoa cử buổi giao thời trong thơ Tú Xương

Thực tế khoa cử buổi giao thời trong thơ Tú Xương 10/6/2021

Nhìn lại bối cảnh xã hội cuối thế kỷ 19 thể hiện trong thơ Nôm Tú Xương, chúng ta có thể thấy được phần nào mảng tối bức tranh về thực tế thi cử thời phong kiến thực dân với những nỗi niềm khó tỏ. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng ngoái trông lại khung cảnh ngày ấy qua những vần thơ Quốc âm đầy tâm trạng của ông Tú Thành Nam, cũng là một người thiết tha níu giữ những giá trị truyền thống trong một phong cách nghệ thuật cá tính, độc đáo

Nhà thơ Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La

Nhà thơ Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La 10/6/2021

Nhà thơ Duy Thảo là một người bền bỉ và miệt mài với lao động nghệ thuật, với sáng tác thi ca. Những bài thơ đầu tiên được ông công bố từ các năm 1962 – 1963. Từ tập thơ đầu tiên Lời tin yêu (Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh 1976) đến tập gần đây nhất Lối về (NXB Văn học 2020), ông đã xuất bản tất cả 12 tập thơ. Hành trình thơ Duy Thảo có thể nói đã đi ngót nghét gần 60 năm, qua nhiều biến động của lịch sử xã hội, nhiều sự kiện lớn lao của đất nước và con người Việt Nam. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Duy Thảo với tên gọi: Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La.

"Vân tay mắt Phật" (P.2): Thương nhớ đồng quê 3/6/2021

Không khó để thấy hình bóng làng quê trong truyện ngắn “Vân tay mắt Phật” của nhà văn Trần Nhã Thụy. Làng quê trong mắt nhân vật “tôi” có phần xa lạ. Anh đã rời quê lên phố đủ lâu để thấy ngạc nhiên khi quê bây giờ cũng ngồi nhà bấm điện thoại, gọi ship tới tận cửa, cũng facebook, zalo… chả kém thị thành. Anh chỉ còn thấy gần gũi với kí ức về làng – điều được gắn kết nhờ người thân, bạn bè và một mối tình câm. Cái tam giác muôn đời, một lần nữa, xuất hiện trong mối quan hệ ba người “tôi”, Phước và Văn. Có điều, sau khi Phước qua đời, cả “tôi” và Văn dường như không ngừng hoài nghi rằng mình chẳng phải là người được yêu. Trong mạch kể chuyện pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, có thể “Vân tay mắt Phật” có nhiều hơn một câu chuyện. Chuyện tình ba người với nhiều éo le là một nhẽ. Nhưng rộng hơn, đó là câu chuyện về nông thôn, về người nhà quê tồn tại trong mỗi nhân vật, trong cả chúng ta: khi ta mơ về một cái sân vườn thoáng rộng, khi ta thấy ngột ngạt trong những khoảng không chật hẹp, và giấc mơ của ta vẫn còn mang mùi đất. Nó cũng là câu chuyện về sự mất mát, của cả bối cảnh lẫn con người khi tất cả chẳng thế nào như xưa. Và không phải cái mới, cái hiện đại, cái tân thời nào cũng đồng nghĩ với những điều tử tế, thiện lương. Mở ra bằng một nhan đề giàu sức gợi, “Vân tay mắt Phật” cũng có một đoạn kết ấn tượng không kém, đủ để người đọc, người nghe giật mình thảng thốt, tự xem ngón cái bàn tay mình có “hiển lộ hình mắt Phật đẹp đẽ” hay không? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

“Vân tay mắt Phật” (P.1): Thương nhớ đồng quê...

“Vân tay mắt Phật” (P.1): Thương nhớ đồng quê... 3/6/2021

Giống như bao người bỏ quê lên phố, nhân vật “tôi” trong truyện “Vân tay mắt Phật” luôn có những sợi dây ràng buộc máu thịt với làng quê. Sự gắn kết với gia đình là hiển nhiên. Nhưng bên cạnh đó, còn là những kí ức tuổi thơ, bạn bè cũ, và cả một mối tình chưa nói thành lời. “Vân tay mắt Phật” đan xen những câu chuyện giữa quá khứ và hiện tại, nhằm khắc họa sâu hơn đổi thay của làng quê cũng như khúc quanh của số phận con người. Mọi chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? Mời các bạn cùng đón nghe phần cuối của truyện “Vân tay mắt Phật” trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 04/06/2021. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Giọng cười trong tiếng thơ Tú Xương

Giọng cười trong tiếng thơ Tú Xương 3/6/2021

Với những cống hiến cho dòng thơ Nôm của dân tộc, thơ Tú Xương đi sâu vào đời sống, được dân gian ưa chuộng đã đành, từ đầu thế kỷ 20 đã được giới trí thức tinh hoa tìm đọc và biểu dương. Đọc thơ Tú Xương, nhà thơ Xuân Diệu có lời bình :“Ông Nghè, ông Thám vô mây khói/ Đứng lại văn chương một Tú tài”. Trong Tiểu luận “Thời và thơ Tú Xương”, nhà văn Nguyễn Tuân xưng tụng “Tú Xương, một người thơ, một nhà thơ vốn có nhiều công đức trong trường kỳ xây dựng lâu đài ngôn ngữ Việt Nam”...

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Đồng cỏ" (P.2): Đường về cổ tích còn đâu 31/5/2021

Quá khứ và hiện tại bối cảnh “Đồng cỏ” của tác giả Vân Hạ khiến ta liên tưởng tới bài thơ “Sông Lấp” của nhà thơ Trần Tế Xương với những câu: “Sông kia rày đã nên đồng/ Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai/ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Vương quốc đầm lầy tuổi thơ chỉ còn là ảo ảnh, là kỷ niệm. Nhưng cũng như đoạn sông Vị Hoàng chảy qua quê hương cụ Tú Thành Nam, dẫu đã bị bồi lấp thành đất thổ cư nhưng tiếng vọng từ thuở nguyên sơ mãi còn thao thiết trong tâm tưởng của những chứng nhân còn lại. Cảnh hoang vu, những ngày tuổi thơ háo hức khởi nghiệp dấm ốc, sa lầy và cuộc chạy trốn của đàn ốc bắt được trên đầm lầy đồng cỏ - Những kỷ niệm tưởng nhỏ nhoi, vụn vặt nhưng đã trở thành một phần đời không thể nào quên. Dẫu “Đồng cỏ” tĩnh lặng kỳ bí đã thành “Làng Mới” sôi động, với quang cảnh nửa quê nửa phố, những bạn bè ngu ngơ thuở bé giờ ra sức làm kinh tế tinh nhanh nhưng vẫn còn đó những kỷ niệm thời vụng dại luôn phập phồng trong trí nhớ, thời gian chẳng thể san bằng. Tác giả Vân Hạ đã viết về những thương yêu nhắc nhủ ấy bằng một ngòi bút bản lĩnh, chân thành. Những câu văn giàu hình ảnh trải trên trang giấy các sắc màu, khung cảnh và tính cách, hành động con người tự nhiên, sinh động. Xen vào đó là những so sánh, liên tưởng, triết lý về thiên nhiên, về cuộc sống - Có những đoạn, truyện ngắn “Đồng cỏ” của tác giả Vân Hạ như đã hòa cùng nhịp đập thổn thức của trái tim người đọc, người nghe…(Lời bình của BTV Võ Hà)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Đồng cỏ": Xa xăm vương quốc tuổi thơ (P1) 31/5/2021

Giọng đọc PTV Hải Yến vừa chuyển tới các bạn phần đầu truyện ngắn “Đồng cỏ” của nhà văn Vân Hạ. Đây là sáng tác tham dự cuộc thi viết truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” do do các đơn vị: báo Nông thôn Ngày nay, báo điện tử Dân Việt, Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức. Giọng văn tả chân chi tiết, mộc mạc cho thấy tác giả là người đã thực sự trải qua cuộc sống nông thôn ngày xưa. Có lẽ nhiều độc giả, thính giả xuất thân từ làng quê cũng đã được gặp lại một phần hình ảnh tuổi thơ mò cua bắt ốc lùi lấm nhưng cũng rất đỗi thân thương, đáng nhớ. Chúng ta cùng theo dõi phần tiếp theo truyện ngắn “Đồng cỏ” của nhà văn Vân Hạ vào buổi Đọc truyện đêm mai (Lời bình của BTV Võ Hà)

"Thần khúc" của Dante: "Kinh Thánh của thời Trung cổ" 29/5/2021

Trong tâm tưởng của người dân nước Ý, nhà thơ Dante có những đóng góp lớn cho nền văn học. Nếu như ở nước ta, “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du được coi là kiệt tác văn học dân tộc thì ở nước Ý, tác phẩm “Thần khúc” của Dante được ví như là tập thơ quan trọng nhất của thời kỳ Trung Cổ và là tác phẩm văn học vĩ đại nhất bằng tiếng Ý...(Tiếng thơ 29/05/2021)

"Hương bưởi ổi": Hương vị tình yêu 28/5/2021

Thoạt nghe tên truyện “Hương bưởi ổi” hẳn các bạn cũng như tôi có đôi chút băn khoăn tự hỏi, hương bưởi là hương bưởi chứ sao lại lẫn lộn cả hương bưởi và hương ổi. Hóa ra bưởi ổi là một giống bưởi nổi tiếng ở miền Đông Nam bộ. Và câu chuyện về người dân Đồng Nai tìm giống cây chuyên canh cho vùng đất này được lồng vào câu chuyện tình yêu thật hấp dẫn. Mối tình thanh mai trúc mã giữa Điền-nhân vật kể chuyện và Vy Thúy tưởng sẽ êm đẹp và dịu ngọt như hương bưởi ổi quê nhà của Vy Thúy, nhưng cuối cùng lại đổ vỡ, bởi chuyện thừa kế, chia chác đất đai; bởi tính bảo thủ vốn đã ăn sâu vào nếp ăn nếp nghĩ của người dân quê bấy nay. Điền đã đứng về gia đình anh Hai vô tình làm mất lòng ông Bảy-bố của Vy Thúy. Mặc dù bị ông Bảy ngăn cấm, nhưng Điền và Thúy vẫn âm thầm đến với nhau. Song, Điền chờ ông Bảy nguôi ngoai cũng thất bại như việc làng anh trồng giống bưởi ổi được lấy từ làng của Vy Thúy. Nhưng rồi, nhờ sự kiên nhẫn và áp dụng khoa học kỹ thuật đúng đắn, anh Hai và gia đình Điền đã thành công với giống bưởi mới. Và bước đầu anh cũng đã tìm thấy tình yêu mới cho mình. Nhưng mối tình này liệu có đơm hoa kết trái, có nảy nở như giống bưởi mới còn phải chờ thời gian trả lời. Bởi, cái mới thay thế cái cũ lâu năm không bao giờ là dễ, nó giống như việc đi tìm giống cây chuyên canh cho một vùng đất như làng bưởi quê Điền cũng gặp trúc trắc, phải trả giá không ít và qua nhiều năm thử thách. Tin rằng, càng khó khăn thì thành công càng có ý nghĩa. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

"Cánh diều đã bay lên": Gửi ước mơ lên trời xanh 28/5/2021

Truyện cuốn hút người đọc người nghe ngay từ những dòng, những trang đầu tiên. Nó như một cuốn phim quay chậm, trong đó nhân vật chính là Thịnh-một quân nhân vừa xuất ngũ trở về quê hương. Mới ba năm thôi, nhưng bãi bồi ven sông không còn nữa. Bước chân Thịnh đi tới đâu kỷ niệm xưa lại ùa về đến đó. Nào là tiếng cười của những đứa trẻ thôn quê chiều hè gửi ước mơ theo cánh diều lên trời cao; nào là những kỷ niệm thuở ấu thơ cậu bé Thịnh cày cuốc trên cánh đồng bãi; rồi những kỷ niệm vui đùa của chàng thanh niên Thịnh cùng cô bạn gái tên Chi…Và tác giả không cần miêu tả nhiều, người đọc người nghe cũng đoán ra được nguyên nhân bị mất cánh bãi, đó là do việc hút cát-một vấn đề nóng bỏng trong đời sống hiện nay. Việc hút cát làm sạt lở bãi bồi khiến người dân mất đất canh tác, mất việc làm; trẻ em mất không gian thả diều; làm sụp đổ ngôi quán…đã là chuyện quá sức chịu đựng, nhưng điều khủng khiếp hơn là việc ngôi miếu cổ sắp sụp đổ. Người đọc người nghe lo sợ nếu điều này xảy ra, thì mọi mâu thuẫn sẽ bị đẩy lên đến đâu. Nhưng rồi, nhờ kinh nghiệm của Thịnh cùng sự đồng lòng giúp sức của bà con lối xóm mà ngôi miếu được cứu. Truyện kết thúc với cảnh Thịnh đi trên cánh bãi đỏ au màu đất phù sa đang chờ lên luống, bầu trời lộng gió đẩy cánh diều bay cao trong tiếng sáo vi vu. Cánh diều tiếp tục bay điều đó có nghĩa ước mơ của trẻ em tiếp tục được thả lên trời xanh, văn hóa truyền thống được gìn giữ, tiếp nối...(Lời bình của BTV Nguyễn Vũ Hà)

Tiếng cười chua cay, dữ dội trong thơ Nôm Tú Xương

Tiếng cười chua cay, dữ dội trong thơ Nôm Tú Xương 26/5/2021

Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương là tên tuổi sáng giá nhất trong dòng thơ Nôm trào phúng. Thế nhưng rõ ràng mỗi nhà thơ để lại những dư vị khác nhau trong sáng tác. Trong khi cụ Tam Nguyên Yên Đổ chủ trương lối thơ châm biếm nhẹ nhàng, thâm thúy đầy ngụ ý thì thơ Nôm cụ Tú Thành Nam bật lên tiếng cười chua cay, dữ dội.

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng 21/5/2021

Mỗi nhà thơ đều có cách riêng để giãi bày tình yêu quê hương, đất nước. Để theo đuổi một hình tượng để khắc họa một cách tầm vóc và xuyên suốt một hành trình của đất nước đi liền với nhiều suy tư, trăn trở. Từ hình tượng “Gió”, nhà thơ Phan Hoàng đã viết nên cả một Trường ca và nhiều bài thơ khắc khoải. Anh chia sẻ với BTV chương trình về hình tượng độc đáo và mãnh liệt ấy trong sáng tác của mình.

Nỗi niềm tình thân trong truyện ngắn

Nỗi niềm tình thân trong truyện ngắn "Nắng ở cuối cùng sông" 21/5/2021

Sự đổi thay chóng mặt của nhiều làng quê đã cho thấy sức hút, sức phủ sóng tốc độ của các tiện nghi và lối sống hiện đại. Thế nhưng vẫn có những người nông dân “ngược pha” khỏi làn sóng đồng đều đó. Họ vẫn sống một cuộc đời với những thói quen, công việc thời quá khứ, trong khi thôn xóm đã khác xưa. Họ không hiểu vì sao bản thân trở nên kỳ cục khi chẳng làm gì nên tội, khi chẳng thể nào xoay chuyển, hòa mình hội nhập cái đời sống mới đầy kỳ thú mà cộng đồng, những người thân đang tận hưởng. Bỗng dưng họ trở thành kẻ quê kệch, mặc cảm, lủi thủi với những niềm riêng khó tỏ. Người nông dân “lành như đất” trong truyện ngắn “Nắng ở cuối cùng sông” của Hoàng Anh Linh rơi vào trạng thái lạc lõng ấy. Nhưng ông còn có hi vọng để mà mong đợi. Đó là người em trai trí thức vẫn còn nhớ đến người anh lam lũ ở quê nghèo. Ký ức và hiện tại đan xen trong mớ bòng bong tâm trạng của người nông dân có lúc đã gắng gỏi để theo kịp xu thế, thời đại nhưng chỉ nhận lại sự ê chề, kiệt quệ. Điểm sáng trong câu chuyện là dù còn đó những khúc mắc, khoảng cách về lối sống, lối suy nghĩ nhưng tình thân vẫn là điều còn lại. Chính tình thân đã gắn kết hai con người cùng dòng máu, dẫu dòng đời xô dạt – Như ánh nắng cuối chiều lấp lánh cả dòng sông. Tập trung khắc họa niềm thương yêu khôn tả ấy, tác giả Hoàng Anh Linh dường như đã bỏ qua phần nào những mối quan hệ chằng chéo cần có trong cuộc đời cá nhân hai nhân vật chính. Thành ra truyện chỉ dừng lại ở lát cắt đặc tả - Người đọc, người nghe vẫn còn mong đợi những nhân vật, tình huống xúc tác sinh động cho một hình hài truyện ngắn hoàn chỉnh. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ