Đặc sắc cảnh ngày xuân trong kiệt tác "Truyện Kiều"5/2/2021

Trong 3254 câu thơ lục bát “Truyện Kiều”, chữ “Xuân” trở đi trở lại. Theo các nhà nghiên cứu có 55 dòng thơ chứa 58 chữ “Xuân”. Dưới ngòi bút điêu luyện của Đại thi hào Nguyễn Du, chữ “Xuân” biến ảo trong nhiều ý nghĩa, hay nói cách khác, trường nghĩa của “Xuân” rất rộng. Đặc biệt, nhữn ngày xuân, đọc lại tuyệt tác “Truyện Kiều” và thong dong ngẫm ngợi nghĩa lý của chữ “Xuân” cũng là một sự thú vị. Nói theo cách của nhà văn Nguyễn Tuân là “tìm thấy cái nhã thú văn chương trong chữ xuân” (Tìm trong kho báu phát 11/2/2020)

Dấu ấn sáng tác Nôm của

Dấu ấn sáng tác Nôm của "Thánh Thơ" Cao Bá Quát 4/2/2021

Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, tuổi trưởng thành, Cao Bá Quát dành nhiều tâm huyết để sáng tác thơ, trong đó phần nhiều là thơ chữ Hán. Trong đó phải kể đến các tập “Cao Bá Quát thi tập”, “Cúc Đường thi thảo”, “Cao Chu Thần di cảo”, “Mẫn Hiên thi tập”. Tổng cộng thơ chữ Hán của ông phải đến hơn nghìn bài. Tuy số lượng thơ Nôm không nhiều nhưng suốt cuộc đời, nhà thơ Cao Bá Quát luôn coi trọng vai trò, vị trí của dòng thơ Quốc âm trong nền văn học dân tộc. Những quan niệm về văn chương, học thuật của ông được trình bày ở một số bài Tự, Bạt và thơ của ông, thí dụ bài “Tựa Truyện Hoa Tiên” của Nguyễn Huy Tự, bài “Bạt” cho tập thơ của Thương Sơn (tức Tùng Thiện vương Miên Thẩm), Bài “Hậu đề” cho tập thơ “Yên đài anh ngữ” của Bùi Quỹ...

Mùa xuân và tình yêu trong hai truyện ngắn

Mùa xuân và tình yêu trong hai truyện ngắn "Nhà có hai đào" và “Ra giêng thì cưới” 3/2/2021

Một truyện ngắn sở dĩ “đứng” được là nhờ vào việc tạo dựng tình huống. Tình huống của truyện ngắn “Nhà có hai đào” có cái khó mà chủ ý người viết muốn gắn vào là Cây đào – Tết – Mùa xuân - Tình yêu. Và người viết đã tạo dựng được tình huống (bốn trong một) đó một cách tự nhiên. Tình yêu của đôi trai gái Thắng – Đào bị cấm cản có mối quan hệ mật thiết với căn bệnh của cây đào nhà ông Hạng cần được chữa chạy. Một cốt truyện dung dị, không mấy phức tạp, gay cấn nhưng cũng đủ những thắt nút, mở nút. Xoay quanh việc chữa trị căn bệnh cho một cây đào mà bậc làm cha làm mẹ phải thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về giá trị một con người. Nếu như ở truyện “Nhà có hai đào” tác giả giỏi ở việc tạo tình huống truyện thì có lẽ với truyện ngắn thứ hai “Ra giêng thì cưới” sự hấp dẫn nằm ở chính cái không khí trẻ trung toát lên từ câu chuyện: từ cách kể, ngôn ngữ kể , tốc độ truyện. Qua đó chân dung người trẻ được phác họa khá rõ nét: người trẻ tự tin trong công việc, chủ động trong cuộc sống, khát vọng thành công trong sự nghiệp. Tình yêu nằm trong qui luật sống, là nhu cầu tất yếu của tuổi trẻ , là khát khao, ngọn lửa trong trái tim mỗi người trẻ. Đôi khi vì mải công việc họ cũng lúng túng, vụng về trong bày tỏ cảm xúc, song với bản tính hiện đại, họ đã khá là mạnh mẽ , quyết đoán. Và mùa xuân dường như là chất xúc tác để mầm yêu đâm chồi kết trái. Kết thúc của hai truyện đều chung âm hưởng. Tết đồng nghĩa với mùa cưới, mùa của đôi lứa uyên ương, mùa của an lành hạnh phúc. Đó là khát vọng và cũng là lời chúc phúc dành cho mỗi chúng ta khi Tết đến Xuân về. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

"Con gà rừng" (P2): Ký ức về miền quê trong cổ tích 28/1/2021

Câu chuyện về làng Thung Dài với những mảng miếng ký ức dần hiện ra trong lời kể của ông già và cô cháu. Sau bao nhiêu năm xa quê, ông trở về nhưng mọi sự đã đổi thay, không còn như xưa nữa. Làng quê gắn cuộc sống với rừng, kiếm sống bằng những sản vật của rừng, nay đã không còn nữa. Họ đã bán dần từng quả đồi để làm du lịch, khai thác sân gôn, mua bán bất động sản… và người dân làng Thung Dài đã quen với nhịp sống ấy. Qua lời kể của cô cháu, mọi sinh hoạt của dân làng đã đổi thay, khiến ông già hết sức ngạc nhiên. Những kỷ niệm thời trai trẻ của ông già lúc còn ở làng với các chị, các cô..chỉ còn là ký ức, họ không còn đi rừng nữa, không phụ thuộc vào việc kiếm sống hàng ngày với những sản vật của rừng. Thanh niên trai tráng bỏ làng đi làm ăn xa, người dân cũng bỏ ruộng, bỏ rừng …Nghe cô cháu kể sự đổi khác của quê hương, ông già chỉ biết im lặng, thở dài, cũng phải thôi, thời thế phải khác, không thể như ngày xưa nữa. Tìm lại quê nhà sau bao năm xa cách, muốn mua một quả đồi để trồng lại cây sim, cây mái.. ông muốn tìm lại quê cha đất tổ, tìm lại khu rừng ngày xưa ông đã từng thân thuộc. Bao trùm câu chuyện là nỗi buồn man mác, gợi nhiều suy nghĩ và băn khoăn cho chính chúng ta, rằng không phải sự đổi thay nào cũng khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp. Những hoài niệm xưa cũ, nếp sống của làng quê nằm trong ký ức có thể là phần đời đẹp đẽ theo suốt đời người…

“Con gà rừng” (P1): Về quê

“Con gà rừng” (P1): Về quê 28/1/2021

Vậy là câu chuyện giữa ông già và cô cháu họ trong truyện ngắn "Con gà rừng" của tác giả Vân Hà đã dẫn dắt chúng ta tìm về một miền quê của ông: Thung Dài. Đó là một vùng quê núi non điệp trùng và người dân bám vào rừng để mưu sinh. Có lẽ rời quê hương đã lâu nên trong hình dung của ông già về làng Thung Dài ngày xưa, nay đã không còn nữa. Những câu chuyện chắp vá của quá khứ, hiện tại đan xen giữa ông và cô cháu trong bữa cơm gợi cho người đọc, người nghe những câu hỏi, băn khoăn. Liệu ông già có thực hiện được mong muốn ước mình trong chuyến về quê này không? (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20 27/1/2021

Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc

“Trăng khuya”: Ấm áp tình cảm mẹ chồng nàng dâu

“Trăng khuya”: Ấm áp tình cảm mẹ chồng nàng dâu 26/1/2021

Nhân vật cô gái Ngần đã rất may mắn khi gặp được bà mẹ chồng bao dung, tốt bụng. Nếu bà không chấp nhận đứa bé không phải cháu mình và phanh phui mọi chuyện thì không biết cuộc đời Ngần sẽ sang ngã rẽ nào...Mọi người cứ khen cô số tốt khi được gả vào gia đình khá giả. Nhưng là người trong cuộc, Ngần mới hiểu được nỗi khổ khi gả cho người chồng ham chơi, lười biếng. Tuy vậy cô vẫn hết lòng làm trọn phận sự người vợ, người con dâu ngay cả lúc chồng tai nạn nằm liệt giường. Số phận lại đưa đẩy một lần nữa khi trong đêm khuya Ngần gặp người đàn ông lạ lúc tắm sông. Nhu cầu sinh lý của cơ thể khiến việc chống đối của Ngần yếu ớt như có, như không. Nếu Ngần không mang thai thì có lẽ sự cố này như giấc mộng đêm trăng mà thôi. Nhưng cái thai trong bụng Ngần lớn từng ngày, từng tháng là bằng chứng cho sự ngoại tình của cô. Ngần tìm cách dấu diếm nhưng sao qua mắt được bà mẹ chồng có phần xét nét của mình. Thế nhưng cô may mắn khi mẹ chồng chấp nhận hai mẹ con. Có lẽ cũng là phụ nữ, cũng là người vợ, người mẹ nên bà thấu hiểu hoàn cảnh và cái khó của con dâu mình. Truyện ngắn được viết rất thật, đi vào tâm tư tình cảm, những khát khao cơ thể và đấu tranh nội tâm của người đàn bà gặp nhiều sự cố bất thường trong đời mình. Người đọc, người nghe mừng cho số phận của cô gái Ngần khi có cái kết có hậu. Nhưng có lẽ cuộc đời không phải ai cũng may mắn như Ngần. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Chiếc lá hình giọt lệ": Sâu lắng một nỗi niềm xứ Huế 26/1/2021

Thưởng thức truyện ngắn của nhà văn Quế Hương, có lẽ nhiều người sẽ bất giác nhớ về Tết, về thời khắc sum vầy bên người thân, xóm giềng. Có lẽ tác giả là một người hoài cổ và chị viết “Chiếc lá hình giọt lệ” trong sâu thẳm xa xăm một nỗi nhớ. “Chị Thời” cũng như nhiều nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương, đều là những con người dường như chịu thua thiệt, khuất lấp, lạc thời, lạc điệu với cuộc đời gấp gáp, bon chen. Họ lặng lẽ, nhịn nhường, quẩn quanh, thu mình lại trong một không gian hẹp, cách biệt với ồn ào thị thành, hiện đại. Nhưng ở họ, lạ kỳ thay, lại ánh lên thứ ánh sáng đẹp đẽ, diệu vợi hiếm còn thấy lại trong cái chói chang của cuộc sống kim tiền. Nhưng điều nhà văn Quế Hương muốn nói chắc hẳn không chỉ là cái sự khác biệt, thanh đạm, của người phụ nữ thuộc về thời xa lắc xa lơ kia. Chị còn muốn nói tới bản năng muôn đời, sự giống nhau của mọi thời, đó là khao khát yêu và được yêu. Khác chăng chỉ là ứng xử với trái tim của nhân vật “Chị Thời” trong truyện ngắn “Chiếc lá hình giọt lệ”, giữa bao người phũ phàng hay cay cú vì tình, vì tiền. Sự sâu sắc của câu chuyện không chỉ hiển hiện ở những chi tiết gây nhói lòng, ở hành văn dịu dàng nhưng sắc sảo, lối miêu tả sinh động, tinh tế mà cao hơn cả, nhà văn Quế Hương đã biết vỗ về cảm xúc người đọc, người nghe qua những điều còn đọng lại sau cuối, đó là đức vị tha, là những khoảnh khắc lắng nghe và cảm nhận bằng tâm hồn, thay vì đôi mắt...(Lời bình của BTV Võ Hà)

Cảm hứng thơ về Bác Hồ và núi rừng Pác Bó

Cảm hứng thơ về Bác Hồ và núi rừng Pác Bó 21/1/2021

Những cảm xúc về núi rừng Pác Bó, điểm dừng chân của Bác Hồ sau 30 năm bôn ba trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc đã đi vào thơ. Cuộc đời cao đẹp của Người là nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà thơ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, một người xứ Nghệ. Tầm vóc và tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đi vào sáng tác của nhiều nhà thơ trên thế giới...

Từ Truyện thơ Nôm đến thơ Nôm lục bát hiện đại

Từ Truyện thơ Nôm đến thơ Nôm lục bát hiện đại 21/1/2021

Cùng với thơ Nôm Đường luật thì truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng đồng hành với đời sống tinh thần người Việt ta nhiều đời nay. Truyện Nôm hướng tới tầng lớp xã hội nào, lấy cốt truyện Trung Hoa hay sáng tác, ra đời trong dân gian hay có đề tác giả thì đều hướng tới những giá trị đạo đức và ứng xử tốt đẹp, nêu cao thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chương trình hôm nay đưa ra một số góc nhìn về sự chuyển động của truyện thơ Nôm gắn với thể thơ lục bát truyền thống...

“Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” (P2): Ứng xử của con người với thiên nhiên

“Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” (P2): Ứng xử của con người với thiên nhiên 19/1/2021

Với truyện ngắn này tác giả Đặng Ngọc Hưng đã có một góc tiếp cận khá mới mẻ hiện đại. Chi tiết Vlog cho thấy phương tiện truyền thông hiện đại đã kịp len lỏi vào đời sống nông thôn, bằng những chiêu trò mánh lới hết sức láu cá. Đó là việc thực hiện những video, clip giật gân, tạo dựng những nội dung hấp dẫn để tải lên mạng thu hút đông đảo người xem từ đó kiếm bội tiền. Một người như ông Tiến chạy ăn từng bữa, kiếm sống bằng việc leo treò, chặt hạ cây thì dễ dàng bị mua chuộc, bị lôi kéo vào việc kiếm tiền kiểu sống sít, chụp giựt thời thượng của giới trẻ. Bức tranh đời sống nông thôn hôm nay ít nhiều đã được tác giả tái hiện qua một vài nét phác họa. Người nông dân không còn phải cày bừa bằng trâu bò mà đã có máy móc, cũng không gieo mạ mà gieo sạ, không làm cỏ mà đã có thuốc diệt cỏ trừ sâu. Máy móc phương tiện thay thế con người. Người nông dân dường như đã và đang quen với cung cách kiếm sống một cách dễ dãi. Kịch tính truyện được đẩy dần lên với chi tiết cao trào: nhóm làm vlog yêu cầu ông Tiến chặt cây đa cổ thụ của làng. Ở đây cũng ghi nhận tác giả truyện ngắn đã khéo cài cắm chi tiết về ngôi miếu cổ, về mảnh đạn găm vào cây đa năm nào đã cứu sống ông Tiến. Đây là những chi tiết hay, ít nhiều mang tính tâm linh, cũng đồng thời là điểm sáng của truyện. Vì điều này khiến ông Tiến phải do dự, đấu tranh với sự cám dỗ của bản thân. Chi tiết cuối mảnh đạn găm năm xưa khiến ông Tiến bị thương chảy máu ở tay khi leo trèo, tiến hành chặt cây đa được coi là chi tiết thắt nút mang tính thức tỉnh, cảnh cáo về hành động đi quá ranh giới của ông Tiến. Truyện mang nhiều thông điệp với mỗi chúng ta. Về đạo đức, về nhân cách, lối sống, hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. Không chỉ là sự ứng xử giữa con người với con người mà còn là sự ứng xử giữa con người, với thiên nhiên, với những giá trị văn hóa tinh thần cần trân trọng, gìn giữ.

“Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” (P1): Manh nha một cách làm ăn mới

“Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” (P1): Manh nha một cách làm ăn mới 19/1/2021

Vậy là một hình thái kiếm tiền mới mẻ rất hiện đại, đang thịnh hành trong giới trẻ đã kịp len lỏi tác động vào đời sống nông thôn, cuộc sống của người nông dân. Một cung cách kiếm tiền xem ra khá dễ dàng. Đồng tiền quả là có sức chi phối con người ghê gớm. Vì đồng tiền ông Tiến trở nên dễ sai khiến và bất chấp. Liệu rồi ông Tiến có kịp tỉnh ngộ, dừng lại cung cách kiếm tiền kiểu lố lăng, mất nhân cách? Phần tiếp theo của truyện ngắn “Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” của tác giả Đặng Ngọc Hưng, mời quí vị và các bạn đón nghe vào buổi Đọc truyện phát 19/1/2020

Hoàng Đình Quang: Bùi ngùi một giọng thơ

Hoàng Đình Quang: Bùi ngùi một giọng thơ 18/1/2021

Chạm tháng Chạp, thời khắc cuối năm bộn bề, lại dậy lên những nỗi đời, nỗi người. Hoàn cảnh gà trống nuôi con đã chục năm nay, mỗi tháng Chạp với nhà thơ Hoàng Đình Quang lại để lại những nốt lặng trong cõi lòng. Bài “Chiều tháng Chạp” ông viết khi người bạn đời mới mất chưa được bao lâu. Những ngày cuối năm khi người người nhà nhà tất bật sửa soạn cho cái Tết sum họp, nhà thơ bơ vơ đứng giữa chợ đời với bao nỗi niềm khôn tả...

“Hương nhãn còn đó”: Lan tỏa tình yêu quê hương

“Hương nhãn còn đó”: Lan tỏa tình yêu quê hương 15/1/2021

Truyện ngắn gây tò mò với người đọc, người nghe ngay từ đầu khi miêu tả nhân vật lão Ấm người đầy máu quần quại tìm đường sống. Lão bị làm sao vậy, bị tai nạn hay vết thương chiến tranh. Hóa ra là lão Ấm vì vườn nhãn mà bị đánh tàn nhãn. Vườn nhãn đã gắn bó với họ tộc lão mấy chục đời ở xóm Phất Não. Đến đời anh em lão Ấm thì xảy ra biết bao biến cố vì cơn lốc kim tiền. Anh trai là Hai Yên bỏ xác khi đi đào vàng, người em là Hạnh thì cũng chết thảm vì nợ cờ bạc. Quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa nông thôn làm đổi thay nhiều vùng quê. Nhưng theo cùng kinh tế phát triển là những tệ nạn như cờ bạc, lô đề, cá độ… khiến bao gia đình tan nát. Vườn nhãn đã chứng kiến tất cả những biến động to lớn. Mãnh vườn với hàng trăm gốc nhãn cổ thụ cũng thăng trầm như chính cuộc đời của lão Ấm. Khi lão vì hận tình bỏ quê ra đi thì vườn nhãn cũng hoang phế không người chăm sóc. Khi lão ý thức được trách nhiệm của người con trai duy nhất còn lại của gia đình quay về thì vườn lại được hồi sinh. Truyện ngắn thể hiện được sự gắn bó máu thịt của con người với mảnh đất, ngôi nhà, khu vườn sinh ra và lớn lên. Quá trinh đô thị hóa nông thôn tác động tới từng vùng đất, từng gia đình và từng con người. Họ phải chịu va đập, thử thách bởi nhiều giá trị sống thay đổi từng ngày, từng giờ. Vườn nhãn cũng chịu thử thách như vậy. Để thu mua đất xây dựng các khu biệt thự cao cấp mà người ta bày mưu tính kế triệt hạ những gốc nhãn quý. Thậm chí lão Ấm còn bị đánh đến mất mạng vì không đồng ý bán mảnh vườn cha ông để lại. Truyện ngắn với giọng văn gai góc thể hiện cuộc sống nhiều biến đổi của một vùng quê bởi nền kinh tế thị trường. Nhiều vấn nạn được nhắc đến, những mất mát, đau thương cũng được khắc họa giàu cảm xúc. Truyện ngắn kết thúc đau lòng và chua xót khi nhân vật lão Ấm mất mạng để bảo vệ vườn nhãn quý của mình. Hy vọng rằng con trai lão là Một sẽ giữ gìn, phát triển vườn nhãn để hương nhãn vẫn tỏa hương như bao đời cha ông (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Hát nói trong dòng văn học chữ Nôm" 14/1/2021

Từ sự kết hợp giữa nghệ thuật ca trù và ngôn ngữ thơ Nôm, hát nói ra đời và trở thành một thể tài độc đáo trong dòng văn học Quốc âm của dân tộc. Với khả năng diễn tả nhiều cảm xúc tinh tế của tâm hồn người Việt ta, hát nói đã đáp ứng được trước tiên là tỏ bày nỗi niềm tâm sự, sau nữa là nhu cầu giải trí của nhiều tầng lớp trong xã hội. Qua việc đi sâu vào một số đặc điểm của thơ Nôm sáng tác theo thể hát nói, buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay gợi lại những âm điệu đẹp đẽ và đáng nhớ trong kho tàng văn học của dân tộc.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ