Những vui buồn kết tủa trong truyện ngắn “Người vớt xác” 1/10/2020

Cuộc đời là những khúc quanh mà khúc này khác khúc kia. Con người có mặt tốt, mặt xấu, có những hành động đầy mâu thuẫn không sao lý giải nổi. Nỗi ngậm ngùi kết tủa từ những vui buồn, ngang trái, tréo ngoe của cuộc đời hiển thị trên những trang văn. Chưa kể đến những sự tình, hơi hướng của cuộc sống kim tiền luẩn quẩn bên cạnh những phận đời bé mọn. Đó là điều mà nhà văn Lê Hoài Lương đã thể hiện được phần nào trong truyện ngắn “Người vớt xác”

Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực

Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực 30/9/2020

Trong cuốn “Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực” xuất bản cách đây hơn 20 năm, Nhà Phê bình Văn học Đỗ Lai Thúy bình về bài “Đánh đu”: “Thiên tài Hồ Xuân Hương là miêu tả cảnh đánh đu rất đẹp, đầy hình ảnh, màu sắc, động tác gợi được không khí xuân. Vẻ đẹp của thân thể con người cũng được miêu tả gợi cảm. Đồng thời, bằng tài nghệ của mình, nhà thơ đã dựng lên nghĩa lấp lửng, phục nguyên được ý nghĩa phồn thực của trò chơi đánh đu”. Nhiều năm sau, Nhà Phê bình có xu hướng tiếp cận Văn học từ hệ thống Văn hóa vẫn nhất quán với quan điểm thơ Hồ Xuân Hương dày đặc các biểu tượng phồn thực, vốn là một giá trị Văn hóa...

Thi sĩ Thu Bồn - Dòng sông thơ dạt dào, hào sảng

Thi sĩ Thu Bồn - Dòng sông thơ dạt dào, hào sảng 29/9/2020

Nhà thơ Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, vào đi theo cách mạng từ năm 12 tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Sau khi làm phóng viên chiến trường ở Liên khu V, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa 4. Thu Bồn để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với khoảng 25 đầu sách, bao gồm hơn một chục tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 5 tập thơ và nhiều tập trường ca. Ông được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2017...(Đôi bạn văn chương phát 23/09)

Việt Nam yêu thương

Việt Nam yêu thương 28/9/2020

Năm 2020 có thể xem là một năm đầy biến động không chỉ với Việt Nam mà còn với hàng trăm quốc gia trên thế giới bởi đại dịch Covid 19. Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn đang gồng mình lên để chống dịch, quyết tâm vượt qua cơn thử thách này. Và trong những ngày này, hai tiếng Tổ Quốc lại vang lên thật thiêng liêng. Trong số Đôi bạn văn chương đúng vào dịp đại lễ quốc khánh lần này, chúng ta sẽ đến với những bài thơ tổ quốc trong dòng chảy thi ca Việt Nam...

Hương thầm thơm mãi bước người đi

Hương thầm thơm mãi bước người đi 28/9/2020

Nhắc đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là nhớ tới cả một thế hệ nhà văn nữ của thời chống Mỹ đã góp phần tạo nên một lực lượng hùng hậu cho nền văn học cách mạng lúc ấy. Đó là Dương Thị Xuân Quý, Xuân Quỳnh, Lê Minh Khuê, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây…Và mỗi người qua các tác phẩm của mình đều tạo ra một giọng điệu thật riêng biệt. Đối với PTTN, có lẽ cũng là một trường hợp thật đặc biệt vì vừa xuất hiện đã nổi tiếng ngay khi nhận giải của tờ báo về văn chương sang trọng hàng đầu lúc ấy...(Đôi bạn văn chương phát 19/8/2020)

“Kẻ thừa kế”-Thách thức tổ ấm gia đình

“Kẻ thừa kế”-Thách thức tổ ấm gia đình 28/9/2020

Ai cũng mong muốn có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Thế nhưng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng với các mối quan hệ phúc tạp, đa dạng. Mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi lo lắng, buồn bực riêng mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu. Truyện ngắn “Kẻ thừa kế” của tác giả Hương Văn mà các bạn nghe trong chương trình Đọc truyện hôm nay nhắn gửi với chúng ta điều ấy

"Con ong làm mật, yêu hoa/ Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời..." 25/9/2020

Thơ hay không có nghĩa là luôn đeo đẳng, bám riết lấy ta. Chính những vần thơ tưởng đã lãng quên trong một thời khắc nào đó bỗng vụt hiện lại mới thực là đã sống lâu và sâu trong tâm trí. Cách đây chưa lâu, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã đặt ra câu hỏi “Vì sao có nhiều năm làm lãnh đạo cấp cao, Tố Hữu vẫn đều đặn làm thơ?” rồi chính nhà thơ lại tự trả lời: “Rất dễ hiểu, vì ông là một thi sĩ đích thực. Tố Hữu luôn tin vào lý tưởng của bản thân, ông luôn tin vào đường đi của dân tộc, ông luôn tin vào ngày mai của lương tri”...

Con cáo cuối cùng

Con cáo cuối cùng 24/9/2020

Những câu chuyện mang màu sắc liêu trai, huyễn tưởng thường có một sức hút lạ lùng đối với người đọc. Có lẽ trong mỗi chúng ta đều có một thế giới tưởng tượng phong phú, chỉ là không phải ai cũng đủ bút lực để diễn tả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 24/09, mời các bạn bước vào thế giới huyền ảo ấy qua truyện ngắn “Con cáo cuối cùng” của nhà văn Hà Phạm Phú

Thơ Hồ Xuân Hương - Những mẫu gốc ám gợi

Thơ Hồ Xuân Hương - Những mẫu gốc ám gợi 24/9/2020

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương trước tiên chính là tấm gương phản ánh con người và trí tuệ của tác giả. Chính vì hiểu thấu căn nguyên khởi sinh nên các hình tượng văn hóa dân tộc, thầm nhuần những tập tục dân gian, nữ sĩ đã sáng tạo thơ ca dựa trên những mẫu gốc bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực của dân nước ta. Có thể nói, chất phong tình, tâm thức phản kháng, khát vọng hạnh phúc, tự do chính là những biểu hiện rõ nét của sự phát triển và biến hóa của các mẫu gốc trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương...

"Mật rắn": Một truyện ngắn hay của nhà văn Nguyễn Dậu 22/9/2020

"Mật rắn" được viết từ năm 1988, đến nay đã hơn 30 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn sắc thái tươi mới của đời sống, đủ gieo vào lòng người đọc người nghe những bâng khuâng về số phận, về sự lựa chọn của mỗi con người...

"Mùa xuân - Tiếng chim" của nhà văn Vũ Tú Nam: Tâm tình người lính cựu 16/9/2020

Dù chỉ viết theo dòng thời gian hồi tưởng tuần tự nhưng thiên truyện có gần 40 “tuổi đời” của nhà văn Vũ Tú Nam vẫn khơi dậy trong mỗi chúng ta những thoáng rung động với tình người, tình đời. “Mùa xuân – Tiếng chim”, theo BTV chương trình qua câu chuyện về mối tình chôn dấu trong quá khứ đã “khảm” nên những tâm hồn đẹp biết sống vì những điều cao cả

Hồ Xuân Hương - Nhà thơ dòng Việt -  Bà chúa thơ Nôm

Hồ Xuân Hương - Nhà thơ dòng Việt - Bà chúa thơ Nôm 16/9/2020

Sống và sáng tác cùng giai đoạn với Đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một phong cách thơ Nôm độc đáo. Nếu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được truyền khẩu rộng rãi trong dân gian thì thơ Quốc âm của Hồ Xuân Hương, những bài như Mời trầu, Tự tình, Quả mít, Bánh trôi, Con ốc nhồi, Đèo Ba Dội, Sư bị ong châm, Thiếu nữ ngủ ngày cũng được thích thú ngâm nga, truyền tụng bao đời nay. Tuy mỗi tác giả, tác phẩm có nội dung, tính chất, nghệ thuật thơ riêng biệt nhưng xét về quá trình thâm nhập vào quảng đại quần chúng, tới hôm nay có thể thấy ảnh hưởng của thơ ca Hồ Xuân Hương so với Đại thi hào Nguyễn Du cũng vững vàng ở thế một chín một mười.

Số phận những đứa trẻ thời chiến trong truyện ngắn

Số phận những đứa trẻ thời chiến trong truyện ngắn "Chờ" 14/9/2020

Câu chuyện là bức tranh tả thực về số phận của những đứa trẻ mồ côi, không tên, không quê hương, không bản quán, không chút bấu víu vào tương lai, chờ đợi mỏi mòn ngày nào đó sẽ được một gia đình giàu có nào đó ở nơi xa xôi nào đó nhận làm con nuôi. Nhưng rồi “đời không như là mơ”, cũng giống như những đứa trẻ hàng ngày chờ cơm ăn thức uống, chờ ông thợ ảnh đến chụp ảnh gửi cho các gia đình ngoại quốc, Orlando và Acapulco chờ đợi trong vô vọng, cả hai bị bỏ lại…

Thơ người xứ Nghệ

Thơ người xứ Nghệ 14/9/2020

Từ những vần thơ về Xô Viết Nghệ Tĩnh của nhà thơ, nhà Cách mạng - Đặng Chính Kỷ: “Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước/ Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên/ Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên/ Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi”, đến "Gửi bạn người Nghệ Tĩnh" của nhà thơ Huy Cận dung dị lời nhắn gửi: "Ai ơi, cà xứ Nghệ/ Càng mặn lại càng giòn/ Nước chè xanh xứ Nghệ/ Càng chát lại càng ngon/ Khoai lang vàng xứ Nghệ/ Càng nhai kĩ càng bùi/ Cam Xã Đoài xứ Nghệ/ Càng chín lại càng tươi” đều thắm đượm khí chất, tâm hồn người thơ xứ Nghệ...

“Của chùa”: Lòng lành hướng thiện

“Của chùa”: Lòng lành hướng thiện 11/9/2020

Với truyện ngắn “Của chùa” nhà văn Phan Đình Minh sử dụng hai giọng kể. Giọng kể của nhân vật tôi mang tính tự sự, người con kể về bi kịch cuộc đời chìm nổi của người cha nuôi tên Hoán và gia đình ông . Giọng kể thứ 2 : Giọng kể của ông Dưỡng - người chứng kiến trực tiếp cuộc đời của ông Hoán kể lại cho nhân vật tôi nghe – thực chất là những đối thoại giữa ông Dưỡng và nhân vật tôi, góp cho câu chuyện tăng phần thuyết phục. Nhờ thế số phận nhân vật ông Hoán được tái hiện khá đậm nét...

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ