“Bạn cùng quê”: Phác họa bức tranh quê28/10/2020

Truyện phản ánh chân thực bức tranh làng quê với những đổi thay mà hậu quả của việc xây dựng những khu công nghiệp, nhà máy…gây ra nhiều tổn thất mà người dân phải hứng chịu. Chính quyền các cấp loay hoay với nhiều phương án xử lý trong khi những cán bộ như Hán đã kịp thay đổi vị trí khi có điều kiện. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm can người đọc, người nghe với những câu hỏi chưa có lời đáp…

Chất nhà nho tài tử trong dòng thơ Nôm

Chất nhà nho tài tử trong dòng thơ Nôm 28/10/2020

Cùng với sự phát triển trong tư duy, nhận thức và quan niệm nghệ thuật, những bổn phận của con người chức năng, đạo nghĩa quân – thần của các Nhà Nho càng ngày càng có sự tiếp biến, mềm mại. Đó cũng là lý do chất Nhà Nho tài tử của các tác giả thơ Nôm thể hiện qua sự bộc lộ con người và những cá tính bản thân đến thế kỷ 18, 19 đậm nét hơn những thế kỷ trước. Tuy vậy, những tác gia lớn, dù làm quan và sáng tác trong thời kỳ nào, vẫn có những phương cách để bộc lộ toàn vẹn, đầy thuyết phục chất Nhà Nho tài tử...

Chiếc thùng phuy đựng cát

Chiếc thùng phuy đựng cát 27/10/2020

Câu chuyện kể về ông Thanh đi tìm đông đội . Cuối cùng ông vỡ òa trong sung sướng khi biết tin thị đội Quảng Trị đã tìm được hài cốt của hai người lính trong chiếc thùng phuy. Hình ảnh chiếc thùng phuy đựng hài cốt người lính hi sinh và đoàn cựu chiến binh nguồi đầy khoang tàu tìm lại đồng đội khiến người đọc, người nghe nghẹn ngào cảm xúc...

Bên gốc sung già

Bên gốc sung già 23/10/2020

Truyện xoay quanh những vấn đề của lớp trẻ lớn lên ở làng quê nhưng thực chất cũng là xoay quanh câu chuyện của làng xã. Một làng quê, đang trên đà lên phố , dưới tác động của cơ chế thị trường. Sự thay đổi của làng quê đến chóng mặt gắn với những biến cố : Đường nâng cấp, đất mặt đường đội giá, bố Tăng nhượng mảnh vườn. Mảnh đất biến thành chốn nhậu nhẹt, bố Tăng bị tai nạn. Chi sa ngã khi đang học dở dang. Làng chặt hạ cây đa 200 tuổi....v.v và vv

Lòng Mẹ

Lòng Mẹ 23/10/2020

Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung, thi ca nói riêng, có những đề tài không bao giờ cũ, luôn trở thành cảm hứng muôn đời cho các thi sĩ, ở mọi dân tộc và thời đại. Một trong những đề tài như thế chính là người mẹ. Nhắc đến mẹ là nhắc đến một nỗi niềm, một tình cảm vừa thiêng liêng vừa sâu sắc, khiến mỗi chúng ta không nguôi niềm thương nhớ, lòng biết ơn với bao xúc động khôn nguôi. Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Đôi bạn văn chương phát 21/10 xin gửi tới quý vị một chương trình trò chuyện thơ ca mang tên: Lòng Mẹ

Thương về miền Trung

Thương về miền Trung 21/10/2020

Những ngày qua, cả dải đất miền Trung trải qua trận lũ lịch sử - Vẫn là những cơn mưa trắng trời dội buốt trái tim những người con ở phương xa.Vẫn biết năm nào rồi cũng đến hẹn…lại lo, nhưng với người miền Trung, nỗi lo mỗi mùa lũ trắng trời dường như nhân lên, mỗi mùa mỗi khác. Những mất mát, tai ương không thể đoán trước để lại bao ngổn ngang nỗi đời...

Chất trữ tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Chất trữ tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương 21/10/2020

Như chúng ta đã biết, năm 1964, Giáo sư Trần Thanh Mại đã phát hiện và công bố tập “Lưu hương ký” gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương do bạn thơ Tốn Phong thị viết tựa. Đáng nói là ngôn từ, tâm sự các bài thơ Nôm trong tập thơ này đậm chất trữ tình, khác với hình dung về một tài nữ đáo để, sắc sảo trong hầu hết thơ Nôm truyền tụng. Nói như vậy không có nghĩa là mảng thơ Nôm Hồ Xuân Hương truyền khẩu trong dân gian hoàn toàn là tinh nghịch, giễu nhại...

"Về làng": Luyến tiếc vẻ đẹp xưa cũ 15/10/2020

Câu chuyện được tác giả kể với giọng văn nhẹ nhàng, chân thật pha chút tự giễu qua tự sự của nhân vật Phú. Những mâu thuẫn, xung đột giữa mới và cũ được lồng ghép tự nhiên khiến người đọc, người nghe nhất là người ở thôn quê dễ đồng cảm. Và chắc nhiều người sẽ tự nhủ thầm , giá như làng mình, thôn mình cũng vẫn giữ được nét đẹp như xưa.

Phong cách tác giả Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại

Phong cách tác giả Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại 14/10/2020

Với những cảm xúc phong phú mang lại, thơ Nôm Hồ Xuân Hương từng được soi chiếu dưới nhiều lý thuyết như văn chương bác học, văn hóa dân gian, chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng, góc nhìn phân tâm học hay phê bình nữ quyền. Chương trình hôm nay góp nhặt một số quan điểm khoa học về hiện tượng phong cách tác giả Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại

Nắng cuối chiều

Nắng cuối chiều 12/10/2020

Đây là truyện ngắn có lối viết không giống như những truyện ngắn được kể, được viết thông thường. Đó là một lối viết tự sự. Cả truyện ngắn không một mẩu đối thoại, song không kém phần hấp dẫn, dẫn dụ người đọc người nghe mong muốn hiểu hơn và đồng cảm hơn với một con người. Từ đó mà chiêm nghiệm, rằng con người có tham vọng thế nào, hoài bão đến đâu thì trước thiên nhiên vẫn rất nhỏ bé, vậy nên hãy gắng sống khiêm nhường, với mình, với người xung quanh và với cả xã hội. Rằng con người có thể dùng tiểu xảo để che mắt thế gian chứ không thể che giấu được lòng mình, vậy nên hãy sống trung thực, và trước tiên hãy trung thực với chính mình.

"Đoàn Ngọc Thu và Chuyện của những rằm thu vắng trăng" 12/10/2020

Có nhiều người làm thơ, lắm khi những câu được độc giả đánh giá là hay nhất lại không phải viết cho mình. Không biết nên vui hay buồn. Dù vậy, với nhà thơ Đoàn Ngọc Thu, và có lẽ với cả nhiều nhà thơ nữ của chúng ta, bên cạnh những bài thơ được độc giả yêu thích hơn cả, thơ kể câu chuyện đời mình vẫn là một món quà lưu niệm quý giá. Và “Đoàn Ngọc Thu – Chuyện của những Rằm thu vắng trăng” là những mẩu chuyện kể bằng thơ tinh khôi và cũng đầy đắng đau của chị".

"Sai phạm cuối đời": Yêu thương và chia sẻ 9/10/2020

Bùi Hiển từ trước 1945 đã nổi tiếng với những truyện ngắn mang đậm chất sinh hoạt đời thường. Ngòi bút của ông rất có sở trường với những miêu tả chân thực, sống động cuộc sống ở thôn quê. Cho đến truyện ngắn này, ta một lần nữa lại thấy được sự linh hoạt trong bút pháp của ông khi miêu tả cuộc sống của con người ở thành phố. Đặt tên truyện là "Sai phạm cuối đời", sai phạm mà thực ra không hẳn là sai phạm, theo chúng tôi, nhà văn Bùi Hiển muốn mang tới cho độc giả một sự sẻ chia để chúng ta biết đồng cảm và yêu thương nhiều hơn những con người vốn dĩ rất bình dị, chất phác và chân thành trong cuộc sống quanh ta mỗi ngày.

Những bài thơ cho con

Những bài thơ cho con 9/10/2020

Chúng ta đang ở trong những ngày thật đẹp của mùa thu. Mùa thu thì ai cũng quý cũng yêu nhưng đối với mỗi đứa trẻ có lẽ chúng càng có nhiều lý do hơn để yêu mến.Mùa thu chính là mùa tựu trường, mùa bắt đầu của một năm học mới. Mùa thu còn gắn liền với Tết trung thu, được chơi rước đèn ông sao và được nhận thật nhiều quà bánh. Ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ thơ, cho những đứa con của mình. Riêng đối với những người làm thơ thì nhiều người còn có thêm những món quà thật đặc biệt cho con của mình, đó chính là các bài thơ. Trong chương trình đôi bạn văn chương phát 07/10, những người thực hiện chương trình sẽ gửi tới quý vị và các bạn một món quà thật đáng yêu mang tên: Những bài thơ cho con.

Hồ Xuân Hương –

Hồ Xuân Hương – "Khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt" 8/10/2020

Ngay từ thuở ban sơ, đề vịnh đã là một cảm hứng thường trực của thơ chữ Nôm. Trước tiên, tiêu biểu cho dòng thơ Nôm vịnh cảnh, vịnh vật phải kể đến vua Lê Thánh Tông - Từ vịnh cảnh bốn mùa, vịnh người như người chăn trâu, người đánh cá, người ăn mày, người hái củi đến vịnh trăng, vịnh nắng, vịnh cây – Bài nào cũng mang khẩu khí của một bậc đế vương. Đến thời Hồ Xuân Hương, có thể nói, mỗi bài thơ vịnh cảnh của “Bà Chúa thơ Nôm” y như một bức phù điêu dân gian sinh động và cũng đầy tinh nghịch.

Hôn lễ xanh

Hôn lễ xanh 6/10/2020

Gắn bó với văn chương hơn 20 năm về đề tài biển đảo và người lính, tác giả Lê Mạnh Thường được bạn đọc biết đến với nhiều tác phẩm dung dị nhưng sâu sắc về cuộc sống chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của người lính nơi hải đảo. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/10 xin gửi tới quý vị và các bạn truyện ngắn “Hôn lễ xanh” của tác giả Lê Mạnh Thường

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ