Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du10/9/2020

Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, những nhà nho – công thần đồng thời là nhà thơ, sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du cũng có hai dòng văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Nếu văn học chức năng nhằm bày tỏ tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa, trách nhiệm công dân với xã hội thì văn học nghệ thuật là địa hạt riêng tư và cũng vô cùng tinh túy để tác giả bộc lộ chiết xuất tài năng độc đáo. Tác giả của những tác phẩm lớn như “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn” đã dung hòa được văn học chức năng và văn học nghệ thuật trong các sáng tác Quốc âm đạt tới “cảnh giới” thời đại...

Cơn giông

Cơn giông 7/9/2020

Không còn êm đềm sau lũy tre làng, làng quê trong “Cơn giông” hiện ra trong xơ xác vì lô đề, cờ bạc, và thậm chí, còn kiệt quệ hơn khi giấc mộng đổi đời tan vỡ. Tình huống truyện trong “Cơn giông” không mới trong hiện thực đời sống. Nhưng có lẽ đây là tác phẩm hiếm hoi viết về chuyện lừa bán bảo hiểm – điều đã khiến nhiều người rơi vào cảnh cùng đường...

Phát thanh Văn nghệ neo giữ hồn Tiếng nói Việt Nam

Phát thanh Văn nghệ neo giữ hồn Tiếng nói Việt Nam 7/9/2020

Những phát thanh viên của chương trình Văn nghệ là cầu nối đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật đến gần hơn với công chúng qua làn sóng phát thanh quốc gia. Tiếng nói Việt Nam là tiếng hồn của dân tộc, chứa đựng những vẻ đẹp thẳm sâu của văn hóa qua bão giông lịch sử. Phát thanh Văn nghệ, một phần nào đó, chính là nơi neo giữ tâm hồn dân tộc… (Tìm trong kho báu 07/09/2020)

Cao xanh lòng mẹ nơi

Cao xanh lòng mẹ nơi "Cất tiếng gọi trời" 3/9/2020

Cách nhà văn viết về nỗi khổ nhọc, gian nan của người mẹ nghèo với đứa con tăng động bám ríu lấy cơ thể còm cõi, bệnh tật, cùng cực khiến người đọc, người nghe không thể dằn lòng. Cảm thương người phụ nữ, người mẹ ấy bao nhiêu, chúng ta càng khâm phục tình yêu con, niềm tin, ý chí sống vì con của chị. Và tin rằng ông trời có mắt, tin rằng sau cơn bĩ cực đến hồi thái lai

Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong

Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh" 1/9/2020

Năm 1957, nghĩa là cách đây hơn 60 năm, nhà thơ Đinh Hùng trong một bài viết về Đại thi hào Nguyễn Du đã gọi “Văn tế thập loại chúng sinh” là “Tiếng Vọng Tố Như”: “Tiếng Vọng Tố Như không phải chỉ có “Đoạn trường tân thanh” mới đáng kể là tiêu biểu mà còn có “Văn tế thập loại chúng sinh”, tức Thơ Chiêu hồn. Nếu Truyện Kiều ví như một toà lâu đài uy nghi dựng lên giữa cuộc sống biến diễn từng lớp kịch nhân tình bi hoan, thì “Văn Chiêu hồn” là một ngọn hải đăng cô tịch chiếu ánh sáng ngoài cửa biển đêm dài, soi đường cho những con thuyền lạc lõng trên sóng nước mù sương...

Vết lăn trầm

Vết lăn trầm 1/9/2020

Truyện ngắn là câu chuyện nhiều cảm xúc trong quá trình đi tìm gia đình người cha đã hi sinh trong chiến tranh của nhân vật tôi. Từ đó, chúng ta thấy hiện lên tình cảm đồng đội, đồng chiến, tình cảm người thân máu thịt trong gia đình rất cảm động. Không chỉ có vậy, những người thương bệnh binh vì lý do nào đó còn chịu nhiều thiệt thòi như nhân vật người điên khiến chúng ta phải suy ngẫm...

"Rực Hà Nội sao vàng cờ đỏ/ Rộn Ba Đình hoa nở hương bay..." 28/8/2020

Trong số những thời khắc ngưng đọng trong tâm thức hàng triệu đồng bào ta, quên sao được Ngày độc lập. Thành lập không lâu sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đồng hành cùng đất nước, dân tộc trong suốt chặng đường gian khó đi lên. Những ký ức đẹp đẽ và đáng nhớ ấy đã lặn vào thơ ngân vang tới hôm nay...(Tiếng thơ phát 29/08/2020)

Truyện ngắn “Tiếng vọng”: Trong veo thế giới tuổi thơ

Truyện ngắn “Tiếng vọng”: Trong veo thế giới tuổi thơ 28/8/2020

Truyện ngắn “Tiếng vọng” của nhà văn Nga Yuri Nagibin, do dịch giả Đăng Bảy chuyển ngữ, có phần ấn tượng hơn khi kể chuyện qua góc nhìn của một đứa trẻ. Nhân vật “tôi” trong truyện là một cậu bé có thú vui sưu tầm đủ thứ từ cục đá, tem thư, bao thuốc tới các nhãn hiệu xe đạp. Cậu bé tưởng mình là “oánh” nhất rồi, cho tới khi gặp cô bé Vit-ka có sở thích sưu tầm tiếng vọng. Truyện viết trong trẻo, hồn nhiên. Thế giới của những đứa trẻ có sự sẻ chia, đồng cảm, nhưng cũng không thiếu những lần giận dỗi, nghỉ chơi. Với nhân vật “tôi” hay Vitka, thế giới tuổi thơ thêm phần sống động nhờ trí tưởng tượng, và hơn cả là nhờ tình bạn – điều giữ cho tâm hồn chúng trong veo giữa những đổi thay của cuộc sống cũng như việc sớm muộn, chúng cũng sẽ phải tạm biệt tuổi thơ để trở thành người lớn...

Sáng tác Quốc âm của Đại thi hào Nguyễn Du

Sáng tác Quốc âm của Đại thi hào Nguyễn Du 28/8/2020

Nếu Ức Trai – Nguyễn Trãi được xem là thi nhân đi đầu trong việc chuyển đổi từ sáng tác thơ Nôm Đường luật chuẩn mực sang biến thể thất ngôn xen lục ngôn thì đến thế kỷ 18, các khúc ngâm nổi tiếng làm vang danh thể thơ song thất lục bát. Tiếp nối thành tựu của thể lục bát gián thất đã đành, một tên tuổi sáng chói của văn học giai đoạn này – Nhà thơ Nguyễn Du được xem là bậc thầy trong việc định hình và nâng tầm thể thơ lục bát của dân tộc

"Hoa gạo đáy hồ": Chuyện của những người trong cuộc (Phần 2) 24/8/2020

Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm qua, những trang truyện ngắn Hoa gạo đáy hồ của nhà văn Nguyễn Hải Yến đã giúp chúng ta làm quen với nhân vật kể chuyện xưng Tôi-chủ quán Trà Ta và chị Mai-người chuyên ướp trà hoa rừng ở Thác Bà. Bên cạnh đó, tác giả cũng hé lộ nhân vật người đàn ông đến uống trà ở quán Trà Ta. Vậy người đàn ông này là ai? Anh có mối liên hệ như thế nào với hai nhân vật còn lại? Mời các bạn tiếp tục theo hành trình của cô chủ quán Trà Ta để khám phá những bí mật của những con người và ngôi làng dưới đáy hồ Thác Bà trong truyện ngắn "Hoa gạo đáy hồ" của nhà văn Nguyễn Hải Yến

"Hoa gạo đáy hồ": Soi bóng trầm tích văn hóa (Phần 1) 24/8/2020

Truyện ngắn "Hoa gạo đáy hồ" được viết theo phong cách hiện thực huyền ảo, mở ra những khung cảnh huyền hoặc lãng đãng khói sương, như thực như mơ…Khung cảnh ấy, ngôi làng ấy và người dân làng nữa hư hư thực thực. Nhưng người biên tập tin rằng, người đọc người nghe cũng không quá quan tâm quá đến việc nó có thật hay không mà bị cuốn hút vào giọng kể của tác giả. Văn của Nguyễn Hải Yến giản dị, thản nhiên, nhàn nhã như hơi thở, không chút gò bó hay làm màu nhưng mê hoặc, dẫn dụ người đọc người nghe

Thơ Nôm về đạo làm con

Thơ Nôm về đạo làm con 20/8/2020

Với đặc tính nhẹ nhàng, tinh tế, dễ đi vào lòng người, sâu sắc, thực tế chứ không cao vời, mô phạm như thơ chữ Hán, thơ Nôm phát huy triệt để những ưu thế để các nhà nho khuyên nhủ con cháu điều hay lẽ thiệt. Từ thế kỷ 14, đời nhà Trần đến buổi giao thời mạt Nho, thơ phú sáng tác bằng Quốc âm vẫn được các Nhà Nho tin dùng để đúc kết những kinh nghiệm, trải nghiệm về đời sống truyền gửi đến các thế hệ sau...

“Quẩn mãi bóng người”: Ký ức là lưu bản của tâm hồn

“Quẩn mãi bóng người”: Ký ức là lưu bản của tâm hồn 17/8/2020

Ký ức là lưu bản của tâm hồn, của trí nhớ kéo chúng ta về với hình hài quá khứ đa sắc màu. Câu chuyện trong truyện ngắn “Quẩn mãi bóng người” tái hiện tự sự của một tình yêu đôi lứa nhiều trắc trở, đi qua những cung bậc thăng trầm của lịch đại, với nếp sống, nếp nghĩ thể hiện một căn cước văn hóa. Họ đã sống trong hiện thực lung linh, huyền ảo của xứ sở đầy ảo mộng và huyền thoại...

"Một cái kết có hậu": Câu chuyện của một giấc mơ 14/8/2020

Có lẽ bất kỳ ai do những sự xô đẩy trong cuộc sống, cũng có thể có những phút giây, những khoảng thời gian ngoài chồng ngoài vợ, nhưng điều quan trọng là phải biết dừng lại ở chính giới hạn của nó. Chính sự cảm thông và nâng niu người phụ nữ của Tokareve đã tạo nên giá trị nhân văn bình dị mà cảm động cho truyện ngắn này...

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Biết kể làm sao" 13/8/2020

Trong cuộc sống, có những hành động không cứ gì phải là kết quả một lực đẩy, một sự thôi thúc mắt thấy tai nghe; Có những lựa chọn không cứ gì phải có một lý do chẻ hoe, rành rõ. Nhưng hành động, lựa chọn ấy cũng chẳng phải là sự mất lý trí đến mê muội. Đơn giản là điều chẳng đặng đừng - Không “Biết kể làm sao?” – như nội dung truyện ngắn của nhà văn người Nga – Boris Petrovich Ekimov, bản dịch của Phan Xuân Loan mà “Đọc truyện đêm khuya” muốn gửi tới các bạn

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ