"Kẻ ngụ cư": Đam mê, hoài bão của người trẻ (phần 2)22/5/2020

Câu chuyện thanh niên bỏ quê ra phố để lập nghiệp không có gì lạ. Chỉ có những người bỏ phố về quê như Tuấn, như Hương trong câu chuyện “Kẻ ngụ cư” mới hiếm. Tuy nhiên, ngay cả câu chuyện trở về, làm giàu từ đất quê mình cũng có muôn ngàn lựa chọn mà mỗi một quyết định lại đẩy người ta tới những ngã rẽ khác của cuộc đời. Tuấn có những trăn trở riêng. Anh muốn làm đẹp cho đời chứ không dừng lại ở việc kiếm miếng cơm manh áo. Mong muốn của Tuấn không sai, và kể cả khi anh thành công, anh vẫn trở thành một kẻ ngụ cư trên chính quê hương mình. Đổ vỡ hôn nhân, bị người làng xa lánh vì dám báng bổ nghề làm hàng mã truyền thống, Tuấn cô đơn trong chính thành công của mình, trong chính lí tưởng mà lẽ ra nên được người đời ca ngợi… (Đọc truyện đêm khuya phát 22/5/2020)

"Kẻ ngụ cư": Lạc lõng trên chính quê hương (phần 1) 22/5/2020

Là một trong những nhà văn viết nhiều về đề tài nông thôn, nhà văn Trần Thanh Cảnh dường như tìm thấy nguồn cảm hứng bất tận ở quê hương Kinh Bắc cũng như từ những người xung quanh ông. Trang viết của Trần Thanh Cảnh bao giờ cũng sinh động, đầy ắp chất liệu đời sống, không thiếu cả mĩ nhân lẫn kì nhân. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 21/5/2020, chúng ta cùng đón nghe phần đầu một tác phẩm mới của ông có nhan đề “Kẻ ngụ cư”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" 20/5/2020

Trong nhiều bài thơ, tứ thơ Nôm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc tới chữ “an phận”, chữ “nhàn” như một lý tưởng sống. Thực tế đây là một trong những khía cạnh trong quan niệm về nhân lý, kết quả của mối giao cảm giữa các hoạt động của con người. Trong khuôn khổ chương trình phát ngày 21/5/2020, chúng tôi đi sâu vào một số đặc điểm trong nguyên tắc nhân lý thể hiện trong thơ ca Quốc âm Nguyễn Bỉnh Khiêm, cụ thể là “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đã lỡ lần được gặp Bác

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đã lỡ lần được gặp Bác 20/5/2020

Vào dịp 19 tháng 5 năm 1968, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ấy là cậu bé hơn mười tuổi đã chép 20 bài thơ của mình và gửi ra Hà Nội để tặng sinh nhật Bác. Hiện nay kỉ vật này đang được được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Với nhà thơ Trần Đăng Khoa, dù chưa một lần được gặp Người, nhưng từng trang thơ trang văn về Người luôn được ông cất giữ trong sâu thẳm trái tim… (Tiếng thơ 20/05/2020)

"Ba tao bay qua của sổ": Đánh thức trí tưởng tượng của con người 18/5/2020

Trẻ em lớn lên trong những ngôi trường không còn cửa sổ, không bao giờ được nhìn ra ngoài để thấy trời xanh, mây trắng, nghe vọng tiếng chim hót… Tất nhiên không bao giờ, đứa trẻ hiếu động có được một kỷ niêm đẹp: nhảy ra ngoài của sổ. Những đứa trẻ như vậy, liệu có thể lớn lên thành một người lớn giàu trí tưởng tượng, mơ mộng? Từ trẻ con tới người lớn đều sống trong những ngôi nhà không có cửa sổ. Họ không thể bay qua cửa sổ đến thế giới rộng lớn hơn và họ cũng buộc trẻ con phải như vậy. Truyện ngắn "Ba tao bay qua của sổ" được nhà văn Trần Nhã Thụy viết pha chút hóm hỉnh, tự giễu và ẩn dấu sự châm biếm cách giáo dục hiện nay.

Tuần hoàn cuộc sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tuần hoàn cuộc sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm 13/5/2020

Ở thời đại mà cương thường đạo lý và tiền tài, vật chất dẫu không mong muốn vẫn phải “va chạm” với nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm, với khí tiết của một nhà nho quân tử, vẫn muốn gìn giữ đạo làm người. Trong nhiều áng thơ Nôm, ông trình bày suy tư về thế sự, cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 14/05/2020)

"Làng Cổ Bôn ngày ấy": Vẻ đẹp của làng quê Việt 13/5/2020

Làm báo, chụp ảnh nên tác giả Phạm Công Thắng có dịp đi nhiều, và mỗi chuyến đi như thế làm dày hơn vốn sống trong ông. Ông viết nhiều đề tài, từ quê hương, gia đình cho đến tình yêu, thế sự. Những truyện ngắn của nhà báo-NSNA Phạm Công Thắng là những khoảnh khắc đẹp của người nghệ sỹ yêu cái đẹp...Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 14/5/2020, xin giới thiệu cùng các bạn truyện ngắn : "Làng Cổ Bôn ngày ấy" của nhà báo-NSNA Phạm Công Thắng

Nén tâm hương trong ngày sinh nhật Bác

Nén tâm hương trong ngày sinh nhật Bác 13/5/2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn mà văn chương nghệ thuật đã và vẫn còn phải tìm hiểu tiếp, viết tiếp về cuộc đời, tư tưởng và nhân cách cao đẹp của Người, đặt ra những trăn trở băn khoăn trước bao vấn đề của đời sống hôm nay đang đi ngược lại với mong muốn tâm huyết của Người. Đây cũng là điều mà nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại trăn trở trong nhiều sáng tác và chia sẻ cùng Tiếng Thơ … (Tiếng thơ 16/05/2020)

"Ngài trong mắt": Thấu hiểu bản chất của con người 11/5/2020

Với truyện ngắn “Ngài trong mắt” Cao Nguyệt Nguyên đã khéo tạo dựng bối cảnh, không gian đậm chất điện ảnh . Một cái hồ vắng vẻ nơi thâm sâu cùng cốc nuôi cá bè – cũng là nơi Nhã , một người đàn bà cô đơn sống, gần như bị bỏ rơi cho tới khi có sự xuất hiện của một thanh niên trẻ tuổi tên là Tân. Thân phận của mỗi nhân vật trong truyện đều có những điều đặc biệt...(Đọc truyện đêm khuya phát 11/05/2020)

"Lưỡi dao cạo": Bi kịch của lý tưởng cực đoan 7/5/2020

Những truyện ngắn tâm lý tội phạm hay còn gọi là truyện vụ án luôn thể hiện một sức cuốn hút riêng về mặt đặc trưng ly kỳ. Nhưng truyện ngắn mà chương trình giới thiệu tới các bạn đêm nay không đơn thuần là một câu chuyện kể về quá trình gây án của một kẻ thủ ác. Nghe truyện ngắn “Lưỡi dao cạo”, chúng ta sẽ hiểu phần nào nguyên do vì sao nhà văn Naoya Shiga được gọi là “Ông vua của truyện ngắn Nhật Bản” (Đọc truyện đêm khuya phát 7/5/2020)

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Một trong những thế mạnh của thơ ca là đáp ứng được yêu cầu thời sự

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Một trong những thế mạnh của thơ ca là đáp ứng được yêu cầu thời sự 7/5/2020

Trong những ngày cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, các nhà thơ cũng nhập cuộc đầy hào hứng. Nhiều bài thơ, tứ thơ mới ra đời, vừa cho thấy tâm tư thời đại, vừa cổ vũ động viên nhân dân, đặc biệt những người ở tuyến đầu chống dịch… (Tiếng thơ 06/05/2020)

Thơ Nôm Bạch Vân cư sĩ - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ Nôm Bạch Vân cư sĩ - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 6/5/2020

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại nhiều sáng tác Hán, Nôm, như “Bạch Vân am thi tập”, “Bạch Vân quốc ngữ thi” và các tập sấm ký “Trình quốc công sấm ký” và “Trình tiên sinh quốc ngữ”. Các luận điểm triết lý của ông như tương sinh, tương khắc, biến dịch tuần hoàn, âm thịnh dương suy … đều hòa lẫn trong thơ, đặc biệt là thơ Nôm, và sấm ký. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa. Thơ ông còn truyền đạt lại cho đời sau những đạo lý đối nhân xử thế tốt đẹp của dân tộc: đạo vua tôi, đạo cha con, chồng vợ và quan hệ láng giềng, bầu bạn…(Tim trong kho báu phát 7/5/2020)

"Rửa hận": Một truyện ngắn hay của đại thi hào Tagore 5/5/2020

Một người phụ nữ không được yêu có phải là một chuyện đáng buồn hay không? Đương nhiên là buồn. Nhưng hủy hoại mình để trả thù thì không. Vì như Giribala-nữ nhân vật chính trong truyện ngắn "Rửa hận' của nhà văn Tagore đã nói “chẳng có niềm vui trong sự sống, nhưng chẳng có sự an ủi nào trong cái chết.” Hơn nữa, nếu vương quốc trái tim ta chưa có vị vua nào ngự trị thì cũng chẳng sao. Ta hoàn toàn có thể trở thành nữ hoàng của chính mình...

Diễn trình của phú Nôm

Diễn trình của phú Nôm 29/4/2020

Đến thời Hồng Đức, về cơ bản thơ phú Quốc âm đã có một vị thế khá vững chãi trong nền văn học dân tộc. Giữa dòng chảy tiếp biến và phát triển của thơ ca, phú Nôm – một thể văn biền ngẫu có vần vẫn có một chỗ đứng riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của các thể loại sáng tác bằng Quốc âm...(Tìm trong kho báu phát 30/4/2020)

Ký sự Cánh đồng Chum

Ký sự Cánh đồng Chum 28/4/2020

Sau biết bao nỗ lực, bao hy sinh không mệt mỏi của bộ đội Việt Nam và quân đội Pathet Lào, cuối năm 1972, chiến dịch cánh đồng Chum giành hoàn toàn thắng lợi. Từ đây góp một phần quan trọng vào vị thế của Việt Nam và Lào trên bàn đàm phán ở Paris, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho quân và dân Lào liên tiếp nổi dậy, giành chính quyền trong cả nước và thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 2-12-1975 (Tiếng thơ 29/04/2020)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ