Đời sống thôn quê dung dị qua truyện ngắn Y Ban21/1/2020

Một ngòi bút sắc sảo, một văn phong linh hoat, khi đời thường, khi nhẹ nhàng hóm hỉnh, lúc lại thấm chất thơ. Đó là Y Ban, nữ nhà văn giàu nội lực, luôn biết cách làm mới mình qua từng thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thậm chí cả thơ. Ở truyện ngắn “Cái Tý” mà chúng ta nghe sau đây, nhà văn gửi gắm nhiều nghĩ suy về trách nhiệm của người cầm bút với cuộc đời này… (Đọc truyện đêm khuya 30/01/2020)

Với Đảng niềm tin

Với Đảng niềm tin 21/1/2020

Đã 90 mùa xuân kể từ khi Đảng ra đời. Trong 90 mùa xuân ấy, dân tộc ta trải qua bao vinh quang và thăng trầm, luôn có vai trò của Đảng bền bỉ, tận tụy, sát cánh cùng nhân dân. Và nhân dân cũng luôn bên Đảng, hưởng ứng, thực hiện mọi nhiệm vụ Đảng giao. Niềm tin. Chính là niềm tin của Nhân dân giống như cây quyền trượng trao cho Đảng. Và Đảng phải nỗ lực không ngừng để không phụ niềm tin ấy (Tiếng thơ giao thừa Canh Tý)

Một Hà Nội tinh tế, thi vị trong truyện ngắn “Sương khói mịt mờ”

Một Hà Nội tinh tế, thi vị trong truyện ngắn “Sương khói mịt mờ” 17/1/2020

Ngay từ nhan đề của truyện ngắn “Sương khói mịt mờ” đã gợi cho người đọc, người nghe những cảm xúc khác nhau. Hà Nội trong con mắt vừa hiện thực vừa lãng mạn của Đỗ Bích Thúy hiện ra với bức tranh phố cổ vừa bức bối, chật chội, thậm chí còn nhếch nhác, bừa bộn. Trong không gian đó, con người sống cạnh nhau với nếp sống đều đặn, buồn tẻ và hoài cổ. Nếp nhà cũ, những cụ già sống ở đây bẩy, tám thập niên với nhịp điệu cũ buồn, le lói, âm thầm. Ngẫm ra, trong thẳm sâu của đời người vẫn là tình nghĩa trước sau, chan chứa cái tình và những điều tử tế.

Thơ Nôm trong đời sống người Việt bình dân

Thơ Nôm trong đời sống người Việt bình dân 15/1/2020

Manh nha từ các bài phú Nôm của tầng lớp trên, ra đời ở thế kỷ 13, đời nhà Trần, chậm rãi, chừng mực và rồi thăng hoa, thơ Nôm bước vào đời sống người bình dân. Kể từ thời nhà Lê, dòng thơ này có những thành tựu rực rỡ, chứng tỏ được sức ảnh hưởng dài lâu trong nền văn học dân tộc...

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Nhà lên số": Mặt trái của đô thị hóa 12/1/2020

Một câu chuyện về quá trình đô thị hóa-vấn đề nóng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Làng xã đua nhau lên phố. Người người đua nhau xây nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường. Còn đâu những ngôi làng yên ả, thanh bình. Còn đâu đường làng ngõ xóm phong quang…Chứng kiến những mai một ấy ở ngay làng mình, xã mình người nông dân Phạm Thuận Thành đã viết nên câu chuyện dở khóc dở cười, qua giọng văn giễu nhại, hóm hỉnh...

Đa nghĩa thơ Bằng Việt

Đa nghĩa thơ Bằng Việt 12/1/2020

Có những bài thơ đi qua thời gian nhưng vẫn không bị cũ mà ngược lại được chứng thực, thậm chí được cấp thêm những lớp nghĩa mới. “Bánh chưng bánh dày” của nhà thơ Bằng Việt là một sáng tác như thế. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Bằng Việt với chiều sâu triết lý, ưa ngẫm ngợi của một trí thức luôn nhạy cảm trước thời cuộc… (Tiếng thơ 15/01/2020)

"Cha tôi ra tòa" và "Đồ tích trữ": Những truyện ngắn giàu tính nhân văn 9/1/2020

Chi tiết giả tưởng trong truyện ngắn "Cha tôi ra tòa" như gia đình nghèo no đủ nhờ mùi thức ăn của ông nhà giàu hay trả tiền bằng tiếng kêu của các đồng xu khiến chúng ta nhớ tới truyện ngụ ngôn Laphongten, truyện cổ tích Andersen. Một câu chuyện hài hước mang lại nụ cười hóm hỉnh cho người đọc, người nghe và cũng khiến chúng ta hiểu hơn ý nghĩa cuộc sống hạnh phúc. Còn “Đồ tích trữ” là câu chuyện ý nghĩa về tình cảm của những người thân trong gia đình

Dấu ấn phong tục địa phương trong truyện ngắn Bùi Hiển trước Cách mạng

Dấu ấn phong tục địa phương trong truyện ngắn Bùi Hiển trước Cách mạng 9/1/2020

Sinh thời, nhà văn Bùi Hiển luôn tâm niệm: “Những trang viết của tôi bao giờ cũng gắng giữ lại cái tình người ấm áp. Nó là cái gì còn lớn hơn cả tình bạn và tình yêu cộng lại. Nó đã nâng tôi sống và gắn bó những người dân vùng biển với nhau”. Thực tế, từ những truyện ngắn đầu tay, nhà văn xứ Nghệ đã bám vào hiện thực cuộc sống trên quê hương mình để sáng tác...

Hạt vía thiêng

Hạt vía thiêng 7/1/2020

"Hạt vía thiêng" có thể xem là một truyện ngắn lấy chất bi kịch làm trung tâm. Mở đầu truyện là cuộc chia tay giữa Lữ và Phớ, với lý do Lữ có người phụ nữ khác. Phớ đau khổ cùng cực nhưng vẫn phải sống vì đứa con trong bụng. Truyện kết thúc bằng những giọt nước mắt rơi xuống của Sóng, đó chính là giọt nước mắt của hạnh phúc, của niềm xúc động nghẹn ngào. Những giọt lệ ấy thắp sáng hơn nữa tình yêu trong veo của Lữ và Phớ như một ngợi ca bất tận.

Hồi hộp cùng ngày lạ

Hồi hộp cùng ngày lạ 6/1/2020

“Ngày lạ” là tập thơ đầu tay của Bùi Việt Phương, cây bút sinh năm năm 1980 tại Sơn La, hiện là Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Hòa Bình. Trước đó, anh đã có thơ và truyện ngắn in chung trong các tuyển tập và một tập truyện viết cho thiếu nhi. Với “Ngày lạ” (NXB Hội nhà văn - 2019), đó là những khoảnh khắc nhận chân bản thể mình, thấy mình được soi chiếu bởi một thứ ánh sáng khác...(Tiếng thơ 04/01/2020)

Ngôn ngữ tình yêu trong truyện ngắn

Ngôn ngữ tình yêu trong truyện ngắn "Thuốc ba màu" của Trần Thùy Mai 4/1/2020

Vũ đã không thể chia cho Akiko một nửa cuộc đời, khi anh coi cuộc sống của mình chỉ còn như cái chai rỗng không và chiếc cốc xiêu đổ. Tình yêu và Hôn nhân, Nghệ thuật và Cuộc đời, chúng có chung sống cạnh nhau, có tồn tại và thăng hoa cùng nhau? Đó là những câu hỏi luôn day trở người sáng tạo, vừa thôi thúc họ làm việc, vừa xô đẩy họ vào những mâu thuẫn không dễ dàng thoát ra được... (Đọc truyện đêm khuya 02/01/2020)

"Phong lưu đồng ruộng" trong văn Kim Lân trước Cách mạng 31/12/2019

Với những trang viết mô tả rất chân thực, tinh tế và sống động những thuần phong mĩ tục của người làng quê sau lũy tre làng, nhà văn Kim Lân đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho những truyện ngắn của mình từ chính những khám phá các giá trị văn hóa cổ truyền của vùng đất Kinh Bắc...(Tìm trong kho báu phát 2/1/2020)

Đời thản nhiên trôi

Đời thản nhiên trôi 30/12/2019

Một diễn tiến bình thản như chính tên truyện, và cuộc sống cứ trôi từ trong xa lạ đến gần gũi. Chính sự hồn nhiên của trẻ nhỏ đã khơi dậy niềm bao dung của một lão ngư từng trải, nhìn ra được sự rộng lớn của biển cả, của lòng người. Dường như ông đã đoán định được mọi việc, mọi biến cố sẽ xảy ra trong cuộc đời mình...

Trường ca “Những đám mây ký ức”

Trường ca “Những đám mây ký ức” 27/12/2019

Với nhà thơ Lê Mạnh Tuấn, niềm giăng mắc thường trực trong ông chính là số phận đồng đội một thời chiến trường K những năm 70 của thế kỉ trước. Ông viết với cảm xúc đặc biệt, viết bởi không thể không viết, viết để góp thêm một tiếng nói một góc nhìn về cuộc chiến tranh dẫu đã đi qua 40 năm… (Tiếng thơ 01/01/2020)

"Nhà có bể bơi"-Giá trị nhân văn trong một truyện ngắn giản dị 27/12/2019

Đối với những con người khốn cùng khổ sở nhất, ngay cả khi đang ở trong những giờ phút tuyệt vọng nhất, họ vẫn không nguôi mơ ước, không nguôi hướng về tương lai. Tuy quần áo bên ngoải rách rưới nhưng hai cha con người ăn mày mang những trái tim lương thiện, trong sạch, đầy ắp lòng tự trọng. Truyện khơi gợi trong mỗi người đọc, người nghe tình yêu thương, lòng trắc ẩn trước những mảnh đời khốn cùng vẫn còn không ít trong xã hội...

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ