Mùa thu về trong Tiếng thơ 4/9/2019

Đến nay, chương trình Tiếng thơ đã có một quá trình dài đồng hành cùng Tiếng nói Việt Nam, đồng hành cùng thính giả cả nước, qua bao khúc quanh lịch sử, qua bao khúc quanh đời người. Đây là một thương hiệu được xây dựng từ những chắt chiu của nhiều thế hệ biên tập viên tài hoa, tâm huyết Đài Tiếng nói Việt Nam. Họ vừa biên tập thơ, vừa góp phần đưa thơ từ văn bản chữ trở thành văn bản của âm thanh, của nghệ thuật, mở rộng không gian cho thơ, cho Tiếng Việt...(Tiếng thơ phát 7/9/2019)

Nơi tình yêu đi qua

Nơi tình yêu đi qua 3/9/2019

Chim có tổ, sông có nguồn, con người ai chẳng có quê hương bản quán. Tình quê hương cũng như tình cảm dành cho cha mẹ người thân ruột thịt là thứ tình cảm thiêng liêng, đôi khi vì cuộc mưu sinh, mà tạm lắng sâu thậm chí ngủ quên trong trái tim mỗi người song được khơi gợi , đánh thức nó lại bùng lên những cảm xúc mãnh liệt - Đặc biệt với những người con xa quê. Truyện ngắn “nơi tình yêu đi qua” của nhà văn Nguyễn Hồng Thái gợi lại trong mỗi chúng ta cảm xúc này.

"Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc" và mối duyên thơ nhạc Ngọc Lê Ninh – Trần Ngọc 29/8/2019

12 ca khúc trong tổ hợp thơ - ca khúc “Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc”, hầu hết được phổ từ những bài thơ tình: Gió và núi, Nóng ran mùa thay lá, Đèn tình, Chiếc lá hình trái tim, Miếu tình… vv… Ngay tên gọi các bài thơ – bài hát đã cho thấy cái gì đang ào ạt, một cái gì đang nóng lên, một cái gì đang da diết, hy vọng, dù đổ vỡ vẫn chấp nhận và tiếp tục hy vọng. Giá trị của nghệ thuật không phụ thuộc vào số lượng. Lịch sử thơ ca âm nhạc đã cho chúng ta thấy rằng dù chỉ một bài thơ, một bản nhạc đi cùng năm tháng, thì phần thưởng người nghệ sỹ nhận về đã quá đỗi ngọt ngào… (Tiếng thơ 28/08/2019)

Ông “Giám đốc” nghĩa trang làng Mai

Ông “Giám đốc” nghĩa trang làng Mai 28/8/2019

Truyện ngắn được nhà văn Nguyễn Hiếu xây dựng câu chuyện ở làng Mai với nhiều tình tiết dở khóc dở cười. Những mâu thuẫn cá nhân phát sinh từ việc làng Mai phát triển, nhiều dự án nhà, đường sá mọc lên, quỹ đất hạn hẹp nên việc người chết không có nơi chôn cất như trước đây đã trở thành một vấn đề bàn cãi khắp làng xã...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/8/2019)

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Ngô tất Tố

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Ngô tất Tố 28/8/2019

Tấm lòng và tài năng, hai yếu tố ấy hội tụ trong con người nhà văn Ngô Tất Tố đã hoài thai ra những tác phẩm rung động lòng người, ví như “Tắt đèn” và “Trong rừng nho”. Hình tượng phụ nữ trong tiểu thuyết của cây bút đi đầu trào lưu văn học hiện thực phê phán đã được ông dày công xây dựng...(Tìm trong kho báu phát 29/8/2019)

"Xóm Cồn": Thân phận người phụ nữ thôn quê (phần 2) 27/8/2019

Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 26/7, những trang truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư đặc tả hình ảnh người mẹ của nhân vật “tôi” và những người đàn bà sống đời an phận ở xóm Cồn. Từ đây, tác giả cũng dần hé lộ cuộc đời làm vợ, làm dâu, làm mẹ của nhân vật bà nội. Mời các bạn tiếp tục theo dòng ký ức lật giở lại những trang đời trong truyện ngắn của tác giả An Thư...

"Xóm Cồn": Thân phận người phụ nữ thôn quê (phần 1) 27/8/2019

Vì sao tác phẩm văn học viết đạt về đề tài nông thôn vẫn có chỗ đứng trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, kể cả bạn đọc thời đại 4.0? Ta chỉ có thể lý giải rằng vì những áng văn ấy đã chạm đến sâu xa cội rễ tâm thức con người mà đời nào, thời nào cũng khó lòng suy suyển. Truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” đi sâu vào những thói tục đã ăn sâu thành định kiến truyền đời đày đọa người phụ nữ nông thôn. Mời các bạn cùng theo dõi:

Bản di chúc thiêng liêng

Bản di chúc thiêng liêng 22/8/2019

Trong suốt thế kỷ 20 đầy bão táp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở vị trí một người đứng đầu Đảng, đứng đầu nhà nước, luôn sát cánh cùng quân và dân trên mọi đầu sóng ngọn gió, là nguồn động viên tinh thần vô cùng thiêng liêng ấm áp đối với tiền tuyến và hậu phương. Người đã trải qua bao đêm trắng, đau nỗi đau của nhân dân, hạnh phúc với hạnh phúc của nhân dân. Tâm nguyện đi thăm Miền Nam, Người chưa thực hiện được. Nhân dân miền Nam, nhân dân mọi miền đất nước đã thay Người thực hiện tâm nguyện đó, thực hiện Di chúc Người để lại... ((Tiếng thơ 24/08/2019)

Ngô Tất Tố: Một sự nghiệp lớn trên cả hai tư cách

Ngô Tất Tố: Một sự nghiệp lớn trên cả hai tư cách 22/8/2019

Ngoài tư cách nhà văn, Ngô Tất Tố còn được biết đến là một nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa nước nhà, giai đoạn trước năm 1954...(Tìm trong kho báu phát 22/8/2019)

Ngoảnh đi ngoảnh lại...

Ngoảnh đi ngoảnh lại... 21/8/2019

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến đời sống xã hội ngày càng phát triển về kinh tế, văn hóa. Từ thành phố lớn tới những vùng thôn quê, đời sống hiện đại tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội. Có những nét đẹp làng quê giờ đây chỉ còn trong kí ức của nhiều người. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya 22/08, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Ngoảnh đi ngoảnh lại…” của tác giả Đặng Ngọc Hưng, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập ghi lại cảm nhận về sự thay đổi của quê hương...

Tôi chỉ muốn gọi điện thoại thôi

Tôi chỉ muốn gọi điện thoại thôi 19/8/2019

Truyện kể về Maria-một ca sĩ trẻ đẹp trên đường lái xe giữa sa mạc phải dừng lại vì xe hỏng. Cô quá giang một chiếc xe buýt để tìm nơi gọi điện thoại báo tin về nhà. Số phận run rủi, đẩy đưa cô vào một trại tâm thần, trở thành bệnh nhân bất đắc dĩ, và ở mãi luôn nơi ấy trong sự cô đơn tuyệt vọng; trong sự lãng quên của bạn bè, của chồng. Truyện có nhiều tình tiết xen kẽ hư cấu với hiện thực, ly kỳ, kinh dị, bất ngờ và biến hóa...(Đọc truyện đêm khuya phát 20/08/2019)

Rừng thay lá

Rừng thay lá 16/8/2019

Làng quê từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều văn nghệ sĩ. Làng quê có khi là chốn thanh bình yên ả với lời ca điệu hát, có khi là nơi hò hẹn yêu đương cũng có khi thấp thoáng những phận người long đong lận đận. Làng quê ở mỗi miền mỗi khác. Và làng quê thời hội nhập cũng có nhiều đổi thay. Sau đây, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Rừng thay lá” của tác giả Hoàng Minh Tường, một trong những tác phẩm tham dự cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập” do Báo điện tử Dân Việt, Báo Nông Thôn Ngày Nay, Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức.

Đồi thông hai mộ - Từ di cảo đến di sản

Đồi thông hai mộ - Từ di cảo đến di sản 14/8/2019

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, từ Hà Nội tản cư lên vùng núi Lương Sơn (Hòa Bình), văn sĩ Tùng Giang – Vũ Đình Trung được biết chuyện tình bi thương của đôi trai tài gái sắc xứ Mường – Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung. Câu chuyện hai nấm mồ của một người vì nước mà chết , một người đành đoạn quyên sinh vì bị ép duyên đã được một người bạn của người đã khuất là cụ Chế Quang Tuyển ghi lại dưới dạng vần điệu của thi ca dân tộc Mường. Từ đây văn sĩ Tùng Giang – Vũ Đình Trung đã cảm tác nên hơn một nghìn câu thơ song thất lục bát viết về thiên tình sử bi hùng của Đinh Lăng – Quách Mỵ Dung. Truyện thơ “Đồi thông hai mộ” đã ra đời và nhanh chóng có một chỗ đứng trong lòng bạn đọc, công chúng...(Tìm trong kho báu phát 15/08/2019)

Thơ trẻ Hà Nội và câu chuyện dấn thân

Thơ trẻ Hà Nội và câu chuyện dấn thân 14/8/2019

“Nhận diện văn học trẻ thủ đô 10 năm gần đây” là tên gọi buổi tọa đàm trong khuôn khổ hoạt động thường kỳ của Hội nhà văn Hà Nội. Một buổi tọa đàm lấy người trẻ làm trung tâm, với phạm vi bàn luận khá rộng, song có lẽ cả người điều hành và người tham gia đều nghiêng về thơ. “Dấn thân” là một từ khóa được nhắc tới nhiều lần, cho thấy sự tin tưởng, kỳ vọng, hoặc một thực tế đang tồn tại đối với người viết hôm nay. Vả dẫu chưa được bàn thảo thỏa đáng, thì buổi tọa đàm cũng là dịp để người viết trẻ có thêm động lực đi tiếp con đường vốn cần nhiều đam mê và thử thách này...(Tiếng thơ phát 14/08/2019)

Người trí thức thời loạn trong truyện ngắn “Chiến bào đỏ thắm”

Người trí thức thời loạn trong truyện ngắn “Chiến bào đỏ thắm” 12/8/2019

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp lui về ở ẩn khi đất nước loạn lạc, ba phương tranh giành quyền lực, nội chiến liên miên. Ông nhận lời vua Quang Trung đàm đạo, là bởi đã nhận diện được “minh chủ”, và bởi tình thế đã khác, lòng người cần thống nhất trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang. “Một lời nói mà dựng nổi cơ đồ” – Chính nhờ sách lược của Nguyễn Thiếp, vua Quang Trung đã đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh xâm lược trong vòng 6 ngày, làm nên chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789… (Đọc truyện đêm khuya 12/08/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00

Sân khấu truyền thanh (đang phát)

21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ