Bên cạnh hàng loạt sáng tác văn chương hư cấu nổi tiếng, nhà văn Nguyễn Công Hoan còn thể hiện khả năng lý luận phê bình văn học qua một số tác phẩm bàn về quan niệm văn chương, kinh nghiệm viết văn và chân dung nhà văn. Trên nền tảng sáng tác và tác phẩm, những lý luận về văn chương của ông quả thực hấp dẫn và giàu sức thuyết phục...(Tìm trong kho báu phát 08/08/2019)
“Có một suối thơ chảy từ gần gũi/Ra xa xôi, và lại đến gần quanh/Một suối thơ lá ngọt với hoa lành/Nói trong xóm, và dỡn cười dưới phố”...Khi viết những câu thơ này vào tháng 8 năm 1946, nhà thơ Xuân Diệu cũng như nhiều văn nghệ sỹ khác đều hồ hởi, nồng nhiệt, mong muốn đem hết sức khỏe vật chất và tinh thần phục vụ cách mạng, phục vụ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ. Suối thơ mà ông nói thực sự là một nguồn thơ mới nguồn cảm hứng mới, đưa bao người “từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” như chia sẻ của nhà thơ Chế Lan Viên (Tiếng thơ 10/08/2019)
Những đắng cay đời nghệ sĩ khuất lấp sau bức màn nhung đã được thể hiện trong nhiều sáng tác văn học. Chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 05/08/2019 giới thiệu tới các bạn góc nhìn sâu thẳm của tác giả Trần Tùng Chinh về nỗi niềm ấy qua truyện ngắn “Chiếc ghế của người kép hát”...
Ngủ thăm hay ngủ thử là phong tục đặc trưng của nhiêu dân tộc thiểu số nước ta như dân tộc Dao, dân tôc Thái, dân tộc Mường…. thể hiện những quan niệm riêng về hạnh phúc lứa đôi. Từ bao đời nay, người dân tộc Dao đến với nhau rồi bén duyên chồng vợ cũng bắt nguồn từ tập tục riêng này. Chuyện tình của cô gái Lanh trong truyện ngắn "Ngọn đèn khuya ở bản Mây" cũng bắt đầu như vậy...(Đọc truyện đêm khuya phát 01/08/2019)
Không những có công khai phá, mở đường cho văn chương hiện thực phê phán ở nước ta mà nhà văn Nguyễn Công Hoan còn là người góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện thực hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Nhiều tác phẩm Nguyễn Công Hoan viết sau Cách mạng tháng Tám ngược về quá khứ, nhìn vào hiện thực với một cảm quan mới, sâu sắc và khách quan hơn...(Tìm trong kho báu phát 01/08/2019)
Khi ta đang sống ở đồng bằng, giữa đô thị náo nhiệt, nếu thực hiện chuyến đi đến biên giới đất liền hay ra ngoài đảo xa, đó thực sự là một hành trình xa ngái, vất vả. Nhưng khi được chạm tay vào cột mốc Tổ quốc, hay ở giữa mênh mang nước và trời, thực sự là cảm giác tuyệt vời, hạnh phúc, tự hào, xúc động. Nơi biên giới, từ một vòm cây đến một bông hoa, một dòng sông cho đến một giọt nước, tất cả đều hóa thiêng liêng, đều hàm ẩn những giá trị khác biệt, trường tồn… (Tiếng thơ 31/07/2019)
Khai thác một nông thôn trong quá khứ, qua những mảnh ký ức dội về từ thời thơ ấu, để những mảnh ký ức đó tự đan kết, đó là truyện ngắn “Ông ngoại” của nhà văn Trần Thanh Cảnh. Một nông thôn bình an nhưng nằm lòng những mảnh vỡ, những mâu thuẫn tưởng nhỏ chỉ chực chờ một đốm lửa sẽ bùng lên...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/07/2019)
“Những trang đời hậu chiến”, chương trình phát thanh Văn nghệ đặc biệt do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 – Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện, xoay quanh những nhân vật trong các tác phẩm ký về đề tài hậu chiến của nhà văn Minh Chuyên. Những nhân vật ấy từ đời thực bước vào trang sách, rồi từ trang sách lại bước ra cuộc đời, với bao éo le, trắc trở, oan khuất, song đã cùng nhau xây dựng nên câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp giữa đời thường...(Văn nghệ phát 27/7/2019)
Với những người hay đi đi du lịch hoặc sống ở nước ngoài, trở về nước chắc chắn họ nhận ra điểm khác biệt, rằng chưa có nơi nào nhiều tượng đài nhiều nghĩa trang liệt sỹ như đất nước ta. Hàng trăm hàng nghìn, thậm chí lên tới cả chục nghìn, những ngôi mộ hữu danh , những ngôi mộ vô danh, những ngôi mộ gió, những ngôi mộ chìm khuất trong rừng già, tan vào lòng sông lòng biển, dằng dặc qua bao thế kỷ, từ đó tái sinh màu xanh đất Việt...(Tiếng thơ 27/7/2019)
Đất nước thống nhất, nhiều người lính trở lại quê hương không phải ai cũng hòa nhập kịp với sự đổi thay của cuộc sống đời thường. Tác giả Nguyễn Văn Thọ với truyện ngắn “Thằng T đã về chưa”, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” có những góc nhìn riêng về thân phận người lính sau chiến tranh...(Đọc truyện đêm khuya phát 25/7/2019)
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan đều được sân khấu hóa. Các thói tục nông thôn, chuyện quan lại chốn đình trung, những chuyện tình yêu bị chia cắt do lễ giáo phong kiến đã được nhà văn phục dựng một cách sinh động. Tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của nhà văn Nguyễn Công Hoan thực sự trải trước mắt người hôm nay một bức tranh xã hội cũ thu nhỏ...(Tìm trong kho báu phát 25/7/2019)
Trong buổi “Đọc truyện đêm khuya” phát 22/07, truyện ngắn “Nhỏ mà lớn” của nhà văn Nguyễn Trí dừng lại trước biến cố đầu tiên trong bước đường khởi nghiệp của nhân vật Hoàng Em. Cơn bão dữ dội đã phá tan tành một chục hecta thuốc lá đang sắp đến kỳ thu hoạch. Đứng trước tình thế nguy nan ấy, nhân vật Hoàng Em sẽ ứng biến ra sao? Mời các bạn cùng tiếp tục theo dõi diễn biến truyện ngắn “Nhỏ mà lớn” của nhà văn Nguyễn Trí, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập”...(Đọc truyện đêm khuya phát 23/07)
Viết làm sao để câu chuyện vươn lên làm giàu chính đáng của người nông dân thuyết phục, không sáo mòn, thể hiện tầm vóc, phẩm chất lao động chân chính, đọng lại những chiều sâu trong nếp nghĩ? Rõ ràng không phải cây bút nào cũng làm được điều đó. Nhà văn Nguyễn Trí với truyện ngắn “Nhỏ mà lớn”, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” bằng giọng văn riêng có, đã phần nào tạo nên sức hấp dẫn cho một đề tài không mới...(Đọc truyện đêm khuya phát 22/7/2019)
Cuộc đời lão gù không được kể từ ngôi thứ nhất, mà dần hiện lên qua hồi tưởng của nhân vật “tôi” và “bà nội”… Và kể từ đó, câu chuyện rẽ hướng liên tục, khiến người đọc người nghe đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác: hóa ra lão gù có tên, hóa ra lão là người dưới xuôi, hóa ra người đàn ông khuyết tật ấy cũng có một mối tình… Mạch truyện càng về cuối càng dồn nén, để rồi vỡ òa trước số phận của một con người dẫu méo mó về hình hài nhưng vẹn tròn về nhân cách...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/07/2019)