Dịu dàng thơ tình Huy Cận5/6/2019

Trong nền thơ hiện đại nước ta, nhà thơ Huy Cận có một vị trí riêng, với những đóng góp nổi bật, đặc biệt ở thời kỳ thơ mới và giai đoạn thơ kháng chiến chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với những bài thơ nổi tiếng như "Tràng giang", "Các vị La hán chùa Tây Phương", "Đoàn thuyền đánh cá"… Thơ ông mang chiều sâu triết lý nhân sinh, suy ngẫm về sự tồn tại của cá nhân trong vũ trụ vốn thẳm sâu và chứa nhiều bí mật. Song ở mảng thơ tình, luôn là sự ấm áp, trìu mến với nhiều sắc thái thể hiện… (Tiếng thơ 05/06/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 30): Kỷ luật quân đội

Mùa chinh chiến ấy (buổi 30): Kỷ luật quân đội 5/6/2019

Người lính bỏ mạng ở chiến trường có nhiều nguyên do. Người hi sinh trước súng đạn kẻ thù. Người qua đời vì đau ốm bệnh tật. Nhưng cũng có lí do đau xót hơn là bị tử hình do vi phạm kỉ luật quân đội. Trong tập hồi kí “Mùa chinh chiến ấy”, nhà văn Đoàn Tuấn cũng nhắc đến một trường hợp như vậy với nhiều xót xa...(Đọc truyện dài kỳ 8/6/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 29): Đón đoàn văn công

Mùa chinh chiến ấy (buổi 29): Đón đoàn văn công 5/6/2019

Đối với những người lính xa nhà, đã lâu không được nghe giọng nói của con gái Việt, sự xuất hiện của mỗi đoàn văn công đều khiến họ xốn xang. Những cô gái như đám mây, mong manh, tan nhanh, để lại “cái cảm giác về đời thường, về sự cân bằng âm dương thiết yếu của mọi thứ tạo vật trên đời, không chỉ riêng con người”… (Đọc truyện dài kỳ phát 7/6/2019)

Nguyên Hồng và

Nguyên Hồng và "sự sáng tạo đau khổ" 5/6/2019

Sở dĩ những trang văn của Nguyên Hồng khơi dậy nhiều cảm xúc vì độc giả thấy được, chạm được vào những câu chuyện, cảnh đời trần thế mà ở đó, tác giả hóa thân một cách trọn vẹn, thấm thía vào các nhân vật. Chất tự sự trong văn Nguyên Hồng không chỉ thể hiện ở các tác phẩm mang nhiều yếu tố hồi ký, tự truyện mà cả ở những trang văn hư cấu...(Tìm trong kho báu phát 10/6/2019)

"O Diệp": Người phụ nữ kiên trung 5/6/2019

Truyện ngắn "O Diệp" là câu chuyện có thật được nhà văn Phùng Huy Thịnh ghi chép lại một cách chân xác và trung thực về những năm tháng chiến đấu tại mặt trận khói lửa Quảng Trị. Mảnh đất anh dũng này đã sinh ra những người con quả cảm, những người con gái tuổi đôi mươi đã cầm súng bảo vệ từng tấc đất...(Đọc truyện đêm khuya phát 30/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 28): Những gương mặt bạn bè

Mùa chinh chiến ấy (buổi 28): Những gương mặt bạn bè 4/6/2019

Gặp lại những người bạn như Bình “Bách Khoa”, Hải bảo mật, Bình “bớp”, Tuấn lại có thêm những kỉ niệm đáng nhớ. Mỗi một gương mặt bạn bè đều đáng yêu đáng mến, nhất là khi trong những ngày tháng không rõ sống chết thế nào. Và giữa những năm tháng ấy, hai anh lính Đoàn Tuấn và Lê Minh Quốc vẫn mê văn chương, vẫn ôm mộng trở thành nhà văn… Có lẽ vì thế, trên đất Cam-pu-chia những ngày ác liệt nhất, họ vẫn tìm thấy vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của sự sống...(Đọc truyện dài kỳ phát 6/6/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 27): Ra đi không hẹn ngày về

Mùa chinh chiến ấy (buổi 27): Ra đi không hẹn ngày về 4/6/2019

Tập hồi ức chiến binh “Mùa chinh chiến ấy” của nhà văn Đoàn Tuấn đã giúp người đọc, người nghe có những hình dung rõ hơn về một cuộc chiến đã qua. Gian khổ, hi sinh đã trở thành chuyện thường ngày. Người ta ít sợ hãi trước cái chết, nhưng không vì thế chai sạn trước sự ra đi của đồng đội. Trong số những người ra đi không hẹn ngày về ấy có Tiểu đoàn trưởng D8 Nguyễn Mạnh Hùng, một người con của đất Hải Dương...(Đọc truyện dài kỳ phát 5/6/2019)

Đường về xa lắm

Đường về xa lắm 4/6/2019

Truyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa làng quê lam lũ và phố thị phồn hoa để làm nổi bật sự tương phản giữa hai không gian, thời gian. Còn nhân vật chính Hiên chập chờn giữa hai miền xa lạ, như tỉnh như mê. Truyện kết lại lưng chừng, như một sự rụt rè, hụt hẫng: Đi về đâu để trở về? Thật khó để sống với cái nghèo cái đói, nhưng còn khó hơn khi sống ở một nơi thiếu tình người...(Đọc truyện đêm khuya phát 3/6/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 26): Tâm hồn người lính

Mùa chinh chiến ấy (buổi 26): Tâm hồn người lính 4/6/2019

Giữa chiến trường ác liệt, an ủi người lính là những lá thư nhà, là tình cảm mến thương của đồng đội và bầu bạn cùng họ là những chương trình trên đài phát thanh Campuchia. Những bài hát nhẹ nhàng, bay bổng làm dịu lại nỗi đau chứng kiến sự hi sinh của đồng đội. Nhưng cũng chính ăng ten đài phát sóng cũng là nguyên nhân gây ra những cái chết đau lòng vì bị sét đánh...(Đọc truyện dài kỳ phát 4/6/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 25): Những sự ra đi kỳ lạ

Mùa chinh chiến ấy (buổi 25): Những sự ra đi kỳ lạ 3/6/2019

Trong chiến tranh, có những cái chết kỳ lạ và thương tâm. Những trang hồi ký của nhà văn Đoàn Tuấn tiếp tục hồi nhớ lại một ký ức đầy ám ảnh về cái chết của người đồng đội Nguyễn Trận, một người mê hát và có giọng hát hay. Mỗi sự ra đi của đồng đội để lại trong người lính nỗi hụt hẫng và đau đớn khôn nguôi. Nhưng không vì thế mà nhuệ khí chiến đấu và niềm yêu đời của họ bị vùi dập...(Đọc truyện dài kỳ phát 3/6/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 24): Những câu thơ nâng đỡ người lính

Mùa chinh chiến ấy (buổi 24): Những câu thơ nâng đỡ người lính 3/6/2019

Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, chính những câu thơ và sự chia ngọt sẻ bùi của những người lính đã để lại trong họ những kỷ niệm không thể nào quên. Nhà văn Đoàn Tuấn gọi cách người lính vượt qua những bãi mìn là “chia nhau cái chết”. Chi tiết những người lính trẻ tranh phần đi trước vì sợ bạn bị vấp mìn đã cho thấy sự gan dạ và tấm lòng sẵn sàng chịu thiệt, chịu hi sinh vì đồng đội. Một lần nữa, họ cho thấy chiến trường đâu chỉ là nơi giành giật sự sống. Đó còn là chỗ thử thách sự kiên gan, tấm lòng và nhân cách con người...(Đọc truyện dài kỳ phát 2/6)

Tiếng thơ từ cánh đồng Chum

Tiếng thơ từ cánh đồng Chum 3/6/2019

Chương trình Tiếng thơ được thực hiện nhân dịp các cựu chiến binh, các văn nghệ sỹ từng có thời gian chiến đấu tại nước bạn Lào trở lại thăm chiến trường xưa vào cuối tháng 5 vừa qua. Chương trình thực hiện tại Xiêng Khoảng, với sự tham gia của các nhà thơ: Vương Trọng, Trần Nhương, Châu La Việt, Lê Hoài Nguyên… (Tiếng thơ 02/06/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 23): Thư nhà

Mùa chinh chiến ấy (buổi 23): Thư nhà 31/5/2019

Với những người lính chiến đấu xa nhà, quà nào quý hơn những lá thư từ hậu phương. Qua những trang hồi ký của nhà văn Đoàn Tuấn, chúng ta thấy hiển hiện lên một cách sống động cảm giác háo hức, hạnh phúc khi đọc thư nhà của lính. Hình ảnh bao tải thư bung ra, rơi xuống sông trôi nổi bập bềnh trong ánh mắt tiếc nuối của những người lính hay những lá thư thấm máu của người lính quân bưu gợi lên nhiều cảm xúc...(Đọc truyện dài kỳ phát 1/6/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 22): Sự hy sinh

Mùa chinh chiến ấy (buổi 22): Sự hy sinh 30/5/2019

Trong những trang tiếp theo của hồi ký “Mùa chinh chiến ấy”, nhà văn Đoàn Tuấn kể lại một cách hấp dẫn và cũng đầy xúc động về sự hi sinh của đồng đội trên chiến trường Chùa Tháp. Đó là Trung tá Võ Sỹ Lực-người chỉ huy, hay như chiến sĩ trẻ tên Lũy. Những trang văn như thấm đẫm nước mắt của người chiến sĩ trước sự ra đi của đồng đội. Cuộc chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của bao thanh niên trai trẻ và cũng chính cuộc chiến ấy gieo vào lòng những người ở lại nỗi ám ảnh khôn nguôi...(Đọc truyện dài kỳ phát 31/05/2019)

Nhà văn Nguyên Hồng và “những trang văn lấp lánh sự sống”

Nhà văn Nguyên Hồng và “những trang văn lấp lánh sự sống” 30/5/2019

Khi tiểu thuyết “Bỉ vỏ” được trao giải Tự Lực văn đoàn, những tên tuổi thời bấy giờ là nhà văn Thạch Lam và nhà văn Vũ Ngọc Phan đã gọi Nguyên Hồng là một tài năng trẻ nhiều triển vọng. Có lẽ họ đã nhìn ra ở Nguyên Hồng tố chất của một người viết hứa hẹn đi đường dài với văn chương. Có thể nói những tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn Nguyên Hồng đều viết về lớp người cùng khổ của xã hội...(Tìm trong kho báu phát 30/05/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ