A Múi: Một câu chuyện xúc động về người đồng tính16/4/2019

Hãy mở lòng để yêu thương, dẹp tan sự kỳ thị và đặt họ đúng chỗ với giá trị con người họ đối với xã hội. Ai sinh ra cũng có quyền được hạnh phúc, được cho đi và nhận lại yêu thương...Đó là thông điệp mà tác giả Nguyễn Thu Hà nhắn gửi qua truyện ngắn "A Múi" phát 15/04/2019

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao 11/4/2019

Hai mươi năm đặt chân xuống Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thúy giờ đã có trong tay 19 cuốn sách, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, trong đó chủ yếu mang âm hưởng vùng cao. Chương trình Đoc truyện đêm khuya phát 11/04 xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “ Tráng A Khành” – một tác phẩm đậm đặc chất miền núi của nhà văn Đỗ Bích Thúy

Thế Lữ - Nhà phê bình văn học

Thế Lữ - Nhà phê bình văn học 10/4/2019

Là một người sáng tác vốn ưa thích tự do, làm việc theo cảm hứng, thế nhưng khi đảm nhận công việc biên tập văn thơ, nhà thơ Thế Lữ đã cho thấy năng lực đánh giá, thẩm định cũng như tinh thần trách nhiệm cao đối với tác phẩm của các bạn văn, bạn thơ, những đàn em trong làng văn nghệ...(Tìm trong kho báu phát 11/04/2019)

Tiếng thơ: Đường xuân về đất Tổ

Tiếng thơ: Đường xuân về đất Tổ 10/4/2019

"Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” – Hai câu thơ trong Truyện Kiều đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam ta bao nhiêu năm qua, vào mỗi dịp cuối xuân, đất trời trong sáng, cỏ cây giao hòa. Tiết thanh minh đi tảo mộ để nhớ về nguồn cội tổ tiên. Và Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng nằm trong khoảng thời gian tiết thanh minh. Điều đó cho thấy dường như có một duyên sắp đặt, khi những ứng xử của chúng ta phù hợp thì sẽ nhận được sự ủng hộ, thiên thời địa lợi nhân hòa... (Tiếng thơ 10/04/2019)

Hồn xưa đầm phá trong truyện ngắn để đời của nhà văn Hồng Nhu

Hồn xưa đầm phá trong truyện ngắn để đời của nhà văn Hồng Nhu 8/4/2019

Nhà văn Hồng Nhu – thuộc vào hàng “cây đa, cây đề” trong làng văn Thừa Thiên Huế xưa nay vẫn được gọi là “nhà văn của đầm phá”. Không chỉ có giá trị tư liệu về những phong tục, nếp sống của người dân vạn chài ở đầm phá Tam Giang, nhiều truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu đã thực sự làm dậy hồn xưa sông nước. Trong số đó, có thể nói, truyện ngắn “Lễ hội ăn mày” là sáng tạo đỉnh cao của nhà văn Hồng Nhu khi viết về đề tài đầm phá...(Đọc truyện đêm khuya phát 08/04/2019)

“Chiêm bao đất”: Đất lạnh nhưng ấm nồng tình người

“Chiêm bao đất”: Đất lạnh nhưng ấm nồng tình người 5/4/2019

Truyện ngắn là câu chuyện xúc động kể lại chặng đường đi tìm hài cốt đồng đội của nhân vật xưng tôi. Ông không có tên mà đại diện cho hàng vạn người lính tình nguyện từng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Camphuchia 40 năm trước...(Đọc truyện đêm khuya phát 04/04/2019)

Nhà thơ Võ Văn Trực: Mùa thu không yên tĩnh

Nhà thơ Võ Văn Trực: Mùa thu không yên tĩnh 4/4/2019

Nhà thơ Võ Văn Trực sinh năm 1936, quê làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An, từng công tác tại Bộ Ngoại giao, NXB Thanh Niên, báo Văn nghệ. Ông đã xuất bản hàng chục đầu sách với các thể loại: Thơ, tiểu thuyết, ký, phê bình, sưu tầm khảo cứu. Vì tuổi cao, bệnh trọng, nhà thơ Võ Văn Trực đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi. Chương trình Tiếng thơ xin được gửi lời chia buồn tới gia đình, bạn bè và người yêu thơ ông…(Tiếng thơ phát 06/04/2019)

Thế Lữ: Người tiên phong viết truyện kinh dị ở nước ta

Thế Lữ: Người tiên phong viết truyện kinh dị ở nước ta 3/4/2019

Nhiều người yêu văn chương đều biết, ngoài việc đóng vai trò tiên phong trong phong trào Thơ Mới và có những thi phẩm để đời như “Nhớ rừng” hay “Tiếng sáo thiên thai”, nhà thơ Thế Lữ còn viết văn xuôi. Ở địa hạt này, ông thể hiện năng lượng viết dồi dào khi khẳng định bút lực trên nhiều thể tài như truyện trinh thám, truyện lãng mạn đường rừng, truyện đời thường và truyện kinh dị...(Tìm trong kho báu phát 04/04/2019)

"Gia tài của cha" và cái kết đắng lòng 1/4/2019

“Gia tài của cha” được viết với hơi văn liền mạnh. Những đối thoại linh hoạt, đời thường. Những lớp lang tự sự cũng gọn gàng. Vợ chồng ông Quyết đã dành cho con cháu tất cả tài sản vật chất, tinh thần, thậm chí cả sức khỏe. Nhưng đổi lại, họ nhận về một gia tài rách nát, vụn vỡ. Hình ảnh ông Quyết gầy yếu thất thểu trên đường nắng, vác theo chiếc bao tải cũ, trong đó có bộ ấm chén vỡ, cái điếu cày giập nát, vài bộ quần áo cũ, chiếc đèn dầu từ thời đứa con còn đi học – hình ảnh ấy mãi nhói lòng, và giận dữ, xót xa! (Đọc truyện đêm khuya phát 1/4/2019)

"Gieo mầm": Đánh thức những gì còn ngủ yên 29/3/2019

Người chiến sĩ Hiên khi rơi vào một tình thế phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, đã tìm đến cái chết khốc liệt nhất để tỏ rõ ý chí sắt đá của mình trước mũi súng của kẻ thù. Chính sự hy sinh của người anh hùng đã gieo những mầm căm thù, mầm hy sinh quả cảm của muôn vàn người chiến sỹ khác...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/3/2019)

Nhà thơ Nguyễn Trác: Thơ góp cho đời một mùi hương

Nhà thơ Nguyễn Trác: Thơ góp cho đời một mùi hương 28/3/2019

“Liễu biếc” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Trác, NXB Hội nhà văn mới ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, mang vẻ đẹp thanh nhã của hồn thơ nhân hậu, đủ từng trải để chiêm nghiệm đời sống, chấp nhận những ngổn ngang song vẫn hướng lòng mình về phía ánh sáng, lặng lẽ quan sát bao buồn vui đang diễn ra hàng ngày và có thể mỉm cười bước qua hay ưu tư dừng lại. Lịch sử và văn hóa dân tộc là lớp trầm tích được nhà thơ quan tâm gợi mở, mong muốn gửi một thông điệp cho thế hệ sau...(Tiếng thơ phát 27/3/2019)

Truyện ngắn trữ tình của nhà thơ Xuân Diệu

Truyện ngắn trữ tình của nhà thơ Xuân Diệu 27/3/2019

Tuy không nổi đình đám trong làng văn xuôi những năm 30 – 40 của thế kỷ trước như các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam nhưng nhà thơ Xuân Diệu, cùng là một thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, ngoài đắm đuối với thơ, còn dành thời gian sáng tác văn xuôi, cụ thể là viết truyện ngắn, bút ký và phê bình tiểu luận. Trong đó, ở thể loại truyện ngắn, ông có tập “Phấn thông vàng”, gồm 17 truyện, in ở NXB Đời nay, xuất bản năm 1939 (Tìm trong kho báu phát 28/3/2019)

Đời người như gió qua

Đời người như gió qua 25/3/2019

Ngòi bút tác giả tinh đời nắm bắt được tâm lý của nhiều mẫu người trong xã hội hôm nay mà ta dễ bắt gặp đây đó: có người phụ nữ dễ động lòng, chuyên lo việc bao đồng suốt đời phải đau đầu nghĩ việc hòa giải, khơi trong thiên hạ và xã hội như nhân vật “Ngân”, lại có người phụ nữ vô tâm, suy nghĩ giản đơn nhưng số hưởng, an nhàn như nhân vật “Ngọc Thôi” (Đọc truyện đêm khuya phát 25/03/2019)

"Cố nhân": Khát vọng tình yêu và lý tưởng sống 22/3/2019

Với truyện ngắn này nhà văn Đức Hậu đã tái hiện hai khung đời trong một cuộc đời . Gianh giới là cuộc tái ngộ giữa hai con người. Khung đời trước của nhân vật Hải: một người đàn ông phong trần cô đơn, có đứa con du học ở xa, sau khi từ chức, từ bỏ danh vọng để tránh xa những cuộc đấu đá thì người vợ cũng bỏ ra đi bởi cuộc sống của họ là đồng sàng dị mộng. Khung đời sau của Hải là cuộc hội ngộ giữa hai con người có những kỷ niệm đẹp trong quá khứ, hứa hẹn một tình yêu mới và niềm yêu đời trở lại...(đọc truyện đêm khuya phát 21/03/2019)

Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam

Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam 20/3/2019

Khởi đầu từ chuyên mục “Nói chuyện thơ kháng chiến” do nhà thơ Xuân Diệu phụ trách, trải qua năm tháng, chương trình Tiếng thơ với đóng góp của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ, biên tập viên, đã song hành cùng với lịch sử Đài Tiếng nói Việt Nam, bước qua chiến tranh đến hòa bình đổi mới, chung nhịp thở với dân tộc, với nhân dân. Mới đây, buổi giao lưu “Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 thực hiện như một lời cảm ơn tới các thế hệ Văn nghệ sỹ, biên tập viên và thính giả gần xa. Trong không gian Tiếng thơ phát 23/03/2019, cùng theo dõi những nội dung chính của buổi giao lưu này.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ