Vốn tài hoa, Đinh Hùng có khả năng hội họa, biết chơi vĩ cầm, thích thú với môn thư pháp bằng chữ quốc ngữ. Ông viết kịch, viết văn xuôi cũng rất tài tình. Thoát khỏi những vần thơ lấp lánh các biểu tượng, đầy sức ám gợi, đong đầy nhạc điệu, ngòi bút Đinh Hùng rẽ sang văn xuôi vẫn là ngôn từ tinh tế, sắc sảo nhưng được thể hiện một cách đời thường, dung dị và gần gũi hơn (Tìm trong kho báu phát 09/05/2019)
Ở truyện ngắn "Chú chó nghiệp vụ", tác giả Nguyễn Ngọc Chiến không chủ ý xây dựng nội dung mang yếu tố li kỳ, gay cấn hay bất ngờ mà chỉ kể lại những gì được nghe từ một người lính biên phòng. Người lính ấy từng có những năm tháng tuổi trẻ gắn bó sâu sắc với chú chó nghiệp vụ mang tên Chuvi, ở một đồn biên phòng miền Trung. Chuvi như thể đồng đội, người bạn thân thiết, thủy chung, sát cánh trong các nhiệm vụ - công việc hàng ngày, và đặc biệt đã tác thành nhân duyên cho ông Bồn (Đọc truyện đêm khuya 06/05)
Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ không thể quên những địa danh đã đi vào lịch sử, đi vào vào tâm thức của biết bao người như cầu Mường Thanh, đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô, đồi A1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam… Mỗi một địa danh kể cho chúng ta biết bao huyền thoại, bao kì tích những ngày xuyên rừng vượt núi để tiến gần đến chiến thắng ngày 07/05/1954 (Tiếng thơ 04/05/2019)
Viết cho nhiều đối tượng độc giả, nhưng nổi bật vẫn là đối tượng thanh thiếu niên, nhà văn Kim Ryeo-ryeong luôn bắt đầu với câu hỏi “tại sao?” khi đối diện với những mặt đối lập như cái ác và cái thiện, nạn nhân và thủ phạm. Dù là viết cho trẻ em hay người lớn, trả lời những câu hỏi như thế luôn là một sự thách thức...(Văn nghệ phát 03/05/2019)
Truyện ngắn xoay quanh số phận bảy nổi ba chìm của một người đàn bà đẹp. Mở ra bằng sự lận đận của kiếp người, nhưng khép lại bằng tình nghĩa, “Mười hai bến nước”, may thay, vẫn là một câu chuyện không quá đắng cay. Để sau bao giông bão biển bờ, còn thấy được một tình yêu không thất lạc…(Đọc truyện đêm khuya phát 2/5/2019)
Qua lời kể của nhân vật tôi thì cuộc sống của những người công nhân xây dựng nơi rừng sâu núi thẳm hiện nay đầy màu sắc. Nhiều mảnh đời khác nhau với một số phận, hoàn cảnh, tính cách khác nhau từ nhiều phương trời tụ hội chung công việc xây dựng. Trong hoàn cảnh heo hút, công việc vất vả lại đồng lương không ổn định thì sự đối lập giữa tốt và xấ, cái thiện và cái ác càng rõ nét...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/04/2019)
Những người đọc văn Thanh Tịnh có lẽ đều ấn tượng với lời văn đẹp, trong sáng, giọng kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, nhiều cảm xúc. Cốt truyện không phải là chính yếu mà để nhớ chính là cái không khí, cái dư vị quyến luyến, ngọt ngào pha chút ngậm ngùi, buồn thương...(Tìm trong kho báu phát 2/5/2019)
Đất sét đã tự chín dưới đáy sông sâu để tái sinh trên hình hài của gốm cũng như nhân vật Huê, đã kịp hoàn hồn trong cơn giông bất chợt của tuổi trẻ. Những điều ấy được thể hiện một cách tự nhiên, chân thực và lôi cuốn qua ngòi bút của Nguyễn Thu Hằng. Những trang văn giàu hình ảnh, chạm vào nỗi niềm người trẻ khi đứng trước ngả rẽ của cuộc đời cộng với sự chọn lọc, tinh tế những kiến thức về nghề gốm đã tạo nên truyện ngắn “Đất chín”– với những thanh bổng, thanh trầm đầy sinh động…
Nhà thơ Nguyễn Phan Hách sinh năm 1944 tại Thuận Thành – Bắc Ninh, từng dạy học, làm nghiên cứu văn hóa dân gian ở quê nhà, sau đó chuyển công tác ra Hà Nội, chuyên tâm với công việc của một người làm văn học, làm báo và xuất bản. Ở tuổi ngoài bảy mươi, ông vẫn viết đều, sáng tác thơ, nhạc, truyện ngắn, và yêu đời tha thiết. Trọng bệnh đã khiến ông phải rời xa nhân thế sớm hơn, song không bất ngờ hay bi quan. Số lượng đầu sách văn xuôi của ông nhiều hơn số tập thơ, nhưng trước hết và sau cùng thơ vẫn rọi chiếu ánh sáng tinh thần tới người viết. Ánh sáng ấy mang màu sắc của hoài niệm, kỷ niệm, được ông nâng niu trên mọi bước đường sống và viết... (Tiếng thơ 24/04/2019)
Để tạo nên hồn vía của làng quê trong tác phẩm của mình, bên cạnh việc miêu tả cảnh quê, nhà văn Trần Tiêu còn khắc họa hình ảnh, tâm tư, tình cảm của người dân quê. Trong đó, ông đặc biệt dành nhiều cảm tình cho người phụ nữ, những người vợ, người mẹ tảo tần khuya sớm vì chồng, vì con...(Tìm trong kho báu phát 25/4/2019)
Giữa nhịp sống hiện đại với những mối quan hệ, va đập, bộn bề lo toan, tính toán và sự lên ngôi của vật chất, hàng hóa…, thì con người dường như cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình; xa lạ với chính những người thân yêu trong gia đình. Cần lắm những tâm hồn đồng điệu để sẻ chia, để cộng cảm những mong cứu vớt cuộc đời họ…Truyện ngắn "Con khổng tước và cô tiểu thư" phát 22/04 của nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ với chúng ta nỗi niềm ấy
Từng là một người lính thông tin trong kháng chiến chống Mỹ, khi rời quân ngũ, nhà thơ Phạm Đức gắn bó với nghề biên tập ở nhà xuất bản, và khi nghỉ hưu, ông lại bận bịu cùng phong trào thơ ở các câu lạc bộ. Bên trong người đàn ông có mái tóc bạc trắng ấy là một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu người. Tình yêu, với ông là sự cho đi mà không đòi hỏi phải nhận về, phải đắn đo, tính toán. Tâm thế ấy thể hiện qua nhiều bài thơ, tiêu biểu như “Đơn phương”, “Ví dầu”, “bên lề”, “Thì anh lại sợ”…(Tiếng thơ phát 20/04/2019)
Bằng văn phong giản dị chân mộc nhà văn khắc họa chân dung một nghệ sĩ nghèo, không tên tuổi, tiền bạc, chức vụ - Những thứ mà giờ đây người ta thường đo đạc, định danh con người. Bù lại đó là người đàn ông sống nặng tình với quê hương, trân trọng tình cảm với gia đình con cái, say mê nghệ thuật và đặc biệt trọng nhân nghĩa, trước sau...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/04/2019)
Đặc điểm phê bình của Xuân Diệu là kết hợp bình và giảng, cách hành văn sôi nổi. Đó là lối phê bình giàu tính trực cảm, dễ đi vào lòng người. Nhà thơ dày công đọc, tìm hiểu, so sánh, ngẫm ngợi, công phu, tỉ mẩn chọn lựa từ hàng trăm, hàng nghìn bài thơ để vừa chỉ ra những hạn chế, vừa biểu dương kịp thời phong trào sáng tác và thành tựu của các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ. Phê bình văn học của Xuân Diệu sở dĩ không khô cứng vì ông biến hóa đa thanh trong giọng điệu...(Tìm trong kho báu phát 18/04/2019)