Những ngày gian khổ tiếp theo dọc đường hành quân không khiến anh em chiến sĩ chùn bước, nhận được tin các anh bị thương nặng như anh Viết, rồi anh Hà Huy Lan hi sinh ... anh em ai nấy đều xót thương, tiếc nhớ. Sau mấy ngày anh em mới tìm thấy anh Lan trong tư thế ôm cây súng, gục ngã ở bìa rừng, không còn viên đạn nào trong khẩu súng chứng tỏ anh Lan đã bắn trả địch đến viên đạn cuối cùng. Mọi người ngậm ngùi đưa anh về tiểu đoàn bộ, chôn cất anh xong, anh em lại tiếp tục lên đường...(Đọc truyện dài kỳ phát 21/05/2019)
Anh em trong đơn vị hành quân lên phum Cầm – Prạ, quanh phum này địch rất nhiều, bọn Pol Pot thường tấn công ban đêm. Một hôm, như thường lệ, dân bản đốt đuốc, đốt lửa nhảy răm vông. Dân làng kéo đến rất đông, các chàng trai, cô gái và bộ đội nhảy múa quanh đống lửa trong tiếng hát, tiếng trống, tiếng cồng rộn rã. Lính tráng đang nhảy với dân làng thì bọn địch tấn công vào phum...(Đọc truyện dài kỳ phát 20/05/2019)
Sở dĩ giải thưởng văn chương Tự Lực văn đoàn có sức thuyết phục và giá trị cao là bởi ban giám khảo chấm giải đều là những “ngôi sao” trên vòm trời văn chương Việt Nam lúc bấy giờ như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, kì giải chót có thêm Xuân Diệu. Công chúng, độc giả tin tưởng vào “con mắt xanh” của những người tâm huyết với văn chương, lập ra giải thưởng và trao giải bằng nguồn kinh phí tự lực...(Tìm trong kho báu phát 16/05/2019)
Sô cô la có rất nhiều vị nhưng có lẽ ấn tượng nhất với chúng ta chính là vị đắng. Vị đắng của sô cô la cũng chính là vị đắng trong tình cảm của nhân vật Vích- tơ với cha của mình...(Đọc truyện đêm khuya phát 16/05/2019)
Hơn hai tháng trời đánh nhau ở Anlong Veng, lính thương vong nhiều. Nhưng bộ đội không sợ hi sinh bằng sợ ruồi. Một chiến dịch diệt ruồi được phát động. Đập ruồi từ sáng sớm tới tối mịt. Ruồi nhiều đến mức anh em phải đào hố chôn. Ruồi đúng là vũ khí nguy hiểm của bọn Pol Pot...(Đọc truyện dài kỳ phát 18/05/2019)
Trên đường vào phum mượn xe trâu để chở thương binh, Đoàn Minh Tuấn bắt gặp cô gái trẻ Naryn, một cô gái rất dịu dàng xinh đẹp, tiếng nói như chim hót. Anh vô cùng ngỡ ngàng và xúc động khi nghe Naryn thốt lên một câu tiếng Việt. Ôi tiếng Việt thân thương. Từ ngày chiến đấu ngang dọc trên đất nước Campuchia, lần đầu tiên anh được nghe tiếng nói mẹ đẻ từ một giọng con gái...(Đọc truyện dài kỳ phát 17/05/2019)
Bên cạnh việc chứng kiến mát mát hi sinh gian khổ và bệnh tật vẫn có những điểm sáng dịu lòng người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn. Hình ảnh lớp học của cô gái trẻ Lâm Huông khiến anh và đồng đội không khỏi xúc động. Những tiếng học bài cùng tiếng hát quốc ca của lũ trẻ là tín hiệu cho sự hồi sinh của đất nước Campuchia (Đọc truyện dài kỳ phát 16/05/2019)
Sau một thời gian chiến đấu, người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn thấy các bạn học cùng lớp ngày xưa trưởng thành nhiều. Hành động bơi qua sông rất nguy hiểm để trở về đơn vị của người bạn Đặng Như Tú hay việc Tú bắt sống trung đoàn trưởng Pol Pot khiến Tuấn rất khâm phục. Anh thấy quân đội và chiến trường là môi trường rèn luyện con người tốt nhất...(Đọc truyện dài kỳ phát 15/05/2019)
Tác giả Nguyễn Duy Phong từng là một người lính và nhiều năm trong quân ngũ, những câu chuyện có thật của đời lính được đồng đội kể đã khiến tác giả ghi lại bằng nỗi xúc động và trân quý. Có lẽ vì vậy mà anh cầm bút, ghi chép một cách chân thực và trân trọng. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 13/05/2019 gửi tới các bạn truyện ngắn “ Ông nội tôi là lính” của tác giả Nguyễn Duy Phong, một truyện ngắn cảm động về người lính cụ Hồ.
Tết năm 1979 là một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ. Tác giả cùng đồng đội được lệnh áp giải tù binh nữ về Rovieng, giam vào một trường học cũ. Tù binh là nữ nên bộ đội tình nguyện có phần ái ngại cho họ. Muốn chiêu đãi họ một bữa ăn đàng hoàng nhưng chính bộ đội cũng chỉ có cơm ngô với muối ...(Đọc truyện dài kỳ phát 14/05/2019)
Nhiệm vụ người lính tình nguyện vốn phức tạp, khó khăn, song đôi khi vì một chút xốc nổi, vì thiếu một chút nín nhịn, thiếu một chút chịu đựng, họ có thể gây ra những sai lầm không nhỏ. Nhiều người tự gây vết thương cho mình để được về tuyến sau. Có trường hợp bức xúc nổ súng vào chính đồng đội. Có người phạm vào lời thề danh dự và quy định bắt buộc đối với người lính ở chiến trường Tây Nam. Có người đào ngũ… Đó là những chuyện buồn, cũng là bài học mà mỗi người tự rút kinh nghiệm để vượt lên chính mình, vượt lên cái khắc nghiệt của thiên nhiên thời tiết, của cái đói cái khát, của đạn của mìn đầy rẫy để hoàn thành nhiệm vụ (Đọc truyện dài kỳ phát 13/05/2019)
Trung đoàn 29 nhận lệnh truy kích tàn quân Pol Pot trên đất Campuchia. Đang mùa khô, đường hành quân ngập bụi đỏ. Đói và khát. Miếng cơm đưa lên miệng cũng đã mốc xanh mốc đỏ. Song những người lính vẫn bước về phía trước. Đến Takeo, địch bắt đầu phản công gây cho ta nhiều thiệt hại. Một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ, là họ đã chạm trán lính Pol Pot nữ. (Đọc truyện dài kỳ phát 12/05/2019)
Người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn có nguyện vọng vào binh chủng pháo binh, nhưng lại được biên chế về trung đội thông tin – tiểu đoàn 8. Cuộc đời quân ngũ mới bắt đầu với bao bỡ ngỡ, song người lính ấy đã ý thức được, rằng quân đội là một trường học lớn, lĩnh vực nào cũng có những người tài giỏi mà chỉ cần quan sát họ làm việc, giao tiếp, cũng học được bao điều... (Đọc truyện dài kỳ phát 11/05/2019)
Bắt đầu từ buổi đọc truyện dài kỳ hôm nay, mời các bạn nghe hồi ký “Mùa chinh chiến ấy” của nhà văn – nhà biên kịch Đoàn Tuấn, nguyên chiến sỹ tiểu đoàn 8, trung đoàn 29, sư đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến năm 1983. Sách do nhà xuất bản Trẻ ấn hành, có độ dày gần 500 trang, với kết cấu 7 chương và một phần vỹ thanh, mỗi chương gồm nhiều câu chuyện vừa tồn tại độc lập vừa đan kết với nhau, như những thước phim tư liệu sống động, tái hiện cuộc sống - chiến đấu của người lính tình nguyện trên đất Campuchia, với rất nhiều gian nan, thử thách, rất nhiều hy sinh chịu đựng, là một bản hùng ca đầy bi tráng về tình đồng đội và tình yêu Tổ quốc...(Đọc truyện dài kỳ phát 10/05/2019)