Tác giả lựa chọn cây mai trắng là biểu tượng xuyên suốt câu chuyện thể hiện ước muốn những điều tốt đẹp, trong sáng, thánh thiện nhất của cuộc sống như lòng thủy chung vợ chồng, tình cha con và tình yêu đôi lứa. Hình ảnh núi rừng Yên Tử cũng như con người bên cây hoa mai được khắc họa như bức tranh phong cảnh giàu cảm xúc. Ngôn ngữ truyện đầy chất thơ, các đoạn văn có tính điện ảnh cao khiến người đọc, người nghe dễ cảm nhận. Đan xen vẻ núi rừng Yên Tử là vẻ đẹp tinh thần con người Đại Việt. Hào khí non sông được thể hiện qua truyền thống yêu nước, giữ nước qua nhiều thế hệ...(Đọc truyện đêm khuya phát 24/6/2019)
Nhiều nhân vật có số phận đặc biệt trong các điển tích dân gian như Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân, Thúy Vân, Thúy Kiều hay Châu Long, Mỵ Châu, Chử Đồng Tử đã làm day dứt người đời sau. Nhiều nhà văn nhà thơ đã cảm thán mà sáng tác về họ với góc suy tư ám ảnh của riêng mình. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, chúng tôi xin gửi tới các bạn một sáng tác của nhà văn Trần Chiến về nhân vật Châu Long có tên trong điển tích vở chèo nổi tiếng Lưu Bình – Dương Lễ.
“Puskin là một hiện tượng phi thường, và có lẽ là hiện tượng duy nhất của tinh thần Nga: đó là một người Nga trong quá trình phát triển của mình, có thể hiện diện hai trăm năm ở tương lai phía trước” – Đó là nhận định mang tính tiên đoán của Gogol, nhà văn nổi tiếng ít hơn Puskin 10 tuổi. Và thực tế hơn hai trăm năm đã qua, Puskin vẫn là một tượng đài văn chương mang tinh thần của cái đẹp hướng về cuộc sống… (Tiếng thơ 19/06/2019)
Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng luôn được nhà văn dành nhiều ưu ái, cảm tình và sự bênh vực. Xuyên suốt nhiều tác phẩm đặc sắc, nhà văn Nguyên Hồng thể hiện tấm lòng với những số phận con người nhỏ nhoi và yếu thế trong xã hội đương thời...(Tìm trong kho báu phát 20/6/2019)
Cuộc đời con người ta có những bước ngoặt bất ngờ không lường trước được. Nó có thể mang lại hạnh phúc vô bờ hay nỗi đau tột cùng cho người đó. Điều quan trọng là cái cách mà ta vui với hạnh phúc hay vượt qua nỗi đau như thế nào. Truyện ngắn “Tiệc trăng” của nhà văn Nguyễn Thị Mai Phương ở Bắc Giang mà các bạn thưởng thức sau đây chia sẻ với chúng ta điều đó...(Đọc truyện đêm khuay phát 17/6/2019)
Nhà thơ nhà báo Trần Mạnh Thường – nguyên Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, từng gắn bó sâu sắc với chương trình Tiếng thơ. Ông đã đi về thế giới người hiền. Một bài thơ để lại dấu ấn trong cuộc đời sống và viết của ông, đó là bài “Chuyến xe cuối cùng”, sáng tác trước khi ông qua đời không bao lâu, giống như một dự cảm, đồng thời bộc lộ những nghĩ suy giàu nhân ái… (Tiếng thơ phát 16/6/2019)
Qua câu chuyện của cô gái Thong Seo đi tìm hài cốt cha, tác giả làm nổi bật lên những tình cảm đáng quý của con người. Đó là tình cha con, tình yêu; tình cảm hiếu khách đôn hậu của người dân Việt Nam...(Đọc truyện đêm khuya phát 13/6/2019)
Hình ảnh bông sen trắng duy nhất giữa đầm sen cứ váng vất, lẩn khuất một câu chuyện liên quan đến cái chết của Thanh, về những đồn đoán, về những hiện tượng lạ kỳ của đầm sen. Nỗi ám ảnh mơ hồ trong ký ức tuổi thơ về đầm sen, về cái chết của Thanh, về những câu chuyện ma mị nghe kể lại... là những chi tiết tạo cho truyện ngắn “Bạch Liên Hoa” thêm phần hấp dẫn, sinh động...(Đọc truyện đêm khuya phát 6/6/2019)
Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha, ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã phải cùng mẹ tới Hải Phòng, lần hồi kiếm sống trong các xóm thợ nghèo, dạy học tư và viết văn. Vì thế, hiện thực cuộc sống của thành phố Cảng nhập vào những trang văn của nhà văn Nguyên Hồng một cách ấn tượng...(Tìm trong kho báu phát 13/6/2019)
Hơn một tháng qua, chúng ta đã theo dõi hồi ký “Mùa chinh chiến ấy” của người lính tình nguyện Đoàn Minh Tuấn, nguyên chiến sỹ tiểu đoàn 8, trung đoàn 29, sư đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến năm 1983. Cuốn sách như một cuốn phim tư liệu tái hiện cuộc sống chiến đấu của người lính tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia, với rất nhiều gian nan, thử thách; thấm đượm tình đồng đội đồng chí...Chương trình Đọc truyện dài kỳ phát 12/6/2019, chúng ta cùng nghe những trang cuối cuốn hồi ký này
Sau năm năm ở chiến trường K, được nguyên vẹn trở về Hà Nội, hít thở bầu không khí quen thuộc của gia đình, ngủ trên chiếc giường quen thuộc, nhưng người lính ấy vẫn lạc vào giấc mơ về đồng đội. Có biết bao điều để nhớ, bao ân tình không thể quên đối với ân nhân từng cứu sống mình...(Đọc truyện dài kỳ phát 11/6/2019)
Trở về đơn vị một thời gian, người lính trẻ được lệnh ra quân. Khỏi phải nói, cảm giác nhẹ nhõm sung sướng đến thế nào, cả người như muốn bay lên đầy hứng khởi. 5 năm ở chiến trường, sức khỏe giảm sút 19 phần trăm, song có hề gì khi vẫn được nguyên vẹn trở về, trong khi bao đồng đội hy sinh hoặc thương tật nặng...(Đọc truyện dài kỳ phát 10/6/2019)
Với “Trần gian nhìn từ sau lưng”, nhà văn Nguyễn Hiệp dụng công với bút pháp hiện thực đan xen huyền ảo, cái ảo ra đời trên cái nền hiền thực, nhằm mục đích soi chiếu, làm sáng tỏ hiện thực – một hiện thực nóng rẫy, đầy bất công vô lý, khi người dân thường trở thành nạn nhân của nhóm người có tiền của, suy thoái đạo đức nhân phẩm và coi thường luật pháp...(Đọc truyện đêm khuya phát 10/6/2019)
Bảy ngày phép là quãng thời gian vô cùng quý giá, được ở bên gia đình, bên người yêu. Hết phép, một mình Đoàn Minh Tuấn trở lại Campuchia, có phần sốt ruột vì nhiệm vụ, vì đồng đội đang ngóng trông. Trở lại đơn vị vào mùa mưa, phương tiện giao thông khó khăn, khi bắt được xe đi nhờ, có khi đi bộ, tuyệt nhiên không bị ám ảnh bởi đạn bom chết chóc. Song anh không khỏi xót xa khi nghe tin hai người bạn thân là Điệp và Hạm bị vướng mìn, hy sinh trên đường trở về Tổ quốc, trở về trường đại học...(Đọc truyện dài kỳ phát 9/6/2019)