"Cánh vạc" hay nỗi đau đàn bà tự sát thương28/10/2019

Chọn lựa và để chi tiết cất lời vốn là sở trường của Đàm Huy Đông. Trên nền một câu chuyện đơn thuần, thậm chí điểm xuyết cả những chi tiết gây cười, “Cánh vạc” không chỉ nêu ra một thực trạng đáng sợ rằng trong đời thực vẫn còn những bà mẹ chồng đã và đang nung nấu ý tưởng giống bà Nga. Đáng sợ hơn cả dã tâm thực dụng ấy là sự tàn nhẫn, lạnh băng của nhân tâm, của thân phận đàn bà với nhau. Hỏi sao bao đời cò kiếp vạc mãi còn dạt trôi trong mịt mù đêm đen…

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng dưới bóng cây chu đồng

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng dưới bóng cây chu đồng 24/10/2019

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng hiện sống và viết ở Hòa Bình, tác giả của 6 tập thơ mang đậm hồn cốt xứ Mường. Bám vào nguồn cội, làm tươi mới những giá trị thuộc bản sắc dân tộc là ý thức thường trực trong nhà thơ Đinh Đăng Lượng, thể hiện trong cuộc sống và sáng tác… (Tiếng thơ 26/10/2019)

Truyện ngắn “Chuyện không muốn kể”: Buồn thương nhân tình thế thái

Truyện ngắn “Chuyện không muốn kể”: Buồn thương nhân tình thế thái 23/10/2019

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy xuất hiện trên văn đàn với một giọng điệu lạ, nhiều ấn tượng, khai thác những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng như biển đảo hay những góc nhìn khác về chiến tranh. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 24/10/2019, gửi tới các bạn truyện ngắn “Chuyện không muốn kể” – một truyện ngắn mang một giọng điệu khác, buồn thương về nhân tình thế thái...

Dấu ấn tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Dấu ấn tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 23/10/2019

Tác giả của “Số đỏ”, của “Giông tố”, của “Vỡ đê”– Cách định danh qua tác phẩm như một cách khẳng định dấu ấn trong văn chương không mới. Với trường hợp nhà văn Vũ Trọng Phụng, ông không viết nhiều tiểu thuyết nhưng hầu hết đều nổi tiếng; Và bạn đọc, công chúng cảm thán tài văn Vũ Trọng Phụng ngay khi chỉ cần gọi tên tác phẩm...(Tìm trong kho báu phát 24/10/2019)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Người tạc tượng": Chân dung Thái sư Lê Văn Thịnh qua bàn tay, khối óc của người tạc tượng 21/10/2019

Qua lời tự sự của người tạc tượng-người kể chuyện, truyện diễn tả cơn đau đến ngất lịm của bức tượng con rồng cắn vào thân như nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh không biết tỏ thấu cùng trời xanh; và đó cũng chính là nỗi đau, nỗi trăn trở sáng tạo của người tạc tượng, tạc một nỗi oan đầy kiêu hãnh, đầy bi mẫn, đầy khí phách...(Đọc truyện đêm khuya phát 21/10/2019)

Nhà văn Vũ Trọng Phụng và

Nhà văn Vũ Trọng Phụng và "sức sáng tạo nhiệm màu" 17/10/2019

Với giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc, độc đáo, các tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng trước tiên gây ấn tượng mạnh mẽ với các đồng nghiệp. Nhà thơ Lưu Trọng Lư gọi nỗ lực gây dựng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là “Một sức sáng tạo nhiệm màu”. Về sau, nhà văn Nguyễn Khải đánh giá những trang viết của tác giả “Số đỏ”: “làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Còn nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng nhà văn đàn anh có một “bút lực ghê gớm và dữ dội”...

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Gương đồng": Vẻ đẹp của con người trong lao động 17/10/2019

Truyện ngắn phần lớn là hồi ức hoặc phản ánh sự kiện mà nhân vật chính đã trả qua. Ông Chiến đã dũng cảm thay đổi phương thức sản xuất để phát triển kinh tế trên vùng quê nghèo của mình. Hình ảnh nhân vật chính của câu chuyện cũng như nhiều người nông dân khác trở thành tấm gương phát triển kinh tế mọi miền đất nước. Trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế mang đến nhiều đổi thay của làng quê, họ năng động, sáng tạo trong công việc của mình...

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Hồn Piêu": Biểu tượng của tình yêu thủy chung, son sắt 17/10/2019

Câu chuyện xoay quanh đời sống gia đình sau hôn nhân của hai vợ chồng Sừa và Tươn. Cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác, Sừa và Tươn khao khát mong đến ngày được làm cha làm mẹ, được đón những đứa trẻ ra đời. Tính bi kịch được nảy sinh khi họ không bao giờ có thể đạt được ước mơ đó. Nhưng nguyên nhân thì vẫn giấu kín cho đến cuối chuyện. Giá trị nhân văn, lòng vị tha, tình thương yêu của truyện cũng nằm ở nút thắt này...

Thơ trẻ và truyền thông thơ

Thơ trẻ và truyền thông thơ 15/10/2019

Tự sáng tác, tự xin giấy phép xuất bản, có sách rồi lại lên kế hoạch truyền thông để đưa tác phẩm đến với công chúng – đó là một chặng đường đã trở nên quen thuộc với người làm thơ hôm nay, đầy hứng thú song cũng không ít mệt nhọc và tốn kém. Từ câu chuyện về giới thiệu, truyền thông trong thơ, cho thấy người làm thơ, đặc biệt các cây bút trẻ rất cần sự quan tâm giúp đỡ từ các hội nghề nghiệp, để những nỗ lực sáng tạo không bị bỏ quên (Tiếng thơ 16/10/2019)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Bầy thú giấy": Biểu tượng của tình cảm gia đình, quê hương 15/10/2019

Câu chuyện được nhà văn Ken Liu viết kết hợp giữa hiện thực và giả tưởng. Những con thú giấy trở thành hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn, qua đó tác giả gửi gắm tình cảm mẹ con, gia đình, quê hương. Truyện phản ánh hiện thực những gia đình có sự kết hợp của hai con người, hai đất nước, hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau...

Trang thơ Những người mẹ Tổ quốc

Trang thơ Những người mẹ Tổ quốc 11/10/2019

Đất nước này, non sông tươi đẹp này thấm máu đào của bao anh hùng liệt sỹ, thấm nước mắt và cả máu của bao người mẹ. Khi cách mạng còn non trẻ, chính là tấm lòng người mẹ đã bao dung, nuôi dưỡng, chở che những cán bộ Việt minh hoạt động bí mật. Khi kháng chiến thành công, chính là mẹ nén dòng nước mắt, đón đồng đội của con như thể chính con trở về… (Tiếng thơ 12/10/2019)

Một góc nhìn khác về Ngô Tất Tố qua tản văn và tiểu phẩm báo chí

Một góc nhìn khác về Ngô Tất Tố qua tản văn và tiểu phẩm báo chí 11/10/2019

Ngô Tất Tố đến với tản văn và tiểu phẩm báo chí một cách có chủ đích. Gần 20 năm, nhà văn bền bỉ, say mê viết tản văn, tiểu phẩm báo chí. Ông là người gây dựng và làm nên thương hiệu của các chuyên mục: “Nói chơi” trên báo “Đông phương”, “Gặp đâu nói đấy” trên báo “Phổ thông”, “Nói giữa giời” trên “Thực nghiệp Dân báo”. Không chỉ gây ấn tượng về số lượng, nhà văn Ngô Tất Tố đã tạo dựng được phong cách viết tản văn, tiểu phẩm báo chí độc đáo

Truyện ngắn “Người vợ câm”: Khi cái ác lạnh lùng đắc ý

Truyện ngắn “Người vợ câm”: Khi cái ác lạnh lùng đắc ý 7/10/2019

Khoảnh khắc lưỡi dao dài và cong xuyên vào cổ họng người phụ nữ - đó là khoảnh khắc thật bất ngờ, đau đớn. Nỗi đau đến tê dại, bàng hoàng, không chỉ ở thời điểm đó, mà cả mãi về sau, truyền tới chúng ta niềm bi phẫn, xót xa. Một hành động ghê tởm, được kẻ thủ ác thực hiện bình tĩnh, chính xác, lạnh lùng, đắc ý. Lấy đi hai sinh mạng, nhưng người đàn ông vẫn điềm nhiên sống ngoài ánh sáng, hàng ngày nói cười cùng bộ mặt đạo đức giả. Còn người phụ nữ, sự sống đã dừng lại khi lưỡi dao xuyên vào cổ họng. Khoảng thời gian sau đó là một cực hình khủng khiếp, hàng ngày tra tấn, vò nát con tim chị… (Đọc truyện đêm khuya 07/10/2019)

Gió qua cổng trời

Gió qua cổng trời 3/10/2019

Câu chuyện xoay quanh bộ ba nhân vật: Miên, Mạnh và Cháp. Đề tài tự do hôn nhân trong cuộc sống của người vùng cao là đề tài đã được nhiều người khai thác, nhưng Lục Mạnh Cường vẫn có những cách diễn đạt, cách kể chuyện rất riêng của anh. Ở đó, ta cảm nhận được sự mạnh mẽ và quyết liệt của Miên, cô không chịu nghe theo sự sắp đặt hôn nhân của gia đình mà tự quyết định hạnh phúc cho mình, tự lựa chọn người đàn ông cho cuộc đời của cô, người mà Miên thực sự rung động và có tình cảm...

Truyện ngắn “Delele”: Xóa đi sự trống rỗng, nhạt nhẽo trong cuộc sống này

Truyện ngắn “Delele”: Xóa đi sự trống rỗng, nhạt nhẽo trong cuộc sống này 27/9/2019

Truyện ngắn này hấp dẫn từ nhan đề truyện, hẳn nhiên nhà văn Phong Điệp đặt tên truyện là Delete đầy dụng ý nghệ thuật, nó nghĩa là “xóa”, nhưng khi dùng thuật ngữ Delele nó hàm chứa nhiều dụng ý. Nghĩa là khi mọi thứ quá ứ đầy, chất ngất thì chỉ cần nhấn Delele, mọi thứ sẽ trống rỗng. Câu chuyện đã nói về sự lạc lõng, trống rỗng đến vô cảm ấy

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00

Sân khấu truyền thanh (đang phát)

21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ