"Mưa ngâu": Dư vị cuộc đời17/6/2020

Nguyễn Thu Hằng biết cái tạng của mình và đã chủ ý ngay từ đầu một lối viết chắt chiu, lắng đọng. Những câu văn đẹp của chị chấp chới dọc dài câu chuyện đắng đót những nỗi đau thân phận, cuộc đời. Cũng như khi từng đi sâu vào mạch nguồn của nghề làm gốm, nghề đan lát, nghề may, Nguyễn Thu Hằng đã gạn lọc từ đời thực, đủ tinh tế để chạm tới nỗi niềm của một cô giáo, một người vẽ tranh phải làm nghề dán mã để mưu sinh. Chính trong hoạt cảnh dầm mưa, lòng dạ rối bời vì con, ta vẫn thấy bừng lên trong nhân vật nữ khao khát được sống với đam mê, với những bản năng rất con người...

Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm 17/6/2020

Với những tư tưởng đậm nét trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở thế kỷ 19, hai nhà nghiên cứu là Vũ Khâm Lân và Phan Huy Chú đều đánh giá: “Văn chương tiên sinh rất tự nhiên không cần điêu luyện, giản dị mà điêu luyện, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời”. Căn cứ trên những hiện tượng, câu chuyện xảy ra trong thời đại đang sống, thơ đạo lý của Trạng Trình vì thế tác động trực tiếp vào nhân tâm.

"Cõi mê”: Thức tỉnh lương tâm 15/6/2020

Với truyện ngắn này tác giả Trần Thị Tú Ngọc đã chọn giọng kể của một đứa trẻ - đúng hơn là một linh hồn trẻ thơ, bộc bạch với người mẹ yêu quí về cái chết oan ức của mình. Cách chọn giọng kể này khá hợp lý, nhuyễn với không gian lúc hiện tại lúc tâm linh, thế giới thực – hư đan xen khá độc đáo và gây ấn tượng...

Vùng văn hóa xứ Quảng trong thơ

Vùng văn hóa xứ Quảng trong thơ 15/6/2020

Là đô thị cổ có sự tiếp biến qua các thời kỳ lịch sử, Hội An khác biệt với nhiều di sản văn hóa ở chỗ vẫn có một đời sống riêng, sinh động đến từng hơi thở. Cách thành phố Hội An hơn 20 km về phía Tây là di tích Trà Kiệu nằm ở làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi từng là kinh đô của vương quốc Champa. Nhũng dấu ấn của một nền văn minh còn sót lại trong hình hài điêu khắc, kiến trúc, mỹ thuật… cho chúng ta hiểu thêm nhiều điều về lẽ nhân sinh… (Tiếng thơ 10/06/2020)

Đoạn kết lạ trong một truyện ngắn tâm trạng của Đinh Phương

Đoạn kết lạ trong một truyện ngắn tâm trạng của Đinh Phương 10/6/2020

Đinh Phương là một trong số những cây bút trẻ lặng lẽ viết và trình hiện bằng các sáng tác đọng lại trong độc giả nhiều khắc khoải. Một cách bình tĩnh, anh xác lập một lối viết riêng, tạo sinh khí cho những cốt truyện rất thường. Thưởng thức truyện ngắn “Trong lúc chờ bố”, các bạn sẽ “dò tìm” được phần nào phong cách viết độc đáo ấy của Đinh Phương

Thơ ca Quốc âm và những tên tuổi lưu danh muôn thuở

Thơ ca Quốc âm và những tên tuổi lưu danh muôn thuở 10/6/2020

Chúng ta đã đồng hành một chặng đường trên hành trình tìm về với các giá trị trong dòng thơ Nôm của dân tộc. Đồng thời với việc soi sáng lại phong cách nghệ thuật của các tác giả sáng tác thơ bằng Quốc âm, triết lý về thân phận con người, hình ảnh của quê hương đất nước cùng nhiều vấn đề của lịch sử, thời thế cũng được hiển lộ. Chương trình Tìm trong kho báu phát 11/06/2020 ôn lại các thành tựu đáng nhớ ấy

Mong manh ký ức

Mong manh ký ức 8/6/2020

Ký ức dù đẹp đến đâu, long lanh đến như thế nào cũng không có gì làm đảm bảo để ta có thể bấu víu, xây dựng một cuộc sống hiện tại yên ổn và một tương lai vững bền. Đây là điều mà Nguyễn Hương Duyên-cây bút trẻ ở mảnh đất Quảng Bình chang chang nắng cát muốn nhắn gửi với chúng ta qua truyện ngắn “Mong manh ký ức”

Nhà thơ Duy Thảo – Một dòng La xanh

Nhà thơ Duy Thảo – Một dòng La xanh 5/6/2020

Nhà thơ-nhà báo Duy Thảo sinh năm 1938, quê quán tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Lấy sự rung động chân thành là điểm xuất phát của sáng tạo, các tập thơ của ông thường có tựa đề thật gần gũi: “Lối xanh”, “Sau mùa lá rụng”, “Bến mặn”, “Góc chiều”, “Nỗi xưa”… Tập thơ gần đây nhất mang tên “Lối về” dành riêng tặng mẹ và vợ - hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông, cũng là lời khẳng định sự trở về với nguồn cội quê hương, với tình nghĩa trước sau như một. Nhà thơ Duy Thảo sinh ra bên dòng sông La, và con người ông, lẽ sống mà ông theo đuổi cũng trong xanh hiền hòa như dòng sông ấy. Xin giới thiệu chân dung nhà thơ Duy Thảo – một dòng La xanh… (Tiếng thơ 06/06/2020

Trái tim sói tuyết

Trái tim sói tuyết 4/6/2020

“Trái tim sói tuyết” là truyện ngắn lấy cảm hứng chủ đạo từ lễ “Xên bản”, một lễ cúng thiêng liêng và đậm chất văn hóa của đồng bào Thái Tây Bắc thường tổ chức vào đầu năm để cầu đất trời, thần linh cho dân bản một năm không bệnh tật, mưa thuận gió hòa. Từ đó, câu chuyện dựng lên những bi kịch, giằng xé và những âm mưu thủ đoạn xoay quanh...(Đọc truyện đêm khuya phát 04/06/2020)

Nguyên lý vũ trụ trong “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”

Nguyên lý vũ trụ trong “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” 3/6/2020

Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ ràng nhiều tư tưởng của Kinh Dịch, nên được gọi là Dịch lý, biểu đạt qua ba trạng thái bản chất là giao dịch, biến dịch và bất dịch. Trong đó, trạng thái bất dịch chỉ các qui luật với tính chất thường hằng vĩnh cửu của nó, là sự vận động không đầu không cuối, trong tính quy luật vĩnh viễn của tạo hóa. Trạng thái ấy còn có tên gọi là thiên lý – Tức chỉ nguyên lý của vũ trụ...

"Khoảnh khắc thời bình": Một truyện ngắn ấn tượng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo 2/6/2020

Truyện khép lại trong cảnh Út lao sang chốt 4 dưới làn mưa đạn để tìm bằng được người đội trưởng của mình. Một cái kết rất mở của tác phẩm đã gợi cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ. Người đọc nào cũng mong muốn Út sẽ gặp được đội trưởng và đưa tận tay bức thư báo tin vui cho anh. Nhưng rất có thể Út hoặc đội trưởng sẽ ngã xuống trên chiến trường như nhiều người lính khác, thì niềm vui này vẫn là một niềm vui có thật, một hạnh phúc lớn lao, mang trong đó biết bao tin yêu, hy vọng như chính cái tên mà đội trưởng đã dành cho đứa con của mình: Hòa Bình. Đó cũng là một ngợi ca về sự sống, về sức sống mãnh liệt của một dân tộc quật cường...

Nhà thơ Trương Hữu Lợi: Về miền

Nhà thơ Trương Hữu Lợi: Về miền "Cõi hoang" 27/5/2020

Nhà thơ Trương Hữu Lợi sinh năm 1948, quê Bắc Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Ông thường lấy hai câu thơ: “Người thơ chân thành sám hối/ trước những thánh thần lầm lũi ngày đêm” để nhắc nhở bản thân trong suốt cuộc đời làm báo làm thơ. “Thánh thần” trong quan niệm của ông không phải đấng siêu nhiên mà chính là nhân dân bình dị bao đời. Ông sinh vào tháng năm, ra đi cũng vào tháng năm. Tháng năm này, tròn năm năm nhà thơ Trương Hữu Lợi đi xa… (Tiếng thơ 30/05/2020)

Sa mạc đời người trong

Sa mạc đời người trong "Trở lại Hỏa Phong" 27/5/2020

Sự sắc sảo, chính xác và giàu sức gợi trong câu từ, vốn là thế mạnh của nhà văn Tống Ngọc Hân, tiếp tục được chị thể hiện trong “Trở lại Hỏa Phong”. Câu chuyện về những thanh niên nuôi chí làm giàu trên mảnh đất quê hương nếu chỉ đi theo diễn tiến thường tình, mà thiếu đi sự đan xen về giấc mơ kỳ lạ của nhân vật chàng kỹ sư Nông nghiệp, thiết tưởng truyện ngắn này cũng sẽ khó lưu lại những dư âm trong người đọc, người nghe...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/05/2020)

Nét độc đáo trong “Thú nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nét độc đáo trong “Thú nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm 27/5/2020

Bài thơ Nôm số 92 còn có tên là “Thú thanh nhàn” với câu mở đầu: “Giàu mặc phận thác đâu bì/ Đọ thanh nhàn, khá nhất nhì” đã nâng thú thanh nhàn lên bậc cao nhất, cao hơn cả sự giàu có và trường sinh. Ẩn dật chưa bao giờ là lựa chọn khó khăn của cụ Trạng. Bởi hơn ai hết cụ thấu suốt lẽ xuất – xử, biết lúc nào nên ẩn, nên tàng. Cho nên mới gọi cuộc ẩn cư của cụ là “Thú nhàn” thay vì “Sự nhàn” như cụ Ức Trai...(Tìm trong kho báu phát 28/05/2020)

"Mặt trời, ông già và cô gái": Một truyện ngắn độc đáo của Shukshin 27/5/2020

Thưởng thức “Mặt trời, ông già và cô gái” của Súc-sin, chúng ta có thể liên tưởng đến sự tương đồng phong cách trong những truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Đó là những tác phẩm có cốt truyện đơn giản, không chú trọng về những xung đột, những cao trào, nhưng luôn giàu chất thơ và chinh phục mỗi người đọc người nghe bởi dư âm sâu thẳm, bởi sự gợi cảm, toát ra những ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ. Những trang văn của Súc-sin cũng như Thạch Lam có thể khiến chúng ta biết sống chậm hơn trong những xô bồ ồn ã của cuộc sống đời thường, để rồi từ đó biết yêu mến hơn những điều bình dị của cuộc sống này...(Đọc truyện đêm khuya phát 25/05/2020)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ